Bộ đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Bộ đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

 “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tum con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”

(Trích “Con có biết” - Nhã Nam tuyển chọn)

 a) Theo em, người mẹ đã dạy con điều gì? (1.0 điểm)

 b) Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích trên? Xác định các từ thuộc trường từ vựng ấy (1.0 điểm)

 c) Viết đoạn văn từ (2 - 3) câu nêu hành động cụ thể của em thể hiện sự trân trọng đối với những người yêu thương mình. (1.0 điểm)

Câu 2: (3.0 điểm)

Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và đời sống con người.

Câu 3: (4.0 điểm)

Hằng năm, các em học sinh thường được tham gia nhiều chuyến đi trải nghiệm thực tế do nhà trường tổ chức. Mỗi một chuyến đi luôn để lại những kỉ niệm đẹp khó quên. Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em trong chuyến đi thực tế ấy.

 

docx 32 trang thuongle 6051
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài 1
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học 2019 - 2020
Môn: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tum con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”
(Trích “Con có biết” - Nhã Nam tuyển chọn)
 a) Theo em, người mẹ đã dạy con điều gì? (1.0 điểm)
 b) Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích trên? Xác định các từ thuộc trường từ vựng ấy (1.0 điểm)
 c) Viết đoạn văn từ (2 - 3) câu nêu hành động cụ thể của em thể hiện sự trân trọng đối với những người yêu thương mình. (1.0 điểm)
Câu 2: (3.0 điểm)
Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và đời sống con người.
Câu 3: (4.0 điểm)
Hằng năm, các em học sinh thường được tham gia nhiều chuyến đi trải nghiệm thực tế do nhà trường tổ chức. Mỗi một chuyến đi luôn để lại những kỉ niệm đẹp khó quên. Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em trong chuyến đi thực tế ấy.
(Kể chuyện kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm)
.............................Hết..............................
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
a*Phương pháp: Đọc, tìm ý
*Cách giải:
Người mẹ dạy con:
- Hiểu những người yêu thương con.
- Thương mến người yêu quý con.
- Hãy đáp trả bằng tình yêu của con.
b*Phương pháp: Đọc, tìm ý, căn cứ vào kiến thức trường từ vựng
*Cách giải:
Trường từ vựng tình cảm: yêu thương, tình yêu, thương mến.
c. *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Gợi ý:
Học sinh viết theo cảm nhận của mình, có thể tham khảo các ý sau:
- Xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi, tính toán
- Sự thấu hiểu, yêu thương, biết ơn.
II. LÀM VĂN
Câu 2:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
+ Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: bàn về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và đời sống con người.
- Hướng dẫn cụ thể:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tác hại của thuốc lá.
* Nêu lên những biểu hiện và thực trạng hút thuốc lá trong xã hội hiện nay
* Trình bày những hậu quả nghiêm trọng do việc hút thuốc lá gây ra
+ Là một trong những nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm.
+ Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người xung quanh.
* Nguyên nhân:
- Chất ni-cô-tin có trong thuốc lá là một chất gây nghiện.
- Lạm dụng thuốc lá như một phương pháp để giảm căng thẳng, mệt mỏi và kích thích sự tỉnh táo.
- Tâm lí đua đòi, học theo bạn bè, xem việc hút thuốc là minh chứng trưởng thành của đại đa số thanh thiếu niên học sinh.
* Đề xuất các giải pháp:
- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hơn nữa về tác hại của thuốc lá.
- Khuyên ngăn những người nghiện thuốc lá từ bỏ thói quen hút thuốc.
* Tổng kết.
Câu 3:
*Phương pháp:
- Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự.
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn tự sự và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn tự sự để tạo lập văn bản.
+ Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: kể về kỉ niệm của em trong chuyến đi thực tế.
- Hướng dẫn cụ thể:
* Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ
- Ấn tượng của em về kỉ niệm đó
* Thân bài
- Giới thiệu kỉ niệm:
+ Đây là kỉ niệm buồn hay vui.
+ Xảy ra trong hoàn cảnh, thời gian nào: chuyến trải nghiệm thực tế do nhà trường tổ chức vào dịp sắp nghỉ hè.
- Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với em: thầy, cô, bạn bè.
+ Hình dáng, tuổi tác.
+ Đặc điểm mà em ấn tượng
+ Tính cách và cách cư xử của người đó
- Diễn biến của câu chuỵên:
+ Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
+ Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
+ Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
- Kết thúc câu chuyện
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào.
+ Nêu suy nghĩ và cảm nhận của em qua câu chuyện.
*Kết bài:
Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.
 Đề bài 2
 KIỂM TRA HỌC KỲ I
 MÔN : NGỮ VĂN 8
I. ĐỌC - HIỂU: (3 điểm)
Đọc đoạn trích:
 “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.
 - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.
 - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.
(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)
Câu 1: (2 điểm)
 a) Em hiểu đoạn trích trên viết về nội dung gì? Qua nội dung đoạn trích làm em liên tưởng đến văn bản nào đã được học ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 học kì 1 (1 điểm)
 b) Từ đoạn trích, em hiểu nên cư xử thế nào để có được tình bạn chân thành? (Viết thành đoạn văn từ 2 - 3 câu) (1 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
 “Tùng ... tùng ... tùng...” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.
 a) Hãy tìm 1 câu ghép có trong đoạn văn (0.5 điểm)
 b) Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn. (0.5 điểm)
II. TÂP LÀM VĂN
Câu 1: (3 điểm)
 Khi đến trường, thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai, bạn bè như anh em và mái trường như ngôi nhà thứ hai của mình. Bởi thế, mỗi học sinh phải có trách nhiệm với nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm như vậy.
 Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp - nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm.
Câu 2: (4 điểm)
 Hãy kể lại một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử mà em được đọc từ sách (báo)
.............................Hết...................
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1: a.*Phương pháp: Đọc, hiểu
*Cách giải:
- Nội dung: cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp về ngày đầu nhận lớp của bạn học sinh mới.
- Văn bản: Tôi đi học (Thanh Tịnh).
b.*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Gợi ý:
Học sinh viết theo cảm nhận của mình, có thể tham khảo các ý sau:
- Xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi, tính toán
- Sự thấu hiểu, yêu thương, nhường nhịn
Câu 2.a*Phương pháp: căn cứ vào kiến thức câu ghép
*Cách giải:
Câu ghép: Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên.
b*Phương pháp: căn cứ vào kiến thức Từ tượng thanh.
*Cách giải:
- Từ tượng thanh: “Tùng ... tùng ... tùng...”
II. LÀM VĂN
Câu 1*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
*Cách giải: Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.
+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp - nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm.
- Hướng dẫn cụ thể:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: mái trường thân yêu và bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp.
*Giải thích:
- “Bổn phận, trách nhiệm”: điều mà mình phải làm, là nhiệm vụ của mình.
=> Mái trường là nơi rèn luyện kiến thức và đạo đức cho học sinh, ở nơi đó có thầy cô kính yêu và những người bạn thân thương. Mái trường giống như ngôi nhà chung của học sinh, bởi vậy học sinh cần có trách nhiệm giữ gìn ngôi nhà chung ấy.
* Nêu lên những biểu hiện về những việc cần làm đối với ngôi nhà chung:
- Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
- Yêu thương, chân thành giúp đỡ bạn bè.
- Chấp hành nghiêm túc các nội quy trường lớp.
- Giữ gìn tài sản chung của nhà trường.
* Trình bày ý nghĩa của việc làm tròn trách nhiệm đối với mái trường:
