Kế hoạch giảng dạy Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Kế hoạch giảng dạy Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021

1. T¬ư tưởng, thái độ

- Có ý thức trách nhiệm trong bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường cho bản thân và cho cộng đồng.

2. Kiến thức

- Mô tả được hình thái cấu tạo các cơ quan bộ phận của người trong mối quan hệ với các chức năng sinh lí.

- Nêu được những đặc điểm sinh học của người trong mối quan hệ với môi trường sống.

- Bước đầu làm quen với các quy luật cơ bản về sinh lí người để hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường, bảo vệ cân bằng sinh thái.

3. Kĩ năng

- Kĩ năng quan sát, mô tả: Biết cách quan sát và mô tả cấu tạo hình thái, giải phẫu các cơ quan bộ phận đã học ở cơ thể người.

- Kĩ năng thực hành sinh học: Biết lắp đặt và thực hiện các thí nghịêm sinh lí đơn giản trên động vật thí nghịêm và người.

- Kĩ năng vận dụng vào thực tiễn: Giải thích cơ sở khoa học và xử lí những tình huống thường gặp trong thực tế về các biện pháp vệ sinh phòng chống bệnh tật, những đặc điểm tâm sinh lí ở người.

4. Phẩm chất năng lực cần có:

- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm.

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

 

