Bộ đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8

Bộ đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8

 (Ngữ Văn 8 - tập 1, trang 41,42)

 Câu 1. Đoạn trích được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

 Câu 2. Liệt kê những từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích ? Nêu tác dụng ?

 Câu 3. “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít” Phân tích cấu tạo của câu ghép ? Nêu mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép ?

 Câu 4. Em có nhận xét gì về tâm trạng của lão Hạc khi bán chó qua đoạn trích trên ?

 Câu 5. Nếu em là lão Hạc, trong tình huống đó em có nên bán con chó đi không ? Vì sao ?

 2. Tạo lập văn bản. (5,0 điểm).

 Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

 

docx 52 trang thuongle 37051
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 90 phút
1. Đọc – hiểu văn bản (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 5 :
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :
Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít. Lão hu hu khóc 
	 (Ngữ Văn 8 - tập 1, trang 41,42)
	Câu 1. Đoạn trích được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?
	Câu 2. Liệt kê những từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích ? Nêu tác dụng ?
	Câu 3. “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít” Phân tích cấu tạo của câu ghép ? Nêu mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép ?
	Câu 4. Em có nhận xét gì về tâm trạng của lão Hạc khi bán chó qua đoạn trích trên ?
	Câu 5. Nếu em là lão Hạc, trong tình huống đó em có nên bán con chó đi không ? Vì sao ?
	2. Tạo lập văn bản. (5,0 điểm).
	Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
- HẾT -
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
 KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 8
 	1. Đọc – hiểu văn bản. (5.0 điểm)
Câu
Nội dung cần đạt
Biểu điểm
1
Trích từ văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. 
1,0
2
- Từ tượng hình : Móm mém
- Từ tượng thanh : Hu hu
- Tác dụng : Mô phỏng hình dáng miệng lão Hạc khi khóc và tiếng khóc của lão qua đó gợi lên sự đau khổ của lão Hạc sau khi bán chó.
0,25
0,25
0,5
3
- Câu ghép : Cái đầu lão/ ngoẹo về một bên và cái miệng/ móm mém 
 CN VN CN VN
của lão khóc mếu như con nít.
- Mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ đồng thời
0,5
0,5
4
Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng : Buồn, đau khổ, hối hận khi bán chó. 
1,0
5
- Đáp án : Nên bán hay không nên bán đều được chấp nhận.
- Giải thích lý do nên bán hay không nên bán (GV tùy vào tính hợp lý, cách lập luận để giải thích mà ghi điểm).
0,5
0,5
2. Tạo lập văn bản. (5,0 điểm)
	Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
 Tiêu chí đánh giá
Điểm
* Yêu cầu chung :
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài tự sự.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác kể, biểu cảm.
* Yêu cầu cụ thể :
 a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự : Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài : nêu được vấn đề; phần thân bài : biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau; phần kết bài : nêu cảm xúc 
0,5
 b. Xác định đúng vấn đề tự sự : Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng
0,25
c. Triển khai vấn đề cần tự sự : Nên sử dụng phương pháp kể kết hợp với yếu tố biểu cảm (tâm trạng, cảm xúc của em khi giúp đỡ người đó và cả cảm xúc, suy nghĩ của bản thân em, tâm trạng bố mẹ em ). Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý.
c1. Đó là việc gì ?
0,5
c2. Thời gian, địa điểm ?
0,5
c3. Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ? Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến không ?
0,5
c4. Người được em giúp có cảm xúc như thế nào ? Điều đó làm em xúc động ra sao ? Bố mẹ em vui như thế nào ?
1,0
c5. Những điều em suy nghĩ.
1,0
d. Sáng tạo : Có cách diễn đạt mới mẻ, bài viết với cảm xúc chân thành, sinh động, hấp dẫn người đọc.
0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 90 phút
I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Đọc kĩ các câu sau và trả lời bằng cách chọn phương án đúng nhất.
Câu 1: Tác giả của văn bản “Trong lòng mẹ” (Ngữ văn 8 - Tập 1) là ai?
