Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chương IV: Chi tiết máy và lắp ghép

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chương IV: Chi tiết máy và lắp ghép

CHƯƠNG IV. CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết được thế nào là chi tiết máy

- Biết được đặc điểm, cấu tạo ứng dụng của các loại mối ghép của chi tiết máy.

2. Năng lực

- Năng lực chung: tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực đặc thù:

+ Nhận thức công nghệ: Nhận biết được chi tiết máy, phân loại chi tiết máy, nhận biết được các loại mối ghép chi tiết máy.

+ Sử dụng được thuật ngữ về các hệ thống kĩ thuật; chi tiết máy, các mối ghép.

+ Sử dụng công nghệ cụ thể: bước đầu khám phá một số mối ghép chi tiết máy.

+ Đánh giá công nghệ: nhận xét, đánh giá về những ứng dụng của các loại mối ghép chi tiết máy.

+ Thiết kế công nghệ: bước đầu hình thành ý tưởng về thiết kế sản phẩm cơ khí.

 

doc 5 trang Phương Dung 01/06/2022 3610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chương IV: Chi tiết máy và lắp ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 -Tiết: 20; Lớp/ngày dạy: 81/8-12-2021.
CHƯƠNG IV. CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết được thế nào là chi tiết máy
- Biết được đặc điểm, cấu tạo ứng dụng của các loại mối ghép của chi tiết máy.
2. Năng lực
- Năng lực chung: tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác. 
- Năng lực đặc thù: 
+ Nhận thức công nghệ: Nhận biết được chi tiết máy, phân loại chi tiết máy, nhận biết được các loại mối ghép chi tiết máy.
+ Sử dụng được thuật ngữ về các hệ thống kĩ thuật; chi tiết máy, các mối ghép.
+ Sử dụng công nghệ cụ thể: bước đầu khám phá một số mối ghép chi tiết máy.
+ Đánh giá công nghệ: nhận xét, đánh giá về những ứng dụng của các loại mối ghép chi tiết máy.
+ Thiết kế công nghệ: bước đầu hình thành ý tưởng về thiết kế sản phẩm cơ khí.
3. Phẩm chất
Tự tin, chăm chỉ, tự học, trung thực và trách nhiệm.
BÀI 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
Môn học: Công nghệ; Lớp 8
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm, dấu hiệu nhận biết, phân loại chi tiết máy.
- Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy.
2. Năng lực
- Năng lực chung: tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác. 
- Năng lực đặc thù: 
+ Nhận thức công nghệ: Nhận biết được chi tiết máy, phân loại chi tiết máy, nhận biết được các loại mối ghép chi tiết máy.
+ Sử dụng được thuật ngữ về các hệ thống kĩ thuật; chi tiết máy, các mối ghép.
+ Thiết kế công nghệ: bước đầu hình thành ý tưởng về thiết kế sản phẩm cơ khí.
3. Phẩm chất
Tự tin, chăm chỉ, tự học, trung thực và trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK là tài liệu tham khảo chính.
- Đồ dùng, phương tiện dạy học: máy tính, tranh ảnh trong SGK, các hình ảnh lien hệ thực tế. hình ảnh vận dụng.
2. Đối với học sinh: 
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm hiểu thêm chức năng của các phần tử trong hình 24.1; các loại mối ghép ở hình 24.3 trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu 
a. Mục tiêu: 
- Kích thích nhu cầu tìm hiểu về chi tiết máy và lắp ghép.
b. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Điểm danh, nhắc nhở học sinh thường xuyên mở camera khi học trực tuyến.
- Cho HS quan sát hình ảnh chiếc xe đạp.
- GV đặt câu hỏi: + Em hãy kể tên các bộ phận được chú thích trên chiếc xe đạp mà em biết?
Bước 2. Thực hiện nhiện vụ: HS tiếp nhận câu hỏi và tìm ra câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả sản phẩm: HS báo cáo kết quả - HS khác nhận xét
Bước 4. Kết quả, nhận định: 
GV nhận định, GV nói thêm về sự ghép nối các phần tử trên chiếc xe đạp để dẫn vào bài mới.
GV giới thiệu mục tiêu bài: 
“ + Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy
 + Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy”.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1 Hoạt động 1: Khái niệm chi tiết máy
a. Mục tiêu: 
- Tìm ra được khái niệm chi tiết máy.
b. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS quan sát hình ảnh 24.1 trong SGK
- GV đặt câu hỏi:
+ Em hãy nêu tên các phần tử trong hình?
+ Cho HS làm bài tập ghép cột tìm hiểu chức năng của các phần tử trong cụm trước xe đạp.
Bước 2. Thực hiện nhiện vụ: HS tiếp nhận câu hỏi và tìm ra câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả sản phẩm: 
HS báo cáo kết quả - HS khác nhận xét
GV cùng học sinh nhận định về chức năng của các phần tử trong cụm trước của xe đạp có thể thay thế cho nhau được không?
GV vấn đáp cùng HS: Theo em các phần tử đó có được gọi là chi tiết máy không? HS trả lời, GV mời HS hình thành nên khái niệm chi tiết máy.
Bước 4. Kết quả, nhận định: 
HS nêu lên khái niệm, HS nhận xét, GV kết luận cho HS ghi bài
 “Khái niệm: Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện nhiệm vụ nhất định trong máy”.