- Các em sẽ trưởng thành hơn, trở thành một người có đạo đức, một công dân tốt cho xã hội sau này.
- Thầy cô quý mến và các bạn yêu quý, từ đó các em có được những mối quan hệ tốt và những kỉ niệm đẹp dưới mái trường.
* Phê phán những học sinh chưa làm tròn bổn phân, trách nhiệm của mình đối với trường lớp.
* Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.
* Tổng kết.
Câu 2:
*Phương pháp:
- Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự.
*Gợi ý:
Thí sinh tự chọn văn bản đã được đọc trong sách báo viết về tình mẫu tử để kể lại câu chuyện đó. Qua đó bộc lộ những cảm nghĩ của mình về tình mẫu tử thiêng liêng được thể hiện trong truyện.
Đề bài 3
Câu 1 ( 1.0 điểm)
Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời yêu cầu dưới đây:
... “ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
(Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB GD Việt Nam, 2011, tr.18)
a. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó.
b. Tác dụng của các trường từ vựng đó.
Câu 2 ( 1.0 điểm): 
Những thay đổi trong nhận thức và hành động của em sau khi học xong các văn bản nhật dụng ở lớp 8.
Câu 3 ( 3.0 điểm): 
Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”.
Câu 4 ( 5.0 điểm):
Giới thiệu về mái trường em đang học.
Câu 2: 
a.+ Các từ: “mặt”, “mắt”, “da”, “gò má”, “đùi”, “đầu”, “cánh tay”, “miệng” cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người.
+ Các từ: “trông nhìn”, “ôm ấp”, “ngồi”, “áp”, “ngả”, “thấy”, “thở”, “nhai” cùng một trường chỉ hoạt động của con người.
+ Các từ: “sung sướng”, “ấm áp” cùng một trường chỉ trạng thái của con người.
b. Tác dụng:
Tác giả sử dụng các từ thuộc các trường từ vựng đó nhằm diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử. 
Câu 2: 
- Văn bản: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”: đã cho em hiểu về tác hại ghê gớm của bao bì ni lông và vai trò của môi trường đối với con người. Từ đó, thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông; tuyên truyền cho người thân và bạn bè nhận thức về tác hại của bao bì ni lông...
- Văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá” đã giúp em nhận ra những tác hại cũng như những nguy cơ của thuốc lá đối với người hút và những người xung quanh. Từ đó, khuyên bảo, vận động mọi người tránh xa thuốc lá.
- Văn bản: “Bài toán dân số” giúp em nhận ra nguy cơ của việc bùng nổ dân số và vấn đề dân số đối với tương lai của dân tộc cũng như toàn nhân loại....
Câu 3 
 Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Khi còn sống thì lão sống âm thầm, nghèo đói, cô đơn và đến khi lão chết thì lão quằn quại, đau đớn vô cùng đáng thương. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu, trong sạch và tự trọng... Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết. ( Câu in đậm là câu ghép).
Câu 4: 
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về ngôi trường: Tên trường, địa điểm......
2. Thân bài:
- Nguồn gốc của ngôi trường, tên trường có từ bao giờ, mang ý nghĩa gì?
- Vị trí:
+ Phong cảnh ngôi trường có gì đặc biệt, gây ấn tượng.
+ Kiến trúc, quy mô, bề thế của ngôi trường: (Số lượng phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành, phòng hành chính, số lượng học sinh, số lớp 
- Hoạt động dạy và học như thế nào? Bề dày thành tích trong những năm qua: về hoạt động dạy và học, hoạt động Đội, hoạt động thể dục thể thao, các câu lạc bộ (nếu có)...
- Cảm nhận của em về ngôi trường, thầy cô, bè bạn:
3. Kết bài: Khẳng định vị trí vai trò của mái trường THCS đối với việc học tập của em; là nơi ươm mầm, chắp cánh cho em biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai; là sự nghiệp giáo của địa phương nói riêng và ngành giáo dục huyện Triệu Phong nói chung.
 Môn: Ngữ Văn 8
 Thời gian làm bài: 90 phút
 (Không kể thời gian phát đề)
1. ĐỌC - HIỂU (3.0 ĐIỂM)
 Đọc đoạn trích trong văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CHUYỆN TRONG VƯỜN
 Có một cây hoa giấy và một cây táo cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho lá xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo thì vẫn đứng lặng lẽ ở một góc vườn, thân cành trơ trọi, nứt nẻ. Cây hoa giấy nói:
