Bài giảng Lịch sử 8 - Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)

Bài giảng Lịch sử 8 - Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)

 Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp tiến hành ngay việc xây dựng bộ máy cai trị như thế nào?.

Pháp xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới, đặt chế độ thuế khóa, bắt đầu cho xây dựng thành phố Sài Gòn, vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí để tuyên truyền.

 

pptx 45 trang phuongtrinh23 27/06/2023 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử 8 - Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC 
( 1873 – 1884 ) 
LỊCH SỬ 8 
Bài 25 
C ửa ô Quan chưởng (Hà Nội) 
( T1 + T2) 
KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873 - 1884) 
I- THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT. 
 CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH 
 ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ 
Bài 25 
II – THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ HAI. NHÂN DÂN BẮC KÌ TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN TRONG NHỮNG NĂM 1882 - 1884 
I- THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT. 
CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ 
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì 
	Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp tiến hành ngay việc xây dựng bộ máy cai trị như thế nào?. 
Pháp xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới, đặt chế độ thuế khóa, bắt đầu cho xây dựng thành phố Sài Gòn, vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí để tuyên truyền... 
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì 
Để tiến hành bóc lột về kinh tế, biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia, rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867) 
	Mục đích của thực dân Pháp Là gì? 
Ở Nam Kì, thực dân Pháp tiến hành việc xây dựng bộ máy cai trị và bóc lột về kinh tế. 
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì 
Ở Nam Kì, thực dân Pháp tiến hành việc xây dựng bộ máy cai trị và bóc lột về kinh tế. 
Triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách đối nội, đối ngọai lỗi thời 
Thái độ và hành động của triều đình Huế từ sau năm 1867? 
+	Đối với Pháp, tiếp tục thương lượng để chia sẻ quyền thống trị. 
+	Đối với nhân dân, ra sức vơ vét tiền của để phục vụ cho cuộc sống xa hoa, bồi thường chiến phí cho Pháp và đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân. 
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì 
Ở Nam Kì, thực dân Pháp tiến hành việc xây dựng bộ máy cai trị và bóc lột về kinh tế. 
Triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách đối nội, đối ngọai lỗi thời 
	Vạn niên là vạn niên nào 
	Thành xây xương lính, hào đào máu dân. 
 (Ca dao) 
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) 
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì 
Ở Nam Kì, thực dân Pháp tiến hành việc xây dựng bộ máy cai trị và bóc lột về kinh tế. 
Triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách đối nội, đối ngọai lỗi thời 
Các ngành kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt,, binh lực suy yếu, đời sống nhân dân cơ cực. 
Thái độ và hành động của triều đình Huế từ sau năm 1867 đã đem lại hậu quả gì cho đất nước? 
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì 
Ở Nam Kì, thực dân Pháp tiến hành việc xây dựng bộ máy cai trị và bóc lột về kinh tế. 
Triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách đối nội, đối ngọai lỗi thời 
Các ngành kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt,, binh lực suy yếu, đời sống nhân dân cơ cực. 
...Cơm thì nỏ (chẳng) có 
Rau cháo cũng không 
Đất trắng xoá ngoài đồng 
Nhà giàu niêm kín cổng 
Còn một bộ xương sống 
Vơ vất đi ăn mày 
Ngồi xó chợ, lùm cây 
Quạ kêu vang bốn phía 
Xác đầy nghĩa địa 
Thây thối bên cầu 
Trời ảm đạm u sầu 
Cảnh hoang tàn đói rét 
Dân nghèo cùng kiệt...” 
 (Vè cái thời Tự Đức) 
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 
- Âm mưu của Pháp là chiếm toàm bộ Việt Nam để làm thuộc địa, nên chiếm xong Nam Kì, tất nhiên sẽ chiếm Bắc Kì. 
- Bắc Kì là nơi giàu tài nguyên, đông dân, lại có sông Hồng nối liền với vùng Hoa Nam rộng lớn của Trung Quốc... Pháp coi việc đánh chiếm Bắc Kì là vấn đề sống còn cho tương lai quyền thống trị của Pháp ở cùng Viễn Đông. 
