Giáo án Đại số Lớp 8 - Phép chia đa thức

Giáo án Đại số Lớp 8 - Phép chia đa thức

1. Mục tiêu chủ đề

* Kiến thức:

+ Học sinh hiểu được các quy tắc: Chia đơn thức cho đơn thức; chia đa thức cho đơn thức; chia đa thức một biến đã sắp xếp.

+ Học sinh hiểu được khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B, đa thức chia hết cho đơn thức.

+ Học sinh hiểu được thế nào là phép chia hết, phép chia có dư.

* Kỹ năng:

+ Vận dụng quy tắc chia đơn thức cho đơn thức để xây dựng quy tắc chia đa thức cho đơn thức

+ Vận dụng được phép chia hai đa thức 1 biến đã sắp xếp.

* Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn toán, biết hợp tác. HS tích cực hoạt động và nắm vững kiến thức, có thái độ tự học nghiêm túc.

* Năng lực định hướng hình thành cho học sinh

+ Phân tích, so sánh, tổng hợp, suy luận

+ Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học.

+ Vận dụng kiến thức, giao tiếp, hợp tác, trình bày, tính toán chính xác khoa học.

2. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ, máy chiếu (nếu có)

- Học sinh: SGK, SBT, bảng phụ nhóm, tìm hiểu bài trước ở nhà.

3. Các nội dung chính của chủ đề: (Dự kiến theo tiết)

 

