Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 18: Vật liệu cơ khí

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 18: Vật liệu cơ khí

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết cách phân loại các vật liệu cơ khí phổ biến.

2. Kỹ năng:

- Biết đặc điểm, phân loại và tính chất cơ bản của vật liệu kim loại. Nhận biết các sản phẩm gia dụng làm bằng các loại vật liệu kim loại.

3. Thái độ:

- Say mê tìm tòi, nghiên cứu các loại vật liệu cơ khí thông dụng

- Có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm.

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Nội dung : sách giáo khoa, tài liệu Vật liệu cơ khí

- Hình vẽ: Sơ đồ 18.1 SGK

- Mẫu vật: Bộ mẫu Vật liệu cơ khí, xe đạp, một số dụng cụ gia đình, đồ dùng học tập chế tạo từ vật liệu cơ khí.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài 18 và sưu tầm mẫu vật liệu cơ khí

- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu bài học, làm tư liệu, sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học.

 

docx 6 trang thucuc 5500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 18: Vật liệu cơ khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN: CÔNG NGHỆ 8
BÀI 18. VẬT LIỆU CƠ KHÍ
Số tiết 01. Tuần thực hiện 10.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết cách phân loại các vật liệu cơ khí phổ biến.
2. Kỹ năng: 
- Biết đặc điểm, phân loại và tính chất cơ bản của vật liệu kim loại. Nhận biết các sản phẩm gia dụng làm bằng các loại vật liệu kim loại.
3. Thái độ: 
- Say mê tìm tòi, nghiên cứu các loại vật liệu cơ khí thông dụng
- Có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
4. Năng lực, phẩm chất :
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan.
III. CHUẨN BỊ	
1. Giáo viên:
- Nội dung : sách giáo khoa, tài liệu Vật liệu cơ khí
- Hình vẽ: Sơ đồ 18.1 SGK
- Mẫu vật: Bộ mẫu Vật liệu cơ khí, xe đạp, một số dụng cụ gia đình, đồ dùng học tập chế tạo từ vật liệu cơ khí.
2. Học sinh: 
- Đọc trước bài 18 và sưu tầm mẫu vật liệu cơ khí
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu bài học, làm tư liệu, sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số.
2. Nội dung
1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: 
- Thông qua báo cáo kết quả nhận xét của các nhóm về việc tìm hiểu Vật liệu cơ khí cung với việc thông qua kênh hình bằng TVHD. GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp dẫn dắt vào bài mở rộng dung của bài.
- Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, năng lực hợp tác nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm nghiên cứu bài học nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ phân loại vật liệu cơ khí. Cử đại diện nhóm treo báo cáo kết quả nghiên cứu.
- GV nhận xét việc chuẩn bị của HS.
Hình ảnh một số vật liệu cơ khí. Xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu là sản phẩm do bàn tay khối óc con người tạo ra. Trong sản xuất được các sản phẩm đó cần phải có vật liệu cơ khí. Để giúp các em hiểu rõ hơn về vật liệu cơ khí và biết gia công chúng theo phương pháp nào chúng ta cùng tìm hiểu bài 18: “Vật liệu cơ khí”
2. Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG GV 
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1: CÁC VẬT LIỆU CƠ KHÍ PHỔ BIẾN(13’)
GV: y/cầu nghiên cứu SGK nêu các căn cứ phân loại vật liệu cơ khí.
GV: Phát bộ mẫu vật liệu cơ khí cho các nhóm. Thời gian quan sát là 2 phút.
Y/cầu: Cử đại diện nhóm lên trình sơ đồ phân loại vật liệu cơ khí.
GV: Yêu cầu các nhóm đặt câu hỏi cho nhau để hoàn thiện sơ đồ, tìm hiểu kiến thức liên quan.
sThành phần chính của kim loại đen là gì?
sLàm thế nào để phân loại được thép và gang?
sKim loại đen có công dụng gì?
sKim loại màu là kim loại như thế nào? Đặc điểm chủ yếu của kim loại màu?
sKim loại màu có công dụng như thế nào?
sHãy kể một số vật dụng gia đình được chế tạo từ kim loại đen và kim loại màu?
sVật liệu phi kim có đặc điểm gì? Tính chất gì đặc biệt?
sVật liệu phi kim nào sử dụng phổ biến nhất trong cơ khí?
