Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 4+5+6: Bản vẽ các khối hình học

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 4+5+6: Bản vẽ các khối hình học

Cơ sở xây dựng bài học

 Bài học được xây dựng dựa trên cơ sở tích hợp bốn bài trong chương trình Công nghệ 8 gồm:

 - Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện

 - Bài 5: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ các khối đa diện

 - Bài 6: Bản vẽ các khối tròn xoay

 - Bài 7: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ các khối tròn xoay

Trong bốn bài nội dung liên quan với nhau sau khi học học xong chủ đề học sinh sẽ hiểu được cách nhận dạng các khối đa diện và khối tròn xoay, đọc được bản vẽ của các khối đa diện, khối tròn xoay.

Trong chủ đề này cần giải quyết

- Cách nhận biết khối đa diện, khối tròn xoay.

- Đọc bản vẽ của khối đa diện, khối tròn xoay.

II. Nội dung bài học

 Khối đa diện, khối troàn xoay

 Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.

 Hình trụ, hình nón, hình cầu.

 Các khối đa diện, khối tròn xoay thông dụng

III. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 Biết nhận dạng các khối hình học thông dụng trong cuộc sống

Đọc được bản vẽ của các khối đa diện, khối tròn xoay.

2. Kỹ năng

 Giúp học sinh nhận dạng được các khối hình học.

Phát huy khả năng tưởng tượng không gian của học sinh.

 3.Thái độ

 Học sinh có nhận thức sâu hơn về môn học từ đó yêu thích môn học.

4. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh

 Qua chủ đề học sinh có thể hình thành một số năng lực và phẩm chất:

- Năng lực giao tiếp: thông qua bài học giúp học sinh hình thành năng lực giao tiếp qua thảo luận nhóm, báo cáo kết quả thảo luận, .

- Năng lực hợp tác: học sinh hình thành năng lực hợp tác thông qua quá trình thảo luận tìm hiểu và giải quyết vấn đề từ đó hình thành kỹ năng hợp tác cho học sinh.

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: hình thành qua quá trình tìm hiểu và giải quyết câu hỏi thảo luận.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống: hình thành qua quá trình học tập biết vận dụng kiến thức đã học của mình để ứng dụng vào thực tế của cuộc sống.

 