docx 12 trang thucuc 4972
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Phép chia đa thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 8 
Chủ đề: Phép chia đa thức (5 tiết)
1. Mục tiêu chủ đề
* Kiến thức: 
+ Học sinh hiểu được các quy tắc: Chia đơn thức cho đơn thức; chia đa thức cho đơn thức; chia đa thức một biến đã sắp xếp.
+ Học sinh hiểu được khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B, đa thức chia hết cho đơn thức.
+ Học sinh hiểu được thế nào là phép chia hết, phép chia có dư.
* Kỹ năng: 
+ Vận dụng quy tắc chia đơn thức cho đơn thức để xây dựng quy tắc chia đa thức cho đơn thức
+ Vận dụng được phép chia hai đa thức 1 biến đã sắp xếp.
* Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn toán, biết hợp tác. HS tích cực hoạt động và nắm vững kiến thức, có thái độ tự học nghiêm túc.
* Năng lực định hướng hình thành cho học sinh
+ Phân tích, so sánh, tổng hợp, suy luận
+ Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học.
+ Vận dụng kiến thức, giao tiếp, hợp tác, trình bày, tính toán chính xác khoa học.
2. Chuẩn bị 
- Giáo viên: SGK, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ, máy chiếu (nếu có) 
- Học sinh: SGK, SBT, bảng phụ nhóm, tìm hiểu bài trước ở nhà.
3. Các nội dung chính của chủ đề: (Dự kiến theo tiết)
Tiết 1
 Hoạt động 1. Khởi động
 Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu quy tắc chia đơn thức cho đơn thức
a) Tìm hiểu quy tắc
b) Ví dụ
2. Tìm hiểu quy tắc chia đa thức cho đơn thức
 a) Quy tắc
 b) Ví dụ 
Tiết 2;3: Chia đa thức một biến đã sắp xếp
- Phép chia hết
- Phép chia có dư
Hoạt động 3. Luyện tập 
Tiết 4: 
- Dạng bài tập thực hiện phép chia
- Dạng bài tập tìm điều kiện để phép chia hết 
Tiết 5: 
- Thực hiện phép chia hết, phép chia có dư
- Thực hiện phép chia bằng cách phân tích đa thức thành nhân tử
Hoạt động 4. Vận dụng, tìm tòi mở rộng. 
 Tìm tham số trong đa thức, tìm số nguyên n
Biên soạn câu hỏi, bài tập
Tiết 1
STT
Câu hỏi/ bài tập
Mức độ
1
Tính xm : xn = xm - n nếu m > n
 xm : xn = 1 nếu m = n
Nhận biết
2
Phép chia 20x5 : 12x (x 0) có phải là phép chia hết không ? Vì sao?
Thông hiểu
3
Tính: a) x3 : x2 = ; b) 15x7 : 3x2 =
Nhận biết
4
Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi nào :
Nhận biết
5
 Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) ta làm như thế nào ?
Nhân biết
6
Tính: (a + b + c): d =?
Nhận biết
7
Tính (30x4y3 - 25x2y3 - 3x4y4): 5x2y3 ?
Thông hiểu
8
Vậy muốn chia đa thức cho đơn thức (trường hợp các hạng tử của đa thức chia hết cho đơn thức) ta làm như thế nào?
Thông hiểu
Tiết 2; 3
STT
Câu hỏi/ bài tập
Mức độ
1
 Xét xem đa thức A = 5x4 – 4x3 + 6x2
Có chia hết cho đơn thức B = 2x2 hay không
Nhận biết
2
Kiểm tra lại tích (x2-4x - 3).(2x2- 5x + 1) có bằng đa thức 2x4 - 13x3 + 15x2 + 11x - 3 không ? 
thông hiểu
3
 Thực hiện phép chia
 (x3 - x2 - 7x + 3) : (x - 3)
Thông hiểu
Tiết 4
STT
Câu hỏi/ bài tập
Mức độ
1
a) 2x3y4 : 5x2y4 : b) 15xy3 : 3x2; c) 4xy : 2xz
Nhận biết
2
Không làm tính chia, hãy xét xem đa thức A có chia hết cho đơn thức B không
A = 15xy2 + 17xy3 + 18y2
B = 6y2
Nhận biết
3
Bài 61; 62; 64; SGK
Thông hiểu
4
Bài tập 42; 46/ 07 (SBT)
 Vận dụng
Tiết 5
STT
Câu hỏi/ bài tập
Mức độ
1
 (12x2 -14x + 3 - 6x3 + x4):(1 - 4x + x2)
Thông hiểu
2
a/ (25x5 – 5x4 + 10x2):5x2
b/ (3x4 + x3 + 6x – 5):(x2 – 1) 
Thông hiểu
3
Bài tập 73a,b/ 32(SGK)
Thông hiểu
4
? Muốn tìm số a để đa thức 2x3 - 3x2 + x + a chia hết cho đa thức x + 2, ta làm như thế nào?
? Để đa thức 2x3 - 3x2 + x + a chia hết cho đa thức x + 2 thì cần có điều gì
Vận dụng
5
Tìm giá trị nguyên của n để giá trị của biểu thức 3n3 + 10n2 – 5 chia hết cho giá trị của biểu thức 3n + 1.
Vận dụng
Thiết kế hoạt động dạy học 
Hoạt động 1. Khởi động 
Cho a,b Z ; b 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = b.q thì ta nói a chia hết cho ......
Tương tự như vậy, cho A và B là hai đa thức, B 0. Ta nói đa thức A chia hết cho đa thức B nếu tìm được một đa thức Q sao cho A = B.Q.
A được gọi là đa thức bị chia
B được gọi là đa thức chia
Q được gọi là đa thức thương
Kí hiệu: Q = A : B hay 
	 - Yêu cầu học sinh nhắc lại qui tắc chia 2 lũy thừa cùng cơ số.
 - HS: 
Với mọi x¹0; m, nÎN; m³n thì: 
