Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 6: Tiếng việt Trợ từ, thán từ - Trần Thanh Cần

Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 6: Tiếng việt Trợ từ, thán từ - Trần Thanh Cần

Hỏi: Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

 a) Nó ăn hai bát cơm.

 b) Nó ăn những hai bát cơm.

 c) Nó ăn có hai bát cơm.

Hỏi: Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

 a) Nó ăn hai bát cơm.

 b) Nó ăn những hai bát cơm.

 c) Nó ăn có hai bát cơm.

Câu a) Nói lên một sự việc khách quan: nó ăn (số lượng) hai bát cơm.

Câu b) Thêm từ những nhằm để nhấn mạnh, đánh gía¸ việc nó ăn hai bát cơm là vượt quá mức bình thường.

Câu c) Thêm từ có nhằm để nhấn mạnh, đánh gía¸ việc nó ăn hai bát cơm là dưới (ít hơn) mức bình thường.

Từ “những”, từ “có” ở câu b, c là những từ ngữ biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến ở trong câu.

 2. Nhận xét

 Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Ví dụ: những, có, đích, chính, ngay .

 

ppt 23 trang thuongle 3470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 6: Tiếng việt Trợ từ, thán từ - Trần Thanh Cần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẦN THANH CẦNTRƯỜNG THCS QUANG TRUNGCHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EMGV:TRẦN THANH CẦNTRƯỜNG THCS QUANG TRUNG KIỂM TRA BÀI CŨHỏi: Thế nào là từ ngữ địa phương ? Tìm từ ngữ địa phương có trong các ví dụ sau và cho biết từ toàn dân có nghĩa tương ứng:VD1: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.VD 2: - Ả đi mô mà vội vàng rứa ? - Ừ, tui đi ra đồng mần cỏ ngô.Câu có từ ngữ toàn dân tương ứng:VD 1: “Đứng bên này đồng, ngó bên kia đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên kia đồng, ngó bên này đồng, bát ngát mênh mông.VD 2: - Chị đi đâu mà vội vàng thế ? - Ừ, tôi đi ra đồng làm cỏ ngô.Tiếng Việt: TRỢ TỪ, THÁN TỪ(Tiết 21)I. Trợ từ 1.Ví dụ:Hỏi: Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó? a) Nó ăn hai bát cơm. b) Nó ăn những hai bát cơm. c) Nó ăn có hai bát cơm. Hỏi: Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó? a) Nó ăn hai bát cơm. b) Nó ăn những hai bát cơm. c) Nó ăn có hai bát cơm. Câu a) Nói lên một sự việc khách quan: nó ăn (số lượng) hai bát cơm.Câu b) Thêm từ những nhằm để nhấn mạnh, đánh gía¸ việc nó ăn hai bát cơm là vượt quá mức bình thường. Câu c) Thêm từ có nhằm để nhấn mạnh, đánh gía¸ việc nó ăn hai bát cơm là dưới (ít hơn) mức bình thường. Hỏi: Từ “những”, từ “có” ở câu b, c đi kèm từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc ?- Từ “những”, từ “có” ở câu b, c là những từ ngữ biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến ở trong câu. - Từ “Những” và “có” ở câu b, c đều là trợ từ. Vậy, trợ từ là gì ? 2. Nhận xét Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có, đích, chính, ngay ...BT 1/T70: Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ màu đỏ) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ ? a) Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này. b) Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”. c) Ngay tôi cũng không biết đến việc này. d) Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết. e) Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu. g) Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.Tính từTrợ từLượng từTính từTrợ từ Trợ từ(Tiết 21)I. Trợ từ II. Thán từ1. Ví dụ:Tiếng Việt: TRỢ TỪ, THÁN TỪ Hỏi: Các từ “này, a và vâng trong những đoạn trích sau đây biểu thị điều gì ?a) Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?”