Tón tắt Lý thuyết và bài tập môn Hóa học Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2019-2020

Tón tắt Lý thuyết và bài tập môn Hóa học Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2019-2020

I/ TÍNH CHẤT CỦA OXI:

1/ Tính chất vật lý: Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở -183 0C . Oxi lỏng có màu xanh nhạt.

2/ Tính chất hóa học: Khí oxi là 1 đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.

Ví dụ:

II/ SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HOÁ HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI:

1. Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa

2. Phản ứng hoá hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Ví dụ:

3.Ứng dụng của oxi: Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.

 

docx 25 trang thucuc 4664
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tón tắt Lý thuyết và bài tập môn Hóa học Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT :LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP
MÔN: HÓA HỌC 8- KÌ 2
NĂM HỌC: 2019-2020
TÓM TẮT KIẾN THỨC HỌC KÌ II
CHƯƠNG IV: OXI – KHÔNG KHÍ
I/ TÍNH CHẤT CỦA OXI:
1/ Tính chất vật lý: Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở -183 0C . Oxi lỏng có màu xanh nhạt. 
2/ Tính chất hóa học: Khí oxi là 1 đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.
Ví dụ: 
II/ SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HOÁ HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI:
1. Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa
2. Phản ứng hoá hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Ví dụ: 
3.Ứng dụng của oxi: Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
III/ OXIT:
1.Định nghĩa oxit: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi
Vd: K2O, Fe2O3, SO3, CO2 .
2.Công thức dạng chung của oxit MxOy
- M: kí hiệu một nguyên tố khác (có hóa trị n)
- Công thức MxOy theo đúng quy tắc về hóa trị. n.x = II.y
3. Phân loại: Gồm 2 loại chính: oxit axit và oxit bazơ
Vd: Oxit axit: CO2, SO3, P2O5 . Oxit bazơ: K2O,CaO, ZnO 
4. Cách gọi tên oxit :
 a. Oxit bazơ: Tên oxit = tên kim loại(kèm theo hóa trị) + oxit.
VD: K2O: kali oxit CuO: đồng (II) oxit
 b. Oxit axit
Tên oxit = tên phi kim (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) 
VD: N2O5: đinitơ pentaoxit SiO2: silic đioxit 
IV/ ĐIỀU CHẾ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY:
1/ Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm:
- Nhiệt phân những chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ra oxi (KMnO4, KClO3 )
- Cách thu: + Đẩy không khí + Đẩy nước.
PTPƯ: 
2/ Sản xuất khí oxi trong công nghiệp: dùng nước hoặc không khí.
- Cách điều chế:
 + Hoá lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó cho không khí lỏng bay hơi sẽ thu được khí nitơ ở -1960C sau đó là khí oxi ở -1830C
 + Điện phân nước 
3/ Phản ứng phân hủy: là phản ứng hoá học trong đó 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Vd: 
- Nhận ra khí O2 bằng tàn đóm đỏ, O2 làm tàn đóm đỏ bùng cháy.
V/ KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY:
1.Thành phần của không khí: không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78 % khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các chất khí khác ( khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm )
2. Sự cháy: là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng
3. Sự oxi hoá chậm: là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
CHƯƠNG V: HIĐRO – NƯỚC
I/ TÍNH CHẤT CỦA HIĐRO :
1/ Tính chất vật lý: Hiđro là chất khí, không màu, không mùi, tan rất ít trong nước, nhẹ nhất trong các khí
2/ Tính chất hóa học: Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt. 
VD: a/ b/ 
II/ PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ:
- Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất. Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với 1 chất
- Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.
- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
 VD: Sự oxi hóa H2 Sự oxi hóa H2
 HgO + H2 Hg + H2O 2H2 + O2 2 H2O
 (c.oxh) (c.k) (c.k) (c.oxh) 
 Sự khử HgO sự khử O2
 III/ ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO – PHẢN ỨNG THẾ:
1/ Trong phòng thí nghiệm: Khí H2 được điều chế bằng cách cho axit ( HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm)
PTHH:
- Thu khí H2 bằng cách đẩy nước hay đầy không khí.
- Nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy, H2 cháy với ngọn lửa màu xanh
 2/ Trong công nghiệp:
- Điện phân nước: 
- Khử oxi của H2O trong khí than: 
3/Phản ứng thế: Là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố khác trong hợp chất
VD: Fe +H2SO4 à FeSO4+H2
IV/ NƯỚC:
 1/ Thành phần hóa học của nước:
Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi.
- Chúng hóa hợp:
+ Theo tỉ lệ về thể tích là 2 phần hiđro và 1 phần oxi 
+ Theo tỉ lệ về khối lượng là 1 phần hiđro và 8 phần oxi 
2/ Tính chất của nước:
a/ Tính chất vật lý: Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C, hóa rắn ở 00C, d =1g/ml, hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí
b/ Tính chất hóa học:
* Tác dụng với kim loại: Nước tác dụng với 1 số kim loại ở nhiệt độ thường ( như Na, K, Ca, ) tạo thành bazơ và hiđro. Vd:
* Tác dụng với 1 số oxit bazơ :Nước tác dụng với 1 số oxit bazơ tạo thành bazơ. Dung dịch bazơ làm đổi màu quì tím thành xanh.
