Bài giảng KHTN Lớp 8 Sách KNTT - Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác - Vũ Thị Kim Thoa

Bài giảng KHTN Lớp 8 Sách KNTT - Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác - Vũ Thị Kim Thoa

1. Khái niệm tốc độ phản ứng

 

Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hoá học).

 

2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

 

- Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng thực tế.

 

- Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn:

 

+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học;

 

+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng;

 

+ Nêu được khái niệm về chất xúc tác.

pptx 18 trang Lệ Giang 18/01/2025 380
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng KHTN Lớp 8 Sách KNTT - Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác - Vũ Thị Kim Thoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỞI ĐỘNG 
- Video: https:// youtu.be/8pscLJr-Q7Y 
- Nêu hiện tượng quan sát được ? 
 ? Nêu hiện tượng quan sát được ? 
Bài 7 :  TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC 
1. Khái niệm tốc độ phản ứng 
1 
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 
2 
Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hoá học). 
- Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng thực tế . 
- Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn: 
+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học; 
+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng; 
+ Nêu được khái niệm về chất xúc tác . 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
Yêu cầu : Thảo luận nhóm 5 phút 
1) Quan sát hình 7.1 và 7.2, và trả lời câu hỏi: 
Phản ứng sắt (iron) bị gỉ xảy ra nhanh hay chậm hơn phản ứng đốt cháy cồn? 
 . 
 . 
2) Nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi cuối mục I/SGK 31 
 . 
 . 
3) Tốc độ phản ứng là gì? 
 . 
 . 
 .. 
I. KHÁI NIỆM TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
1) Phản ứng sắt (iron) bị gỉ xảy ra chậm hơn phản ứng đốt cháy cồn. 
2) Phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi ở dạng bột xảy ra nhanh hơn. 
3) Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hóa học. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
Đáp án 
Có 
Không 
Điểm 
1. Phản ứng sắt (iron) bị gỉ xảy ra chậm hơn phản ứng đốt cháy cồn. ( 3 điểm ) 
2. Phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi ở dạng bột xảy ra nhanh hơn. ( 3 điểm ) 
3. Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hóa học. ( 4 điểm ) 
TỔNG ĐIỂM 
II. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Yêu cầu : Làm việc nhóm 15 phút, nghiên cứu nội dung “ Hoạt động” mục II/SGK-32,33, thực hiện thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau: 
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng 
1. Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn? 
 .. ... 
2. Nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? 
 . ... 
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng 
1. Phản ứng ở cốc nào xảy ra nhanh hơn? 
 . ... 
2. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? 
 ... 
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng 
1. Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn? Giải thích? 
 . ... 
2. Kích thước hạt ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? 
 . ... 
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng 
1. Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn? 
 . ... 
II. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng 
1. Phản ứng ở ống nghiệm (1) xảy ra nhanh hơn. 
2. Nồng độ cao thì tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn. 
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng 
1. Phản ứng ở cốc nước nóng xảy ra nhanh hơn. 
2. Nhiệt độ cao thì tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn. 
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng 
1. Phản ứng ở ống nghiệm (1) xảy ra nhanh hơn. 
2. Kích thước hạt càng nhỏ thì tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh. 
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng 
1. Phản ứng ở ống nghiệm (2) xảy ra nhanh hơn 
II. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Tiêu chí đánh giá 
