Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đinh Châu

Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đinh Châu

Câu 1 (1.0 đ)

 Xác định tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2 (1.0 đ)

Căn cứ vào mục đích nói, câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra kiểu hành động nói của câu văn đó.

Câu 3 (1.0 đ)

Câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” là câu phủ đinh. Đúng hay sai? Vì sao?

Câu 4 (1.0 đ)

Nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 5 (1.0 đ)

 Việc phê phán hai nhà Đinh, Lê không chịu dời đô như trên theo em có hợp lí không? Vì sao?

 

docx 3 trang thuongle 5501
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đinh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GDĐT ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020-2021
TRƯỜNG THCS ĐINH CHÂU Môn: Ngữ Văn – Lớp 8
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC - HIÊU VĂN BẢN (5 đ)
“Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình khinh thường mệnh trời không noi theo dấu cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở đây khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” 
 (Sách Ngữ Văn 8- Tập 2)
Câu 1 (1.0 đ) 
 Xác định tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? 
Câu 2 (1.0 đ)
Căn cứ vào mục đích nói, câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra kiểu hành động nói của câu văn đó. 
Câu 3 (1.0 đ)
Câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” là câu phủ đinh. Đúng hay sai? Vì sao?
Câu 4 (1.0 đ)
Nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 5 (1.0 đ)
 Việc phê phán hai nhà Đinh, Lê không chịu dời đô như trên theo em có hợp lí không? Vì sao?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 đ)
	Thuyêt minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em mà em biết.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1
Tác giả: Lí Công Uẩn
0.5đ
Phương thức biêu đạt chính: nghị luận
0.5đ
Câu 2
Câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” thuộc kiểu câu trần thuật.
0.5 đ
Kiểu hành động nói: bộc lộ cảm xúc
0.5đ
Câu 3
Đúng là câu phủ định
0.5 đ
Vì có chứa tư ngữ phủ định: không
0.5 đ
Câu 4
Học sinh nêu được các ý sau:
- Phê phán hai triều Đinh, Lê cứ đóng yên đô ở vùng núi Hoa Lư
- Hậu quả của việc không dời đô đó
0.5 đ
0.5 đ
Câu 5
Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách nhưng đảm bảo một trong các ý sau đây:
- Việc phê phán hai nhà Đinh, Lê còn mang tính chủ quan, không hợp lí.
Giải thích : Vì hai nhà Đinh, Lê thế và lực chưa đủ mạnh nên vẫn dựa vào địa hình vùng núi hiểm trở chưa thể dời ra vùng đồng bằng trung tâm của đát nước.
0.5 đ
0.5 đ
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 3
Thuyêt minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em mà em biết.
5đ
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh, phương pháp phù hợp,
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu bài văn thuyết minh học sinh trình bày những hiểu biết của mình về danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh.
1,00
Thân bài: Lần lượt thuyết minh các đặc điểm của danh lam tháng cảnh như: vị trí địa li, tên gọi, kiến trúc, 
3,00
Kết bài: Khẳng định giá trị của danh lam tháng cảnh đó.
1,00
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021_t.docx