VD: 
*/ Tác dụng với 1 số oxit axit:Nước tác dụng với 1 số oxit axit tạo thành axit. Dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành đỏ.
VD:
 V/ AXIT – BAZƠ – MUỐI: 
 1/ AXIT:
1/ Định nghĩa:Axit là hợp chất mà phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit
2/ Phân loại và gọi tên:
a/ Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HF 
Tên axit = Axit + tên phi kim + hiđric VD: HCl: axit clohiđric
b/ Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3 ..
** Axit có nhiều nguyên tử oxi:Tên axit = Axit + tên phi kim + ic 
 VD: H2SO4: axit sunfuric
** Axit có ít nguyên tử oxi:Tên axit = Axit + tên phi kim + ơ 
VD: H2SO3: axit sunfurơ 
2/ BAZƠ:
1/ Định nghĩa: Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH)
2/ Phân loại và gọi tên:
- Dựa vào tính tan trong nước, bazơ chia làm 2 loại:
+ Bazơ tan gọi là kiềm ( Vd: NaOH, KOH, Ca(OH)2, ..)
+ Bazơ không tan (Vd: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, ..)
- Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđrôxit.
VD: NaOH : natri hiđroxit Fe(OH)3 : sắt (III) hiđroxit
3/ MUỐI:
1/ Định nghĩa: Muối là hợp chất mà phân tử gồm có nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit
 2/ Phân loại và gọi tên: 
- Dựa vào thành phần phân tử, muối chia làm 2 loại:
+ Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro (Vd: NaCl, CaCO3, )
+ Muối axit: là muối mà trong gốc axit còn có nguyên tử hiđro (Vd: NaH2PO4, Na2HPO4, ) 
- Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại nhiều hóa trị) + tên gốc axit
VD: Al2(SO4)3 : nhôm sunfat KHCO3: kali hiđrocacbonat
CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH
I/ DUNG DỊCH:
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
- Ở nhiệt độ xác định:
+ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan
+ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan
- Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, ta thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp sau:khuấy dung dịch, đun nóng dung dịch, nghiền nhỏ chất rắn.
II/ ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC:
- Độ tan (S) của 1 chất là số gam chất đó tan được trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở 1 nhiệt độ xác định.
- Độ tan của chất rắn sẽ tăng nếu tăng nhiệt độ. Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất
III/ NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH:
- Nồng độ phần trăm cho biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch:
- Nồng độ mol cho biết số mol chất tan trong 1 lít dung dịch:
BÀI TẬP
CHƯƠNG IV: OXI-KHÔNG KHÍ
BÀI 1. TÍNH CHẤT CỦA OXI
1. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho các chất sau : C, Mg , H2 , Zn , C2H6 , FeS , C3H8O lần lượt tác dụng với oxi . 
2. Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam nhôm trong bình chứa khí oxi . 
 a) Tính thể tích khí oxi đã tham gia phản ứng (đktc )? 
 b) Tính khối lượng chất tạo thành sau phản ứng ? 
3. Tính thể tích oxi ( đktc ) cần dùng để đốt cháy hết một hỗn hợp gồm 3 gam cacbon và 3,1 gam photpho
4. Đốt cháy 2,4 gam magie trong bình chứa 3,36 lít khí oxi (đktc ) 
 a) Chất nào còn thừa sau phản ứng và thừa khối lượng là bao nhiêu ? 
 b) Tính khối lượng và số phân tử của chất thu được sau phản ứng ?
BÀI 2. SỰ OXI HÓA-PHẢN ỨNG HÓA HỢP
1. Hoàn thành phương trình hóa học theo sơ đồ sau và cho biết phản ứng nào có xảy ra sự oxi hóa ? Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp ? Vì sao ? 
 a) K2O + H2O --> KOH 
 b) C2H4 + O2 --> CO2 + H2O 
 c) Al + S --> Al2S3 
 d) FeS2 + O2 --> Fe2O3 + SO2 
 2. Đốt cháy 3,1 gam photpho trong bình chứa 4,8 gam khí oxi . 
 a) Chất nào còn thừa sau phản ứng và thừa khối lượng là bao nhiêu ? 
 b) Tính khối lượng sản phẩm ? 
 3. Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam nhôm trong không khí . 
 a) Tính thể tích không khí cần dùng ở đktc ? Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí . 
 b) Tính khối lượng chất tạo thành sau phản ứng ? 
BÀI 3.OXIT
1. Cho các oxit sau : SO2 , H2O , ZnO . 
 a) Chúng được tạo thành từ những đơn chất nào ? 
 b) Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế các oxit trên từ những oxit đó ? 
