Đề khảo sát chất lượng học kì 1 môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021

Đề khảo sát chất lượng học kì 1 môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021

Em hãy đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:

 “Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhám thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trường sấn sỏ bước đến giơ gậy định đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai ngươi giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”

Câu 1(1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2(1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn ?

 

docx 6 trang Phương Dung 30/05/2022 5141
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì 1 môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHẴN: 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Em hãy đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
 “Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhám thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trường sấn sỏ bước đến giơ gậy định đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai ngươi giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”
Câu 1(1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 
Câu 2(1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn ? 
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định cụm từ được đặt trong ngoặc kép ở đoạn trích trên. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng ở cụm từ đó? 
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
 Thuyết minh về tác giả Nam Cao và tác phẩm Laoc Hạc.
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ LẺ: 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
 (Ngữ văn 8, tập một)
Câu 1(1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 
Câu 2(1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn ? 
Câu 3 (1,0 điểm): Xét về mặt cấu tạo, câu “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.” thuộc kiểu câu gì?. Các vế được nối với nhau bằng cách nào?
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
 Thuyết minh về tác giả Nam Cao và tác phẩm Laoc Hạc.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
A. Lưu ý chung
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.
- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.
B. Hướng dẫn cụ thể
ĐỀ CHẴN:
 Câu 
Yêu cầu cần đạt
Điểm
1
- Đoạn văn trích trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ” của tác phẩm “Tắt đèn”. 
- Tác giả Ngô Tất Tố
0,5
 0,5
Phần I
2
- Nội dung của đoạn văn: Sức mạnh, sự phản kháng quyết liệt, mạnh mẽ của chị Dậu và hình ảnh thảm hại, xấu xí của hai tên tay sai.
1,0
3
- Cụm từ được đặt trong ngoặc kép: “hầu cận ông lí”
- Tác dụng: Đánh dấu từ ngữ có hàm nghĩa mỉa mai
0,5
0,5
Tổng điểm
3
ĐỀ LẺ:
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
1
- Đoạn văn trích trong văn bản “Trong lòng mẹ” của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”. 
- Tác giả Nguyên Hồng
0,5
 0,5
Phần I
2
-Nội dung chính của đoạn văn: Cảm giác sướng, hạnh phúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ và được ngồi trong lòng mẹ.
1,0
3
- Xét về mặt cấu tạo, câu văn là câu ghép. 
- Các vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy
0,5 đ
0,5 đ
Tổng điểm
3
Phần 2: TẬP LÀM VĂN:
(CHUNG CHO CẢ HAI ĐỀ)
 Thuyết minh về tác giả NamCao và tác phẩm Lão Hạc.
7,0
Phần II
Về hình thức:
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: 
Có đầy đủ cấu trúc Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được đối tượng thuyết minh. Thân bài triển khai được các ý về tác giả Nam Cao – tác phẩm Lão Hạc. Kết bài nêu cảm nhận của mình về đối tượng thuyết minh
b. Về nội dung:
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
 - Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Lão Hạc” – là tác phẩm thành công viết về đề tài người nông dân.
* Thân bài:
- Giới thiệu về tác giả Nam Cao:
+ Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri (1917-1951), quê làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam
+ Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài viết về đề tài người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi.
+ Sau Cách mạng, Nam Cao chân thành, tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hi sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch. Năm 1996, Nam Cao được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
+ Các tác phẩm của Nam Cao giàu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
+ Các tác phẩm chính: Chí Phèo (1941), Trăng sáng (1942), Đời thừa (1943), Sống mòn (1944) .
-Giới thiệu về tác phẩm Lão Hạc:
+ Là tác phẩm xuất sắc viết về đề tài người nông dân
+ Tóm tắt tác phẩm Lão Hạc
+ Khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc
Nội dung: 
> Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm.Qua đó thẻ hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn Nam Cao.
> Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng
Nghệ thuật : 
> Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với Lão Hạc.
> Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
> Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao
- So sánh, đối chiếu, mở rộng các nhân vật khác: chị Dậu ( Tắt Đèn), Chí Phèo 
=>Nhân vật đã góp phần thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 
* Kết bài: Nêu cảm nhận đối với nhà văn Nam Cao và khẳng định giá trị bất hủ của truyện ngắn Lão Hạc
* Lưu ý: - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng song hợp lí. Có thể thưởng điểm cho các bài viết sáng tạo song không vượt quá khung điểm của mỗi câu theo quy định.
1
2,0
2,0
1
1
Hướng dẫn chấm điểm: 
- Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bài viết có nội dung sâu sắc. Có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả 
- Điểm 4 - 5: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Bài viết có nội dung khá sâu sắc, thuyết phục. Còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả
- Điểm 2-3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, nhưng chưa sâu. Còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả.
- Điểm 1: Chưa biết cách làm bài, diễn đạt lủng củng.
- Điểm 0: Không viết bài hoặc lạc đề

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_1_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2020_2.docx