docx 8 trang thucuc 4620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 4+5+6: Bản vẽ các khối hình học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Tiết :4,5,6
Ngày dạy :	Tuần:2,3
Tiết 4, 5, 6 
Chủ đề: BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC
(Bài 4, 5, 6, 7)
I. Cơ sở xây dựng bài học
	Bài học được xây dựng dựa trên cơ sở tích hợp bốn bài trong chương trình Công nghệ 8 gồm:
	- Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện 
	- Bài 5: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ các khối đa diện
	- Bài 6: Bản vẽ các khối tròn xoay
	- Bài 7: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ các khối tròn xoay
Trong bốn bài nội dung liên quan với nhau sau khi học học xong chủ đề học sinh sẽ hiểu được cách nhận dạng các khối đa diện và khối tròn xoay, đọc được bản vẽ của các khối đa diện, khối tròn xoay.
Trong chủ đề này cần giải quyết
- Cách nhận biết khối đa diện, khối tròn xoay.
- Đọc bản vẽ của khối đa diện, khối tròn xoay.
II. Nội dung bài học
	Khối đa diện, khối troàn xoay
	Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
	Hình trụ, hình nón, hình cầu.
	Các khối đa diện, khối tròn xoay thông dụng
III. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	Biết nhận dạng các khối hình học thông dụng trong cuộc sống
Đọc được bản vẽ của các khối đa diện, khối tròn xoay.
2. Kỹ năng
	Giúp học sinh nhận dạng được các khối hình học.
Phát huy khả năng tưởng tượng không gian của học sinh.
	3.Thái độ
	Học sinh có nhận thức sâu hơn về môn học từ đó yêu thích môn học.
4. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh
 Qua chủ đề học sinh có thể hình thành một số năng lực và phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp: thông qua bài học giúp học sinh hình thành năng lực giao tiếp qua thảo luận nhóm, báo cáo kết quả thảo luận, ...
- Năng lực hợp tác: học sinh hình thành năng lực hợp tác thông qua quá trình thảo luận tìm hiểu và giải quyết vấn đề từ đó hình thành kỹ năng hợp tác cho học sinh.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: hình thành qua quá trình tìm hiểu và giải quyết câu hỏi thảo luận.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống: hình thành qua quá trình học tập biết vận dụng kiến thức đã học của mình để ứng dụng vào thực tế của cuộc sống.
IV. Mức độ yêu cầu của câu hỏi, bài tập dùng trong dạy học và kiểm tra đánh giá
Nội dung
Các mức độ và yêu cầu cần đạt
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Khối đa diện
Khối đa diện được hình thành như thế nào?
Kể tên một số vật thể có hình dạng giống khối đa diện mà em biêt?
Hãy vẽ các hình chiếu của khối đa diện?
Hãy xác định kim tự tháp có dạng hình gì và vẽ hình chiếu của kim tự tháp ở Ai Cập?`
Cho hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của hình lăng trụ đều hãy vẽ hình chiếu cạnh của nó?
Khối tròn xoay
Khối toàn xoay được tạo thành khi nào?
Kể tên một số khối tròn xoay thường gặp ở nhà em?
Nếu đặt mặt đáy hình nón song song với mặt phẳng chiếu đứng thì hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh có hình dạng gì?
Khối tròn xoay thường dùng mấy hình chiếu để biểu diễn? Tại sao?
Hãy vẽ hình chiếu của hình cầu bị cắt đôi khi lấy phân nữa hình phía trên?
Cái chén ăn cơm có phải là khối tròn xoay hay không? Hãy vẽ hình chiếu của nó?
V. Các câu hỏi, bài tập theo các mức độ yêu cầu
Nhận biết:
	1.Thế nào là khối đa diện?
	Khối đa diện được bao bởi các hìn đa giác phẳng.
	2. Hãy kể tên một số khối đa diện, khối tròn xoay thường thấy?
	- Khối đa diện: hộp phấn, công bảng, hộp đồ chơi, kim tự tháp,...
	- Khối troàn xoay: lon sữa bò, nón lá, trái banh, cái chén, cái ly, ...
	3. Khối toàn xoay được tạo thành khi nào?
Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một trục cố định.
Thông hiểu
	4. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật là hình gì?
	Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh đều là hình chữ nhật.
	5. Nếu đặt mặt đáy hình nón song song với mặt phẳng chiếu đứng thì hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh có hình dạng gì?
	Hình chiếu đứng có dạng tròn, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh hình là hình tam giác cân.