 2. Phân loại và đọc tên các oxit sau : K2O, BaO, Al2O3 , FeO, PbO, Fe3O4 , CuO, Cu2O, CO2 , N2O5,NO2 ,P2O5 ,SO2 , SO3 ,SiO2 ,Fe2O3 . 
 3. Viết công thức hóa học của các bazơ ứng với các oxit sau : FeO, K2O, CaO, Fe2O3 , CuO,Al2O3 , MgO,HgO . 
 4. Trong oxit của một kim loại có hóa trị II , nguyên tố kim loại chiếm 60% về khối lượng . Xác định công thức hóa học của oxit ? Viết phương trình hóa học điều chế oxit trên từ những đơn chất . 
BÀI 4. ĐIỀU CHẾ OXI-PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
1. Hoàn thành phương trình hóa học theo sơ đồ sau và cho biết phản ứng nào thuộc loại phản ứng phân hủy
 a) KNO3 --> KNO2 + O2 
 b) HgO --> Hg + O2 
 c) ZnS + O2 --> ZnO + SO2 
 d) Cu(NO3)2 --> CuO + NO2 + O2 
2. Tính khối lượng kali pemanganat KMnO4 cần dùng để điều chế được 5,6 lít khí oxi (đktc). 
3. Nung 49 gam kali clorat KClO3 ( có xúc tác MnO2 ) . Tính khối lượng oxi thu được nếu hiệu suất của phản ứng đạt 80% . 
4. Điện phân hoàn toàn 72 gam nước H2O . 
 a) Tính thể tích oxi thu được ở đktc . 
 b) Đốt cháy photpho trong lượng oxi trên . Tính khối lượng điphotpho pentaoxit P2O5 tạo thành sau phản ứng . 
BÀI 5. KHÔNG KHÍ-SỰ CHÁY
1. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các chất sau : 
 a) Sắt , cacbon , magie , lưu huỳnh . b) Axetilen C2H2 , hiđrosunfua H2S , sắt(II)sunfua FeS . 
2. Hoàn thành phương trình hóa học theo sơ đồ sau và cho biết phản ứng nào thuộc loại phản ứng hóa hợp ? Phản ứng nào thuộc loại phản ứng phân hủy ? 
a) NaNO3 - -> NaNO2 + O2 
b) CaCO3 + CO2 + H2O - -> Ca(HCO3)2 
 c) K2O + H2O - -> KOH 
 d) Mg(NO3)2 - -> MgO + NO2 + O2 
3. Đốt cháy hoàn toàn 4 gam lưu huỳnh trong không khí . 
 a) Tính thể tích không khí cần dùng ( đktc ) . Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí . 
 b) Tính khối lượng và số phân tử chất tạo thành sau phản ứng .
ÔN TẬP CHƯƠNG IV
1. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất : nhôm, canxi, photpho, kẽm, đồng . Hãy gọi tên các chất sản phẩm . 
2. Chọn chất thích hợp điền vào dấu ... và hoàn thành phương trình hóa học theo sơ đồ sau : 
 a) KMnO4 - - > ... + ... + O2 
 b) Mg + ... - - > MgO 
c) H2O - - > ... + ... 
d) KClO3 - - > KCl + O2 
 e) SO2 + ... - - > SO3 
Cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng hóa học nào ? 
3. Khi nung nóng kali pemanganat KMnO4 , chất này bị phân hủy tạo ra khí oxi và hỗn hợp chất rắn . Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để sinh ra lượng oxi đủ để đốt cháy 1,6 gam lưu huỳnh 
4. Trong phòng thí nghiệm , khi đốt cháy sắt trong oxi ở nhiệt độ cao thu được oxit sắt từ Fe3O4 . 
 a) Tính khối lượng sắt và thể tích khí oxi ( đktc ) cần dùng để điều chế được 6,96 gam Fe3O4 . 
b) Tính khối lượng kali clorat KClO3 cần dùng để điều chế được lượng oxi dùng cho phản ứng trên .
 CHƯƠNG V. HIDRO-NƯỚC
BÀI 1. TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA HIDRO
1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng hiđro khử các oxit sau ở nhiệt độ cao : 
a) Sắt ( II,III ) oxit b) Kẽm oxit c) Sắt ( II ) oxit 
2. Dẫn luồng khí hiđro đi qua bột PbO nung nóng , sau phản ứng thu được 10,35 gam Pb . Tính khối lượng PbO và thể tích khí hiđro ( đktc ) tham gia phản ứng . 
3. Điện phân hoàn toàn 0,27 kg nước . 
 a) Tính thể tích khí hiđro thu được ( đktc ) . 
 b) Cho lượng khí hiđro thu được ở trên tác dụng hết với bột sắt ( III ) oxit nung nóng . Tính khối lượng sắt(III)oxit đã tham gia phản ứng và khối lượng sắt tạo thành . 