A. Nam Cao.
B. Ngô Tất Tố.
C. Thanh Tịnh.
D. Nguyên Hồng.
Câu 2: Văn bản “Tức nước vỡ bờ” (Trích “Tắt đèn” - Ngô Tất Tố) được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí.
B. Tùy bút.
C. Tiểu thuyết.
D. Truyện ngắn.
Câu 3: Qua sự miêu tả của nhà văn Ngô Tất Tố, tên cai lệ và người nhà lí trưởng trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” có điểm gì giống nhau về mặt nhân cách?
A. Cùng bất nhân tàn ác.
B. Cùng làm tay sai.
C. Cùng là nông dân.
D. Cùng ghét vợ chồng chị Dậu.
Câu 4: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi kí với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình, tha thiết” ứng với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào?
A. Tôi đi học.
B. Tức nước vỡ bờ.
C. Lão Hạc.
D. Trong lòng mẹ.
Câu 5: Trong văn bản “Cô bé bán diêm” của An - đéc - xen, các mộng tưởng mất đi khi nào?
A. Khi các que diêm tắt.
B. Khi em bé nghĩ về sẽ bị cha mắng.
C. Khi bà nội em hiện ra.
D. Khi trời sắp sáng.
Câu 6: Theo tác giả bài viết “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” (Ngữ văn 8-Tập 1), vấn đề sử dụng bao ni lông nguy hiểm nhất là gì?
A. Vứt xuống cống rãnh.
B. Thải ra biển.
C. Đốt cháy.
D. Đựng thực phẩm.
Câu 7: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Tôi mải mốt chạy sang.
B. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.
C. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
D. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
Câu 8: Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?
Văn bản tóm tắt phải sáng tạo hơn nội dung của văn bản gốc.
Văn bản tóm tắt phải dài hơn nội dung của văn bản gốc.
Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn và trung thành với nội dung của văn bản gốc.
Phải phân tích nội dung nghệ thuật của văn bản gốc.
II. Phần tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm). Đọc phần trích sau: 
...“Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.” (“Lão Hạc”- Nam Cao)
 a) Nêu nội dung nghệ thuật của văn bản “Lão Hạc” – Nam Cao?
 b) Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người trong đoạn trích trên?
 c) Xác định từ tượng hình, tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên? Phân tích tác dụng của từ tựng hình, tượng thanh đó?
Câu 2: (5 điểm). Em hãy thuyết minh về cái phích nước.
ĐÁP ÁN
I . Phần trắc nghiệm: (2 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu
Mức tối đa
Mức không đạt
1
D
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
2
C
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
3
A
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
4
D
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
5
A
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
6
C
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
7
B
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
8
C
Có câu trả lời khác hoặc không trả lời
II. Phần tự luận: (8 điểm) .
Câu 1: (3 điểm).
a) Học sinh nêu đúng nội dung, nghệ thuật của văn bản “Lão Hạc” : (1 điểm).
	- Nội dung: Truyện ngắn “Lão Hạc” đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với người nông dân.
	- Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện đặc sắc.
b) Học sinh tìm được đúng các từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận của cơ thể người: đầu, tóc, mắt, mép.(0,5 điểm)
c) - Học sinh xác định đúng các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn. (0,5 điểm).
	+ Từ tượng hình: xồng xộc, vật vã, xộc xệch, rũ rượi, long sòng sòng.
	+ Từ tượng thanh: xôn xao, tru tréo.
 - Học sinh phân tích được tác dụng: (1 điểm).
 	Gợi tả một cách cụ thể, chân thực và cảm động về cái chết vô cùng đau đớn, dữ dội, thê thảm của lão Hạc. 
Câu 2: (5 điểm).
* Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. Bố cục bài văn ba phần rõ ràng, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Cần giới thiệu về cái phích nước. Cụ thể như sau:
Mở bài: 
Giới thiệu về cái phích nước là một đồ dùng quen thuộc trong mỗi gia đình, có nhiều cộng dụng đối với đời sống con người.
Thân bài:
1. Hình dáng: Phích nước thông thường có hình trụ cao khoảng 35 – 45cm. Gần đây, các nhà sản xuất tạo ra phích nước với hình dáng khác nhau, mẫu đẹp hơn.
