Đề cương ôn tập chương 1 Hình học Lớp 8

Đề cương ôn tập chương 1 Hình học Lớp 8

1): Dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang vuông, hình thang cân:

- Tứ giác có hai cạnh đối song song là hình thang

- Hình thang có một góc vuông là hình thang vuông

- Hình thang có 2 góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân

- Hình thang có 2 đường chéo bằng nhau là hình thang cân

2): Dấu hiệu nhận biết hình bình hành (Có 5 dấu hiệu nhận biết):

- Tứ giác có các cặp cạnh đối song song

- Tứ giác có các cặp cạnh đối bằng nhau

- Tứ giác có 2 cạnh đối song song và bằng nhau

- Tứ giác có các góc đối bằng nhau

- Tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

3): Hình chữ nhật (có 4 dấu hiệu nhận biết):

- Tứ giác có 3 góc vuông

- Hình thang cân có một góc vuông

- Hình bình hành có một góc vuông

- Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau

4): Hình thoi (có 4 dấu hiệu nhận biết):

- Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau

- Hình bình hành có 2 cạnh kề bằng nhau

- Hình bình hành có 2 đường chéo vuông góc nhau

- Hình bình hành có 1 đường chéo là đường phân giác của 1 góc.

5): Hình vuông (có 5 dấu hiệu nhận biết):

- Hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau

- Hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc

- Hình chữ nhật có 1 đường chéo là đường phân giác của một góc

- Hình thoi có 1 góc vuông

- Hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau.

 

doc 3 trang thuongle 5320
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập chương 1 Hình học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍNH CHẤT CÁC TỨ GIÁC THƯỜNG GẶP
I. ĐỊNH NGHĨA
Trong các hình thì hình thang là hình gốc:
1. Hình thang là 1 tứ giác có 2 cạnh đối song song.
2. Hình thang cân là hình thang có 2 góc kề một đáy bằng nhau.
3. Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.
4. Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song
5. Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông
6. Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.
7. Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
II. TÍNH CHẤT
Hình thang :
Nếu 1 hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau. 
Nếu 1 hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau. 
- Hình thang vuông :
Hình thang vuông có hai góc vuông 
- Hình thang cân :
Trong hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau
Trong hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau.
Hình bình hành : Trong hình bình hành
- Các cạnh đối bằng nhau.
- Các góc đối bằng nhau.
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
- Hình chữ nhật :
Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành, hình thang cân.
Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Hình chữ nhật có bốn cạnh và bốn góc vuông. Những cạnh đối nhau thì song song và bằng nhau.
- Hình thoi :
 Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành
Trong hình thoi:
Hai đường chéo vuông góc với nhau.
Hai đường chéo là các đường phân giác các góc của hình thoi
- Hình vuông : 
Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC TỨ GIÁC THƯỜNG GẶP
1): Dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang vuông, hình thang cân:
- Tứ giác có hai cạnh đối song song là hình thang
- Hình thang có một góc vuông là hình thang vuông
- Hình thang có 2 góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân
- Hình thang có 2 đường chéo bằng nhau là hình thang cân
2): Dấu hiệu nhận biết hình bình hành (Có 5 dấu hiệu nhận biết):
- Tứ giác có các cặp cạnh đối song song 
- Tứ giác có các cặp cạnh đối bằng nhau
- Tứ giác có 2 cạnh đối song song và bằng nhau
- Tứ giác có các góc đối bằng nhau
- Tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
3): Hình chữ nhật (có 4 dấu hiệu nhận biết):
- Tứ giác có 3 góc vuông
- Hình thang cân có một góc vuông
- Hình bình hành có một góc vuông
- Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau
4): Hình thoi (có 4 dấu hiệu nhận biết):
- Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau
- Hình bình hành có 2 cạnh kề bằng nhau
- Hình bình hành có 2 đường chéo vuông góc nhau
- Hình bình hành có 1 đường chéo là đường phân giác của 1 góc.
5): Hình vuông (có 5 dấu hiệu nhận biết):
- Hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau
- Hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc 
- Hình chữ nhật có 1 đường chéo là đường phân giác của một góc
- Hình thoi có 1 góc vuông
- Hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau.

1. Tìm mẫu thức chung
- Phân tích mẫu thức của các phân thức đã cho thành nhân tử.
- Mẫu thức chung cần tìm là một tích mà các nhân tử được chọn như sau:
+ Nhân tử bằng số của mẫu thức chung là tích các nhân tử bằng số ở các mẫu thức của các phân thức đã học. (Nếu các nhân tử bằng số ở các mẫu thức là những số nguyên dương thì nhân tử bằng số của mẫu thức chung là BCNN của chúng)
+ Với mỗi cơ số của luỹ thừa có mặt trong các mẫu thức ta chọn luỹ thừa với só mũ cao nhất
2. Quy đồng mẫu thức
Muốn qui đồng mẫu thức nhiều phân thức ta có thể làm như sau:
- Phân tích các mẫu thức thành nhân tử rồi tìm mẫu thức chung
- Tìm nhân tử phụ của mỗi mẫu thức.
- Nhân tử và mẫu của mỗi phânthức với nhân tử phụ tương ứng 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_chuong_1_hinh_hoc_lop_8.doc