Bài thuyết trình Vật lí Lớp 8 - Bài 23: Đối lưu. Bức xạ nhiệt - Đỗ Thị Thu Hằng
Trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa như ngày nay thì việc sử dụng công nghệ thông tin là không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Hơn lúc nào hết việc áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục là thực sự cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài việc các em học tập trên lớp dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, các hoạt động ngoại khóa, thì việc học trực tuyến đang là một hình thức mới phát huy tính chủ động sáng tạo của các em, chủ động về mặt thời gian và phong phú về hình thức học tập. Vậy có cách nào để đáp ứng được những đòi hỏi đó? Có – Đó chính là việc áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E-learning.
E-learning là một phương pháp dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin và truyền thống. Với e-learning, việc học là linh hoạt mở. Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc, mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng internet. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
BẢN THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E - LEARNING Môn: Vật lý 8 I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN. Giáo viên: Đỗ Thị Thu Hằng Ngày sinh: 01/01/1982. Giới tính: Nữ. Đơn vị công tác: Trường THCS Kim Ngọc Tên sản phẩm dự thi: Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt II/PHẦN THUYẾT TRÌNH. 1/ Mục đích, phương pháp. Trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa như ngày nay thì việc sử dụng công nghệ thông tin là không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Hơn lúc nào hết việc áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục là thực sự cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài việc các em học tập trên lớp dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, các hoạt động ngoại khóa, thì việc học trực tuyến đang là một hình thức mới phát huy tính chủ động sáng tạo của các em, chủ động về mặt thời gian và phong phú về hình thức học tập. Vậy có cách nào để đáp ứng được những đòi hỏi đó? Có – Đó chính là việc áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E-learning. E-learning là một phương pháp dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin và truyền thống. Với e-learning, việc học là linh hoạt mở. Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc, mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng internet. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác ( quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ, có thể ghi lại lời giảng, bài giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt đọng ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên trực tuyến,... Với ưu điểm tốt và dễ sử dụng của phần mềm Adobe presenter nên tôi quyết định sử dụng phần mềm Adobe presenter cùng với sự kết hợp của powerpoint vào thiết kế bài giảng của mình. 2/ Tóm tắt nội dung bài giảng. STT Trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Slide 1 : Giới thiệu chung - Giới thiệu những thông tin giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với âm thanh. Slide 2 : Mục tiêu - Nêu mục tiêu bài học Slide 3 : Kiểm tra - Ôn lại một số kiến thức cũ về hình thức truyền nhiệt bằng Dẫn nhiệt. Slide 4 : Kểm tra - Ôn lại Dẫn nhiệt xảy ra chủ yếu ở môi trường nào? Slide 5 : Kiểm tra - Ôn lại sự Dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.. Slide 6 : Ôn tập -Nhắc lại các kiến thức liên quan đến bài mới. Slide 7 : Tiến trình - Giới thiệu các nội dung chính của bài, kết hợp với âm thanh. Slide 8: Ôn bài: Dẫn nhiệt - Đưa 2 vi deo ôn bài dẫn nhiệt để tạo tìnhhuống vào bài mới. Slide 9 : Đặt vấn đề - Đưa vi deo dẫn dắt vào bài mới. Slide 10: Đối lưu - Cách bố trí thí nghiệm về sự truyền nhiệt bằng chất lỏng. Slide 11: Thí nghiệm 1 - Quan sát TN về đối lưu chất lỏng. Slide 12: Khái niệm đối lưu - Nêu được khái niệm đối lưu và cách bố trí TN đói lưu chất khí. Slide 13: Thí nghiệm đối lưu chât khí. -Quan sát thí nghiệm đối lưu chât khí. Slide 14: