Đề thi thử vào Lớp 10 môn Sinh học năm 2018 - Mã đề 267 - Trường THCS Quỳnh Ngọc

Đề thi thử vào Lớp 10 môn Sinh học năm 2018 - Mã đề 267 - Trường THCS Quỳnh Ngọc

Câu 4: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là

A. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật. B. Là một bào quan trong tế bào.

C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn. D. Cả A, B và C.

Câu 5: Thế nào là cặp NST tương đồng?

A. Gồm 2 chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước, trong đó một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.

B. Là cặp NST giới tính.

C. Là cặp NST được hình thành trong nguyên phân.

D. Cả A và B.

Câu 6: Phép lai dưới đây tạo ra thế hệ lai F1 có nhiều kiểu gen nhất là:

A. P: AaBb x AaBb B. P: aaBb x aaBB

C. P: Aabb x Aabb D. P: aabb x aaBb

Câu 7: Phép lai nào sau đây tạo con lai có 2 kiểu hình nếu tính trạng trội là hoàn toàn?

A. ss x ss B. SS x SS

C. SS x Ss D. Ss x ss

 

doc 4 trang thuongle 4700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Sinh học năm 2018 - Mã đề 267 - Trường THCS Quỳnh Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS QUỲNH NGỌC
THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2018
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài 60 phút; 40 câu trắc nghiệm
Mã đề 267
Câu 1:
Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là:
A.
cặp gen tương phản
B.
cặp bố mẹ thuần chủng tương phản.
C.
hai cặp tính trạng tương phản.
D.
cặp tính trạng tương phản.
Câu 2:
Protein thực hiện chức năng chủ yếu ở những cấu trúc bậc nào sau đây:
A.
Cấu trúc bậc 2 và 3.
B.
Cấu trúc bậc 3 và 4.
C.
Cấu trúc bậc 1.
D.
Cấu trúc bậc 1 và 2.
Câu 3:
Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở điểm nào?
A.
Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen và cùng giới tính.
B.
Trẻ đồng sinh cùng trứng hoàn toàn giống nhau về kiểu hình.
C.
Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể khác giới tính
D.
Cả B và C
Câu 4:
Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là
A.
Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật.
B.
Là một bào quan trong tế bào.
C.
Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn.
D.
Cả A, B và C.
Câu 5:
Thế nào là cặp NST tương đồng?
A.
Gồm 2 chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước, trong đó một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
B.
Là cặp NST giới tính.
C.
Là cặp NST được hình thành trong nguyên phân.
D.
Cả A và B.
Câu 6:
Phép lai dưới đây tạo ra thế hệ lai F1 có nhiều kiểu gen nhất là:
A.
P: AaBb x AaBb
B.
P: aaBb x aaBB
C.
P: Aabb x Aabb
D.
P: aabb x aaBb
Câu 7:
Phép lai nào sau đây tạo con lai có 2 kiểu hình nếu tính trạng trội là hoàn toàn?
A.
ss x ss
B.
SS x SS
C.
SS x Ss
D.
Ss x ss
Câu 8:
Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trạng trội thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai phân tích là:
A.
Có 3 kiểu hình.
B.
Có 2 kiểu hình
C.
Có 4 kiểu hình.
D.
Có 1 kiểu hình.
Câu 9:
Đột biến NST là do sự thay đổi
A.
Về số lượng NST
B.
Về cấu trúc NST
C.
Rất lớn về kiểu hình
D.
Cả A và B.
Câu 10:
Ở một TB dinh dưỡng của một loài người ta đếm được 2n = 4 đang tiến hành phân bào. Hỏi ở kì đầu của TB trên có bao nhiêu NST kép? Bao nhiêu NST đơn? Bao nhiêu crômatit? Bao nhiêu tâm động?
A.
4; 0; 8; 4
B.
0; 4; 8; 4
C.
4; 8; 0; 4
D.
8; 0; 4; 4
Câu 11:
Đối với các loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ chế nào duy trì bộ NST đặc trưng của loài?
A.
Nguyên phân.
B.
Giảm phân.
C.
Nguyên phân – giảm phân – thụ tinh
D.
Cả A và B.
Câu 12:
Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền.
A.
m ARN
B.
t ARN
C.
r ARN
D.
Cả A, B và C.
Câu 13:
Những dạng nào thuộc thể dị bội?
A.
Dạng 2n-2
B.
Dạng 2n+1
C.
Dạng 2n-1
D.
Cả A,B và C
Câu 14:
Nghiên cứu phả hệ là phương pháp
A.
Theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.
B.
Theo dõi những bệnh tật di truyền của một dòng họ qua một số thế hệ.
C.
Nghiên cứu đặc điểm di truyền của một bộ tộc nào đó.
D.
Cả B và C.
Câu 15:
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
“Khi bắt đầu nguyên phân, các NST kép dần dần ., co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động dính vào các sợi tơ của thoi phân bào.”
A.
Tháo xoắn.
B.
Đóng xoắn
C.
Dãn xoắn
D.
Co ngắn.
Câu 16:
Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II có bao nhiêu NST đơn?
A.
2 NST đơn.
B.
4 NST đơn.
C.
8 NST đơn.
D.
16 NST đơn
Câu 17:
Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường
A.
gây hại cho bản than sinh vật.
B.
tạo ra đặc điểm di truyền mới có lợi cho bản thân sinh vật
C.
làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường.
D.
cả 3 hậu quả nêu trên
Câu 18:
Bệnh Đao biểu hiện như thế nào?
A.
Bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, ngón tay ngắn.
B.
Si đần bẩm sinh và không có con
C.
Da và tóc trắng, mắt hơi hồng.
D.
Cả A và B.
Câu 19:
Nhờ đầu mà bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được ổn định qua các thế hệ?
A.
Do qua giảm phân, bộ NST lưỡng bội (2n) đặc trưng cho loài bị giảm đi một nửa, hình thành bộ NST đơn bội (n) trong giao tử