	6. Khối tròn xoay thường dùng mấy hình chiếu để biểu diễn? Tại sao?
	Khối tròn xoay dùng hai hình chiếu để biểu diễn vì nó có hai hình chiếu giống nhau.
	7. Hình cẩu được hình thành như thế nào? Các hình chiếu của nó có đặc điểm gì?
	Hình cầu được tạp bởi khi quay nữa đường tròn quanh đường kính cố định. Các hình chiếu của nó đều là hình tròn bằng nhau.
	Vận dụng thấp
	8. Kim tự tháp ở ai cập có hình dạng gì? Vẽ các hình chiếu của nó?
	Kim tự tháp là hình chóp đều. Hình chiếu ở SGK trang 18.
	9. Hãy vẽ hình chiếu của hình cầu bị cắt đôi khi lấy phân nữa hình phía trên?
	Vẽ hình chiếu
	10. Cho hình chiếu đứng, hình chiếu bằng của khối đa diện bất kỳ hãy vẽ hình chiếu cạnh của nó?
VI. Tiến trình dạy học
	1. Hoạt động khởi động 5’
	- Mục tiêu: Giới thiệu về các khối hình học, tạo không khí tích cực trong lớp học để gây hứng thú cho học sinh để phát huy tính tích cực của học sinh.
	- Phương thức tổ chức khoạt động: Giới thiệu cho học sinh một số khối đa diện, khối tròn xoay thông dụng, từ đó đưa ra công dụng của từng khối và giới thiệu nhóm khối đa diện, khối tròn xoay từ đó hỏi học sinh các khối này được hình thành như thế nào? Muốn biết thì tìm hiểu bài học.
	- Kết quả mong đợi từ hoạt động: Gây kích thích tò mò cho học sinh từ đó học sinh tích cực tìm hiểu làm học sinh hiểu sâu hơn bài học.
	2. Hoạt động hình thành kiến thức
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
6’
Hoạt động 1: Tìm hiểu khối đa diện
- Mục tiêu: giúp học sinh hiểu được thế nào là khối đa diện.
- Phương thức tổ chức hoạt động: cho học sinh quan sát các khối đa diện hình hộp chữ nhật, hình chóp đều, hình lăng trụ đều và đặt câu hỏi?
GV: Quan sát hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều xem nó được bao bỏi các hình đa giác nào? 
Hãy kể tên một số khối đa diện mà em biết?
HS: Quan sát thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi
Hình hộp chữ nhật: các hình chữ nhật.
Hình lăng trụ đều: các hình tam giác, hình chữ nhật.
Hình chóp đều: hình tam giác cân, hình vuông. 
Một số khối đa diện thông dụng: hộp phấn, bông bảng, nhà cao tầng, kim tự tháp,...
GV: nhận xét và đưa ra kết luận hoàn chỉnh
Khối đa diễn được bao bởi các hình đa giác phẳng.
- Sản phẩm mong đợi: học sinh hiểu khối đa diện được hình thành như thế nào.
I. Khối đa diện
Khối đa diễn được bao bởi các hình đa giác phẳng.
Ví dụ: hộp phấn, bông bảng, nhà cao tầng, kim tự tháp,...
10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình hộp chữ nhật
- Mục tiêu: giúp học sinh hiểu được thế nào là hình hộp chữ nhật và các hình chiếu của nó.
- Phương thức tổ chức hoạt động: cho học sinh quan sát các hình hộp chữ nhật và đặt câu hỏi?
GV: Quan sát hình hộp chữ nhật xem nó được bao bởi các hình đa giác nào? 
HS: Quan sát thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi
Hình hộp chữ nhật được bao bởi sáu hình chữ nhật.
GV: Nhận xét và đưa ra kết luận hoàn chỉnh
Hình hộp chữ nhật được bao bởi sáu hình chữ nhật.
GV: Hãy nhắc lại có bao nhiêu loại hình chiếu và cho biết đặc điểm của nó?
HS: Có 3 loại hình chiếu
+ Hình chiếu đứng: có hướng chiếu từ trước tới.
+ Hình chiếu bằng: có hướng chiếu từ trên xuống.
+ Hình chiếu cạnh: có hướng chiếu từ trái sang.
GV: Cho học sinh quan sát khối hình hộp chữ nhật và đặt câu hỏi. Dựa vào các hình chiếu và đặc điểm của nó hãy vẽ hình chiếu của khối hình hộp chữ nhật?
HS: Quan sát hình hộp chữ nhật và dựa vào các đặc điểm của từng hình chiếu các nhóm thảo luận vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh của hình hộp chữ nhật.
Mỗi nhóm lên trình bày hình chiếu của mình.
- Sản phẩm mong đợi: học sinh hiểu được thế nào là khối hình hộp chữ nhật và biết cách vẽ hình chiếu của hình hộp chữ nhật.
II. Hình hộp chữ nhật
1. Thế nào là hình hộp chữ nhật?
Hình hộp chữ nhật được bao bởi sáu hình chữ nhật.
a
h
b
2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật
Hình
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
1
Đứng
CN
a, h 
2
Bằng
CN
a, b
3
Cạnh
CN
b, h
12’
Hoạt động 3: Tìm hiểu hình lăng trụ đều 
- Mục tiêu: giúp học sinh hiểu được thế nào là hình lăng trụ đều và các hình chiếu của nó.
- Phương thức tổ chức hoạt động: cho học sinh quan sát các hình lăng trụ đều và đặt câu hỏi?