Vận Dụng -Tìm hiểu ứng dụng của đối lưu . Slide 15: Ứng dụng của đối lưu - Đưa video dẫn dắt vào vận dụng Slide 16: I. Câu 1 - Bài tập trắc nghiệm về ứng dụng của đối lưu trong cuộc sống quanh ta. Slide 17: I. Câu 2 - Bài tập trắc nghiệm về ứng dụng của đối lưu trong cuộc sống quanh ta. + Hiểu được hoạt động của ống thông khí Slide 18: I. Câu 3 - Bài tập trắc nghiệm về ứng dụng của đối lưu trong cuộc sống quanh ta. + Nắm được không khí nóng chuyển đọng đi lên. Slide 19: I. Câu 4 - Biết được sự truyền nhiệt bằng đối lưu sử dụng nhiều trong cuộc sống Slide 20: I. Câu 5 -Hiểu được cách lắp đặt điều hòa ở gia đình mình. Slide 21: I. Câu 6 -Biết được tại sao ngăn đá của tủ lạnh lại thường được đặt trên ngăn đựng thức ăn. Slide 22: Đặt nguồn nhiệt để đối lưu tốt - Hướng dẫn cách để nguồn nhiệt đối lưu được tôt. Slide 23: Hình ảnh đối lưu - Giới thiệu một số hình ảnh sử dụng sự truyền nhiệt bằng đối lưu. Slide 24: Có thể em đã làm -Vi deo về đối lưu chất khí dễ làm. Slide 25: Nêu vấn đề - Giới thiệu hình thức truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt. Slide 26: Bức xạ nhiệt - Cách bố trí thí nghiệm Bức xạ nhiệt. Slide 27: Thí nghiệm - Quan sát thí nghiệm Bức xạ nhiệt. Slide 28: Giải thích tia bức xạ nhiệt -Giải thích tia bức xạ nhiệt đi thẳng. Slide 29: Khái niệm và khả năng hấp thụ tia nhiệt -Khái niệm bức xạ nhiệt và khả năng hấp thụ tia nhiệt. Slide 30: Vận dụng sự hấp thụ tia nhiệt bức xạ trong kỹ thuật. -Vận dụng sự hấp thụ tia nhiệt bức xạ ở xe chở xăng và máy bay. Slide 31: Câu 7 - Bài tập trắc nghiệm về màu sơn trên các bình chứa xăng , dầu và cánh may bay. Slide 32: Câu 8 -Liên hệ và giải thích được với sự hấp thụ tia nhiệt của bức xạ nhiệt. Slide 33: Bức xạ nhiệt vào đời sống - Hình ảnh trang phục mùa hè thường màu sáng, trang phục mùa đông thường màu tối Slide 34: Câu 9 - Bài tập trắc nghiệm về nối 2 cột để được câu đúng về ứng dụng của sự truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt . Slide 35: Câu 10 - Bài tập trắc nghiệm nắm rõ về sự truyền nhiệt bằng các tia bức xạ nhiệt về tác dụng của ánh sáng mặt trời đối với cây cối. Slide 36: Tổng kết - Tổng kết các hình thức truyền nhiệt qua trả lời câu hỏi. Slide 37: Câu 11 - Bài tập ôn lại xem có mấy cách truyền nhiệt. Slide38: Câu 12 - Bài tập trắc nghiệm về nối cột để nắm được các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt Slide39: Câu 13 - Bài tập về chọn hình có ứng dụng hình thức truyền nhiệt bằng đối lưu. Slide 40: Câu 14 - Câu hỏi về môi trường truền nhiệt của hình thức bức xạ nhiệt. Slide 41: Tổng kết - Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu. Slide 42: Có thể em chưa biết -Hiểu thêm về ứng dụng hình thức truyền nhiệt trong phích nước và những tác hại của biến đổi khí hậu. Slide 43 : Khi thiên nhiên giận dữ - Video cho thấy những tác hại của biến đổi khí hậu. Slide 44: Sơ đồ tư duy - Tóm tắt lại nội dung bài. Slide 45: Góp ý Mong nhận được các ý kiến đóng góp để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Slide 46: Tư liệu tham khảo : - Đưa ra các đường link, tư liệu, vi deo, sách được dùng để tham khảo . Slide 47: Kết thúc - Lời chào và kết hợp với nhạc nền. III/KẾT LUẬN . Trên đây là toàn bộ bản thuyết trình cho bài giảng E- Learning của tôi. . Tôi đã sử dụng giáo án powerpoint cộng với phần mềm adobe presenter để hoàn thành bài giảng này. Học sinh đã phấn khởi hào hứng và học tốt hơn, tự chủ hơn khi sử dụng nó. Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm được bài một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Tôi rất vui mừng khi ngành giáo dục mở ra cuộc thi này để những giáo viên đều có cơ hội tìm hiểu, học hỏi, nâng cao tay nghề. Tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến , đánh giá về chuyên môn, về công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hoàn chỉnh hơn và hiệu quả hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn! Yên lạc, ngày 20 tháng 10 năm 2016 Người thực hiện Đỗ Thị Thu Hằng
Tài liệu đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_vat_li_lop_8_bai_23_doi_luu_buc_xa_nhiet_do.doc