2. Cấu tạo: 
* Cấu tạo bên ngoài:
- Vỏ phích thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại, bề ngoài có hoa văn đẹp mắt. Vỏ phích có tác dụng bảo quản ruột phích. Phần trên vỏ phích có cấu tạo nhỏ hơn ( bộ phận này thường gọi là cổ phích) làm giảm sự truyền nhiệt ra ngoài. 
- Nắp phích: ở phần trên nhất của phích được chia làm hai bộ phận: Nắp dưới ( còn gọi là nút phích) có cấu tạo bằng loại gỗ xốp nhẹ, bọc vải trắng hoặc làm bằng chất dẻo dùng nắp vào phần trên ruột phích. Nắp trên được gắn với nắp dưới thường được làm bằng nhựa giúp người sử dụng khi cầm, xoay đóng nắp phích dễ dàng.
 - Quai phích bằng kim loại hoặc bằng nhựa giúp người di chuyển, sử dụng thuận tiện hơn.
- Đế phích hình tròn bằng nhựa hoặc sắt để đỡ lấy ruột phích.
* Cấu tạo bên trong:
- Ruột phích được coi là bộ phận quan trọng nhất của phích nước được cấu tạo bởi hai lớp thủy tinh, ở giữa hai lớp thủy tinh là một khoảng chân không có tác dụng làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong ruột phích được tráng bạc để giữ nhiệt. 
- Đáy phích có van hút khí và núm thủy ngân.
3. Công dụng:
- Phích có công dụng giữ cho nước trong phích luôn nóng: trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ. 
4. Cách sử dụng và bảo quản:
- Khi mua phích mới cần kiểm tra các bộ phận của phích thật kĩ.
- Phích mới không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột phích dễ bị nứt vỡ. Nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào trước 30 phút sau đó đổ đi rồi mới cho nước sôi vào.
- Muốn nước nóng lâu không nên cho đầy nước mà để một khoảng trống trên để cách nhiệt
- Cần đổ hêt nước cũ ra, tráng sạch hết cặn rồi mới rót nước sôi vào.
- Để phích nơi khô, tránh xa tầm tay trẻ em.
C. Kết bài: 
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của phích nước trong đời sống con người.
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa: (5 điểm): Học sinh trình bày được đầy đủ các ý trên, diễn đạt tốt.
- Mức chưa tối đa: (3,5 – 4,75 điểm): Học sinh trình bày đầy đủ các ý trên, diễn đạt có thể mắc vài lỗi nhỏ.
- Mức chưa tối đa: (2 - 3 điểm): Học sinh trình bày được tương đối đầy đủ các ý trên, bố cục bài viết rõ ràng. Còn mắc lỗi diễn đạt.
- Mức chưa tối đa: (1- 1,75 điểm): Học sinh chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, diễn đạt một cách chung chung, trình bày cẩu thả.
- Mức không đạt: (0 điểm): Không làm bài hoặc sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
Chú ý: Trên đây là những gợi ý, giáo viên chấm bài cần linh hoạt, đánh giá một cách tổng quát bài làm của học sinh. Cần khuyến khích những bài có chất văn.
ĐỀ 3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 90 phút
PHẦN I (4 điểm)
“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ”
 Trích Lão Hạc - Nam Cao
 Sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016
Em hãy đọc kỹ đoạn văn trên và trả lời các câu sau:
1) Tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn.
2) Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào trong việc kể chuyện ?
3) Em hãy nêu tóm tắt giá trị nhân đạo của truyện ngắn Lão Hạc.
4) Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập một. 
PHẦN II (6 điểm)
Thuyết minh về một loài vật nuôi có ích trong gia đình.
--- HẾT ---
Họ và tên học sinh:.................................................. ; Số báo danh:........................
ĐÁP ÁN
I. PHẦN ĐỌC HIỂU 4 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
Tìm các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn:
- Chỉ ra được các từ tượng hình: ầng ậng, móm mém.
- Chỉ ra được từ tượng thanh: hu hu.
1,0
0,5
0,5
2
Xác định ngôi kể của đoạn văn:
- Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ nhất (ông giáo là người kể chuyện, xưng tôi).
- Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể ở ngôi thứ nhất: 
+ Ông giáo – người tham gia câu chuyện, chứng kiến sự việc diễn ra trực tiếp kể lại câu chuyện khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi hơn. Với cách kể này, câu chuyện được kể như những lời giãi bày tâm sự, cuốn hút độc giả dõi theo.
+ Việc lựa chọn ngôi kể này còn giúp cho cách dẫn dắt câu chuyện trở nên tự nhiên, linh hoạt hơn, lời kể chuyển dịch trong mọi không gian, thời gian kết hợp giữa kể với tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc.
1,5
0,5
1,0
0,5
0,5
3
Nêu tóm tắt giá trị nhân đạo của truyện ngắn Lão Hạc
- Trước hết, giá trị nhân đạo của tác phẩm được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm, sự sẻ chia, cảm thông sâu sắc của nhà văn trước số phận đau thương, bất hạnh của người lao động, đặc biệt là của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
- Truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng với người nông dân (lão Hạc) của nhà văn; đồng thời ngợi ca những phẩm cao quý của lão Hạc...
1.0
0,5
0,5
4
Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề “Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945” đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 1:
- Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao
- Tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố
0,5
0,25
0,25
II. PHẦN LÀM VĂN 6 điểm
Ý
Nội dung
Điểm
 Thuyết minh về một loài vật nuôi có ích trong gia đình.
* Yêu cầu chung: Học sinh vận dụng các phương pháp thuyết minh, quan sát, tích lũy kiến thức thực tế để viết bài văn thuyết minh về một loài vật nuôi có ích trong gia đình.
 - Yêu cầu học sinh lựa chọn một loài vật nuôi có ích trong gia đình cụ thể
 - Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần chú ý cách vận dụng lý thuyết kết hợp với kiến thức thực tế của học sinh, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. Những bài văn sao chép lại các bài văn mẫu trong sách giáo khoa và các loại sách tham khảo khác không cho điểm cao.
6,0
1
Mở bài:
 - Giới thiệu khái quát về loài vật nuôi có ích trong gia đình đã lựa chọn để thuyết minh.
 - Khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo, hấp dẫn của học sinh.
1,0
0,5
0,5
2
Thân bài:
Yêu cầu học sinh biết vận dụng các phương pháp thuyết minh chủ yếu đã học (nêu định nghĩa, giải thích, so sánh, phân loại, liệt kê, dùng số liệu ) để làm rõ về một loài vật nuôi có ích trong gia đình
- Giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ loài vật nuôi ấy.
- Giới thiệu về các chủng loại.
- Thuyết minh về hình dáng, những đặc điểm nổi bật, đặc trưng của loài vật nuôi ấy.
- Thuyết minh về tập tính của loài vật nuôi ấy: sinh hoạt (thức ăn chủ yếu, phương thức kiếm mồi ), sinh sản 
- Cách chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Nêu rõ giá trị hoặc công dụng, ý nghĩa của loài vật nuôi ấy đối với cuộc sống con người, với truyền thống văn hóa, tinh thần 
4,0
0,5
0,5
1,0
1,0
0,5
0,5
3
Kết bài :
 - Học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm với loài vật nuôi vừa thuyết minh
 - Nêu trách nhiệm của bản thân với việc bảo tồn, phát huy các giá trị của loài vật nuôi đó.
1,0
0,5
0,5
VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN
Điểm 5 - 6: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn thuyết minh, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, gãy gọn, khúc chiết, sáng tỏ; diễn đạt trôi chảy, lô gic; trình bày sạch sẽ, rõ ràng; chữ viết đúng chính tả.
Điểm 3 - 4: Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn thuyết minh, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, diễn đạt có thể chưa tốt, đôi chỗ lạc sang văn miêu tả vào một con vật cụ thể, mắc một số lỗi chính tả.
Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn thuyết minh; thiếu nhiều ý, nhiều ý lạc sang văn miêu tả, tự sự; bài viết không có bố cục, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
Lưu ý: 
- Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức trình bày, chữ viết, chính tả ) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. 
- Tôn trọng sự sáng tạo trong quá trình làm bài văn thuyết minh của học sinh, không yêu cầu học sinh nhất thiết phải theo đúng trình tự như Hướng dẫn chấm bài kiểm tra trên đây
- Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 điểm. 