Liên hệ thực tế:
Cho HS nhận đinh các phần tử trên chiếc xe đạp có phải là chi tiết máy không?
2.2 Hoạt động 2: Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy
a. Mục tiêu: 
- Tìm ra được dấu hiệu nhận biết chi tiết máy.
b. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS quan sát hình ảnh 24.2 trong SGK
- GV đặt câu hỏi:
+ Cho biết phần tử nào không phải là chi tiết máy? Tại sao?
Bước 2. Thực hiện nhiện vụ: HS tiếp nhận câu hỏi và tìm ra câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả sản phẩm: 
HS báo cáo kết quả - HS khác nhận xét
GV vấn đáp cùng HS: phân tích “ mảnh vỡ máy” tại sao không phải là chi tiết máy. GV gợi ý để HS hình thành dấu hiệu nhận biết chi tiết máy.
Bước 4. Kết quả, nhận định: 
HS nêu lên khái niệm, HS nhận xét, GV kết luận cho HS ghi bài
 “Dấu hiệu nhận biết: Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được hơn nữa”.
Liên hệ thực tế:
Cho HS nhận đinh “ Xích xe máy và vòng bi” có phải là chi tiết máy hay không? GV vấn đáp cùng HS để làm rõ nhận định.
2.3 Hoạt động 3: Phân loại chi tiết máy
a. Mục tiêu: 
- Biết được chi tiết máy có mấy loại.
b. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS giải quyết tình huống “Ai đúng ai sai?”
Bình cho rằng khung xe đạp là chi tiết chỉ dùng trên 1 sản phẩm đó là chiếc xe đạp nên gọi nó là chi tiết có công dụng riêng; Còn lò xo, bánh răng, bu lông, đai ốc là những chi tiết có thể dùng trên nhiều sản phẩm cơ khí nên gọi là chi tiết có công dụng chung.
	Nhưng An cho rằng khung xe đạp, lò xo, bánh răng, bu lông, đai ốc là những chi tiết có thể sử dụng rộng rãi trên nhiều loại máy.
Bước 2. Thực hiện nhiện vụ: HS đọc tình huống
Bước 3. Báo cáo kết quả sản phẩm: 
HS báo cáo kết quả - HS khác nhận xét
GV vấn đáp cùng HS: phân tích tìm ra các loại của chi tiết máy.
Bước 4. Kết quả, nhận định: 
HS nêu lên phân loại chi tiết máy, HS nhận xét, GV kết luận cho HS ghi bài.
“- Nhóm chi tiết có công dụng chung: được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau
 -Nhóm chi tiết có công dụng riêng: Chỉ sử dụng trong một loại máy nhất định”.
Liên hệ thực tế:
Cho HS nhận đinh các phần tử trên chiếc xe đạp phần tử nào thuộc nhóm chi tiết có công dụng chung, phần tử nào thuộc nhóm chi tiết có công dụng riêng?
2.4 Hoạt động 4: Chi tiết máy được ghép với nhau như thế nào?
a. Mục tiêu: 
- Biết được chi tiết máy được ghép với nhau bởi những loại mối ghép cơ bản nào.
b. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS quan sát hình ảnh 24.3 trong SGK
GV hỏi:
+ Kể tên các chi tiết trong hình?
+ Làm bài tập điền khuyết tìm ra các loại mối ghép trong hình.
Bước 2. Thực hiện nhiện vụ: HS tiếp nhận câu hỏi và tìm ra câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả sản phẩm: 
HS báo cáo kết quả - HS khác nhận xét
GV vấn đáp cùng HS: phân tích tìm ra các loại mối ghép của chi tiết máy. 
HS nêu lên các loại mối ghép chi tiết máy, HS nhận xét, GV kết luận lần 1 ( có 2 loại mối ghép).
GV vấn đáp cùng HS làm rõ đặc điểm của từng loại mối ghép.
Liên hệ thực tế:
Cho HS quan sát 2 hình ảnh GV đặt câu hỏi dùng phương pháp vấn đáp để làm rõ nội dung mối ghép cố định.
Bước 4. Kết quả, nhận định: 
 “- Mối ghép cố định: Các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
+ Mối ghép tháo được: Ren, then, chốt, .
+Mối ghép không tháo được: Hàn, đinh tán, 
 - Mối ghép động: Là những mối ghép có thể xoay trượt, lăn, ăn khớp với nhau ( mối ghép bản lề, ổ trục,..”.
Liên hệ thực tế: làm rõ về mối ghép động
Cho HS quan sát hình ảnh GV đặt câu hỏi dùng phương pháp vấn đáp để làm rõ nội dung mối ghép động.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức về chi tiết máy và lắp ghép
- Trả lời một số câu hỏi trong SGK ( đã thực hiện ở từng hoạt động ở trên)
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS hệ thống kiến thức qua sơ đồ tư duy ( dung phương đàm thoại GV-HS)
Bước 2. Thực hiện nhiện vụ: HS tiếp nhận câu hỏi và tìm ra câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả sản phẩm: 
HS báo cáo kết quả - HS khác nhận xét
Bước 4. Kết quả, nhận định: 
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- Mở rộng thêm kiến thức về các loại mối ghép.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
+ Mối ghép nào là mối ghép cố định tháo được, không tháo được?
+ Nêu tên các loại mối ghép có trong hình?
Bước 2. Thực hiện nhiện vụ: HS tiếp nhận câu hỏi và tìm ra câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả sản phẩm: 
HS báo cáo kết quả - HS khác nhận xét – GV kết luận
Bước 4. Kết quả, nhận định: 
Các câu trả lời của HS.
Dặn dò – nhận xét:
Trả lời câu hỏi số 4 trong SGK
Đọc phần có thể em chưa biết
Học nội dung bài, tiếp tục vận dụng tìm hiểu các loại mối ghép
Xem trước bài mối ghép cố định không tháo được.
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_chuong_iv_chi_tiet_may_va_lap_ghep.doc