Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 19: Đọc hiểu Khi con tu hú (Tố Hữu) (Bản đẹp)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 19: Đọc hiểu Khi con tu hú (Tố Hữu) (Bản đẹp)

- Tố Hữu (1920 – 2002) Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, Quê ở Huế.

- Tham gia cách mạng từ rất sớm, giữ nhiều trọng trách trong Đảng và chính quyền.

Được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ.

Khối lượng tác phẩm đồ sộ. Ông được nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

- Kháng chiến chống Pháp: Việt Bắc

- Miền Nam đấu tranh giải phóng dân tộc, miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội: Gió lộng

- Kháng chiến chống Mỹ: Ra trận, Máu và hoa
- Đất nước thống nhất, xây dựng đất nước: Một tiếng đờn

Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời: Trích trong: “Từ ấy” bài thơ được sáng tác 1939 khi ông bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ - Huế.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Thể thơ: lục bát

- Bố cục: 2 Phần

 + 6 câu đầu: Bức tranh cảnh mùa hè qua cảm nhận của người tù.

 + 4 câu cuối: Tâm trạng của người tù.

 

ppt 22 trang thuongle 3770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 19: Đọc hiểu Khi con tu hú (Tố Hữu) (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “ Quê hương”?? Cho biết tên tác giả? Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời bài thơ?KIỂM TRA BÀI CŨI. Kiến thức cơ bản1. Tác giảChọn các đáp án đúng:Trong các câu sau, câu nào nói đúng thông tin về tác giả Tố Hữu:A. Tố Hữu (1920 – 2002) Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, Quê ở Huế.B. Tham gia cách mạng từ rất sớm, giữ nhiều trọng trách trong Đảng và chính quyền.C. Là nhà thơ của thiếu nhi.D. Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới.E. Được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.Hãy tóm tắt những hiểu biết về tác giả? - Tố Hữu (1920 – 2002) Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, Quê ở Huế.- Tham gia cách mạng từ rất sớm, giữ nhiều trọng trách trong Đảng và chính quyền.Được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ.Khối lượng tác phẩm đồ sộ. Ông được nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lý chói qua timHồn tôi là một vườn hoa láRất đậm hương và rộn tiếng chim (Từ ấy)- Kháng chiến chống Pháp: Việt Bắc- Miền Nam đấu tranh giải phóng dân tộc, miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội: Gió lộng- Kháng chiến chống Mỹ: Ra trận, Máu và hoa- Đất nước thống nhất, xây dựng đất nước: Một tiếng đờn-Tố Hữu-KHI CON TU HÚChọn các đáp án đúng:Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:A. Trích trong tập : “Mấy vần thơ” 1934B. Trích trong tập : “Nghẹn ngào” 1939, lúc tác giả 18 tuổi, đi học xa quê. C.Trích trong : “Từ ấy”.D. Đáp án khác.Tác phẩm- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời: Trích trong: “Từ ấy” bài thơ được sáng tác 1939 khi ông bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ - Huế. Nêu phương thức biểu đạt, thể thơ, bố cục của bài thơ ?- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm- Thể thơ: lục bát- Bố cục: 2 Phần + 6 câu đầu: Bức tranh cảnh mùa hè qua cảm nhận của người tù. + 4 câu cuối: Tâm trạng của người tù.Chọn các đáp án đúng: Nội dung của bài thơ “Khi con tu hú”:Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.Tình yêu quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài.Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niểm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.D. Đáp án khác.- Nội dung: Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niểm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Nghệ thuật:+ Bài thơ lục bát giản dị, thiết tha.+ Miêu tả, biểu cảm tinh tế, nhiều hình ảnh, màu sắc tươi sáng.+ Sử dụng các biện pháp : liệt kê, động từ mạnh (dậy, đạp, ngột ) từ cảm thán: ôiII. Luyện tập Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:“Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôiNgột làm sao chết uất thôiKhi con tu hú ngoài trời cứ kêu”a) Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản được ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung chính và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?