Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lương Mông
Câu 1: Ý nào dưới đây nói đúng về vai trò của pháp luật và kỉ luật?
A. Giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
B. Giúp công việc của tập thể được trôi chảy vì các thành viên sợ vi phạm kỉ luật.
C. Giúp cho các thành viên trong tập thể giám sát hoạt động của nhau.
D. Kìm hãm sự phát triển của cá nhân vì cứ phải tuân theo khuôn khổ chung.
Câu 2: Câu nào dưới đây nói đầy đủ nhất ý nghĩa của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
A.Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, góp phần làm phong phú thêm truyền thống văn hóa dân tộc.
B. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư làm cho cuộc sống hạnh phúc ấm no, tạo sự hòa hợp, đoàn kết.
C. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
D. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư làm cho cuộc sống yên vui, hạnh phúc, góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
Câu 3. Hành vi nào dưới đây vi phạm kỉ luật?
A. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
B. Đốt rừng làm nương rẫy.
C. Chơi tú lơ khơ ăn tiền.
D. Đi học muộn, trốn tiết.
PHÒNG GD&ĐT BA CHẼ TRƯỜNG TH&THCS LƯƠNG MÔNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2020 - 2021 Môn: GDCD 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Mức thấp Mức cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Pháp luật và kỉ luật - Nắm được vai trò của PL, KL; biện pháp đảm bảo thực hiện pháp luật. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 1 10% 2 1 10% 2. Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Nắm được khái niệm cộng đồng dân cư, ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống VH ở cộng đồng dân cư. -Hiểu được biểu hiện đúng và chưa đúng trong việc xây dựng nếp sống VH ở cộng đồng dân cư, trong thành ngữ. -Nhận xét, đánh giá về 1 hành vi xảy ra ở cộng đồng dân cư Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 2 1 1% 1 0,5 5% 4 2,0 20% 3. Lao động tự giác và sáng tạo -Nắm được khái niệm, ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo - Hiểu được biểu hiện, bản chất của lao động tự giác, sáng tạo trong cuộc sống. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0, 5 5% 1 0,5 5% 2 1 10% 4. Tụ lập - Biết thế nào là tự lập - Nêu được biểu hiện của tính tự lập - Nêu được biểu hiện cụ thể trong cuộc sống Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1/3 1 10% 1/3 1 10% 1/3 1 10% 1 3 30% 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Biết được quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ - ý nghĩa quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình -Nhận xét đánh giá về hành vi trong tình huống. -Đưa ra cách ứng xử trước một tình huống cụ thể. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1/2 1 10% 1/2 1,0 10% ½ 0,5 5% 1/2 0,5 5% 2 3 30% Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ % 4,5-1/3 4 40% 3,5-1/3 3,5 35% 1,5-1/3 2 20% 1/2 0,5 5% 11 10 100% PHÒNG GD&ĐT BA CHẼ TRƯỜNG TH&THCS LƯƠNG MÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2020 - 2021 Môn: GDCD 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần 1. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Chọn đáp án đúng và ghi vào bài làm Câu 1: Ý nào dưới đây nói đúng về vai trò của pháp luật và kỉ luật? A. Giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. B. Giúp công việc của tập thể được trôi chảy vì các thành viên sợ vi phạm kỉ luật. C. Giúp cho các thành viên trong tập thể giám sát hoạt động của nhau. D. Kìm hãm sự phát triển của cá nhân vì cứ phải tuân theo khuôn khổ chung. Câu 2: Câu nào dưới đây nói đầy đủ nhất ý nghĩa của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A.Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, góp phần làm phong phú thêm truyền thống văn hóa dân tộc. B. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư làm cho cuộc sống hạnh phúc ấm no, tạo sự hòa hợp, đoàn kết. C. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. D. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư làm cho cuộc sống yên vui, hạnh phúc, góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Câu 3. Hành vi nào dưới đây vi phạm kỉ luật? A. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. B. Đốt rừng làm nương rẫy. C. Chơi tú lơ khơ ăn tiền. D. Đi học muộn, trốn tiết. Câu 4: Nhà bà Na hay xảy ra to tiếng, khi thì bà cãi nhau với chồng, lúc thì bà quát mắng, đánh đập con. Nhiều lúc xảy ra xô xát lớn hàng xóm phải chạy sang can ngăn vợ chồng bà. Theo em ý nào dưới đây nhận xét đúng về tình huống trên? A. Đấy là việc riêng của nhà bà Na, không cần ai can thiệp. B. Hàng xóm can ngăn là vi phạm quyền tự do cá nhân của nhà bà Na. C. Nhà bà Na đã làm ảnh hưởng đến trật tự, văn hóa chung của cộng đồng dân cư. D. Bà Na nên rút kinh nghiệm, đóng kín cửa trước khi cãi nhau. Câu 5: Anh Hải vừa học xong lớp 12 nhưng vì thi trượt đại học nên gia đình anh quyết định mở quán điện tử để anh trông coi. Anh Hải đã nghĩ ra nhiều cách để thu hút khách hàng học sinh như giảm tiền nếu chơi nhiều thời gian, mua nhiều phần mềm trò chơi game bạo lực kích động, những lúc có nhiều khách mà thiếu máy anh lại rủ khách hàng chơi đánh bài ăn tiền để giữ chân khách. Em đồng ý với nhận xét nào dưới đây về việc làm của anh Hải? A.Việc làm của anh Hải sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. B. Anh Hải là người sáng tạo, biết cách lập nghiệp. C. Anh Hải thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh của mình. D. Anh Hải kinh doanh điện tử mà rủ khách hàng đánh bài là sai. Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự giác trong học tập và lao động? A. Làm thêm bài tập ngoài sách giáo khoa. B. Thường xuyên nấu cơm giúp bố mẹ. C. Chỉ học bài khi nào bố mẹ giục. D. Tìm đọc thêm các tác phẩm văn học. Câu 7: Hành vi nào dưới đây không góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A.Tham gia tổng vệ sinh khu phố mỗi dịp cuối tuần. B. Rủ hàng xóm chơi bài ăn tiền trong dịp tết. C. Đi họp tổ dân phố đều đặn và tích cực đóng góp ý kiến xây dựng. D.Thân thiện với bà con hàng xóm. Câu 8: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây về vấn đề lao động tự giác và sáng tạo? A.Học sinh không cần phải rèn luyện tính lao động tự giác và sáng tạo vì nhiệm vụ của học sinh là học tập. B.Sự sáng tạo trong lao động thể hiện là luôn nghĩ ra cách làm mới khác người. C.Trong lao động chỉ cần đến sự tự giác mà không cần đến sự sáng tạo. D.Lao động tự giác và sáng tạo giúp nâng cao năng suất, chất lượng công việc. Phần 2. TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Nêu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ? Câu 2: (3 điểm) Thế nào là tự lập? Hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập? Em hãy cho biết hai việc mà em có thể tự làm được thể hiện tính tự lập ? Câu 3: (1,5 điểm) Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Sơn. Sơn đua đòi ăn chơi, hút thuốc lá rồi bị nghiện ma túy Theo em, ai là người có lỗi trong việc này? Vì sao? PHÒNG GD&ĐT BA CHẼ TRƯỜNG TH&THCS LƯƠNG MÔNG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HK I Năm học 2020 – 2021 Môn: GDCD 8 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM Gợi ý đáp án Biểu điểm I. Trắc nghiệm Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm 8 = 4 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C D C A C B D Câu 1 1,5 điểm * Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà cha mẹ: - Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà. - Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà đặc biệt ki cha mẹ, ông bà đau ốm, già yếu. - Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phậm cha mẹ, ông bà. 0, 5đ 0, 5đ 0, 5đ Câu 2 3 điểm - Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. - Biểu hiện của tính tự lập: tự tin, bản lĩnh, kiên trì, dám đương đầu với khó khăn, có ý chí vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống - HS nêu được hai việc mà em có thể tự làm được thể hiện tính tự lập. 1đ 1đ 1đ Câu 3 1,5 điểm Theo em cả Sơn và cha mẹ đều có lỗi. Vì : + Sơn đua đòi, ăn chơi. + Cha mẹ quá nuông chiều, buông lỏng quản lý Sơn. Không biết phối hợp với nhà trường để có biện pháp giáo dục Sơn. 0,5đ 0,5đ 0,5đ
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_2020_20.doc