Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Tiết 21, Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á - Nguyễn Thị Hậu
1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.
- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực. Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ; nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải, đặc biệt là ở các trung tâm công nghiệp.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Tiết 21, Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á - Nguyễn Thị Hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21: Bài 16 : Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á Giáo viên: Nguyễn Thị Hậu TH-THCS THUỴ HẢI, THÁI THUỴ, THÁI BÌNH Bài 16 : Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á 1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc. 2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi. 3. Câu hỏi và bài tập 1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc. Câu hỏi - Dựa vào bảng 16.1, hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn 1990 – 1996; 1998 – 2000 và so sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (mức tăng GDP bình quân của thế giới trong thập niên 90 là 3% năm)? Trả lời: - Giai đoạn 1990 – 1996: + Các nước có mức tăng đều: Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam. + Các nước có mức tăng không đều: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po. - Giai đoạn 1998 -2000: + Trong năm 1998, các nước đạt mức tăng trưởng dưới 6%/năm (In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, thực chất là kinh tế phát triển kém năm trước). + Trong năm 2000, các nước đạt nước mức tăng trưởng dưới 6% năm (In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pi, Thái Lan) và trên 6% năm (Ma-lai-xi-a, Việt Nam, Xin-ga-po). - So sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (thập niên 90 là 3% năm): mức tăng trưởng bình quân của một số nước Đông Nam Á cao hơn. 1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc. - Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực. Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ; nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải, đặc biệt là ở các trung tâm công nghiệp. 2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi. 2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi. Một số cơ cấu kinh tế của các nước đông nam á 1. Liên bang Mi-an-ma Kinh tế Myanmar là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, đã phải chịu hàng thập kỷ trì trệ do quản lý yếu kém và cấm vận quốc tế. GDP của Myanmar là 71,2 tỉ USD (ước lượng 2019) và tăng trưởng trung bình 2,9% một năm, thấp nhất trong Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng. EU, Hoa Kỳ và Canada đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế Myanmar, nhưng những lệnh cấm vận này đã được dỡ bỏ từ năm 2011 sau khi Myanmar chuyển từ chính phủ quân sự sang chế độ dân sự. Về mặt lịch sử, Myanmar là con đường giao thương chính giữa Ấn Độ và Trung Quốc từ thế kỷ I TCN. Các quốc gia Môn ở Myanmar đã đóng vai trò như là trung tâm thương mại quan trọng tại vịnh Bengal. Sau khi Myanmar bị chinh phục bởi người Anh, quốc gia này đã trở thành đất nước giàu có nhất ở Đông Nam Á. Đó cũng một thời là nhà xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, từng sản xuất 75% lượng gỗ tếch cho thế giới và có tỉ lệ cao dân chúng biết chữ. Sau khi thành lập chính phủ nghị viện năm 1948, thủ tướng U Nu đã thi hành chính sách quốc hữu hóa. Chính phủ cũng đã cố thực hiện một kế hoạch tám năm thiếu tính toán. Đến năm 1950, xuất khẩu gạo đã giảm 2/3 và khoáng sản giảm 96%. Cuộc đảo chính năm 1962 đã đưa đến chương trình kinh tế được gọi là "Con đường đưa Myanmar đi lên xã hội chủ nghĩa", một kế hoạch nhằm quốc hữu hóa toàn nền kinh tế. Chương trình thất bại