Vì sao sau khi chiếm Nam Kì, Pháp lại xúc tiến việc xâm lược Bắc Kì? 
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 
- Lợi dụng việc triều đình nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, Pháp cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội. 
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử tướng Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân tiến ra Bắc. 
Pháp đã xúc tiến kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào? 
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 
Chiến trường Hà Nội 1873, 1882i 
 Sáng ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.- 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương chống cự không nổi.- Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt, nhịn ăn mà chết. 
Quân Pháp đánh thành Hà Nội 
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 
“Vua cha nặng nghĩa nhẹ thân mình 
Thua được bàn chi việc dụng binh 
Trăm trận gian nan mà chẳng chết 
Một hòa tạm bợ lại quyên sinh 
Cửa trời đã đón người quân tử 
Bể ngọc khôn trông mặt lão thành 
Danh vọng thế mà lâm cảnh thế 
Quả trời không muốn để tròn danh”. 
 Kh ương Hữu Dụng dịch 
 (Thơ văn yêu nước thế kỷ XIX) 
 Sáng ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.- 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương chống cự không nổi.- Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt, nhịn ăn mà chết. 
Thơ điếu Nguyễn Tri Phương 
 của Nguyễn Thiện Thuật 
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 
Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc? 
Do thái độ của triều đình hi vọng vào thương lượng để chuộc Nam Kì nên không cương quyết chống giặc. (Triều đình căn dặn các địa phương :”không nên để lộ hình tích tỏ ra bận rộn để tránh người Pháp ngờ vực”.) 
 Sáng ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.- 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương chống cự không nổi.- Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt, nhịn ăn mà chết. 
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 
 Sáng ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.- 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương chống cự không nổi.- Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt, nhịn ăn mà chết. 
 Sau khi chiếm được Hà Nội, quân Pháp nhanh chóng chiến Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định. 
Hưng Yên 
Phủ Lý 
Nam Định 
Ninh Bình 
Hải Dương 
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì 
 Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.+ Trận chiến đấu ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội) 
C ửa ô Quan chưởng (Hà Nội) 
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì 
 Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.+ Trận chiến đấu ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội)+ Căn cứ kháng chiến của Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình).+ Căn cứ kháng chiến của Phạm Văn Nghị (Nam Định) 
Cầu Giấy 1884 
Căn cứ kháng chiến của Phạm Văn Nghị (Nam Định) 
Căn cứ kháng chiến của Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình) 
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì 
 Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.+ Trận chiến đấu ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội)+ Căn cứ kháng chiến của Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình).+ Căn cứ kháng chiến của Phạm Văn Nghị (Nam Định)+ Chiến thắng cầu giấy lần thứ nhất (21-12-1873) 
Tác động của chiến thắng Cầu Giấy? 
Cầu Giấy 1884 
Chiến trường Hà Nội 1873, 1882i 
Cầu Giấy 
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì 
 Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.+ Trận chiến đấu ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội)+ Căn cứ kháng chiến của Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình).+ Căn cứ kháng chiến của Phạm Văn Nghị (Nam Định)+ Chiến thắng cầu giấy lần thứ nhất (21-12-1873)- Ngày 15-3-1874, Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. 
Cầu Giấy 1884 
Sáu tỉnh Nam Kì thuộc Pháp 
Đừng tưởng một lời khuyên bốn cõi 
Nào hay ba tỉnh lại chầu ba 
 Phan Thanh Giản 
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì 
 Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.+ Trận chiến đấu ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội)+ Căn cứ kháng chiến của Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình).+ Căn cứ kháng chiến của Phạm Văn Nghị (Nam Định)+ Chiến thắng cầu giấy lần thứ nhất (21-12-1873)- Ngày 15-3-1874, Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. 
Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874). Nhận xét về Hiệp ước này? 
- Triều đình Huế đã vì lợi ích dòng họ và giai cấp, ảo tưởng vào con đường thương thương lượng nên đã kí Hiệp ước. 
