Bài giảng Lịch sử Lớp 8 - Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
4. Luyện tập và củng cố:
Câu 1: Vì sao trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển:
A. Công cụ, kỹ thuật canh tác thô sơ, lạc hậu
B. Đại chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản
C. Quan hệ sản xuất phong kiến duy trì bóc lột
D. Công thương nghiệp phát triển, thu hút nhiều người
Câu 2: Trước cách mạng, Pháp theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ lập hiến
B. Cộng hòa tư sản
C. Quân chủ chuyên chế
D. Lập hiến đan xen chuyên chế
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 8 - Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ ~~~ Bài trước chúng ta đã được học qua các cuộc cách mạng tư sản nào? Em hãy cho biết ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản đó. Chúng ta đã được học qua 3 cuộc cách mạng tư sản. Ý nghĩa: + Hà Lan: là cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới, lập đổ ách thống trị Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển. + Anh: CNTB phát triển rộng rãi hơn, quyền lợi cho tư sản quý tộc mới, nhân dân lại không được hưởng. Là một cuộc cách mạng không triệt để. + Mỹ: đã thực hiện được 2 nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho tư bản phát triển. Một đất nước mới được ra đời. Từ hình ảnh dưới, em hãy cho biết một vài nét về quốc gia này: Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII 1. Tình hình kinh tế, chính trị- xã hội của nước Pháp trước cách mạng: Nhóm 1: Em hãy miêu tả tình cảnh người nông dân trong và đưa ra nhận xét về nền nông nghiệp Pháp. Nhóm 2: Tìm hiểu tình hình Công, thương nghiệp và tình hình chính trị của Pháp. Nhóm 3: Vẽ sơ đồ các tầng lớp trong xã hội Pháp. - Tình hình kinh tế: + Nông nghiệp: lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, năng xuất thấp. + Công thương nghiệp: phát triển nhưng bị PK kìm hãm. - Chế độ chính trị: quân chủ chuyên chế - Xã hội: 3 đẳng cấp + Tăng lữ + Quý tộc + Đẳng cấp thứ 3. 2. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng: Em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của họ ? 3. Cách mạng bùng nổ: Nhóm 1: Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế biểu hiện ở những điểm nào? Vì sao nhân dân nổi dậy đấu tranh? Nhóm 2: Lập bảng niên biểu quá trình bắt đầu của cách mạng tư sản Pháp 1789. Nhóm 3: Trình bày tóm tắt về Hội nghị 3 đẳng cấp. Nhóm 1: - Sự khủng hoảng: + Chế độ PK suy yếu. + Nợ nhà nước vay tư sản không thể trả được nên nhà vua tăng thuế. + Công thương nghiệp đình đốn, nhiều người thất nghiệp. -> Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. Nhóm 2: Năm Sự kiện 5-5-1789 Hội nghị 3 đẳng cấp 17-6-1789 Đẳng cấp thứ 3 tự họp và thành lập Quốc hội 14-7-1789 Quần chúng nhân dân tấn công pháo đài- nhà tù Ba- xti. Nhóm 3: Thời gian, địa điểm: 5-5-1789 Cung điện Vecxai Nguyên nhân: Ngân khố nước Pháp cạn kiệt, vua đề xuất vay tiền và tăng thuế. Diễn biến: Quý tộc, tăng lữ ủng hộ Đẳng cấp thứ 3 phản đối kịch liệt. Tác động: Là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ cách mạng Pháp. Tại sao cuộc tấn công vào pháo đài- nhà tù Ba-xti lại được coi là mở đầu của cuộc CM? "Pháo đài- nhà tù Ba-xti" trước là pháo đài của hoàng gia. Sau này trở thành nhà tù. Nó biểu tượng cho sự tàn bạo của giới quý tộc. Tấn công vào nơi đây và giành thắng lợi như là cú đánh thẳng vào bộ mặt của chế độ pk cũng như giới cầm quyền của Pháp. Vì vậy đây được coi như là mở đầu thắng lợi của cuộc CM. 4. Luyện tập và củng cố: Câu 1: Vì sao trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển: A. Công cụ, kỹ thuật canh tác thô sơ, lạc hậu B. Đại chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản C. Quan hệ sản xuất phong kiến duy trì bóc lột D. Công thương nghiệp phát triển, thu hút nhiều người Câu 2: Trước cách mạng, Pháp theo thể chế chính trị nào? A. Quân chủ lập hiến B. Cộng hòa tư sản C. Quân chủ chuyên chế D. Lập hiến đan xen chuyên chế Câu 3: Xã hội Pháp trước Cm có những đẳng cấp nào? A. Tăng lữ, quý tộc, nông dân B. Tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ 3 C. Tăng lữ, quý tộc, tư sản D. Nông dân, tư sản, công nhân Câu 4: Ở Pháp nổi lên 3 nhà tư tưởng nào? A. Mông- te- xki- ơ, Vôn- te, Ba-xti B. Phu- ri- ê, Ô- oen, Vôn- te C. Mông- te- xki- ơ, Ô- oen, Phu- ri- ê D. Mông- te- xki- ơ, Vôn- te, Rút- xô Câu 5: Tk XVIII, mâu thuẫn nào là cơ bản nhất ở Pháp? A. Giữa Pk, nhà thờ với các tầng lớp trong đẳng cấp thứ 3 B. Giữa nông dân với quý tộc phong kiến C. Giữa đẳng cấp thứ 3 với tăng lữ D. Giữa công nhân, nông dân với Pk Câu 6: Tại sao Pháp lấy ngày 14-7 làm ngày Quốc khánh? Là ngày kỉ niệm sự kiện chiếm ngục Ba- xti – nơi được coi là biểu tượng cho sự cầm quyền đầy áp bức dưới nền quân chủ chuyên chế nhưng đã bị đánh phá và nó mở đầu cho cách mạng Pháp bùng nổ.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_8_bai_2_cach_mang_tu_san_phap_cuoi_the.pptx