B.
Do trong thụ tinh, các giao tử đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội (2n) đặc trưng cho loài.
C.
Trong giảm phân và thụ tinh không xảy ra quá trình biến đổi NST.
D.
Cả A, B và C
Câu 20:
Một gen có 2700 nuclêotit, có hiệu số giữa A và G bằng 10% số Nuclêotit của gen. Số lượng từng loại nuclêotit của gen là bao nhiêu?
A.
A = T = 1515 nucleotit ; G = X = 810 nucleotit
B.
A = T = 1620 nuclêotit ; G = X = 1080 nucleotit
C.
A = T = 810 nuclêotit ; G = X = 540 nucleotit
D.
A = T = 405 nuclêotit ; G = X = 270 nucleotit
Câu 21:
Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?
A.
AA x Aa
B.
Aa x aa
C.
P: Aa x Aa
D.
P: AA x AA
Câu 22:
Một gen có 120 chu kì xoắn và có 400G tương ứng với chiều dài và số Nucleotit loại A là
A.
5100; 800
B.
4080; 700
C.
4080; 800
D.
4420; 800
Câu 23:
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
“ Trình tự các . trên ADN quy định trình tự các axitamin trong chuỗi polipeptit cấu thành protein và biểu hiện thành tính trạng”.
A.
Nuclêotit
B.
Ribôxôm
C.
Axitamin
D.
Gen
Câu 24:
Nguyên nhân phát sinh đột biến gen là:
A.
sự phân li của NST trong nguyên phân.
B.
rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của ADN.
C.
hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào
D.
hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào.
Câu 25:
Chọn câu đúng trong các câu sau:
A.
Bệnh nhân Tơcnơ chỉ có 1 NST X trong cặp NST giới tính.
B.
Người mắc bệnh Đao có 3 NST ở cặp NST giới tính
C.
Hội chứng Tơcnơ chỉ xuất hiện với tỉ lệ 1% ở nữ.
D.
Bệnh bạch tạng được chi phối bởi cặp gen dị hợp.
Câu 26:
Di truyền liên kết là gì?
A.
Là hiện tượng các gen quy định các tính trạng nằm trên một NST được phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
B.
Sự di truyền bền vững từng nhóm tính trạng được qui định các gen trên NST giới tính.
C.
Sự di truyền làm xuất hiện các tính trạng mới.
D.
Cả A, B và C.
Câu 27:
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
“ Đột biến them hoặc mất ở một cặp NST nào đó có thể xảy ra ở người, động vật, thực vật được gọi là đột biến dạng dị bội”.
A.
Một NST.
B.
Hai NST
C.
Đoạn NST
D.
Một gen.
Câu 28:
Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người?
A.
Mất đoạn đầu trên NST số 21
B.
Đảo đoạn trên NST giới tính X
C.
Lặp đoạn giữa trên NST 23
D.
Chuyển đoạn giữa NST 21 và NST số 23
Câu 29:
NST giới tính ở những loại tế bào nào?
A.
Tế bào sinh dưỡng.
B.
Tế bào phôi.
C.
Tế bào sinh dục.
D.
Cả A, B và C
Câu 30:
Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau vể hai cặp tính trạng thuần chủng. Các gen này phân li độc lập nhau thì:
A.
F2 cho tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
B.
F1 đồng tính về tính trạng của bố (mẹ) và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
C.
F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
D.
F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
Câu 31:
Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng:
A.
thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó.
B.
thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó.
C.
thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó.
D.
thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó.
Câu 32:
Gen là gì?
A.
Là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin di truyền, có khả năng tự nhân đôi.
B.
Là một đoạn NST
C.
Bao gồm các nucleotit liên kết với nhau bằng các liên kết hóa trị.
D.
Cả A, B và C.
Câu 33:
Ý nghĩa của di truyền liên kết là .
A.
được vận dụng để chọn những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.
B.
Được vận dụng trong xây dựng luật hôn nhân gia đình.
C.
Được sử dụng để xác định kiểu gen của các cơ thể lai.
D.
Cả A, B và C.
Câu 34:
Cấu tạo hóa học của ADN có đặc điểm gì?
A.
Cả A, B và C
B.
Có kích thước lớn.
C.
Thành phần chủ yếu trong ADN là các nguyên tố C, H, O, N, P.
D.
Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Câu 35:
Alen là
A.
một trong các trạng thái khác nhau của cùng một gen.
B.
các gen được phát sinh do đột biến.
C.
biểu hiện của gen.
D.
các gen khác biệt trong trình tự các nucleotit
Câu 36:
Loại biến dị di truyền được cho thế hệ sau là:
A.
biến dị tổ hợp
B.
đột biến gen
C.
đột biến NST
D.
Cả A, B và C
Câu 37:
Trong quá trình phân chia tế bào, thoi phân bào có vai trò gì?
A.
Là nơi hình thành ti thể.
B.
Giúp NST phân chia về hai cực của tế bào.
C.
Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của NST.
D.
Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của ADN
Câu 38:
Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là
A.
45 cặp NST.
B.
47 chiếc.
C.
47 cặp NST.
D.
45 chiếc.
Câu 39:
Nguyên tố hóa học tham gia vào thành phần của ADN là
A.
C, H, O, N.
B.
C, O, H, N, P
C.
C, O, H, P, Mg
D.
C, O, Na, P
Câu 40:
Sự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào trong chu kì phân bào?
A.
Kì giữa
B.
Kì trung gian.
C.
Kì đầu
D.
Kì sau.
---------------HẾT---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_mon_sinh_hoc_nam_2018_ma_de_267_truong.doc