4. Khử hoàn toàn 4 gam oxit của kim loại M có hóa trị II phải dùng hết 1,12 lít khí hiđro ( đktc ) . Xác định công thức hóa học của oxit kim loại
BÀI 2. ĐIỀU CHẾ HIDRO-PHẢN ỨNG THẾ
1. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho các kim loại sau: Zn , Fe , Al , Mg lần lượt tác dụng với : 
a) Dung dịch axit clohiđric . 
b) Dung dịch axit sunfuric loãng . 
2. Cho 6,5 gam kẽm vào bình dung dịch chứa 10,95 gam axit clohiđric . 
 a) Chất nào còn dư sau phản ứng ? Khối lượng là bao nhiêu gam ? 
b) Tính thể tích khí hiđro thu được ( đktc ) ? 
3. Cho sắt vào bình dung dịch chứa 19,6 gam axit sunfuric . Sau khi phản ứng kết thúc người ta thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc). 
 a) Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng . 
b) Để có lượng sắt tham gia phản ứng trên phải cho bao nhiêu gam oxit sắt từ tác dụng với khí hiđro . 
4. Cho 5,4 gam một kim loại hóa trị ( III ) tác dụng với lượng dư dung dịch axit sunfuric loãng , thu được 6,72 lít khí hiđro ( đktc ) . Xác định kim loại .
BÀI 3. NƯỚC
 1.Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho nước tác dụng với : 
 a) Li , K , Ca ,Ba . 
 b) Li2O , K2O , Na2O , BaO . 
 c) SO2 , SO3 , N2O5 . 
 2. Cho một hỗn hợp chứa 1,15 gam natri và 1,0 gam canxi vào lượng nước dư . 
 a) Tính thể tích khí hiđro ( đktc ) thu được ? 
 b) Dung dịch sau phản ứng làm quì tím đổi màu như thế nào ? 
3. Cho 6 gam SO3 vào lượng nước dư , thu được dung dịch A . 
 a) Tính khối lượng chất tạo thành sau phản ứng ? 
 b) Cho nhôm tác dụng hết với dung dịch A . Tính thể tích khí ( đktc ) thu được ? 
4. Cho 1,95 gam một kim loại có hóa trị I tác dụng hết với nước . Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí hiđro ( đktc ) . Xác định kim loại ? 
BÀI 4. AZIT-BAZO-MUỐI
1. Viết công thức hóa học và đọc tên của bazơ tương ứng với các oxit sau : K2O , Fe2O3 , ZnO , MgO , HgO , Al2O3 
2. Viết công thức hóa học của các muối có tên gọi sau đây : Nhôm clorua , canxi sunfat , kali hiđrosunfat , magie photphat , natri sunfit , canxi hiđrocacbonat , kali sunfua , đồng ( II ) nitrat 
3. Phân loại và đọc tên các hợp chất có công thức hóa học sau đây: Fe2O3 , Fe(OH)3 , HgO , Al(OH)3 , HNO3 , H3PO4 , Cu(OH)2 , K2HPO4 , MgCO3 , Na2S , Ba(HCO3)2 , FeCl2 , Ca(NO3)2 , SiO2 , H2SO3 . 
4. Một hợp chất có thành phần khối lượng các nguyên tố như sau:19,167% Na , 0,833% H , 26,66% S , 53,333% O 
a) Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất biết phân tử khối của hợp chất là 120 . 
b) Hợp chất trên thuộc loại hợp chất nào ? Đọc tên của hợp chất ? 
ÔN TẬP CHƯƠNG V
1. Chọn chất thích hợp điền vào dấu ... và hoàn thành phương trình hóa học theo sơ đồ sau : 
 a) Fe2O3 + ... ---> Fe + ... 
 b) Al + H2SO4 ---> ... + H2 
 c) ... ---> H2 + O2 
 d) SO3 + ... ---> H2SO4 
 Mỗi phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng nào ? 
2. Có 4 chất khí đựng trong 4 lọ riêng biệt bị mất nhãn là : hiđro , oxi , không khí , cacbonđioxit . Hãy nhận biết các chất khí đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học . 
3. Cho 4,8 gam magie vào bình dung dịch chứa 21,9 gam axit clohiđric . 
 a) Chất nào còn thừa sau phản ứng ? Khối lượng là bao nhiêu gam ? 
 b) Tính khối lượng muối magie và thể tích khí hiđro ( đktc ) thu được sau phản ứng ? 
4. Cho 16,2 gam oxit của một kim loại có hóa trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 19,6 gam axit sunfuric . Xác định công thức hóa học của oxit kim loại.
5. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau và phân loại phản ứng : 
a) Magie + axit Clohiđric 
b) Kali oxit + nước 
c) Kẽm + dung dịch đồng (II) sunfat 
d) Sắt ( II , III ) oxit + hiđro 
 e) Lưu huỳnh đioxit + nước 
6. Viết công thức hóa học của các chất có tên gọi sau : Sắt(III)sunfat , kali hiđro sunfat , magie hiđro cacbonat , đồng (II) hiđroxit , sắt (II) clorua , natri đihiđrophotphat , axit nitric , sắt (II) nitrat , nhôm sunfua , canxi clorua , natri sunfit , liti hiđroxit . 