GV: Quan sát hình lăng trụ đều xem nó được bao bởi các hình đa giác nào? 
HS: Quan sát thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi
Hình lăng trụ đều được bao bởi mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là hình chữ nhật bằng nhau.
GV: Nhận xét và đưa ra kết luận hoàn chỉnh
Hình lăng trụ đều được bao bởi mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là hình chữ nhật bằng nhau.
GV: Cho học sinh quan sát khối hình lăng trụ đều và đặt câu hỏi. Dựa vào các hình chiếu và đặc điểm của nó hãy vẽ hình chiếu của khối hình lăng trụ đều?
HS: Quan sát hình lăng trụ đều và dựa vào các đặc điểm của từng hình chiếu các nhóm thảo luận vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh của hình lăng trụ đều.
Mỗi nhóm lên trình bày hình chiếu của mình.
- Sản phẩm mong đợi: học sinh hiểu được thế nào là khối hình lăng trụ đều và biết cách vẽ hình chiếu của hình lăng trụ đều.
b
III. Hình lăng trụ đều
1. Thế nào là hình lăng trụ đều?
Hình lăng trụ đều được bao bởi mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là hình chữ nhật bằng nhau.
2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều
h
a
b
Hình
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
1
Đứng
CN
a, h 
2
Bằng
TGĐ
a, b
3
Cạnh
CN
b, h
12’
Hoạt động 4: Tìm hiểu hình chóp đều 
- Mục tiêu: giúp học sinh hiểu được thế nào là hình chóp đều và các hình chiếu của nó.
- Phương thức tổ chức hoạt động: cho học sinh quan sát các hình chóp đều và đặt câu hỏi?
GV: Quan sát hình chóp đều xem nó được bao bởi các hình đa giác nào? 
HS: Quan sát thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi
Hình hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là hình đa giác đều và các mặt bên là hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
GV: Nhận xét và đưa ra kết luận hoàn chỉnh
Hình hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là hình đa giác đều và các mặt bên là hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
GV: Cho học sinh quan sát khối hình chóp đều và đặt câu hỏi. Dựa vào các hình chiếu và đặc điểm của nó hãy vẽ hình chiếu của khối hình chóp đều?
HS: Quan sát hình chóp đều và dựa vào các đặc điểm của từng hình chiếu các nhóm thảo luận vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh của hình chóp đều.
Mỗi nhóm lên trình bày hình chiếu của mình.
- Sản phẩm mong đợi: học sinh hiểu được thế nào là khối hình chóp đều và biết cách vẽ hình chiếu của hình chóp đều.
b
IV. Hình chóp đều
1. Thế nào là hình chóp đều?
Hình hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là hình đa giác đều và các mặt bên là hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
2. Hình chiếu của hình chóp đều
h
a
a
Hình
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
1
Đứng
TGC
a, h 
2
Bằng
Vuông
a
3
Cạnh
TGC
a, h
10’
Hoạt động 5: Tìm hiểu khối troàn xoay 
- Mục tiêu: giúp học sinh hiểu được thế nào là là khối tròn xoay và cách tạo thành hình trụ, hình nón, hình cầu.
- Phương thức tổ chức hoạt động: cho học sinh quan sát các mô hình của khối tròn xoay, lấy mô hình hình trụ, hình nón, hình cầu quay một vòng và đặt câu hỏi?
GV: Quan sát hình chữ nhật, hình tam giác vuông, nữa hình tròn, nếu ta cố định một cạnh của hình chữ nhật, cạnh góc vuông của tam giác vuông, đường kính của nữa hình tròn xoay một vòng sẽ tạo ra hình gì? 
HS: Quan sát thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định ta được hình trụ.
+ Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh cạnh góc vuông cố định ta được hình nón.
+ Khi quay nữa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định ta được hình cầu.
GV: Hình trụ, hình nón, hình cầu là khối tròn xoay Vậy khối tròn xoay được hình thành như thế nào?
HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi
Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định.
GV: Nhận xét và đưa ra kết luận hoàn chỉnh
Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định của hình.
b
V. Khối tròn xoay
- Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định ta được hình trụ.
- Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh cạnh góc vuông cố định ta được hình nón.
- Khi quay nữa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định ta được hình cầu.
Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định của hình.
35’
Hoạt động 5: Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cẩu 
- Mục tiêu: giúp học sinh hiểu được thế nào là khối tròn xoay và cách tạo thành hình trụ, hình nón, hình cầu.
- Phương thức tổ chức hoạt động: cho học sinh quan sát các mô hình của hình trụ, hình nón, hình cầu và cho học sinh vẽ hình chiếu, xác định kích thước hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu?
GV: Cho học sinh quan sát khối hình trụ, hình nón, hình cầu và đặt câu hỏi. Dựa vào đặc điểm của các hình chiếu hãy vẽ hình chiếu của khối hình trụ, hình nón, hình cầu và cho biết các hình chiếu đó có hình dạng, kích thước gì?
HS: Quan sát hình trụ, hình nón, hình cầu và dựa vào các đặc điểm của từng hình chiếu các nhóm thảo luận vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh của hình trụ, hình nón, hình cầu và hình dạng, kích thước của các hình chiếu.
Mỗi nhóm lên trình bày hình chiếu của mình.
GV: Nhận xét và đưa ra kết luận
Quan sát hình chiếu của hình trụ, hình nón và hình cẩu tìm hiểu điểm giống nhau của ba hình?
HS: Quan sát thảo luận nhóm giải quyết vấn đề và trả lời câu hỏi
Một trong ba hình chiếu của 3 hình đều là hình tròn và có hai hình chiếu giống nhau.
GV: Nhận xét và đưa ra kết luận
Trong khối tròn xoay thường dùng hai hình chiếu để biểu diễn.
- Sản phẩm mong đợi: học sinh biết vẽ hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu và xác định các hình chiếu đó có hình dạng, kích thước như thế nào.
VI. Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu
1. Hình trụ
d
h
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
CN
d, h 
Bằng
Tròn
d
Cạnh
CN
d, h
2. Hình nón
d
h
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
TGC
d, h 
Bằng
Tròn
d
Cạnh
TGC
d, h
2. Hình cầu
d
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
Tròn
d
Bằng
Tròn
d
Cạnh
Tròn
d
Chú ý:
Thường dùng hai hình chiếu để biểu diễn khối tròn xoay.
40’
Hoạt động 6: Tìm hiểu đọc bản vẽ các khối đa diện và khối tròn xoay 
- Mục tiêu: giúp học sinh đọc được bản vẽ các hình chiếu của khối đa diện, khối tròn xoay và phát triển khả năng tưởng tượng không gian của học sinh.
- Phương thức tổ chức hoạt động: cho học sinh đọc phần nội dung trang 20, trang 27 SGK và yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 5.1, bảng 7.1, bảng 7.2 và vẽ lại hình chiếu đứng, chiếu bằng, chiếu cạnh của một trong bốn vật thể A, B, C, D trang 21.
Hướng dẫn cách làm bảng 5.1, 7.1, 7.2.
Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu cạnh của bốn vật thể A, B, C, D.
HS: Đọc phần nội dung trang 20, 27 sách giáo khoa.
Nghe GV hướng dẫn cách làm và cách vẽ lại hình chiếu đứng, chiếu bằng, chiếu cạnh của vật thể A, B, C, D.
Thảo luận tìm hiểu và hoàn thành công việc
- Sản phẩm mong đợi: học sinh chỉ rõ sự tương quan giữa các hình chiếu và vật thể, vẽ được hình chiếu đứng, chiếu bằng, chiếu cạnh của một trong các vật thể A, B, C, D.
VII. Bài tập thực hành
1. Chuẩn bị: (SGK)
2. Nội dung:
Bảng 5.1
 VT
BV
A
B
C
D
1
x
2
x
3
x
4
x
Bảng 7.1
 VT
BV
A
B
C
D
1
x
2
x
3
x
4
x
Bảng 7.2
 VT
KHH
A
B
C
D
Hình trụ
x
x
Hình NC
x
x
Hình hộp
x
x
x
x
Hình CC
x
	3. Hoạt động luyện tập 3’
	- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững và thành thạo hơn trong việc đọc bản vẽ các hình chiếu của các vật thể khối đa diện, khối tròn xoay.
	- Phương thức tổ chức hoạt động: Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành các hình chiếu còn lại của vật thể A, B, C, D trang 21 và hoàn thành các bài tập trang 26.
	- Kết quả mong đợi: Học sinh đọc và vẽ được hình chiếu của các vật thể đơn giản thông dụng, từ đó yêu thích môn học vẽ kỹ thuật.
	4. Hoạt động vận dụng và mở rộng 2’
	- Mục tiêu: Giúp học sinh ứng dụng được kiến thức bài học vào trong thực tế.
	- Phương thức tổ chức: Yêu cầu học sinh về tìm hiểu các vật thể đơn giản ở xung quanh và vẽ hình chiếu của các vật thể và tìm hiểu các vật thể có cấu tạo phức tạp hơn.
	- Kết quả mong đợi: Học sinh thành thạo vẽ hình chiếu của các vật thể thông dụng và làm quen với các vật thể phức tạp hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_456_ban_ve_cac_khoi_hinh_hoc.docx