sThế nào là chât dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn?
sKể tên một vài vật dụng được chế tạo từ hai loại vật liệu này?
GV: y/cầu thảo luận nhóm đôi: So sánh ưu, nhược điểm, phạm vi ứng dụng của vật liệu kim loại, phi kim loại.
GV: Yêu cầu nhận biết vật liệu cơ khí qua các sản phẩm GV và HS chuẩn bị.
GV: Muốn chọn được vật liệu phù hợp với sản phẩm, cần nắm vững tính chất của vật liệu cơ khí.
HS: Căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo, tính chất.
HS: Cử đại diện báo cáo việc tìm hiểu sơ đồ phân loại VLCK theo nhóm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Vật liệu cơ khí
 Vật liệu kim loại Vật liệu phi kim loại
Kim loại đen Kim loại màu Cao su Chất dẻo Gốm, sứ
Gang Thép Cu và hợp kim Nhôm và 
C > 2,14% C≤ 2,14% cuả đồng hợp kim
 của nhôm
Gang Gang Gang Thép Thép 
trắng xám dẻo các bon hợp kim.
Sơ đồ: Phân loại vật liệu cơ khí
Sắt và Cacbon
Dựa vào thành phần %C
Có công dụng trong sản xuất và xây dựng.
KL màu tồn tại dưới dạng hợp kim
Có công dụng trong công nghiệp sản xuất đồ gia dụng, 
Lưỡi cuốc, dao xắt thịt, chuông đồng, nồi nhôm 
Nhận xét, bổ sung. (Mang ra các sp tự các nhóm chuẩn bị.) 
Dẫn điện, dẫn nhiệt kém, dễ gia công, 
Chất dẻo và cao su.
CD nhiệt có nhiệt độ nóng chảy thấp, CD nhiệt rắn có nhiệt độ nóng chảy cao.
Thước nhựa, dép, can đựng dầu, 
HS: Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
HS: Đại diện lên giơ mẫu vật và nêu lên từng bộ phận của sp làm bằng vật liệu cơ khí.
HS: Dưới lớp, quan sát, nhận xét.
Hoạt động 2 : TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU CƠ KHÍ (10’)
GV: y/cầu đọc đại diện các nhóm báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ 2 : Nêu các tính chất chung của VLCK.
GV : Đặt câu hỏi để HS phân tích các tính chất của VLCK
GV: Lấy VD
- Thép : Cứng, dễ gia công ở nhiệt độ cao.
- Đồng : Dẻo hơn thép, khó đúc.
HS: Đọc sách, trả lời
1. Tính chất cơ học
- Tính cứng, tính bền, tính dẻo.
2. Tính chất vạt lý.
- Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
3. Tính chất hóa học
- Tính chịu axit, muối, tính chống ăn mòn.
4. Tính chất công nghệ
- Tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt.
KL: Mỗi loại vật liệu có thể sử dụng để làm ra các sản phẩm khác nhau và bằng các phương pháp khác nhau. Dựa vào tính công nghệ của vật liệu, từ đó lựa chọn phương pháp gia công hợp lí và hiệu quả.
3. Luyện tập (5’)
GV: Yêu cầu HS tóm tắt lại nội dung của bài học.
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
4. Vận dụng, mở rộng (7’)
GV yêu cầu các nhóm báo cáo nhiệm vụ 3: Quan sát chiếc xe đạp: Chỉ ra những chi tiết hay bộ phận của chiếc xe đạp làm từ thép, chất dẻo, cao su 
HS: Quan sát tranh, chỉ trực tiếp vào mẫu vật.
HS các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét.
GV: Nhận xét.
GV: Cho HS quan sát các bức tranh về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để chế tạo vật liệu cơ khí. Tranh về tác hại của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến môi trường sống. Tranh rác thải của vật liệu cơ khí từ đó yêu cầu đề xuất biện pháp giảm tác hại đến môi trường từ việc khai thác và sử dụng vật liệu cơ khí?
HS: Thảo luận nhóm đôi nêu lên ý kiến
HS: Khác bổ sung
GV: Đưa ra một số giải pháp.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
- Vẽ sơ đồ phân loại vật liệu cơ khí vào vở.
- Quan sát các đồ vật xung quanh em được làm từ các vật liệu cơ khí và ghi lại.
- Đề xuất them giải pháp làm giảm ảnh hưởng tới môi trường từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất vật liệu cơ khí?
- Đọc trước bài: DỤNG CỤ CƠ KHÍ
- Xác định mục tiêu, cấu trúc của bài.
- Sưu tầm các dụng cụ cơ khí có ở gia đình em và các tư liệu hình ảnh liên quan đến bài học.
* RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phê duyệt của tổ
Ngày. tháng .năm 2020
Phê duyệt của Ban giám hiệu
Ngày .tháng .năm 2020

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_8_bai_18_vat_lieu_co_khi.docx