7. Cho 26 gam kẽm tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5gam axit sunfuric 
a) Chất nào dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam ? 
b) Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí hiđro thu được (đktc) . 
8. Cho 8 gam oxit của một kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư , sau phản ứng thu được 19 gam muối . Xác định công thức của oxit kim loại . 
 CHƯƠNG VII. DUNG DỊCH
BÀI 1. DUNG DỊCH
1. Hãy cho biết chất nào là dung môi ? Chất nào là chất tan trong các trường hợp sau : 
 a) Hòa tan đường vào nước 
b) Hòa tan iot vào rượu etylic ( cồn ) 
c) Hòa tan cao su vào xăng 
d) Hòa tan khí hiđro clorua HCl vào nước 
e) Hòa tan rượu etylic vào nước 
2. Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm ( khoảng 200C ) , 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 3,4 gam kali clorua KCl ; 8,8 gam natri nitrat NaNO3 . Nếu cho 5 gam KCl vào 10 gam nước và cho 5 gam NaNO3 vào 10 gam nước rồi khuấy đều thì dung dịch thu được là dung dịch bão hòa hay chưa bão hòa ? Vì sao ? 
3. Tính phần trăm về khối lượng của nước trong : 
 a) Sođa: NaNO3 . 10 H2O b) Thạch cao sống CaSO4 . 2H2O
BÀI 2. ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT
1. Tính khối lượng muối kali clorua KCl có thể tan trong 150 gam nước ở 20oC để tạo thành dung dịch bão hòa . Biết độ tan của KCl ở 20oC là 34 gam . 
2. Ở 20oC , hòa tan 60 gam KNO3 vào 190 gam nước thì được dung dịch bão hòa . Hãy tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ đó . 
3. Xác định khối lượng KCl kết tinh lại khi hạ nhiệt độ của 453 gam dung dịch KCl bão hòa từ 80oC xuống 20oC . Biết độ tan của KCl ở 80oC là 51 gam và ở 20oC là 34 gam .
BÀI 3. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
1. Ở 20oC, độ tan của KCl là 34 gam . Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch KCl bão hòa ở nhiệt độ này. 
2. Hòa tan 4,7 gam K2O vào 195,3 gam nước . Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được. 
3. Cho kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 20% sau phản ứng thu được 10,08 lít khí hiđro (đktc). 
 a) Tính khối lượng kẽm tham gia phản ứng . 
 b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 20% cần dùng 
4. Cho nhôm tác dụng hết với 150 gam dung dịch HCl 14,6% . 
 a) Tính khối lượng nhôm tham gia phản ứng . 
 b) Tính nồng độ % của dung dịch thu được .
BÀI 4. PHA CHẾ DUNG DỊCH
1. Từ dung dịch MgCl2 1,25M , hãy trình bày cách pha chế 100 ml dung dịch MgCl2 0,5M . 
2. Tính số gam NaOH và số gam nước cần dùng để pha chế thành : 
 a) 120 gam dung dịch NaOH nồng độ 15% . 
 b) 250 gam dung dịch NaOH nồng độ 4% . 
3. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được trong các trường hợp sau : 
 a) Pha thêm 30 gam nước vào 120 gam dung dịch H2SO4 nồng độ 10% . 
 b) Hòa tan thêm 5 gam KOH vào 195 gam dung dịch KOH nồng độ 8% . 
4. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được khi trộn 150 ml dung dịch HCl 1,5M với 100 ml dung dịch HCl 2M .
ÔN TẬP CHƯƠNG VI
1. Hòa tan 57,2 gam Na2CO3 .10H2O vào một lượng nước vừa đủ để tạo thành 400 ml dung dịch . Xác định nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch . Biết dung dịch này có khối lượng riêng D = 1,05 g/ml . 
2. Hòa tan 10 gam SO3 vào 150 gam dung dịch H2SO4 9,8% . Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch thu được .
3. Có 150 gam dung dịch NaOH 8% ( dung dịch A ) . 
a) Cần cho thêm vào dung dịch A bao nhiêu gam nước để được dung dịch NaOH 5% . 
b) Cần cho thêm bao nhiêu gam NaOH vào dung dịch A để được dung dịch NaOH 20% .
4. Cho kẽm tác dụng hết với 150 gam dung dịch H2SO4 19,8 % . 
a) Tính khối lượng kẽm tham gia phản ứng . 
b) Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch sau phản ứng .
