Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020

Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái trước các câu trả lời đúng ( từ câu 1.1 đến câu 1.4).

 “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đại cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”

 ( Ngữ Văn 8 – tập II)

1.1 (0,25 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

 A. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) B. Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn)

 C. Nước Đại Việt ta (Nguyến Trãi) D. Bàn luận về phép hoc (Nguyễn Thiếp)

 

doc 14 trang Phương Dung 30/05/2022 6161
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II- LỚP 8
Số tờ: ..
Số phách: 
 Môn : Ngữ văn 
 Năm học : 2019- 2020
 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm) 
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái trước các câu trả lời đúng ( từ câu 1.1 đến câu 1.4).
 “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đại cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
 ( Ngữ Văn 8 – tập II)
1.1 (0,25 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
 A. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) B. Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) 
 C. Nước Đại Việt ta (Nguyến Trãi) D. Bàn luận về phép hoc (Nguyễn Thiếp)
 1.2 (0,25 điểm): Xác định thể loại của đoạn trích văn bản trên?
 A. Chiếu	 B. Cáo C. Hịch	 D. Tấu
1.3(0,25 điểm): Câu: “Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” thực hiện hành động nói nào?
 A. Nhận định B. Trình bày C. Đề nghị D. Điều khiển
1.4 (0,25 điểm): Đoạn văn trên sử dụng các phương thức biểu đạt chính nào? 
 A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
1.5 (2,0 điểm): Từ đoạn trích trên
 a. Khái quát nội dung chính của đoạn trích (bằng 1 đến 2 câu văn).
 b. Qua đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.
Câu 2 (1,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái trước các câu trả lời đúng ( từ câu 2.1 đến câu 2.2).
“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
 Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi,
 Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
 Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
 ( Quê hương - Tế Hanh )
2.1. (0,25 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? 
	A. Tự sự	B. Miêu tả	C. Biểu cảm	D. Thuyết minh
2.2. (0,25 điểm): Câu: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” thuộc kiểu câu gì? 
 A. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến
Câu trần thuật D. Câu cảm thán
2.3. (0,5 điểm): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. 
PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 3: Chiếu dời đô - Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
_______________________HẾT___________________________
TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II- LỚP 8
Số tờ: ..
Số phách: 
 Môn : Ngữ văn 
 Năm học : 2019- 2020
 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
ĐỀ SỐ 2
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm) 
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái trước các câu trả lời đúng ( từ câu 1.1 đến câu 1.4).
“Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. »
 (Ngữ văn 8, Tập hai)
Câu 1.1 (0,25 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) B.Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc)
C. Bàn về phép học (Nguyễn Thiếp) D. Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) 
Câu 1.2 (0,25 điểm): Xác định thể loại của đoạn trích văn bản trên?
 	A. Chiếu	B. Cáo
 	C. Hịch	 D. Tấu
Câu 1.3 (0,25 điểm): Kiểu câu được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên là:
 	A. Câu nghi vấn 	B. Câu trần thuật 
 	C. Câu cảm thán 	D. Câu cầu khiến
Câu 1.4 (0,25 điểm): Đoạn văn trên sử dụng các phương thức biểu đạt chính nào? 
A. Nghị luận 	B. Thuyết minh C. Miêu tả D. Tự sự
Câu 1.5 (2,0 điểm): Từ đoạn trích trên
a. Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích?
b. Qua đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.
Câu 2 (1,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái trước các câu trả lời đúng ( từ câu 2.1 đến câu 2.2).
“ Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
 ( Khi con tu hú - Tố Hữu )
2.1. (0,25 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 
	A. Tự sự	B. Miêu tả	C. Biểu cảm	D. Thuyết minh
2.2. (0,25 điểm): Câu: “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!” thuộc kiểu câu gì? 
 A. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến
Câu trần thuật D. Câu cảm thán
2.3. (0,5 điểm): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. 
PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 3: Chứng minh bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm.
_______________________HẾT___________________________
TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II- LỚP 8
Số tờ: ..
Số phách: 
 Môn : Ngữ văn 
 Năm học : 2019- 2020
 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
ĐỀ SỐ 3
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm) 
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái trước các câu trả lời đúng ( từ câu 1.1 đến câu 1.4).
“Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua . »
 (Ngữ văn 8, Tập hai)
Câu 1.1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) B.Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc)
C. Bàn về phép học (Nguyễn Thiếp) D. Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) 
Câu 1.2 (0,5 điểm): Xác định thể loại của đoạn trích văn bản trên?
 	A. Chiếu	B. Cáo
 	C. Hịch	 D. Tấu
Câu 1.3 (0,5 điểm): Kiểu câu được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên là:
 	A. Câu nghi vấn 	B. Câu trần thuật 
 	C. Câu cảm thán 	D. Câu cầu khiến
Câu 1.4 (0,5 điểm): Đoạn văn trên sử dụng các phương thức biểu đạt chính nào? 
A. Nghị luận 	B. Thuyết minh C. Miêu tả D. Tự sự
Câu 1.5 (1,0 điểm): Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 2 (2,0 điểm): Đọc đoạn trích thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái trước các câu trả lời đúng ( từ câu 2.1 đến câu 2.2).
“ Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
 ( Khi con tu hú - Tố Hữu )
2.1. (0,5 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 
	A. Tự sự	B. Miêu tả	C. Biểu cảm	D. Thuyết minh
2.2. (0,5 điểm): Câu: “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!” thuộc kiểu câu gì? 
 A. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến
Câu trần thuật D. Câu cảm thán
2.3. (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. 
PHẦN II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Câu 3 ( 5,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh mùa hè trong đoạn thơ sau :
“Khi con tu hú gọi bầy 
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần 
Vườn râm dậy tiếng ve ngân 
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào 
Trời xanh càng rộng càng cao 
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”.
( Trích: “Khi con tu hú” - Tố Hữu )
_______________________HẾT___________________________
TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH 
 HD CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Năm học: 2019-2020
Môn: Ngữ văn 8
 (Đáp án - thang điểm gồm có 04 trang)
Câu
Đề 1
Điểm
Đề 2
PHẦN I: Đọc hiểu ( 4,0 điểm)
1
(3đ)
 1.1 : B
 1.2 : A
 1.3 : A
 1.4 : D
0,25
0,25
0,25
0,25
1.1 : C
 1.2 : D
 1.3 : B
 1.4 : A
1.5: * Mức đầy đủ:(2,0 điểm)
a. Nội dung của đoạn trích:
 Thuận lợi của đia thế thành Đại La và khẳng định đây là nơi tốt nhất để đóng đô.
b. Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai.
- Tuổi trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Một trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính là nhiệm vụ học tập.
- Các thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay cũng đang ra sức luyện tài, đã gặt hái được những thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học đó sẽ là tiền đề quan trọng để đưa đất nước phát triển hơn trong tương lai.
- Là học sinh phải chăm chỉ học tập, rèn luyện để sau này có những cống hiến quan trọng cho đất nước.
* Mức chưa đầy đủ: ( 0,25 – 1,75 điểm) Trả lời còn thiếu một hoắc một số ý trong các ý trên.
* Không tính điểm: Không làm hoặc làm sai. 
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
1.5: * Mức đầy đủ: :(2,0 điểm)
a. Nội dung của đoạn trích: 
 Tác giả bày tỏ quan điểm về phương pháp học đúng đắn, tiến bộ. Nhờ đó đất nước sẽ có nhiều nhân tài, vững bền, hưng thịnh.
b. Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Học là hoạt động nắm bắt kiến thức lí thuyết; hành là hoạt động vận dụng kiến thức đó học vào thực tế.
- Khi nắm vững kiến thức mà không vận dụng vào thực tiễn thì sẽ sa vào lý thuyết suông, học chẳng để làm gì. Ngược lại nếu hành mà không có lí thuyết soi đường thì lúng túng, khó khăn thậm chí là sai lầm.
- Học và hành có quan hệ mật thiết với nhau, không thể xem nhẹ mặt nào. Vì vậy học phải đi đôi với hành thì việc học mới có ý nghĩa.
- HS phải chăm chỉ học tập nắm chắc kiến thức lí thuyết và vận dụng vào thực hành hiệu quả.
* Mức chưa đầy đủ: ( 0,25 – 1,75 điểm) Trả lời còn thiếu một hoắc một số ý trong các ý trên.
* Không tính điểm: Không làm hoặc làm sai. 
2
(1đ)
2.1: C
2.2: D
2.3 : BPNT sử dụng: Hình ảnh quen thuộc, gần gũi, gắn bó, sử dụng điệp từ, câu cảm thán, giọng thơ tha thiết.