Thí nghiệm 
Mức độ 
1 
2 
3 
4 
1. Tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong nhóm. 
Mức 1: Tất cả các thành viên nhóm đều tích cực, hợp tác 
Mức 2: Hầu hết các thành viên tích cực tham gia 
Mức 3: Có một nửa thành viên tích cực 
Mức 4: Không đạt 1 nửa số thành viên tích cực 
2. Các bước tiến hành thí nghiệm 
Mức 1: Làm đúng các bước, kết quả rõ ràng ở cả 4 thí nghiệm 
Mức 2: Làm đúng các bước, kết quả rõ ràng ở 3/4 thí nghiệm 
Mức 3: Còn lúng túng, kết quả rõ ràng ở 2/4 thí nghiệm 
Mức 4: Còn lúng túng, kết quả rõ ràng 1/4 thí nghiệm 
3. Trả lời các câu hỏi 
Mức 1: Trả lời đúng, đầy đủ tất cả các câu hỏi 
Mức 2: Trả lời đúng 5-6/7 câu hỏi 
Mức 3: Trả lời đúng 3-4/7 câu hỏi 
Mức 4: Còn lại 
1 
1. 
2. . 
3. . 
2 
1. 
2. . 
3. . 
3 
1. 
2. . 
3. . 
4 
1. 
2. . 
3. . 
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
- Thế nào là chất xúc tác? 
- Các yếu tố trên ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng? 
- Lấy ví dụ minh họa? 
1 
2 
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố: nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt tiếp xúc (kích thước hạt), chất xúc tác 
- Chất xúc tác: là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hóa học ( không bị biến đổi sau khi kết thúc phản ứng hóa học ). 
- Ảnh hưởng của các yếu tố trên đến tốc độ phản ứng: tốc độ phản ứng tăng khi tăng nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt tiếp xúc và có mặt chất xúc tác. 
- Ví dụ: 
+ Nung đá vôi thành vôi sống được nhanh hơn, cần đập nhỏ đá vôi trước khi nung 
+ Để bảo quản thực phẩm được lâu hơn nên cất chúng trong tủ lạnh 
I. KHÁI NIỆM TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG: 
Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hóa học. 
II. MỘT SÔ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG: 
1. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố: 
 Nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt tiếp xúc (kích thước hạt), chất xúc tác 
 Chất xúc tác: là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hóa học ( không bị biến đổi sau khi kết thúc phản ứng hóa học ). 
2. Ảnh hưởng của các yếu tố trên đến tốc độ phản ứng: 
Tốc độ phản ứng tăng khi tăng nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt tiếp xúc và có mặt chất xúc tác. 
Ví dụ: 
- Nung đá vôi thành vôi sống được nhanh hơn, cần đập nhỏ đá vôi trước khi nung 
- Để bảo quản thực phẩm được lâu hơn nên cất chúng trong tủ lạnh 
KẾT LUẬN 
LUYỆN TẬP 
Một số yếu tố ảnh hưởng 
Đặc trưng cho sự nhanh/chậm của PƯHH 
Nồng độ 
BÀI 7: 
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 
Khái niệm 
Nhiệt độ 
Diện tích bề mặt 
Chất xúc tác 
Bài 1: Than cháy trong bình khí O 2 nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng đốt than? 
Bài 2: Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố gì để làm chậm tốc độ phản ứng? 
Bài 3: Trong quá trình sản xuất sulfuric acid có giai đoạn tổng hợp sulfur trioxide (SO 3 ). Phản ứng sảy ra như sau: 2SO 2 + O 2 → 2SO 3 
Khi có mặt vanadium (V) oxide thì phản ứng xảy ra nhanh hơn 
a) Vanadium (V) oxide đóng vai trò gì trong phản ứng trên? 
b) Sau phản ứng khối lượng 
 của vanadium(V)oxide có thay đổi không? Giải thích? 
Bài 1 : 
Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: diện tích bề mặt tiếp xúc 
Bài 2: 
- Tác động vào yếu tố nhiệt độ 
- Ở nhiệt độ cao tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn, thực phẩm bị biến đổi chất nhanh hơn -> nhanh hỏng hơn 
Bài 3: 
a ) Vanadium (V) oxide đóng vai trò là chất xúc tác 
b) Sau phản ứng khối lượng của vanadium(V)oxide không đổi. 
 Vì vanadium(V) oxide là chất xúc tác giúp tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên về khối lượng và tính chất hóa học. 
VẬN DỤNG 
  Tìm hiểu, liệt kê những phản ứng có lợi và có hại xảy ra trong gia đình em. 
Từ đó đề ra biện pháp để thúc đẩy các phản ứng có lợi và giảm tốc độ các phản ứng có hại đó? 
Báo cáo kết quả tìm hiểu được lên padlet 
Thanks ! 
VỀ NHÀ 
Ôn lại bài 
Hoàn thiện nội dung phần vận dụng 
Làm các bài tập thuộc bài 7 trong SBT, chụp gửi lên padlet 
Đọc, tìm hiểu bài 8/35 SGK 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_khtn_lop_8_sach_kntt_bai_7_toc_do_phan_ung_va_chat.pptx