thảm hại này đã biến Myanmar thành một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Năm 2011, khi chính phủ của tân tổng thống Thein Sein nắm quyền điều hành đất nước, Myanmar đã thi hành một chính sách cải cách nhiều mặt bao gồm việc chống tham nhũng, chỉnh sửa tỷ giá hối đoái, sửa luật đầu tư nước ngoài và thuế. Đầu tư nước ngoài tăng từ 300 triệu USD trong năm 2009-10 lên 20 tỷ USD trong năm 2010-11, tương đương 667%. Dòng vốn chảy vào lớn làm cho đồng tiền Myanmar tăng giá trị thêm 25%. Để đối phó tình trạng này, chính phủ đã nới lỏng các hạn chế nhập khẩu và hủy bỏ hết thuế xuất khẩu. Mặc cho vấn đề về tiền tệ hiện nay, nền kinh tế Myanmar được dự đoán sẽ tăng trưởng khoảng 8,8% trong năm 2011. Sau khi hoàn thành cảng nước sâu Dawei trị giá 58 triệu USD, Myanmar dự kiến sẽ là trung tâm thương mại kết nối Đông Nam Á và Biển Đông với Ấn Độ Dương, tiếp nhận hàng hóa từ Trung Đông, châu Âu và châu Phi thông qua biển Andaman, thúc đẩy sự phát triển của khu vực ASEAN. 2. Vương quốc Cam-pu-chia Nền kinh tế Campuchia, dù gần đây có những bước tiến, nhưng vẫn tiếp tục gánh chịu những di sản của mấy thập kỷ chiến tranh và nội chiến. Thu nhập đầu người, dù đang tăng nhanh, thì vẫn thấp so với phần lớn các quốc gia láng giềng. Hoạt động gia đình chủ yếu mà phần lớn các hộ nông thôn phụ thuộc vào là nông nghiệp và các lĩnh vực phụ liên quan. Ngành chế tạo đa dạng nhưng không có quy mô lớn và phần lớn được tiến hành trên quy mô nhỏ và không chính thức. Lĩnh vực dịch vụ tập trung nặng vào các hoạt động thương mại và các dịch vụ liên quan đến cung ứng. Hãng tin Reuters đã có bài báo cho rằng một số trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên đã được phát hiện ngoài khơi. Việc khai thác dầu khí có thể có khả năng mang đến hiệu quả to lớn đến tương lai nền kinh tế. Trong năm 1995, chính phủ đã thi hành các chính sách bình ổn chắc chắn trong các điều kiện khó khăn. Nhìn chung, thành quả kinh tế vĩ mô đạt được là tốt. Tăng trưởng năm 1995 dự tính là 7% do sản xuất nông nghiệp được cải thiện (đặc biệt là gạo). Sự tăng trưởng mạng của ngành xây dựng và dịch vụ tiếp tục. Lạm phát giảm từ 26% năm 1994 xuống chỉ còn 6% năm 1995. Nhập khẩu tăng nhờ sự sẵn sàng của sự cung cấp nguồn tài chính từ bên ngoài. Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng nhờ sự gia tăng xuất khẩu gỗ xẻ. Về ngân sách, thâm thủng ngân sách toàn bộ và hiện tại đều thấp hơn mục tiêu đặt ra ban đầu. Sau 4 năm đạt được thành tựu kinh tế vĩ mô chắc chắn, kinh tế Campuchia chậm lại đột ngột trong giai đoạn 1997-98 do khủng hoảng kinh tế châu Á, bạo loạn dân sự và sự ẩu đả chính trị. Đầu tư nước ngoài và ngành du lịch đã giảm sút. Cũng trong năm 1998, mùa màng thất bát do hạn hán. Nhưng trong năm 1999, một năm hòa bình trọn vẹn trong 30 năm, các cải cách kinh tế đã tiến bộ và sự tăng trưởng đã tiếp tục với mức 4%. Sự phát triển kinh tế dài hạn sau nhiều thập kỷ chiến tranh vẫn còn là một thách thức. Dân cư thiếu giáo dục và các kỹ năng sản xuất, đặc biệt ở vùng thôn quê chịu cảnh nghèo, nơi hầu như phải chịu sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng cơ bản. Sự bất ổn chính trị và tham nhũng trở lại bên trong chính quyền đã làm nản lòng đầu tư nước ngoài và làm chậm trễ viện trợ nước ngoài. Nhìn về phía tích cực hơn, chính phủ đang chú tâm đến những vấn đề này với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ song phương và đa phương. Cũng trong một thời gian dài như sự ổn định chính trị đã giữ được, nền kinh tế Campuchia cũng có thể tăng trưởng với một nhịp độ đáng kể. 3. Cộng hòa DCND Lào Kinh tế Lào là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển nhanh, khi quốc gia này bắt đầu giảm dần quản lý nhà nước và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân vào năm 1986. Lào đã mở một sở giao dịch