. (Nam Cao, Lão Hạc) - Này: là tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại dùng để gọi - A: là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc b) - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy cho hoàn hồn. - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. (Ngô Tất Tố, Tắt Đèn) - Này dùng để gọi - Vâng dùng để đáp Hỏi: Các từ “a, này, dạ trong hai ví dụ sau đây biểu thị điều gì ?VD 1: A ! Mẹ đã về. dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúcVD 2: - Này ! Chiều nay, con học mấy tiết ? dùng để gọi - Dạ, chiều nay con học 3 tiết ạ ! dùng để đáp Hỏi: Qua các VD đã phân tích, em hiểu thán từ là gì ? Nhận xét : * Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.b) Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập. Nhận xét về cách dùng các từ a, này và dạ bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:d) Các từ ấy có thể cùng những từ ngữ khác làm thành một câu và thường đứng ở đầu câu. a) Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập.c) Các từ ấy không thể làm một bộ phận trong câu.VD 1: A ! Mẹ đã về. VD 2: - Này ! Chiều nay, con học mấy tiết ? - Dạ, chiều nay con học 3 tiết ạ ! Hỏi: Thán từ thường đứng ở vị trí nào trong câu ? Hỏi: - Qua ví dụ đã phân tích trên, em biết thán từ gồm mấy loại ? Đó là những loại nào ? - Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc thường gồm những từ nào? - Thán từ gọi đáp thường gồm những từ nào? VD 1: A ! Mẹ đã về. dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúcVD 2: - Này ! Chiều nay, con học mấy tiết ? dùng để gọi - Dạ, chiều nay con học 3 tiết ạ ! dùng để đáp 2.Nhận xét:* Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tìnhcảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.Thán từ thường đứng ở đầu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.* Thán từ gồm hai loại chính: - Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a , ái ,ơ , ôi , ô hay , than ôi , trời ơi...- Thán từ gọi đáp: này, ơi ,vâng ,dạ ,ừ ...BT 3/ T 71: Chỉ ra thán từ trong những câu dưới đây (Trích từ tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao):a) Đột nhiên lão bảo tôi: – Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ! À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.b) – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để lúc cưới vợ thì giết thịt. Ấy! Sự đời lại cứ như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.	c) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.	d) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn 	e. Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết THẢO LUẬN NHÓM (3 phút):Nhóm 1, 3: Đặt 3 câu với 3 trợ từ khác nhau.Nhóm 2, 4: Đặt 3 câu với 3 thán từ gọi đáp khác nhau.Nhóm 5, 6: Đặt 3 câu với 3 thán từ bộc lộ cảm xúc khác nhau.(Tiết 21)I. Trợ từ II. Thán từTiếng Việt: TRỢ TỪ, THÁN TỪIII. Luyện tậpBT 2/ T 70, 71. Giải thích nghĩa của các trợ từ màu đỏ trong những câu sau:a. Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn ấy xâm phạm đến Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn cho tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.=> “lấy”: nhấn mạnh mức độ tối thiểu, không có hơnb. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu cả cưới nữa thì đến cứng hai trăm.=> “nguyên”: nhấn mạnh điều chỉ riêng một thứ=> “đến”: nhấn mạnh mức độ nặng nề c. Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi, ông giáo ạ!=> “cả”: nhấn mạnh đối tượng so sánhd. Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười=> “cứ”: nhấn mạnh sự thường xuyênBài 4: Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ những cảm xúc gì?:- “Ha ha”: => Biểu thị sự thích chí - “Ái ái”: => Biểu thị sự sợ hãib/ “Than ôi!”: => Biểu thị sự nuối tiếcBài 5: Đặt câu với 5 thán từ khác nhau:Ôi, kì diệu và thiêng liêng bếp lửa (Bằng Việt- Bếp lửa)Hỡi ơi, súng giặc đất rền lòng dân trời tỏ (Nguyễn Đình Chiểu)Than ôi, lòng tham của con người thật là đáng sợ.Vâng, con sẽ về mẹ ạ.Này bạn, đến giờ vào lớp chưa?Bài 6: giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”=> dạy ta cách sử dụng những thán từ gọi đáp, biểu thị sự lễ phép khi giao tiếp với người lớnCHÀO MỪNG NGÀY 20/10 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_bai_6_tieng_viet_tro_tu_than_tu_tran.ppt