doc 7 trang thuongle 4240
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 8
A. Kế hoạch chung
I. Cơ sở để xây dựng kế hoạch.
Căn cứ vào phương hướng , nhiệm vụ năm học 2020-2021 của sở GD& ĐT.
Căn cứ vào PPCT ,SGK ,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng hướng dẫn các bộ môn bậc THCS của bộ GD&ĐT.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình của nhà trường và HS năm học 2020-2021.
- Căn cứ vào kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường đăng kí các chỉ tiêu phấn đấu trong năm học 2020-2021.
II. Đặc điểm tình hình
1. Thuận lợi
- Các em được phân lớp theo trình độ nhận thức do vậy dễ dàng cho giáo viên đưa ra được phương pháp tác động đến từng đối tượng, do đó hiệu quả giáo dục đạt được khá cao.
- Bên cạnh học sinh lười có đa số học sinh chăm học, nhận thức tương đối nhanh.
- Các em có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập.
- Nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
- Luôn tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, mở rộng tầm hiểu biết trên nhiều thông tin.
2. Khó khăn
- Trình độ nhận thức của học sinh chưa đồng đều, vẫn còn một bộ phận HS yếu lười và hư.
- Một số em có hoàn cảnh khó khăn, chưa được sự quan tâm của gia đình.
- Địa bàn xã nằm trên khu công nghiệp đang trên đà phát triển kéo theo nhiều dịch vụ, hình thức vui chơi giải trí cũng góp phần không nhỏ vào việc mất tập trung học của các em.
- Tiếp cận công nghệ thông tin cũng hạn chế.
- Đồ dùng thiếu thốn. Hoá chất không đủ, thậm chí không có, mẫu và tiêu bản còn chưa đa dạng, kính hiển vi còn quá ít. 
- Tranh ảnh còn rất nhiều hạn chế, ngay cả những nội dung quan trọng cũng không có tranh.
III. Yêu cầu nhiệm vụ bộ môn 
1. Tư tưởng, thái độ
- Có ý thức trách nhiệm trong bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường cho bản thân và cho cộng đồng.
2. Kiến thức
- Mô tả được hình thái cấu tạo các cơ quan bộ phận của người trong mối quan hệ với các chức năng sinh lí.
- Nêu được những đặc điểm sinh học của người trong mối quan hệ với môi trường sống.
- Bước đầu làm quen với các quy luật cơ bản về sinh lí người để hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường, bảo vệ cân bằng sinh thái.
3. Kĩ năng
- Kĩ năng quan sát, mô tả: Biết cách quan sát và mô tả cấu tạo hình thái, giải phẫu các cơ quan bộ phận đã học ở cơ thể người.
- Kĩ năng thực hành sinh học: Biết lắp đặt và thực hiện các thí nghịêm sinh lí đơn giản trên động vật thí nghịêm và người.
- Kĩ năng vận dụng vào thực tiễn: Giải thích cơ sở khoa học và xử lí những tình huống thường gặp trong thực tế về các biện pháp vệ sinh phòng chống bệnh tật, những đặc điểm tâm sinh lí ở người.
4. Phẩm chất năng lực cần có:
- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm. 
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
IV. Các biện pháp thực hiện: 
1. Đối giáo viên
- Xác định rõ trọng tâm của bài, của chương, của bộ môn theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Soạn bài đầy đủ, đúng theo phân phối chương trình, có chất lượng, nghiên cứu bài kỹ trước khi soạn và dạy, đọc tài liệu có liên quan để hiểu sâu vấn đề.
- Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trò.
- Sử dụng kiến thức liên môn trong soạn bài.
- Tích hợp: + Giáo dục bảo vệ môi trường.
 +Sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
 + Rèn kỹ năng sống cho học sinh.
-Kiến thức, bài tập phù hợp với đối tượng học sinh.
- Thiết kế bài giảng điện tử có chất lượng.
-Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị, sử dụng hiệu quả. Làm trước thí nghiệm đảm bảo thành công.
- Bám sát kế hoạch bài học, linh hoạt trong chuyển tải nội dung kiến thức, phối hợp linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học. Xác định phương pháp chủ đạo cho từng loại bài học. 
- Đảm bảo đủ giờ, đảm bào giờ dạy có chất lượng.
- Tăng cường thực hành và vận dụng kiến thức thực tế. Tổ chức hình thức học tập đa dạng.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, mẫu phục vụ cho tiết dạy.
-Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
-Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập môn đạt kết quả cao, lập nội qui bộ môn.
-Hướng dẫn phụ huynh cách học bộ môn thông qua cuộc họp phụ huynh học sinh.
-Kết hợp giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các chủ đề về thảo luận phương pháp học tập, giáo viên đoàn đội trong buổi sinh hoạt ngoài trời có sử dụng kiến thức bộ môn.
-Luôn gần gũi với học sinh, tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh, trình độ nhận thức của từng đối tượng để đưa ra phương pháp tác động cho phù hợp.
- Lập đội ngũ học sinh hỗ trợ: Chuẩn bị thí nghiệm,hỗ trợ kèm học sinh yếu.
- Phân nhóm đôi bạn cùng tiến để các em có sự hỗ trợ nhau trong học tập, lập cán sự bộ môn.
- Làm sổ theo dõi bộ môn, theo dõi sát quá trình học từng đối tượng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, đoàn thể, gia đình, cùng đưa ra biện pháp tác động.
- Theo dõi chất lượng học của học sinh qua hình thức kiểm tra, yêu cầu học sinh tự chuẩn bị giấy kiểm tra ở nhà.
- Luôn tạo hứng thú cho học sinh: Tổ chức ngoại khóa theo chủ đề, tổ chức chơi trò chơi.....
- Biết tạo không khí vui vẻ khi học.
- Bồ dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm cho học sinh.
-Giáo dục 6 phẩm chất và 9 năng lực chung cho học sinh.
- Thực hiện đúng chế độ kiểm tra.
- Hướng dẫn ôn tập trong các đợt kiểm tra và thi học kỳ đảm bảo chất lượng.
- Ra đề kiểm tra phù hợp với đối tượng và phân loại được đối tượng, chấm ,chữa, trả bài đúng quy định.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá. Hướng dẫn học sinh tự đánh giá năng lực học tập của bản thân và bạn.
- Bước đầu vận dụng kiểm tra , đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
- Tham dự đầy đủ các chuyên đề do trường,cụm, huyện,tỉnh tổ chức.
-Luôn tự bồi dưỡng chuyên môn: Dự giờ,mở rộng kiến thức về phân môn phụ trách qua các thông tin đại chúng , Cập nhật kiến thức mới nhất có liên quan đến bộ môn.
- Không ngừng tiếp cận các phương tiện hiện đại và phần mềm phục vụ cho công tác giảng dạy.