- Táo ơi! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.
 Cây táo nép mình im lặng. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng. Rồi cây táo trổ hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, cây kết những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng.
(Theo Internet - Những giá trị tinh thần)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích của văn bản trên (0.5 điểm)
Câu 2: So với trước kia, khu vườn có gì khác khi cây táo đơm hoa, kết trái (0.5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra các từ láy nhưng đồng thời là từ tượng hình trong đoạn trích trên. Nêu tác dụng chung của các từ tượng hình ấy (1.0 điểm)
Câu 4: Từ đoạn trích trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về vai trò của sự hiểu đúng, đánh giá đúng về nhau và trân trọng những đóng góp của mỗi cá nhân trong tập thể. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1: Viết đoạn văn thuyết minh (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày công dụng của cây bút bi và cách bảo quản bút bi. (2.0 điểm)
Câu 2: Kể về một người thầy (cô) mà em quí mến (5.0 điểm)
......................Hết.................
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN
NỘI DUNG
I
Câu 1:
Phương pháp: căn cứ vào 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ
Cách giải:
- Phương thức chính: tự sự
Câu 2:
Phương pháp: căn cứ vào nội dung câu chuyện
Cách giải:
- So với trước kia, khu vườn tốt tươi, rực rỡ, màu mỡ hơn khi cây táo đươm hoa, kết trái.
Câu 3:
Phương pháp: căn cứ vào kiến thức từ láy và từ tượng hình
Cách giải:
- Từ láy – từ tượng hình: lặng lẽ, trơ trọi, tròn tròn.
- Tác dụng: gợi tả được hình ảnh của cây táo một cách cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
Câu 4:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
Từ đoạn trích trong văn bản trên, ta thấy vai trò của sự hiểu đúng, đánh giá đúng về nhau và trân trọng những đóng góp của mỗi cá nhân trong tập thể là rất quan trọng. Mỗi cá nhân là một ý kiến, một khả năng, một đóng góp riêng bởi vậy cần trân trọng những màu sắc riêng đó, để làm nên một tập thể hoàn hảo, nhiều màu sắc.
II
Câu 1:
Phương pháp: phân loại, phân tích
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu đoạn văn thuyết minh.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề ngắn gọn, súc tích và đáp ứng đủ các nội dung: 
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: cây bút bi.
- Công dụng:
+ Rất tiện lợi vì tính viết nhanh gọn, không phải bơm mực, màu mực ra đều.
+ Rất sạch sẽ, không dây ra các đồ vật xung quanh.
+ Là người bạn đồng hành của học sinh, sinh viên, giáo viên và tất cả mọi người.
- Cách bảo quản:
+ Ngòi bút là phần quan trọng nên khi dùng xong nên bấm ngòi thụt vào tránh rơi gây vỡ, gai ngòi bút.
+ Khi dùng xong nến xếp ngay ngắn những chiếc bút bi vào hộp bút của mình để tránh rơi vỡ, hư bút.
Tổng kết.
Câu 2:
Phương pháp: kể, tả.
Cách giải:
*Phương pháp: Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự.
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề từ bao quát đến chi tiết và đáp ứng đủ các nội dung: 
I. Mở bài:
- Giới thiệu thầy/ cô giáo mà em mến
- Kể lại vài ấn tượng của em về người thầy/cô giáo mà em yêu mến.
II. Thân bài:
1. Kể bao quát về thầy/ cô giáo mà em mến
- Cô giáo em mến năm nay bao nhiêu tuổi
- Nhà cô ở đâu
- Gia đình cô thế nào
2. Kể chi tiết về thầy/ cô giáo mà em yêu mến
a. Kể về ngoại hình của thầy/ cô giáo mà em yêu mến
- Vóc dáng, thân hình
- Thầy/ cô thường mặc trang phục gì, trông thế nào
- Thầy/ cô có gương mặt trông thế nào
- Mái tóc, đôi mắt 
b. Kể về tính tình của thầy/ cô
- Thân thiện, hiền hòa 
- Yêu thương học sinh
- Qúy mến tất cả mọi người
c. Kể về hành động của thầy/ cô giáo mà em quý mến
- Luôn giúp đỡ mọi người
- Quan tâm và chỉ dạy chúng em từng li từng tí
- Hay nhắc nhở bọn em trong học tập và cuộc sống
- Đôi khi thầy/ cô trách mắng tụi em nhưng đó là vì thầy cô thương chúng em
d. Kể về kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ và tình cảm của em về cô giáo mà em quý mến.
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8