ÔN TẬP HỌC KÌ II
A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 
Khoanh tròn vào một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án chọn đúng:
Oxit là:
A. Hợp chất của oxi với 1 nguyên tố khác
B. Hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.
C. Hợp chất được tạo bởi nguyên tố oxi và 1 nguyên tố nào đó.
D. Cả A, B, C đúng.
Oxit axit là:
A. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit
B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 axit
C. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit
D. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit
Oxit bazơ là:
A. Là oxit của phi kim và kim loại, tương ứng với 1 bazơ
B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ
C. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 bazơ
D. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit
Cho các oxit sau: CO2, SO2, Fe2O3, P2O5, K2O. Trong đó có:
A. Hai oxit axit và 3 oxit bazơ	B. Ba oxit axit và 2 oxit bazơ
C. Một oxit axit và 4 oxit bazơ	D. Bốn oxit axit và 1 oxit bazơ
Cho các oxit sau: CaO, SO2, Fe2O3, P2O5, K2O. Trong đó có:
A. Hai oxit axit và 3 oxit bazơ	B. Ba oxit axit và 2 oxit bazơ
C. Một oxit axit và 4 oxit bazơ	D. Bốn oxit axit và 1 oxit bazơ
Cho các oxit sau: CO2, SO2, Fe2O3, P2O5, Mn2O7. Trong đó có:
A. Hai oxit axit và 3 oxit bazơ	B. Ba oxit axit và 2 oxit bazơ
C. Một oxit axit và 4 oxit bazơ	D. Bốn oxit axit và 1 oxit bazơ
Cho các oxit sau: CuO, BaO, Fe2O3, P2O5, K2O. Trong đó có:
A. Hai oxit axit và 3 oxit bazơ	B. Ba oxit axit và 2 oxit bazơ
C. Một oxit axit và 4 oxit bazơ	D. Bốn oxit axit và 1 oxit bazơ
Cho các oxit có công thức hóa học sau:
CO2 ; CO ; CaO ; P2O5 ; NO2 ; Na2O ; MgO ; N2O5 ; Al2O3
a) Các oxit axit được sắp xếp như sau:
A. CO2 ; CO ; NO2 ; Na2O	B. CO ; CaO ; P2O5 ; N2O5
C. CO2 ; P2O5 ; NO2 ; N2O5	D. CaO ; P2O5 ; Na2O ; Al2O3
b) Các oxit bazơ được sắp xếp như sau:
A. CaO ; Na2O; MgO ; N2O5	B. CaO ; MgO ; Na2O ; Al2O3
C. CaO ; P2O5 ; Na2O ; Al2O3	D. MgO ; N2O5 ; Na2O ; Al2O3
Trong các oxít sau đây, oxít nào tác dụng được với nước.
A. SO3, CuO, Na2O, 	 	B. SO3 , Na2O, CO2, CaO.
C. SO3, Al2O3, Na2O. 	 	D. Tất cả đều sai.
Trong những chất sau đây, chất nào là axít .
A. H2SiO3, H3PO4, Cu(OH)2, Na2SiO3	B. HNO3, Al2O3, NaHSO4, Ca(OH)2.
C. H3PO4, HNO3, H2SiO3.	D. Tất cả đều sai.
 Dãy chất nào chỉ gồm toàn axit:
A. HCl; NaOH 	B. CaO; H2SO4 	C. H3PO4; HNO3 	D. SO2; KOH
 Dãy chất nào sau đây gồm toàn oxit bazơ:
 A. Fe2O3 , CO2, CuO, NO2 	 B. Na2O, CuO, HgO, Al2O3
C. N2O3, BaO, P2O5 , K2O 	 D. Al2O3, Fe3O4, BaO, SiO2.
 Dãy hợp chất gồm các bazơ tan trong nước :
	A. Mg(OH)2 ; Cu(OH)2 ; Fe(OH)3	 B. NaOH ; KOH ; Ca(OH)2
	C. NaOH ; Fe(OH)2 ; AgOH	 D. Câu b, c đúng
 Dãy hợp chất gồm các bazơ đều không tan trong nước :
	A. Mg(OH)2 ; Cu(OH)2 ; Fe(OH)3	B. NaOH ; KOH ; Ca(OH)2
	C. NaOH ; Fe(OH)2 ; LiOH	D. Al(OH)3 ; Zn(OH)2 ; Ca(OH)2.
Dãy các chất nào sau đây đều tan trong nước:
A. NaOH, BaSO4, HCl, Cu(OH)2.	B. NaOH, HNO3, CaCO3, NaCl.
C. NaOH, Ba(NO3)2 , FeCl2, K2SO4.	D. NaOH, H2SiO3, Ca(NO3)2, HCl.
Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là :
A. H2O B. Dung dịch NaOH 
C. Dung dịch H2SO4 D. Dung dịch K2SO4
Trong số những chất có công thức HH dưới đây, chất nào làm cho quì tím không đổi màu:
A. HNO3 	B. NaOH 	C. Ca(OH)2 	D. NaCl
Có thể phân biệt các dung dịch axit, muối ăn, kiềm bằng cách dùng :
A. Nước cất B. Giấy quỳ tím	C. Giấy phenolphtalein D. Khí CO2
*Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là: 
 A. dung dịch H2SO4, giấy quỳ tím. B. H2O, giấy quỳ tím.
 C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím. D. dung dịch HCl, giấy quỳ.