- Việt Nam mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, thương mại và ngoại giao. 
1) Sau năm 1867, tình hình Việt Nam có gì nổi bật? 
a) Ở Nam Kì, thực dân Pháp tiến hành việc xây dựng bộ máy cai trị và bóc lột về kinh tế. 
b) Triều đình Huế: đối với Pháp tiếp tục muốn thương lượng đẻ chia xẻ quyền thống trị; đối với nhân dân thì ra sức bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân. 
c) Các ngành kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu, đời sống nhân dân cơ cực. 
d) a, b, c đều đúng. 
Đ 
2) Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất? Nhận xét về Hiệp ước này? 
- Triều đình Huế đã vì lợi ích dòng họ và giai cấp, ảo tưởng vào con đường thương thương lượng nên đã kí Hiệp ước. 
- Việt Nam mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, thương mại và ngoại giao. 
II – THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ HAI. NHÂN DÂN BẮC KÌ TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN TRONG NHỮNG NĂM 1882 - 1884 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) 
Hiệp ước Giáp Tuất (1874) gây nên làn sóng phản đối mạnh trong nhân dân 
Nội dung cơ bản của hiệp ước Giáp Tuất (1874) 
Theo đó, thực dân Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì với điều kiện triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) hoàn toàn thuộc quyền cai quản của Pháp 
6 tỉnh Nam Kì thuộc quyền cai quản của Pháp 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) 
- Hiệp ước Giáp Tuất (1874) gây nên làn sóng phản đối mạnh trong nhân dân 
Hãy cho biết lí do triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất (1874) với thực dân Pháp? 
Triều đình Huế quá đề cao và e sợ thực dân Pháp, không tin vào nhân dân, cho rằng khó có thể thắng quân Pháp 
Triều đình muốn hòa với quân Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp phong kiến 
Triều đình ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) 
Hiệp ước Giáp Tuất (1874) gây nên làn sóng phản đối mạnh trong nhân dân 
Tình hình đất nước: 
Kinh tế ngày càng kiệt quệ 
Nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên 
Các đề nghị duy tân, cải cách bị khước từ 
 Đất nước rối loạn cực độ 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) 
Nguyên nhân thực dân Pháp chiếm Bắc Kì lần 2: 
Nguyên nhân sâu xa: Tư bản Pháp phát triển, cần tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì 
=>Pháp quyết tâm xâm chiếm 
Nguyên nhân trực tiếp: Pháp lấy cớ triều đình vi phạm Hiệp ước 1874 (giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý Pháp) 
=>Ngày 3/4/1882, Ri-vi-e chỉ huy quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội 
Quân Pháp tấn công thành Hà Nội 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) 
Diễn biến 
Ngày 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu 
Tối hậu thư của Ri-vi-e 
- Phá các hàng rào phòng thủ trong thành. 
- Giải giới binh lính. 
- Đúng 8 giờ các q uan văn võ trong thành phải đến trình diện Ri-vi-e . Sau đó, quân Pháp sẽ vào thành kiểm kê và giao trả thành . 