ĐỀ 4
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 90 phút
 PHẦNI: ĐỌC- HIỂU:(3,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: 
“-Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn , làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.”
( Trích “ Trong lòng mẹ”- Nguyên Hồng,SGK Ngữ Văn 8 tập 1, trang 18)
Câu 1( 0,5 điểm): Đoạn trích trên có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 ( 0,5điểm): Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể con người trong đoạn trích trên?
Câu 3(2 điểm): Từ nội dung đoạn trích trên, em thấy người mẹ có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7điểm)
	Trong vai cô bé bán diêm, hãy kể lại truyện ngắn “ Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen?
 ........Hết.........
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN : NGỮ VĂN 8
( Thời gian 90 phút)
 Phần I. Đọc – hiểu văn bản (3 điểm)
 Câu
 Đáp án
 Điểm 
 Câu1
(0,5 đ)
Đoạn trích trên có sự kết hợp của các phương thức tự sự , miêu tả và biểu cảm.
( thiếu một trong ba phương thức trên không cho điểm)
 0,5
Câu2 (0,5 đ)
Các từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể con người trong đoạn trích trên là: Mặt, gò má, đầu, mắt, da, đùi, cánh tay, miệng.
 0,5
Câu 3
( 2,0 đ)
Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần nêu được vai trò của người mẹ đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống vô cùng quan trọng:
-Mẹ không chỉ là người sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành mà còn luôn che trở, dành tình yêu thương, dìu dắt chúng ta....
-Nếu thiếu đi tình yêu thương của mẹ, chúng ta cảm thấy cuộc sống thiếu thốn về mặt tinh thần...
 1,0
 1,0
PhầnII. Tạo lập văn bản( 7điểm)
1. Yêu cầu:
 a. Hình thức.
-Đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tự sự.
-Trong khi viết có kết hợp hài hòa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
-Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.
- Trình bày rõ ràng, chữ viết cẩn thận, không sai lỗi chính tả.
- Bố cục rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài.
 b.Nội dung.
 *Mở bài:
 -Giới thiệu bản thân: Tôi là cô bé bán diêm.
 -Nêu khái quát về hoàn cảnh hiện tại: Không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào.
 *Thân bài : 
 +Kể về hoàn cảnh hiện tại của tôi.
- Gia cảnh mẹ và bà nội đã qua đời.
-Sống với ông bố khó tính và luôn chửi mắng.
-Nhà nghèo nên tôi phải đi bán diêm để kiếm sống.
 +Bối cảnh hiện tai:
-Thời gian: Đêm giao thừa.
-Không gian: Rét buốt dữ dội, tuyết rơi đầy trời. Một mình tôi cô đơn đói rét, lang thang trên đường để mong bán được một bao diêm hay có ai bố thí cho một chút.
-Mọi người sung quanh thờ ơ với tôi. 
=>Tôi hoàn toàn không có nơi nương tựa.
 +Những mộng tưởng của tôi:
 -Tôi quẹt diêm 5 lần và mộng tưởng đẹp đẽ hiện ra,( kể về những lần quẹt diêm)
=>Đây là những khao khát cháy bỏng và tình cảnh đáng thương của tôi.
 +Cái chết đến với tôi:
-Nguyên nhân vì đói rét.
-Cái chết của tôi nhẹ nhàng, thanh thản.
 +Những điều tôi muốn nhắn đến mọi người:
-Ngoài kia có nhiều số phận bất hạnh nên cảm thông và thương xót.
-Phải biết yêu thương đùm bọc nhau.
-Đừng sống vô tâm, ích kỷ.
 *Kết bài:
 -Bộc lộ cảm xúc hạnh phúc khi được đi cùng bà.
 -Gửi gắm những mong muốn con người phải biết yêu thương, giúp đỡ những người nghèo khổ, trẻ em cơ nhỡ.
2.Cho điểm:
-Điểm 6-7: Đạt các yêu cầu trên,văn viết mạch lạc thuyết phục, các ý rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
-Điểm 4-5: Đạt phần lớn các yêu cầu trên nhất là phần nội dung có thể còn một vài sai sót, Bố cục tương đối hợp lý. Diễn đạt gọn, ít lỗi diễn đạt.