chứng khoán vào năm 2011, đồng thời có vai trò như một nhà cung cấp thủy điện cho các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan. Mặc dù vậy, là một quốc gia không giáp biển, lại có cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện và phần lớn lực lượng lao động thiếu kỹ năng. Lào hiện nay vẫn đang là một trong những nước nghèo nhất tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và là một trong những nước kém phát triển nhất trên thế giới nói chung. Thu nhập bình quân đầu người vào năm 2009 của Lào ước tính khoảng 2700 USD theo sức mua tương đương. Tiết kiệm nội địa thấp khiến Lào phải phụ thuộc nặng nề vào viện trợ nước ngoài và vay ưu đãi để lấy nguồn đầu tư cho phát triển đất nước. Ví dụ, vào năm 1999, viện trợ và vay nợ nước ngoài được cho là chiếm trên 20% GDP và hơn 75% đầu tư công. 4. CHXHCN Việt Nam Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính đến tháng 11 năm 2007, đã có Trung Quốc, Nga, Venezuela, Nam Phi, ASEAN và Ukraina tuyên bố công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, đến năm 2013, đã có 37 quốc gia công nhận Việt Nam đạt kinh tế thị trường (VCCI) trong đó có Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc. Đến năm 2017, sau những nỗ lực đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với quốc tế, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo đã có 69 nước công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường tại phiên họp thường trực chính phủ, tuy nhiên Hoa Kỳ (đối tác thương mại lớn thứ 2) thì vẫn chưa công nhận kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, ASEAN. 5. Cộng hòa Phi-lip-pin Kinh tế Philippines là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, theo các số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2020, quy mô nền kinh tế của quốc gia này xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan, đứng hạng 32 toàn cầu theo GDP danh nghĩa. Philippines được coi là một trong những con Hổ mới châu Á cùng với Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan. HSBC dự đoán kinh tế của Philippines có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới, lớn thứ 5 châu Á và lớn thứ 2 Đông Nam Á vào năm 2050. Tuy nhiên, triển vọng có thể trở thành hiện thực được hay không thì còn tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động của chính phủ nước này, vốn luôn bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng. Đây cũng là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á cũng như toàn cầu, với tỷ lệ tăng GDP trung bình là 7,5% mỗi năm. Kinh tế Philippines thường được so sánh với nền kinh tế Ấn Độ do có nhiều những điểm tương đồng trong sự tăng trưởng nhanh và đột biến. Các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế của Philippines gồm nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là chế biến thực phẩm, dệt sợi và quần áo, các bộ phận điện tử và ô tô. Ngành công nghiệp hầu như tập trung vào các thành phố xung quanh Manila, trong khi Cebu cũng đang trở thành một địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trong thời gian gần đây. Ngành khai thác mỏ cũng có tiềm năng lớn ở Philippines, sở hữu một lượng dự trữ lớn chromite, niken, đồng. Gần đây các khí gas tự nhiên đã được tìm ra và thêm vào nguồn dự trữ năng lượng. Tại Philippine, người Philippines gốc Hoa là thế lực chi phối nền kinh tế. Họ chỉ chiếm chưa đầy 2% dân số, nhưng chiếm trên 35% kim ngạch thương mại của nước này. Đã có những người Philippines gốc Hoa làm Tổng thống như nữ Tổng thống Corazon Aquino. Thống kê năm 2000 cho thấy người Philippines gốc Hoa sở hữu hơn 50% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Philippines 6. Vương quốc Bru-nây Brunei là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 ở Đông Nam Á với trung bình 180.000 thùng (29.000 m³) mỗi ngày. Quốc gia này cũng là nhà sản xuất khí hóa lỏng lớn thứ 4 thế giới. GDP của Brunei đã tăng vọt cùng khi giá dầu mỏ tăng trong thập niên 1970 và sau đó có giảm nhẹ trong mỗi 5 năm tiếp theo, sau đó suy giảm gần 30% trong năm 1986. Sự suy giảm này là do giá dầu mỏ giảm mạnh trên thị trường thế giới và cũng do Brunei tự nguyện giảm sản lượng khai thác. GDP quốc gia này đã phục hồi kể từ năm 1986 và đạt mức tăng trưởng 12% năm 1987, 1% năm 1988, và 9% năm 1989. Trong những năm gần đây, GDP đạt mức tăng 3,5% năm 1996, 4,0% năm 1997, 1,0% năm 1998. 