Quân Pháp tấn công mà không đợi trả lời. Quân ta anh dũng chống cự, nhưng chỉ cầm cự được gần một buổi sáng 
Kết quả 
Đến trưa, thành Hà Nội thất thủ 
Hoàng Diệu thắt cổ tự tử, bảo toàn khí tiết 
Giới thiệu nhân vật lịch sử: Hoàng Diệu 
Tổng đốc thành Hà Nội 
Hoàng Diệu 
(1829 – 1882) 
Giới thiệu nhân vật lịch sử: Hoàng Diệu 
Xuất thân 
Sinh ra trong gia đình có truyền thống nho giáo 
Có 7 anh em, đều là những người tài giỏi 
Giới thiệu nhân vật lịch sử: Hoàng Diệu 
Sự nghiệp 
Trải qua nhiều chức vụ 
Là Tổng đốc Hà Ninh, phụ trách thành Hà Nội, các vùng phụ cận (1879 – 1882) 
Giới thiệu nhân vật lịch sử: Hoàng Diệu 
Quyết tử với quân Pháp 
Ngày 25/4/1882, ông chỉ huy nhân dân Hà Nội chống Pháp, dù triều đình chấp nhận đầu hàng 
Trưa hôm đó, thành Hà Nội mất, ông tự vẫn, bảo toàn khí tiết 
Giới thiệu nhân vật lịch sử: Hoàng Diệu 
Nổi tiếng với chiến thuật “vườn không nhà trống” 
Có công lớn trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) 
Triều đình cầu cứu nhà Thanh, cử người ra Hà Nội thương lượng với Pháp, ra lệnh quân ta rút lên mạn ngược 
Thừa dịp, quân Thanh kéo vào nước ta; quân Pháp chiếm các tỉnh Bắc Kì 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
2) Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp 
Nhân dân tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến: Tự đốt nhà, tạo bức tường lửa chặn giặc, không bán lương thực cho giặc,... bất chấp lệnh giải tán của triều đình 
Diễn biến trận Cầu Giấy lần thứ 2 (1883) 
Ngày 19/5/1883, hơn 500 quân Pháp kéo ra Cầu Giấy, lọt vào trận địa mai phục của quân ta 
Quân Cờ đen phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh 
Kết quả trận Cầu Giấy lần thứ 2 (1883) 
Quân ta giành thắng lợi 
Nhiều sĩ quan, lính Pháp (gồm Ri-vi-e) bị giết 
Làm quân Pháp hoang mang, dao động 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
2) Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp 
Triều đình chủ trương thương lượng, hi vọng Pháp rút quân 
- Cuối tháng 7/1883, quân Pháp có thêm viện binh, tấn công thẳng vào cửa biển Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế 
Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
3) Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884) 
Chiều 18/8/1883, quân Pháp bắn phá dữ dội các pháo đài ở cửa biển Thuận An, đổ bộ vào đây ngày 20/8. 
Triều đình xin đình chiến; buộc chấp nhận hiệp ước Hác-măng ngày 25/8/1883 
Nội dung hiệp ước Hác-măng (1883) 
Triều đình Huế thừa nhận Pháp bảo hộ Bắc Kì và Trung Kì; cắt tỉnh Bình Thuận khỏi Trung Kì, nhập vào Nam Kì; nhập 3 tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh vào Bắc Kì; chỉ được cai quản Trung Kì, nhưng mọi việc phải thông qua Khâm sứ Pháp; công sứ Pháp ở Bắc Kì kiểm soát công việc của quan lại triều đình, nắm quyền trị an, nội vụ; Pháp nắm mọi việc giao thiệp với nước ngoài; triều đình phải rút quân ở Bắc Kì về Trung Kì 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
3) Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884) 
Việc triều đình kí Hiệp ước Hác-măng đẩy mạnh phong trào chống Pháp của nhân dân 
Nhiều sĩ phu là quan lại triều đình phản đối lệnh bãi binh 
Cơ sở để phái kháng chiến (Tôn Thất Thuyết đứng đầu) hành động 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
3) Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884) 
Ngày 6/6/1884, Pháp bắt triều đình Huế kí hiệp ước Pa-tơ-nốt 
Nội dung hiệp ước giống hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa ranh giới Trung Kì để xoa dịu dư luận, lấy lòng vua quan 
Ý nghĩa của hiệp ước Pa-tơ-nốt 
 Chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách quốc gia độc lập (trở thành chế độ thuộc địa nửa phong kiến), kéo dài đến cách mạng tháng 8/1945 
Bản đồ nước ta ở hiệp ước Hác-măng và hiệp ước Pa-tơ-nốt 
Hiệp ước 
Hác-măng 
(1883) 
Hiệp ước 
Pa-tơ-nốt 
(1884) 
Đất 
của 
triều 
đình 
DẶN DÒ 
 - Trả lời câu hỏi cuối bài (SGK/124). 
 - Đọc trước bài 26: “Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX”. 
 - Tìm hiểu về 2 nhân vật lịch sử ở bài sau: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_8_bai_25_khang_chien_lan_rong_ra_toan_quoc.pptx