+ Tác dụng: Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết và tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.
0,25
0,25
0,5
2.1: C
2.2: D
2.3 : BPNT sử dụng: Động từ mạnh, câu cảm thán liên tiếp, câu thơ ngắt nhịp bất thường. 
+ Tác dụng: Thể hiện tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt cao độ, niềm khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ.
PHẦN II: Làm văn ( 6,0 điểm)
3
(6đ)
Đề 1
1. Hình thức:
+ Đúng kiểu bài nghị luận văn học.
+ Bài viết đầy đủ, rõ ràng theo bố cục 3 phần: ( MB, TB, KB) hệ thống luận điểm rõ ràng, phù hợp, lập luận chặt chẽ, lô gic làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Lựa chọn, sử dụng kết hợp các yểu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm phù hợp làm nổi bật nội dung nghị luận. Chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
2. Nội dung
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về Lí Công Uẩn. 
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Nêu luận điểm khái quát: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
b. Thân bài
* Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Chiếu dời đô
- Đất nước thanh bình
- Các triều đại Đinh - Tiền Lê nối tiếp nhau ra đời rồi cùng nhanh chóng tiêu vong.
- Nhà Lí thành lập - trách nhiệm của vương triều họ Lí.
* Lí do phải dời đô cũng như lợi ích của việc dời đô:
- Cơ sở lịch sử: 
+ Việc dời đô của các triều đại xưa ở Trung Quốc.
+ Mục đích: mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho thế hệ sau.
+ Kết quả: vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh quốc gia giàu mạnh, đất nước bền vững, phát triển thịnh vượng.
- Cơ sở thực tế: (Thực tế Đại Việt)
+ Hai triều Đinh và Lê .....không theo mệnh trời, không học người xưa. 
+ Số phận của hai nhà Đinh - Lê: triều đại ngắn ngủi, nhân dân khổ cực, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển thịnh vượng 
+ Thực tế lịch sử lúc bấy giờ: thế và lực chưa đủ mạnh.
+ Tình cảm chân thành của Lí Thái Tổ là khát vọng về đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường.
* Lí do thành Đại La trở thành kinh đô bậc nhất:
- Về vị thế địa lí.
- Về vị thế chính trị, văn hóa.
- Khẳng định thành Đại La có đủ mọi điều kiện tốt nhất để trở thành kinh đô của đất nước.
- Liên hệ đến Thăng Long - Hà Nội 
c. Kết bài
- Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở hai mặt nội dung và nghệ thuật .
0,5
1,5
2,0
1,5
0,5
3
(6đ)
Đề 2
1. Hình thức:
+ Đúng kiểu bài nghị luận văn học.
+ Bài viết đầy đủ, rõ ràng theo bố cục 3 phần: ( MB, TB, KB) hệ thống luận điểm rõ ràng, phù hợp, lập luận chặt chẽ, lô gic làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Lựa chọn, sử dụng kết hợp các yểu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm phù hợp làm nổi bật nội dung nghị luận. Chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
2. Nội dung
a. Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của " Hịch tướng sĩ" và anh hùng Trần Quốc Tuấn.
- Nêu luận điểm khái quát: lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần trách nhiệm của TQT trước hoạ ngoại xâm.
b. Thân bài
* CM qua các luận điểm:
 a - "HTS" đã thể hiện sâu sắc lòng yêu nước của TQT trước hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại xâm .(2,0điểm)
- Vì lòng yêu nước, TQT không thể nhắm mắt, bịt tai trước những hành vi ngang ngược của sứ giả nhà Nguyên mà ông tức giận gọi chúng là "cú diều, dê chó, hổ đói"
- TQT đã vạch mặt bọn giả nhân giả nghĩa, có lòng tham không đáy, mưu toan vét sạch tài nguyên, của cải đất nước ta. (d/c)
- Vì lòng yêu nước, TQT đã quên ăn, mất ngủ, đau lòng nát ruột vì chưa có cơ hội để "xả thịt, lột da....quân thù" cho thỏa lòng căm giận. Ông sẵn sàng hi sinh, để tổ quốc được độc lập tự do. (d/c)
 Nếu ko vì lòng yêu nước nồng nàn thì TQT đã ko thể đau đớn, dằn vặt căm thù sôi sục như thế.
b/ "Hịch tướng sĩ" còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của một vị chủ soái trước cảnh đất nước đang lâm nguy bằng những lời phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm.(3,0điểm)
- Ông đã khéo léo nêu lên tình thương, sự gắn bó của ông đối với các tướng sĩ, cùng với tinh thần đồng cam cộng khổ của ông để khơi gợi sự đồng tâm của họ. (d/c)
- Ông đã nêu lên những hậu quả nghiêm trọng, ko những sẽ xảy ra đến cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nước rơi vào tay quân thù. (d/c) 
- Tinh thần trách nhiệm của ông còn thể hiện ở việc ông viết cuốn "Binh thư yếu lược" để cho các tướng sĩ rèn luyện. Đối với ông yêu nước là phải có bổn phận giữ nước, phải có hành động thiết thực cứu nước. 