-Điểm 2-3:Đạt ½ yêu cầu về nội dung Chưa có bố cục hợp lý, còn mắc nhiều lỗi hình thức.
-Điểm 0-1 : Bài làm lạc đề hoặc chỉ viết dài dòng, sai cả lỗi nội dung và phương pháp.
 1,0
 5,0
 1,0
ĐỀ 5
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nắm tay tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
 ( Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.
Câu 3. Em hiểu thế nào về hai câu thơ sau ?
 Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
 Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng
Câu 4. Qua đoạn thơ, em hãy rút ra bài học cuộc sống có ý nghĩa với bản thân mình?
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
 Câu 1. (2,0 điểm)
 Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
 Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
ĐÁP ÁN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
 MÔN: Ngữ văn - LỚP: 8
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
0,5
2
Các từ ngữ, hình ảnh : phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm rạ 
0,5
3
- Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan, yêu đời
- Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý.
1,0
4
-Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình
-Gần gũi, gắn bó với quê hương coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình.
1,0
II
LÀM VĂN
7,0
1
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em trình bày về vai trò của quê hương đối với tâm hòn mỗi người.
2,0
a
Đảm bảo thể thức của một đoạn văn, chính tả, dùng từ 
0,25
b
Xác định đúng vấn đề nghị luận
0,25
c
Triển khai đoạn văn theo nhiều cách, song đảm bảo một số ý sau:
- Quê hương- hai tiếng ấy vang lên thật thân thương, nơi ta được sinh ra và lớn lên, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
- Quê hương cố ý nghĩa hết sức trang trọng và thiêng liêng đối với tâm hồn con người. Quê hương luôn ấm áp, che chở, dang tay đón nhận khi ta gặp những khó khăn, trắc trở trên bước đường đời.
- Quê hương là máu thịt, là tâm hồn ta. Nếu không có tình yêu quê hương, gắn bó với quê hương, luôn có ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp, ta sẽ không thể thành người với đúng nghĩa của nó.
- Đáng buồn cho những ai vì lí do nào đó phải rời bỏ quê hương. Cũng đáng trách cho những ai không yêu quê hương mình.
1, 0
d
Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật, có cách diễn đạt độc đáo.
0,5
 2.
I/Mở bài:
- Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam:
+ Chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
+Chúng ta hãnh diện,trân trọng chiếc áo dài truyền thống này. 
II/Thân bài:
1.Nguồn gốc, xuất xứ: 
- Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử. Nghĩa là áo dài đã có từ rất lâu.
- Tiền thân của áo dài hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp với thời trang của từng thời điểm.
2. Chất liệu vải: phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát.
3. Kiểu dáng
- Cấu tạo
+Áo dài từ cổ xuống đến chân
+Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
+Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
+Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
+Khi mặc áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật vóc dáng của người phụ nữ.
+ Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
- Khẳng định đó là nét đặc trưng khác biệt của chiếc áo dài việt Nam.
- Màu sắc: Đa dạng, tùy theo sở thích lựa chọn của mỗi người.
 4. Ý nghĩa.
- Chiếc áo dài luôn giữ được tầm quan trọng của nó và trở thành bộ lễ phục của các bà, các cô. 
- Áo dài Việt Nam đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
-Từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành tác phẩm mĩ thuật
III.Kết bài:
- Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngoài du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam .
- Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục. Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt, quyến rũ của chiếc áo
0,5
1,0
0,5
1,0
0,5
1,0
0,5
*Lưu ý :
- Điểm 4.5-5: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu cả về bố cục, nội dung. Có tính biểu cảm cao. Trình bày sạch, đẹp. Có thể vấp vài lỗi không đáng trong diễn đạt.
- Điểm 3.5-4 : Bài viết đảm bảo nội dung trên, nhưng sức thuyết phục chưa cao. 
- Điểm 2-3: Xác định được yêu câu của đề ra. Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên nhưng chưa sâu sắc
- Điểm 1-2: Xác định được yêu cầu của đề ra. Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên. Trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Bài nộp giấy trắng.
ĐỀ 6
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 90 phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1: Dòng nào nói đúng giá trị nội dung của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”?