- Đoạn thơ trên được trích trong văn bản “Khi con tu hú”. - Tác giả: Tố Hữu- Văn bản được ra đời vào năm 1939 khi tác giả đang bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ tại (Huế).- Nội dung của đoạn thơ trên: Tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm trong nhà lao của thực dân Pháp.- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.II. Luyện tập Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:“Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôiNgột làm sao chết uất thôiKhi con tu hú ngoài trời cứ kêu”b) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhà thơ trong 4 câu thơ đầu.- Viết đúng hình thức của đoạn văn- Mở đoạn: Đây là bốn câu thơ được trích từ thi phẩm “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ được ra đời năm 1939, khi Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế).- Thân đoạn: + Giọng thơ dồn dập gợi cảm giác bực bội không thể kìm nén.+ Những động từ mạnh như: dậy, đạp, ngột, uất.. kết hợp với thán từ “ôi” diễn tả nỗi đau khổ uất ức đến tột cùng của người tù cách mạng.+ Hình ảnh tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ rất giàu ý nghĩa. Nếu tiếng chim tu hú ở khổ thơ đầu là tiếng chim báo hiệu mùa hè, khơi nguồn cảm hứng cho người tù cách mạng thì tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là lời thôi thúc, thúc giục, là tiếng gọi tha thiết khiến người tù cách mạng cảm thấy ngột ngạt “muốn đạp tan phòng”.+ Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày, thôi thúc người chiến sĩ hành động muốn “đạp tan phòng” đây cũng là hình ảnh thể hiện khao khát đập tan xiềng xích nô lệ đang kìm hãm tự do của người dân Việt Nam lúc bấy giờ.+ Liên hệ bản thân: Từ đoạn thơ trên em thêm thán phục ý chí mạnh mẽ của người chiến sĩ cách mạng Tố Hữa, thêm yêu đất nước Việt Nam, biết trân quý nhưng tháng ngày độc lập tự do. Là học sinh em thầm nhủ với bản thân sẽ luôn nỗ lực cố gắng trau dồi tri thức để mai này xây dựng quê hương đất nươc giàu đẹp...Bài 2: Viết đoạn văn cảm nhận 6 câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu. (yêu cầu hs đọc lại 6 câu thơ đầu)“Khi con tu hú gọi bầyLúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dầnVườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng hạt đầy sân nắng đàoTrời xanh càng rộng, càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào tầng không...”- Mở đoạn: Đây là 6 câu thơ đầu của bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ được ra đời năm 1939, khi Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế).- Thân đoạn: + Bài thơ mở đầu là “tiếng chim tu hú gọi bầy” đó là âm thanh báo hiệu hè về tha thiết, vui tươi khơi nguồn cảm hứng trong tâm hồn người tù cách mạng. Khơi dậy niềm khao khát sống, khao khát tự do.+ Trong khổ thơ tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ có tính chọn lọc cao như các tính từ chỉ mức độ “chín, ngọt” các tính từ chỉ màu sắc “vàng, đào, xanh” các từ gợi tả không gian “cao, rộng” kết hợp cùng biện pháp tu từ liệt kê giúp người đọc hình dung được bức tranh mùa hè bao la, khoáng đạt, sinh động và vô cùng tươi đẹp.+ Đó là bức tranh: Có hình ảnh “đôi con diều sáo” đang chao lượn trên bầu trời cao rộng. Có âm thanh vang vọng của “tiếng ve ngân”.Có sắc màu rực rỡ đó là màu vàng của bắp, màu đào của nắng, màu xanh của cây cối trong vườn....Có hương vị ngọt ngào đặc trưng của mùa hè “lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”.Có sự vận động trong cảnh vật “đang chín, ngọt dần”.→ Tác giả đã đánh thức mọi giác quan thị giác, thính giác, xúc giác và trí tưởng tượng bay bổng của mình qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên cuộc sống, lòng yêu quê hương đất nước, niềm khao khát tự do cháy bỏng, ý chí mạnh mẽ kiên cường của người chiến sĩ trong cảnh tù đày.+ Liên hệ bản thân: qua đoạn thơ em thêm cảm phục ý chí kiên cường của nhà thơ, thêm yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống. Là học sinh em thầm nhủ với bản thân sẽ luôn nỗ lực cố gắng trau dồi tri thức để mai xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp...Hướng dẫn về nhà- Học thuộc lòng bài thơ.- Nêu tên tác giả, xuất xứ, phương thức biểu đạt của bài.- Cảm nhận 4 câu thơ cuối bài.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_bai_19_doc_hieu_khi_con_tu_hu_to_huu.ppt