- TQT đã thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của người chỉ huy công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Chính lòng yêu nước mãnh liệt, tinh thần trách nhiệm cao đó của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng trong lòng các tướng sĩ lúc bấy giờ.
c. Kết bài
- KĐ lại vấn đề cần chứng minh.
- Mở rộng, nâng cao vấn đề, liên hệ, so sánh. 
0,5
0,5
0,5
1,0
1,0
1,0
0,5
0,5
0,5
* Lưu ý : Khuyến khích với những bài viết sáng tạo.
TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH
HD CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Năm học: 2019-2020
Môn: Ngữ văn 8
 (Đáp án - thang điểm gồm có 02 trang)
Đề 3
Phần/ câu
Đáp án
Biểu điểm
Phần I: đọc – hiểu ( 5,0 điểm)
Câu 1
(3 điểm)
1.1 - C
0,5
1. 2 - D
0,5
1.3 - B
0,5
1.4 - A
0,5
1.5: Nội dung của đoạn trích: 
- Tác giả bày tỏ quan điểm về phương pháp học đúng đắn, tiến bộ. Nhờ đó đất nước sẽ có nhiều nhân tài, vững bền, hưng thịnh.
 1,0
Câu 2
( 2 điểm)
2.1 - C
2.2 - B
2.3: BPNT sử dụng: Động từ mạnh, câu cảm thán liên tiếp, câu thơ ngắt nhịp bất thường. 
+ Tác dụng: Thể hiện tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt cao độ, niềm khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ.
0,5
0,5
1,0
Phần II : Làm văn ( 5,0 điểm)
Câu 3
(5 điểm)
1. Hình thức: 
- Một đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ ( khoảng 200 từ)
- Học sinh có kỹ năng viết đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ. Bố cục đoạn văn đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả, dùng từ, tạo câu.
2. Nội dung
- Mở đoạn: Giới thiệu về vị trí, nội dung đoạn thơ: Bức tranh mùa hè rực rỡ, sôi động, tràn đầy sức sống và tình yêu cuộc sống tha thiết, khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ.
- Thân đoạn: 
+ Bức tranh mùa hè trong tâm tưởng người tù cách mạng : Tác giả đã cảm nhận và miêu tả khung cảnh mùa hè với một vẻ đẹp tươi thắm, lộng lẫy, rộn rã, sự sống đang sinh sôi nảy nở, đầy dặn, ngọt ngào ( dẫn chứng).
+ Cảm xúc và tâm trạng của tác giả: Xao xuyến, say mê, tác giả yêu cuộc sống nồng nàn, tha thiết và nhạy cảm với mọi biến động của cuộc đời.
+ Nghệ thuật : Thể thơ lục bát giản dị, giọng điệu thiết tha, hình ảnh thơ gợi cảm, trí tưởng tượng phong phú, cảm nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan tinh tế. 
- Kết đoạn: Khái quát lại giá trị nội dung đoạn thơ. Thông điệp đoạn thơ mang đến cho người đọc.
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
NGƯỜI RA ĐỀ TỔ TRƯỞNG DUYỆT 
Đoàn Thị Tình Nghĩa Nguyễn Thị Kim Lan
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 8
ĐỀ 1,2
Chủ đề
Mức độ
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
I. Đọc hiểu
- Văn bản nghị luận đã được học trong chương trình Ngữ văn 8 kì II
C1.1- 1.4: Nhận biết thông tin đoạn trích, phương thức biểu đạt, thể loại, kiểu câu, kiểu hành động nói được sử dụng trong đoạn trích.
C1.5.a: Hiểu chính xác nội dung đoạn văn
C1.5.b: Từ nội dung đoạn văn trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước; tác dụng của phương pháp học đi đôi với hành.
- Văn bản thơ hiện đại đã được học trong chương trình Ngữ văn 8 kì II
C2.1-2.3 : Nhận biết phương thức biểu đạt, kiểu câu; chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích thơ và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
7
2,0
20%
1
2,0
20%
 8
 4,0
 40%
II. Tạo lập văn bản
Văn nghị luận
 Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học; sắp xếp hệ thống luận điểm hợp lí, lập luận chặt chẽ, lô gic, kết hợp linh hoạt các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
6,0
60%
1
6,0
60%
Tổng 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
7
2,0
20%
1
2,0
20%
1
6,0
60%
9
10
100%
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 8
ĐỀ 3
Chủ đề
Mức độ
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
I. Đọc hiểu
- Văn bản nghị luận đã được học trong chương trình Ngữ văn 8 kì II
C1.1- 1.4: Nhận biết thông tin đoạn trích, phương thức biểu đạt, thể loại, kiểu câu, kiểu hành động nói được sử dụng trong đoạn trích.
C1.5: Hiểu chính xác nội dung đoạn văn
- Văn bản thơ hiện đại đã được học trong chương trình Ngữ văn 8 kì II
C2.1-2.3 : Nhận biết phương thức biểu đạt, kiểu câu; chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích thơ và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
7
4,0
40%
1
1,0
10%
 8
 5,0
 50%
II. Tạo lập văn bản
Văn nghị luận
 Viết đoạn văn cảm thụ về một tác phẩm văn học.(khoảng 200 từ)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
5,0
50%
1
5,0
50%
Tổng 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
7
4,0
40%
1
1,0
10%
1
5,0
50%
9
10
100%

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_20.doc