Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 5, Tiết 5, Bài 4: Biểu diễn lực - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải
Bài 4: BIỂU DIỄN LỰC
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức: Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
Nhận biết được lực là đại lượng vectơ. Biểu diễn được vectơ lực.
- Kĩ năng: Học sinh biểu diễn được vectơ lực lên một vật.
- Thái độ: Trung thực, hợp tác nhóm.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, bảng phụ
2. Học sinh: Kiến thức về lực. Tác dụng của lực.
III. Tổ chức hoạt động của học sinh:
1.Hoạt động kiểm tra bài cũ:
2. Hoạt động dẫn dắt vào bài (2ph) Một đoàn tàu kéo các toa tàu với một lực có cường độ 106 N chạy theo hướng Bắc Nam.Làm thế nào để biểu diễn lực kéo trên? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
Tuần 5 Ngày soạn: 28/9/2020 Tiết 5 Ngày dạy: 08/10/2020 Bài 4: BIỂU DIỄN LỰC I. Mục tiêu: 1.Kiến thức, kỹ năng, thái độ: - Kiến thức: Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc. Nhận biết được lực là đại lượng vectơ. Biểu diễn được vectơ lực. - Kĩ năng: Học sinh biểu diễn được vectơ lực lên một vật. - Thái độ: Trung thực, hợp tác nhóm. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, bảng phụ 2. Học sinh: Kiến thức về lực. Tác dụng của lực. III. Tổ chức hoạt động của học sinh: 1.Hoạt động kiểm tra bài cũ: 2. Hoạt động dẫn dắt vào bài (2ph) Một đoàn tàu kéo các toa tàu với một lực có cường độ 106 N chạy theo hướng Bắc Nam.Làm thế nào để biểu diễn lực kéo trên? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay 3. Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Ôn lại khái niệm về lực( 12 phút) Mục tiêu: HS nhắc lại được kết quả tác dụng của lực -GV: Gọi HS đọc phần này SGK HS: Thực hiện -GV: Lực có tác dụng gì? -HS: Làm thay đổi chuyển động -HS: Làm thay đổi chuyển động -GV: Quan sát hình 4.1 và hình 4.2 em hãy cho biết trong các trường hợp đó lực có tác dụng gì? -HS:Quan sát và trả lời I/ Khái niệm lực : C1- H.4.1: Lực hút của Nam châm làm xe lăn chuyển động. - H. 4.2: Lực tác dụng lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và lực quả bóng đập vào vợt làm vợt biến dạng Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu diễn lực (12 phút) Mục tiêu: HS nêu được cách biểu diễn vec tơ lực -GV: Em hãy cho biết lực có độ lớn không? Có phương và chiều không? -HS: Lực có độ lớn, phương và chiều -GV: Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có chiều là đại lượng vectơ. -GV: Như vậy lực được biểu diễn như thế nào? -HS tìm hiểu về véc tơ lực theo sự hướng dẫn của giáo viên. -GV hướng dẫn h/s biểu diễn lực trên hình vẽ. -HS tìm hiểu cách biểu diễn lực. -GV lưu ý cho h/s cách chọn tỉ lệ xích và phân tích trên hình vẽ các yếu tố . -GV thông báo ký hiệu véc tơ lực, cường độ lực. -GVmô tả lại lực được biểu diễn trong hình 4.3 sgk để h/s hiểu rõ hơn về cách biểu diễn lực. -HS nghiên cứu tài liệu và tự mô tả lại thí dụ trong SGK. -GV: Giảng giải cho HS hiểu rõ hơn ví dụ này. 2. Cách biểu diễn và kí hiệu về lực a. Biểu diễn lực: Để biểu diễn vectơ lực người ta dùng một mũi tên có: -Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật -Phương và chiều là phương và chiều của lực -Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn ) của lực theo một tỉ xích cho trước. b. Kí hiệu về lực -Véctơ lực được kí hiệu là F - Cường độ lực được kí hiệu là F 3. Hoạt động luyện tập: ( củng cố kiến thức) (3phút) Mục tiêu: HS hệ thống lại nội dung kiến thức bài học - GV: cho hs đọc phần ghi nhớ sgk - HS: đọc phần ghi nhớ theo yêu cầu gv Vec tơ lực được biểu diễn bằng một mũi tên có: -Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật -Phương và chiều là phương và chiều của lực -Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn ) của lực theo một tỉ xích cho trước. 4. Hoạt động vận dụng: Vận dụng ( 14 phút) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi -GV: Cho HS đọc C2 -HS: Đọc và thảo luận 2phút -GV: Em hãy lên bảng biểu diễn trọng lực của vật có khối lượng 5kg (tỉ xích 0,5 cm ứng với 10 N) -GV: Hãy biểu diễn lực kéo 15000N theo phương ngang từ trái sang phải (tỉ xích 1 cm ứng với 5000N) 2HS lên bảng làm câu C2 -GV: Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố ở hình 4.4? -GV: Treo bảng phụ vẽ 3 hình ở hình 4.4 lên bảng -HS: Nghiên cứu kỹ C3 và trả lời -GV: Giảng giải lại và cho HS ghi vào vở. III/ Vận dụng: C2: + Độ lớn của trọng lực là: P=10.m= 5.10=50N; F=15000N P + F F= 15000N C3: F1 : Điểm đặt A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. Cường độ F1 = 20N F2 : Điểm đặt B phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F2= 30N F3: Điểm đặt C, phương nghiêng một góc 300 so với phương ngang. Chiều dưới lên cường độ F3 = 30N. 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 2 phút) GV: yêu cầu hs về nhà làm bài tập trong sbt Bài tập:4.1 4.2, 4.3, 4.4, 4.5 SBT IV. Rút kinh nghiệm: . . . Hòa Thành, ngày tháng năm 2020 KÝ DUYỆT TUẦN 5 Vũ Minh Hải
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_tuan_5_tiet_5_bai_4_bieu_dien_luc_nam_h.docx