Dãy chất nào sau đây gồm toàn muối:
A. KCl, HNO3, CuCl2, NaHCO3	B. NaNO3, Al2(SO4)3, NaOH, H2S
C. ZnCl2, Mg(NO3)2, KCl, Na2S	D. Cu(NO3)2, PbCl2, FeS2, AgCl.
Dãy chất nào sau đây gồm toàn muối không tan trong nước:
A. Na2SO3, Al2(SO4)3, KHSO4, Na2S	B. KCl, Ba(NO3)2 , CuCl2, Ca(HCO3)2
C. ZnCl2, Mg(NO3)2, KCl, K2S	D. BaSO4, AgCl, CaCO3, Ca3(PO4)2.
 Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Gốc cacbonat (CO3) và sunfat (SO4) hoá trị I 	B. Gốc photphat (PO4) hoá trị II
C. Gốc Clorua (Cl) và Nitrat (NO3) hoá trị III 	D. Nhóm hiđroxit (OH) hoá trị I
Từ công thức hoá học Fe2O3 và H2 SO4, công thức tạo bởi Fe và SO4 là:
	A. FeSO4	B. Fe2 (SO4)3	C. Fe (SO4)3	D. Fe3(SO4)2
Cho các phương trình phản ứng sau:
1. 	Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2	
2. 	2H2O 2H2 + O2
3. 	2 Al + 3H2SO4 ® Al2( SO4 )3 + 3H2 	
4. 	2Mg + O2 2MgO	
5. 	2 KClO3 2KCl + 3O2	 
6. 	H2 + CuO Cu + H2O	
7. 	2H2 + O2 2 H2O 
	 A. Phản ứng hoá hợp là:
a. 1, 3 	b. 2, 5	c. 4,7	d. 3, 6
	B. Phản ứng phân huỷ là: 
a. 5, 6	b. 2 , 5 	c. 4, 5 	d. 2, 7
	C. Phản ứng thế là:
	a. 1, 3, 6 	 b. 1, 3, 7 	c. 3, 5, 6 	d. 4, 6, 7.	 
Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:
	A. H2O, KClO3	B. KMnO4, H2O	C. KClO3, KMnO4	D. HCl, Zn
Cho các khí: CO, N2, O2, Cl2, H2 .Các khí nhẹ hơn không khí là:
	A. N2 , H2 , CO	B. N2, O2, Cl2	C. CO, Cl2	D. Cl2,O2
Dãy gồm các chất khí nặng hơn không khí :
A. CO2 , H2	B. CO, CO2	C. N2, H2	D.SO2, O2
 Ứng dụng của hiđro là:
A. Dùng làm nguyên liệu cho động cơ xe lửa
B. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng
C. Dùng để bơm vào khinh khí cầu
D. Tất cả các ứng dụng trên
Cách nào dưới đây thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm:
A. Cho Zn tác dụng với dd HCl	B. Điện phân nước
C. Cho Na tác dụng với nước	D. Cho Cu tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng
Tính chất hoá học của oxi là:
A. Tác dụng với kim loại	B. Tác dụng với phi kim
C. Tác dụng với hợp chất	D. Cả 3 tính chất trên
 Sự oxi hóa là:
A. Sự tác dụng của oxi với 1 kim loại.	B. Sự tác dụng của oxi với 1 phi kim.
C. Sự tác dụng của oxi với 1 chất.	D. Sự tác dụng của oxi với 1 nguyên tố hoá học.
Sự oxi hóa chậm là:
	A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt.	 B. Sự oxi hóa mà không phát sáng.	
	C. Sự oxi hóa toả nhiệt mà không phát sáng. D. Sự tự bốc cháy.
Biến đổi hoá học nào sau đây thuộc phản ứng oxi hoá - khử ?
A. Nung nóng canxi cacbonat (CaCO3) để sản xuất canxi oxit (CaO)
B. Lưu huỳnh (S) cháy trong khí oxi (O2).
C. Canxi oxit (CaO) tác dụng với nước (H2O) thành canxi hiđroxit [Ca(OH)2 ]
D. Cacbon đioxit (CO2) tác dụng với nước (H2O) tạo axit cacbonic (H2CO3)
Nước là hợp chất mà phân tử được tạo bởi:
A. một nguyên tử H và một nguyên tử O	B. hai nguyên tử H và một nguyên tử O
C. hai nguyên tử H và hai nguyên tử O	D. một nguyên tử H và hai nguyên tử O.
Để tổng hợp nước người ta đã đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí hiđro ( đktc) trong oxi. Thể tích khí oxi cần dùng là:
	A. 2,24 lit	B. 4,48 lit	C. 44,8 lit	D. 22,4 lit
Cho H2O tác dụng vừa đủ với Na. Sản phẩm tạo ra là:
 A. Na2O 	B. NaOH và H2 C. NaOH D. Không có phản ứng.
Dung dịch là hỗn hợp:
	A. Của chất rắn trong chất lỏng	B. Của chất khí trong chất lỏng
	C. Đồng nhất của chất rắn và dung môi	D. Đồng nhất của dung môi và chất tan. 
 Nồng độ phần trăm của dung dịch là:
Số gam chất tan trong 100g dung môi	B. Số gam chất tan trong 100g dung dịch
Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch	D. Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch.