7. Cộng hòa In-đô-nê-xi-a Kinh tế Indonesia là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới trong đó chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò chủ đạo, đây là nền kinh tế có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, thứ 5 châu Á, xếp hạng 16 theo GDP danh nghĩa hoặc hạng 8 toàn cầu theo GDP sức mua tương đương. Kinh tế Indonesia là nền kinh tế duy nhất của Đông Nam Á đạt mốc nghìn tỷ USD cũng như góp mặt trong G-20. Quốc gia này hiện có hơn 164 công ty sở hữu quốc doanh, hoạt động kinh doanh các mặt hàng cơ bản như dầu mỏ, gạo, và điện lực. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á từ giữa năm 1997, chính phủ đã nắm lấy một tỷ lệ đáng kể các tài sản thuộc sở hữu tư nhân đã tăng một cách đáng ngạc nhiên. Trong khoảng 30 năm cầm quyền của tổng thống Suharto, nền kinh tế Indonesia đã tăng trưởng nhanh chóng, GDP bình quân đầu người từ mức chỉ khoảng 70 USD đã lên đến trên 1.000 USD trong năm 1996. Nhờ chính sách tài chính và tiền tệ khôn ngoan, tỷ lệ lạm phát được giữ trong khoảng 5%-10%, đồng Rupiah đã trở lên ổn định, chính phủ đã tránh được sự thâm hụt ngân sách. 8. Cộng hòa Xin-ga-po Nền kinh tế của Singapore là một nền kinh tế thị trường tự do với mức độ phát triển cao[12][13] và được xếp hạng là nền kinh tế mở nhất trên thế giới[14] với mức độ tham nhũng thấp thứ ba.[15] Đây là quốc gia có nhiều doanh nghiệp lớn vận hành trong nước nhất[16] nhờ mức thuế thấp (doanh thu thuế chỉ chiếm 14,2% GDP),[17] cùng với đó GDP bình quân đầu người của quốc gia này còn cao thứ ba trên thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP). Singapore là nơi đặt trụ sở của APEC. Nền kinh tế Singapore lớn thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á, lần lượt xếp hạng 14 châu Á và 34 toàn cầu theo GDP danh nghĩa. 9. Liên bang Ma-lai-xi-a Kinh tế Malaysia là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới tiệm cận mức phát triển. Năm 2019, quốc gia này có quy mô GDP danh nghĩa đạt 365,3 tỷ USD, lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, xếp hạng 33 thế giới, thứ 11 châu Á. Thu nhập bình quân đầu người đạt mức 11,484 USD/người. 10. Vương quốc Thái Lan Kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới phụ thuộc lớn vào du lịch và xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 60% GDP. Đây là nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực ASEAN (chỉ sau Indonesia), xếp hạng 25 toàn cầu theo GDP danh nghĩa, xếp thứ 21 thế giới xét theo sức mua tương đương, đứng thứ 28 trên thế giới về tổng giá trị thương hiệu quốc gia (thống kê năm 2020).Mặc dù thị trường lớn, nhu cầu nội địa cao,phát triển nhanh. Tuy nhiên, nền kinh tế Thái Lan rất dễ bị tổn thương trước những tác động bên ngoài, ví dụ như đại dịch Covid-19 11. Đông Ti-mo Kinh tế Đông Timor được Ngân hàng Thế giới xếp hạng là nền kinh tế thu nhập thấp. Nước này xếp thứ 158 theo Chỉ số phát triển con người. 