-Luôn tìm tòi cái mới, vận dụng linh hoạt các ý tưởng vào giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Tham gia nghiên cứu khoa học cùng học sinh.
- Soạn chương trình cơ bản nhất của bộ môn và những kiến thức học sinh nắm chưa vững .
- Lên lịch phụ đạo bám sát nội dung chính mà học sinh cần đạt được.
- Một nội dung đưa ra nhiều thể loại câu hỏi để học sinh nhận dạng và biết cách làm từ đó khắc sâu được kiến thức cơ bản nhất tránh được sự nhàm chán cho học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra để củng cố lại kiến thức học sinh chưa nắm vững.
- Học sinh quá lười giao nội dung nhỏ để kiểm tra đến khi đạt yêu cầu tiếp tục giao nội dung khác.
- Luôn động viên, khích lệ , tạo mọi điều kiện giúp các em luôn tự tin khi tham gia các hoạt động học tập.
- Luôn đặt tiêu chí dạy ít ( nội dung cơ bản nhất) để được nhiều( nhiều học sinh tiến bộ, nhiều học sinh tham gia học tập).
2. Đối với học sinh
- Phải có đủ sách, vở, đồ dùng dụng cụ học tập theo yêu cầu. Định hướng nghề nghiệp qua bộ môn.
- Nắm được phương pháp học bộ môn. Tự đa ra phương pháp học riêng đối với bản thân sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
-Luôn tự tạo hứng thú học tập , say mê môn học,nghiên cứu khao học.
- Có ý thức học: chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ hăng hái tham gia xây dựng bài, tích cực tham gia hoạt động nhóm và các giờ ngoại khoá, học phải hiểu và khắc sâu, làm bài tập đầy đủ và đúng, phải nắm được các dạng bài và phương pháp làm từng dạng.
- Luôn thu thập thông tin mới về bộ môn. Luôn tìm tòi đặt vấn đề với giáo viên bộ môn nhằm mở rộng, khắc sâu kiến thức về bộ môn.
-Luôn vươn lên trong học tập, nêu cao ý thức tự học,tự cường không gian lận trong kiểm tra.
-Trong giờ thực hành : Luôn tuân thủ theo nội quy và nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm, chuẩn bị đầy đủ theo yêu cầu, có ý thức tự giác làm thực hành, tự rèn luyện kĩ năng thực hành , không giạn lận, dối trá ,tiết kiệm,bảo vệ môi trường.
- Tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống và sản xuất, sâu chuỗi các môn học với nhau.
V. Chỉ tiêu:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
8B
B. Kế hoạch cụ thể
CHƯƠNG
BÀI HỌC/ CHỦ ĐỀ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHƯƠNG I.
 KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI.
Bài 1.
 Bài mở đầu
1. Kiến thức:
- Nêu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người và vệ sinh.
- Xác định được vị trí con người trong giới Động vật.
- HS thấy rõ mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.
- Được vị trí của con người trong tự nhiên, dựa vào cấu tạo cơ thể cũng như các hoạt động tư duy của con người.
- Nắm được phương pháp học tập đặc thù của môn học cơ thể người và vệ sinh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
4. Năng lực, phẩm chất: 
Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và năng lực nghiên cứu, năng lực sử dụng ngôn ngữ
Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng; trung thực
5. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
Tuần 1
Bài 2.
Cấu tạo cơ thể người.
1. Kiến thức: 
- Nêu được đặc điểm cơ thể người
- Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình. Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
- Mô tả được các thành phần cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng của chúng. Đồng thời xác định rõ tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
 - Kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
4. Năng lực, phẩm chất: 
Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và năng lực nghiên cứu, năng lực sử dụng ngôn ngữ
Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng; trung thực
5. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm
Tuần 1
Bài 3.
 Tế bào
1. Kiến thức:
+ HS nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm: màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
+ HS phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.
+ Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
 2. Kĩ năng:
 + Rèn kĩ năng quan sát tranh hình tìm kiến thức
 + Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn..
4. Năng lực, phẩm chất: 
Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và năng lực nghiên cứu, năng lực sử dụng ngôn ngữ
Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng; trung thực
5. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
Tuần 2
Bài 4.
 Mô
1. Kiến thức:
 HS biết: Cấu tạo và chức năng của từng loại mô trong cơ thể. Phân biệt các loại mô chính trong cơ thể. 
 HS hiểu được khái niệm mô
2. Kĩ năng:
 + Rèn kĩ năng quan sát tranh hình tìm kiến thức, kĩ năng khái quát hoá
 + Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khỏe
4. Năng lực, phẩm chất: 
Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và năng lực nghiên cứu, năng lực sử dụng ngôn ngữ
Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng; trung thực
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Phương pháp: dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
Tuần 2
Bài 5.
 Thực hành: Quan sát tế bào và mô
1. Kiến thức:
 Hs biết + Học sinh nắm được cấu tạo và chức năng của nơron.
 + Học sinh chỉ rõ 5 thành phần của một Cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong Cung phản xạ.
 Hs hiểu Chứng minh phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng:
 + Rèn kĩ năng quan sát kênh hình, thông tin nắm bắt kiến thức.
 + Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể.
4. Năng lực, phẩm chất: 
Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và năng lực nghiên cứu, năng lực sử dụng ngôn ngữ
Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng; trung thực
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Phương pháp: dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
Tuần 3
Full kế hoạch cả năm mời thầy cô liên hệ : SDT/ZALO : 0979210133

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_giang_day_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2020_2021.doc