Dung dịch muối ăn 8 % là:
Dung dịch có 8 phần khối lượng muối ăn và 100 phần khối lượng nước.
Dung dịch có 8 phần khối lượng muối ăn và 92 ml nước .
Dung dịch có 8 phần khối lượng muối ăn và 92 phần khối lượng nước.
Dung dịch có 8 phần khối lượng nước và 92 phần khối lượng muối ăn. 
Nồng độ mol/lít của dung dịch là:
Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch	B. Số gam chất tan trong 1lít dung môi
Số mol chất tan trong 1lít dung dịch	D. Số mol chất tan trong 1lít dung môi.
Độ tan của một chất trong nước ở một nhiệt độ xác định là:
Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung dịch
Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước
Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung môi để tạo thành dung dịch bão hoà
Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hoà
Khi hoà tan 100ml rượu êtylic vào 50ml nước thì:
A. Rượu là chất tan và nước là dung môi	B. Nước là chất tan và rượu là dung môi
C. Nước và rượu đều là chất tan	D. Nước và rượu đều là dung môi
Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?
A. Tăng 	 	B. Giảm 	C. Có thể tăng hoặc giảm D. Không thay đổi
Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thé nào?
A. Đều tăng 	 B. Đều giảm 	 C. Phần lớn tăng D. Phần lớn giảm
 Muốn tăng tốc độ hoà tan của chất rắn vào chất lỏng, ta thường:
A. tăng nhiệt độ của chất lỏng	B. nghiền nhỏ chất rắn
C. khuấy trộn	D. A, B, C đều đúng.
Với một lượng chất tan xác định khi tăng thể tích dung môi thì:
A. C% tăng,CM tăng B. C% giảm ,CM giảm 
C. C% tăng,CM giảm D. C% giảm,CM tăng 
Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH, người ta làm thế nào?
Tính số gam NaOH có trong 100g dung dịch
Tính số gam NaOH có trong 1000g dung dịch 
Tính số gam NaOH có trong 1 lít dung dịch
 Tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch
Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl, người ta làm thế nào? 
Tính số gam HCl có trong 100g dung dịch
Tính số gam HCl có trong 1lít dung dịch
Tính số gam HCl có trong 1000g dung dịch
Tính số mol HCl có trong 1lít dung dịch
 Trong thí nghiệm cho từ từ 2 muỗng đường vào nước. Dung dịch đường này có thể hòa tan thêm đường,
A. Dung dịch đường bão hòa	B. Dung dịch đường chưa bão hòa
C. Dung dịch đồng nhất	D. Cả A, B, C đều đúng
 Trong phòng thí nghiệm, muốn chuyển đổi dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa, ta cần:
A. Cho thêm nước	B. Cho thêm muối	C. Đun nóng dung dịch muối D. Cả A,C đúng.
B/ BÀI TẬP:
1. Nhiệt phân hoàn toàn 12,25g KClO3. Tính thể tích khí O2 ( ở đktc) thu được ?
2. Muốn điều chế được 48 g O2 thì khối lượng KClO3 cần nhiệt phân là bao nhiêu g ?
3. Muốn điều chế được 2,8 lít O2 (ở đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là bao nhiêu ?
4. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Để điều chế được 2,32g Fe3O4 cần dùng :
 a/ Bao nhiêu gam sắt ?
 b/ Bao nhiêu lít khí O2 ( ở đktc) :
5. Đốt cháy 1kg than trong khí O2, biết trong than có 10% tạp chất không cháy.Tính:
 a. thể tích oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 1kg than trên. 
 b. thể tích khí cacbonic CO2 (đktc) sinh ra trong phản ứng trên
6. Người ta dùng đèn xì oxi –axetilen để hàn cắt kim loại. Phản ứng cháy của axetilen C2H2 trong oxi tạo thành khí cacbonic và hơi nước. Hãy tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 1mol C2H2
7. Đốt cháy hoàn toàn 5,4g nhôm. Tính :
 a. thể tích khí O2 (đktc) cần dùng ?
 b. số gam KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí O2 trên ?
8. Xác định công thức hóa học của nhôm oxit, biết tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tố nhôm và oxi bằng 4,5 : 4.
9. Một oxit của lưu huỳnh trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Tìm công thức phân tử của oxit đó

Tài liệu đính kèm:

  • docxton_tat_ly_thuyet_va_bai_tap_mon_hoa_hoc_lop_8_hoc_ki_ii_nam.docx