Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào trong chương trình đã học ?
A.Cô bé bán diêm. B. Hai cây phong.
C.Đánh nhau với cối xay gió. D. Chiếc lá cuối cùng.
Câu 2: Tình cảm của tác giả bộc lộ trong đoạn văn trên là gì”
A. Niềm vui tuổi thơ. B. Thiên nhiên tươi đẹp.
C. Trân trọng người trồng hai cây phong. D. Ca ngợi hai cây phong.
Câu 3: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả . B. Tự sự . C. Biểu cảm. D. Thuyết minh.
Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu đầu đoạn trích trên?
A. Nhân hoá. B. Nói giảm, nói tránh. C. Nói quá. D. So sánh.
Câu 5: Đoạn văn trên có mấy câu ghép?
A. một . B. hai. C. ba. D. bốn.
Câu 6: Các câu ghép trên được nối bằng cách nào?
A. Dấu phẩy. B. Dấu chấm phẩy. C. Dấu hai chấm. D. Dấu chấm phẩy và dấu hai chấm.
Câu 7: Đoạn văn trên có mấy từ tượng thanh?
A. một . B. hai. C. ba. D. bốn.
Trường THCS .........................ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MỘT NH: 2020-2021 Môn: Ngữ văn 8 I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA - Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng phân môn Ngữ Văn đối với học sinh lớp 8 đã được học. - Giúp HS nắm vững hơn kiến thức về các bài đã học qua hình thức trắc nghiệm và tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận. Thời gian: 90 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 1. VĂN BẢN TN TL TN TL Thấp Cao Số câu: 5 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Hai cây phong Tác giả Tức nước vỡ bờ Lão Hạc Trong lòng mẹ Trong lòng mẹ Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 3 Số điểm: 0.75 Tỉ lệ: 7.5% Số câu: 1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ: 2.5% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 0 Số điểm: 0 Tỉ lệ: 0% 2. TIẾNG VIỆT Trường từ vựng Tình thái từ Câu ghép Từ tượng thanh Biện pháp tu từ . Số câu: 7 Số điểm: 1.75 Tỉ lệ: 17.5% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 7 Số điểm: 1.75 Tỉ lệ: 17.5% Số câu:0 Số điểm: 0 Tỉ lệ: 0% 3. TẬP LÀM VĂN Tự sự Thuyết minh Số câu: 2 Số điểm: 5.25 Tỉ lệ: 52.5% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0.25, Tỉ lệ: 2.5% Số câu: 0 Số điểm: 0 Tỉ lệ: 0% Sốcâu: 0 Số điểm: 0 Tỉ lệ: 0% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 11 Số điểm: 2.75 Tỉ lệ: 27.5% Số câu: 1 Số điểm: 0.25 Tỉ lệ: 2.5% Sốcâu: 1 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu: 14 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I –NH: 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN 8– Thời gian 90 phút I.Trắc nghiệm: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8. “Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Thuở ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến : ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này ? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hy vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này ? ( Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào trong chương trình đã học ? A.Cô bé bán diêm. B. Hai cây phong. C.Đánh nhau với cối xay gió. D. Chiếc lá cuối cùng. Câu 2: Tình cảm của tác giả bộc lộ trong đoạn văn trên là gì” A. Niềm vui tuổi thơ. B. Thiên nhiên tươi đẹp. C. Trân trọng người trồng hai cây phong. D. Ca ngợi hai cây phong. Câu 3: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả . B. Tự sự . C. Biểu cảm. D. Thuyết minh. Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu đầu đoạn trích trên? A. Nhân hoá. B. Nói giảm, nói tránh. C. Nói quá. D. So sánh. Câu 5: Đoạn văn trên có mấy câu ghép? A. một . B. hai. C. ba. D. bốn. Câu 6: Các câu ghép trên được nối bằng cách nào? A. Dấu phẩy. B. Dấu chấm phẩy. C. Dấu hai chấm. D. Dấu chấm phẩy và dấu hai chấm. Câu 7: Đoạn văn trên có mấy từ tượng thanh? A. một . B. hai. C. ba. D. bốn. Câu 8: Các từ : vui sướng, ước mơ, ấp ủ, hi vọng thuộc trường từ vựng nào? A. Tình cảm B. Thái độ. C. Cảm xúc . D. Trạng thái. Câu 9: Hoàn thành định nghĩa sau: .. là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. A. Tình thái từ. B. Trường từ vựng . C. Từ đồng nghĩa. D. Từ đồng âm. Câu 10: Điểm giống nhau của các văn bản “Tức nước vỡ bờ”, “Trong lòng mẹ”, “Lão Hạc”? Đều là văn biểu cảm, chứa chan tinh thần nhân đạo. Đều là văn tự sự, là truyện kí hiện đại . Đều ca ngợi người phụ nữ. Thể hiện người phụ nữ bất hạnh. Câu 11: Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì? “ Bác đã đi rồi sao Bác ơi Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.”(Tố Hữu) A. Sự nguy hiểm B. Sự xa xôi C. Sự sống D. Cái chết Câu 12: Tác giả nào hiệu là Sào Nam ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là nhà cách mạng yêu nước lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 25 năm đầu của TK XX? A. Phan Chu Trinh B. Phan Bội Châu C. Ngô Tất Tố D. Nam Cao II. Tự luận:(7 điểm) Câu 1. Trình bày nội dung cơ bản của đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng ?(2 điểm) Câu 2. Thuyết minh “Chiếc áo dài Việt Nam”.( 5 điểm) * Đáp án – Biểu điểm: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:Đúng mỗi câu đạt 0.25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ.ÁN B C B A C D C D A B D B II. TỰ LUẬN: Câu 1(2đ): HS làm được các ý sau: - Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của bé Hồng. - Nỗi cô đơn niềm khao khát tình mẹ của bé Hồng. - Niềm hạnh phúc vô bờ của bé Hồng khi gặp lại mẹ. Câu 2:(5đ) A. Hình thức: - Học sinh làm bài chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, ít sai lỗi chính tả, đúng thể loại văn thuyết minh, nội dung rõ ràng - Đảm bảo bố cục 3 phần rõ ràng. B.Nội dung: Học sinh làm bài theo suy nghĩ và cách diễn đạt của riêng mình nhưng cần đạt được theo các ý sau: *Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam: - Chiếc áo dài đậm đà bản sắc dân tộc, tượng trưng cho vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam. - Áo dài Việt Nam để lại ấn tượng sâu sắc và được bạn bè quốc tế yêu thích. * Giới thiệu cụ thể về: - Lịch sử chiếc áo dài: - Cấu tạo chiếc áo dài: - Chất liệu may áo dài: - Môi trường sử dụng và đặc điểm của chiếc áo dài. *Cảm nghĩ của em về chiếc áo dài Việt Nam. * Biểu điểm: + Điểm 4-5: Văn lưu loát, trình bày theo đúng nội dung, yêu cầu đề bài, ít mắc lỗi chính tả, diễn đạt (2 lỗi) + Điểm 3-3.5 : Hiểu yêu cầu của đề, bài viết khá lưu loát còn mắc một số lỗi chính tả và diễn đạt (4 lỗi) + Điểm 2-2.5 : Bài viết mức trung bình, tỏ ra hiểu yêu cầu của đề nhung còn mắc một số lỗi chính tả và diễn đạt. + Điểm 1-1.5 : Bài viết dưới mức trung bình, còn mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. + Điểm 0.5 : Chưa đạt các yêu cầu trên, viết một vài dòng chiếu lệ. + Điểm 0 : Bỏ giấy trắng
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021.doc