Ma trận kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
Tổng cộng
1. Đọc-hiểu
- Nhớ tên tác phẩm, tác giả
- Nhận biết được các từ thuộc trường từ vựng.
- Hiểu được nội dung chính của đoạn trích.
- Hiểu các phương thức biểu đạt và tác dụng của việc phối hợp các phương thức biểu đạt.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
2,0
20%
2
2,0
20%
4
4,0
40%
2. Tập làm văn
Mở bài:
Giới thiệu về việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
Kết bài:
- Cảm nhận chung về việc làm của bản thân.
- Liên hệ nêu mong ước, hứa hẹn.
Thân bài:
- Hoàn cảnh xảy ra sự việc.
- Kể lại diễn biến sự việc
- Thái độ của bố mẹ qua việc làm của em.
- Suy nghĩ của bản thân về việc làm tốt.
Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có tính sáng tạo.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1/4
1,0
10%
1/4
1,0
10%
1/4
3,0
30%
1/4
1,0
10%
1
6,0
60%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2+ 1/4
3,0
30%
2+ 1/4
3,0
30%
1/4
3,0
30%
1/4
1,0
10%
5
10,0
100%
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn - Đề 1
I. ĐỌC – HIỂU: (4,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
(Ngữ văn 8, tập một)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn ? (1,0 điểm)
Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người” có trong đoạn văn trên?. (1,0 điểm)
Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? Cho biết tác dụng của chúng? (1,0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm):
Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8
Đáp án kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 - Đề 1
I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Đoạn văn trên trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” (Trích “Những ngày thơ ấu”).
+ Tác giả: Nguyên Hồng.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Nội dung chính: Cảm giác sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp lại mẹ.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
Các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người”: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sư + miêu tả + biểu cảm.
+ Tác dụng: Góp phần làm cho đoạn văn kể chuyện thêm sinh động, sâu sắc, giàu cảm xúc.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)
— Tiêu chí về nội dung phần bài viết : (5.0 điểm)
1. Mở bài : (1,0 điểm)
Giới thiệu về việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu chung về sự việc hay, tạo ấn tượng, có tính sáng tạo.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu chung về sự việc nhưng chưa hay, chưa có tính sáng tạo.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài.
2. Thân bài: (3,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (3,0 điểm )
+ Hoàn cảnh xảy ra sự việc.
+ Kể lại diễn biến sự việc theo một trình tự thời gian, không gian nhất định. Có sự việc khởi đầu, sự việc cao trào, đỉnh điểm, kết thúc. ( Chú ý kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm)
+ Thái độ của bố mẹ qua việc làm của em.
+ Suy nghĩ của bản thân về việc làm tốt.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,điểm)
+ HS nêu được ½ các ý trên nhưng còn sơ sài .
- Mức không đạt: (0 điểm).
+ Lạc đề/sai cơ bản về các kiến thức hoặc không đề cập đến các ý trên.
3. Kết bài: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa (1,0 điểm).
+ Cảm nhận chung về việc làm của bản thân.
+ Liên hệ nêu mong ước, hứa hẹn.
- Mức chưa đạt tối đa: (0, 5 – 2,5 điểm):
+ HS nêu được ½ các ý trên nhưng còn sơ sài
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Kết bài sai kiến thức hoặc không có kết bài.
— Các tiêu chí khác (1,0 điểm)
1. Hình thức: (0,5 điểm)
- Mức đạt tối đa:
+ Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng.
- Mức không đạt: ( 0 điểm)
+ Không hoàn chỉnh bài viết, sai lỗi dùng từ, diễn đạt, không đảm bảo lỗi chính tả, chữ viết xấu.
2. Sáng tạo: (0,5 điểm)
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Có sự tìm tòi trong diễn đạt, dùng đa dạng các kiểu câu, sử dụng từ ngữ chọn lọc.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Giáo viên không nhận ra được yêu cầu thể hiện trong bài , học sinh không làm bài.
* Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn - Đề 2
I. Đọc hiểu( 3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở [ ].
Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.
( Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời Tr. 147, NXB Văn học, 2013)
Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên “ trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều” để làm gì?
Câu 2: Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng?
Câu 4: Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào?
II. Tập làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận theo cách qui nạp triển khai câu chủ đề : Mỗi người cần phải rèn luyện cho mình tính khiêm tốn.
Câu 3 (5 điểm)
Kỷ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học trò.
Đáp án kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 - Đề 2
Phần
Câu
Yêu cầu
Điểm
I. Đọc hiểu
Đoạn trích trong Về quê vải
3,0đ
1
- Nhân vật” tôi” trong đoạn trích trên trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều lắng nghe hoa vải nở
0,5đ
2
- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
0,5đ
3
- Các từ láy: chênh vênh, nhẹ nhàng, phành phạch, ngàn ngạt, li ti, dại dột, ngào ngạt, vo ve, rộn rã.
- Tác dụng: diễn tả vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên và tình cảm của nhân vật tôi trước vẻ đẹp đó.
0,5đ
0,5đ
4
Tình cảm của tác giả với miền hoa của giấc mơ ngọtngào: yêu say, gắn bó tha thiết 
1,0đ
II. Tập làn văn
1
Tính khiêm tốn
2,0đ
a.Về kỹ năng:
- Biết trình bày đoạn văn theo cách qui nạp( câu chủ đề ở cuối đoạn văn)
- Trình bày được suy nghĩ, quan điểm của mình bằng lập luận chặt chẽ và dẫn chứng, diễn đạt lưu loát.
0,5đ
b. Nội dung nghị luận: một số gợi ý:
- Khiêm tốn là thái độ nhún nhường, hòa nhã, đối lập với sự kiêu căng , tự phụ.
- Lòng khiêm tốn có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống: Người có lòng khiêm tốn dễ gây được thiện cảm với người khác; khiêm tốn giúp con người nhận thức đúng về những hạn chế của mình để không ngừng học hỏi , 
- Nếu thiếu tính khiêm tốn con người dễ bị thất bại 
- Khiêm tốn là một trong những đức tính tốt đẹp của đạo đức con người.
- Mỗi người cần rèn tính khiêm tốn.
1.5đ
2
Kỷ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học trò.
5,0đ
a.
Yêu cầu chung
Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm để tạo lập văn bản. bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
0,5đ
b.
Yêu cầu cụ thể.
HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách . Dưới đay là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài.
* Mở bài.
- Giới thiệu được kỷ niệm đẹp nhất về tình bạn.
0,5đ
* Thân bài.
Kể chi tiết về kỷ niệm.
- Kỷ niệm đó gắn liền với thời gian, địa điểm nào?
- Kỷ niệm đó gắn với ai? Với sự việc gì?
- Sự việc ấy có diễn biến, kết quả ra sao?
- Kỷ niệm ấy để lại trong em ấn tượng, suy nghĩ gì?
(kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm)
3,5đ
* Kết bài:
Cảm nghĩ của bản thân em về kỷ niệm, tình bạn tuổi học trò.
0,5đ
Tổng điểm
10,0đ
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn - Đề 3
I. Đọc hiểu văn bản:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
 “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.”.
(Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích.
Câu 3: Tìm các từ ngữ miêu tả về “cái chết dữ dội của” lão Hạc.
Câu 4: Kể tên các đoạn trích/ tác phẩm văn học Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng giai đoạn sáng tác với truyện ngắn Lão Hạc (giai đoạn 1930 – 1945).
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) lí giải nguyên nhân cái chết của Lão Hạc?
Câu 2: Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”
Đáp án kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 - Đề 3
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Đọc - hiểu
1
Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
(Mỗi phương thức cho 0,25 điểm)
1,0
2
Miêu tả cái chết của lão Hạc và tâm tư của ông giá

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ki_i_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021.docx