20% dân số thất nghiệp và 52,9% sống với ít hơn 1,25 USD một ngày. Khoảng một nửa dân số mù chữ. Theo dữ liệu thống kê năm 2010, 87,7% gia đình ở đô thị và 18,9% ở nông thôn có điện, tỉ lệ chung là 36,7%. Nước này tiếp tục phải gánh vác hậu quả của cuộc đấu tranh giành độc lập trước Indonesia kéo dài nhiều thập kỉ, khiến cơ sở hạ tầng bị hư hỏng và hàng nghìn dân thường mất nhà cửa. Năm 2007, mất mùa khiến một số khu vực của Đông Timor chết đói. Tháng 11 năm 2007, mười một tiểu khu vẫn cần quốc tế viện trợ lương thực. Đông Timor vẫn chưa có luật về bằng sáng chế. Câu hỏi - Dựa vào bảng 16.2, cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng giảm như thế nào? Trả lời: - Cam-pu-chia: tỉ trọng nghành nông nghiệp giảm: 18,5%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 9,3; tỉ trọng ngành dịch vụ 9,2%. - Lào: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 8,3%; tỉ trọng nghành công nghiệp tăng 8,3%, tỉ trọng nghành dịch vụ không thay đổi. - Phi-líp-pin: tỉ trọng nghành công nghiệp giảm 9.1%; tỉ trọng ngàng công nghiệp giảm 7,7%; tỉ trọng dịch vụ tăng 16,8%. - Thái Lan: tỉ trọng công nghiệp giảm 12,7%, tỉ tọng nghành công nghiệp tăng 11,3%; tỉ trọng nghành dịch vụ tăng 1,4 %. Câu hỏi - Dựa vào hình 16.1 và kiến thức đã học, em hãy: - Nhận xét sự phân bố của cây lương thực, cây công nghiệp. - Nhận xét sự phân bố của các nghành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy hóa chất, thực phẩm. Trả lời: - Nông nghiệp: + Lúa gạo phân bố ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các quốc gia. Đây là cây lương thực chính nên được trồng ở những nơi điều kiện thích hợp như khí hậu nóng ẩm, nước tưới dồi dào. + Cây công nghiệp là cao sụ, cà phê, mía tập trung trên các cao nguyện do yêu cầu về đất, khí hậu khắt khe hơn. - Công nghiệp: + Luyện kim: ở Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nên-xi-a thường tập trung ở các trung tâm công nghiệp gần biển, do có nguyên liệu hoặc nhập nguyên liệu. + Chế tạo máy: có ở hầu hết các quốc gia và chue yếu ở các trung tâm công nghiệp gần biển do thuận tiện cho việc nhập nguyên liệu cũng như xuất sản phẩm đã được chế biến. + Công nghiệp hóa chất: phân bố chủ yếu ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nay, Thái Lan và Việt Nam. + Công nghiệp thực phẩm: có mặt ở hầu hết các quốc gia. 2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi. Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang thay đổi, phản ánh quá trình công nghiệp hóa của các nước. Các ngành sản xuất tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng và ven biển. 3. Câu hỏi và bài tập Bài tập 1 Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa chắc vững chắc? Lời giải: Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nghành công nghiệp này ngày càng góp nhiều hơn và GDP của từng quốc gia Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Bài tập 2 Dựa vào bẳng 16.3, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới. Vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó? Lời giải: - Vẽ biểu đồ: (Xử lí số liệu: chuyển số liệu về dạng tương đối (%). So với thế giới, lúa ở Đông Nam Á chiếm 26,2%, lúa của châu Á chiếm 71,3%. So với thế giới, cà phê ở Đông Nam á chiếm 19,2%, cà phê của châu Á chiếm 24,7%) Để học tốt Địa Lý 8 | Giải bài tập Địa Lý 8 Biểu đồ cơ cấu sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và châu Á so với thế giớ năm 2000 - Giải thích: các nước ở Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó do điều kiện tự nhiên thuận lợi: đồng bằng phù sa màu mở, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tươi dồi dào và do truyền thống canh tác lâu đời (cây công nghiệp cũng đã được đưa vào các nước Đông Nam Á từ vài tram năm nay). Bài tập 3 Quan sát hình 16.1, cho biết khu vực Đông Nam Á có các nghành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu? Lời giải: - Các nghành công nghiệp chủ yếu: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, thực phẩm. - Phân bố chủ yếu: ở các vùng ven biển hoặc các đồng bằng châu thổ.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dia_li_lop_8_tiet_21_bai_16_dac_diem_kinh_te_cac_n.pptx