A. Hình tượng người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
B. Hình tượng người anh hùng cứu nước buồn bã, bi quan vì phải lao động khổ sai.
C. Hình tượng người anh hùng thất thế, gặp bước nguy nan, buồn bã, bị động, lao động nhọc nhằn.
D. Hình tượng người tù khổ sai lao động cực nhọc, nhỏ bé trước thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.
Câu 2: Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” là gì?
 A. Miêu tả diễn biến nội tâm C. Tương phản 
 B.Miêu tả tâm lí D.Đối thoại đặc sắc
Câu 3: Điều nào không phải là sự nguy hiểm của bao bì ni lông được thống kê trong văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” ?
A. Lẫn vào đất, cản trở các loài sinh vật phát triển, cản trở cỏ mọc, dẫn đến xói mòn. B. Lẫn vào cống làm tắc đường dẫn nước thải, gây lụt lội, gây ra nhiều muỗi, lây truyền bệnh dịch. C. Trôi ra biển làm chết các sinh vật. D. Bay lên không trung làm không khí bị ô nhiễm. Câu 4: Nội dung nào không cần thiết trong bài thuyết minh về một đồ dùng? 	A. Xuất xứ, nguồn gốc C. Suy nghĩ, cảm xúc về đồ dùng 	B. Cấu tạo, công dụng D. Cách sử dụng, bảo quản
PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1 (4 điểm). Cho đoạn thơ: Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 	 Người thuê viết nay đâu?
 	 Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? (0.5 điểm).
2. Hãy giải thích nghĩa từ “ nghiên ” trong đoạn thơ . (0.5 điểm). 
Tóm tắt nội dung đoạn thơ bằng một câu (0.5 điểm). 
Chỉ rõ và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên (0.5 điểm).
Viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch khoảng 7 – 9 câu làm sáng tỏ câu chủ đề “Đoạn thơ là niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi sầu tủi của ông đồ thời tàn”. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một tình thái từ hoặc trợ từ hoặc thán từ ? (Gạch chân, chỉ rõ câu ghép và từ loại đã sử dụng, đánh số câu trong đoạn văn).
Bài 2: (4 điểm).
Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
	Đề 1: Thuyết minh về một phong tục (mừng tuổi, gói bánh chưng)
	Đề 2: Thuyết minh về một loài hoa (hoa sen, hoa hồng)
----- Hết –----
(Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm và thu lại đề sau khi kiểm tra.)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2điểm)
	Câu 1: A
	Câu 2: B
	Câu 3: D
	Câu 4: C
PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1 (4 điểm). Cho một đoạn thơ: 1. Đoạn thơ trích trong bài Ông đồ của Vũ Đình Liên (0.5 điểm).
2. Nghiên: đồ dùng để mài mực hoặc son
3. Đoạn thơ diễn tả nỗi sầu tủi của ông đồ khi khách đến mua chữ ngày càng vắng bóng (0.5 điểm). 
4. – Biện pháp tu từ: nhân hóa, (sử dụng câu hỏi tu từ )
- Tác dụng:
 + Những sự vật vô tri vô giác như cùng đồng cảm với tình cảnh của con người, nỗi buồn tủi từ ông đồ lan sang cảnh vật.
+ Diễn tả niềm thương cảm sâu sắc của Vũ Đình Liên trước “cái di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn” (0.5 điểm).
5. Viết đoạn văn: 
- Hình thức: (0.75 đ)
+ Đủ số câu (khoảng 7 – 9 câu), đúng cấu trúc diễn dịch (0.25 đ)
+ Gạch chân và chỉ rõ 1 câu ghép, 1 thán từ hoặc trợ từ, tình thái từ. (0.5 đ)
- Nội dung: (1.25) làm sáng tỏ câu chủ đề “Đoạn thơ là niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi sầu tủi của ông đồ thời tàn”:
+ Nỗi sầu tủi trước sự vắng bóng của người xem, người mua chữ. Sự nhạt phai âm thầm nhưng nghiệt ngã, không thể níu kéo.
+ Nỗi sầu tủi của con người như thấm sang cảnh vật: giấy buồn, mực sầu
+ Cảm xúc của nhà thơ: niềm thương 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8.docx