xm: xn = xm-n nếu m>n
 	xm: xn = 1 nếu m=n
	- Nhắc lại tính chất chia hết của một tổng đã học ở lớp 6.
	(a+b) ⋮ m khi nào?
	HS: Khi a ⋮ m, b ⋮ m
Trong bài học hôm nay ta xét 2 trường hợp chia đa thức: chia đơn thức cho đơn thức và chia đa thức cho đơn thức.
Qua tiết học này các em cần hiểu được các quy tắc: Chia đơn thức cho đơn thức; chia đa thức cho đơn thức; hiểu được khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B, đa thức chia hết cho đơn thức và hiểu được thế nào là phép chia hết.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Tìm hiểu quy tắc chia đơn thức cho đơn thức
Yêu cầu hs thực hiện nhóm
Nhiệm vụ 1: 
Yêu cầu hs làm ?1, ?2 sgk trang 26.
?1 Làm tính chia 
a/ x3 : x2 =
b/15x7 : 3x2 =
c/20x5 : 12x =
?2. Làm tính chia 
a/ 15x2y2 : 5xy2 =
b/ 12x3y : 9x2 =
GV đánh giá kết quả thực hiện nhiện vụ của các nhóm.
? Phép chia 20x5 : 12x (x 0) có phải là phép chia hết không ? Vì sao ?
Nhấn mạnh: Hệ số không phải là số nguyên, nhưng x4 là một đa thức nên phép chia trên là phép chia hết
Trong các phép chia chúng ta vừa thực hiện là những phép chia hết (đơn thức A chia hết cho đơn thức B). 
- Có nhận xét gì về phần biến và số mũ của đơn thức B với phần biến và số mũ của đơn thức A.
- Vậy đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi nào ?
- Vậy muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) ta thực hiện ntn?
GV : Chuyển ý
- Cho đơn thức 3xy2
- Đa thức: 15x2y5 + 12x3y2 - 10 xy3
Các hạng tử của đa thức có chia hết
cho đơn thức không?
? Vậy phép chia
(15x2y5 +12x3y2 -10xy3):3xy2 được thực hiện như thế nào?
- Thảo luận, thực hiện nhiệm vụ trên phiếu học tập.
- Báo cáo kết quả, thảo luận thống nhất.
- Phép chia 20x5 : 12x (x 0) là phép chia hết vì thương của phép chia là một đa thức.
- Mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.
 - HS trả lời Quy tắc (SGK)
Hs: Các hạng tử của đa thức đều chia hết cho đơn thức
HS: Thực hiện theo nhóm.
1. Quy tắc:
?1.
a/ x3:x2=x
b/15x7:3x2=5x5
?2.
Nhận xét (SGK):
Quy tắc (SGK):
Tìm hiểu quy tắc chia đa thức cho đơn thức
GV: Có thể gợi ý Khi chia
 (a + b + c) cho d ta có thể làm như thế nào? (d khác 0)
GV: Tương tự như vậy ta có thể thực hiện phép chia đa thức cho đơn thức như sau:
Yêu cầu cá nhân hs đọc thông tin của ?1 sgk trang 27. Từ đó phát biểu quy tắc. (khuyến khích hs tự phát hiện vấn đề).
Nhiệm vụ 3 : yêu cầu hs thảo luận ?2a nhận xét lời giải của bạn Hoa đúng hay sai.
Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
GV Đánh giá, chốt vấn đề.
GV: Bổ sung thêm -> Để chia một đa thức cho một đơn thức, ngoài cách áp dụng qui tắc, ta còn có thể phân tích đa thức bị chia thành nhân tử mà có chứa nhân tử chung là đơn thức. 
(a + b + c):d 
= a: d + b:d + c:d
Học sinh thực hiện phép chia
HS: Trả lời quy tắc
?2. Hoa giải đúng.
* Quy tắc: SGK
Muốn chia đa thức A cho đơn thức B ta chia từng hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.
Nhiệm vụ 4 : Trò chơi ô chữ: Ai nhanh hơn.
Cho HS làm việc theo nhóm trên phiếu học tập trong 5 phút, tìm ra nhóm nào nhanh hơn, chính xác, sẽ trao thưởng.
A. 21x5y7:21x5y7 =
I. x5:x4 = 
T. 16x8:2x3 = 
C. 7x3y2:14x2y2 =
R. (x5y3+x3y2):xy2 = 
H. (4x2y-x3y5):x2y =
x4y+x2
1
12x
8x5
4-xy4
1
x
R
A
C
T
H
A
I
 Thu phiếu học tập và nhận xét chốt vấn đề.
GDHS thông qua trò chơi: Ngày 12 tháng 2 năm 2019 PGDĐT huyện CLD có kế hoạch 55 nhằm tuyên truyền đến tất cả CB-GV-CNV-HS và PHHS về thực hiện phong trào chống rác thải nhựa trong ngành giáo dục.
Tiết 2, tiết 3
Tìm hiểu chia đa thức một biến đã sắp xếp
- Treo bảng phụ bài tập
Xét xem đa thức A = 5x4 – 4x3 + 6x2
Có chia hết cho đơn thức B = 2x2 hay không?
Bạn Hân: “A không chia hết cho B vì 5 không chia hết cho 2”
Bạn Như: “A chia hết cho B vì mọi hạng tử của A đều chia hết cho B
Cho ý kiến của em về lời giải của hai bạn
- Gọi HS nêu ý kiến
- Nhận xét về biến, lũy thừa để đi vào nội dung bài.
- Vậy khi nào thì đa thức A chia hết cho đa thức B, giới thiệu phép chia đa thức một biến đã sắp xếp.
Bạn Quang trả lời đúng
GV yêu cầu hs thảo luận nghiên cứu các bước thực hiện trong sgk về phép chia hết.
- Để chia đa thức 2x4-13x3+15x2+11x-3 cho đa thức x2-4x-3
Ta đặt: 2x4-13x3+15x2+11x-3 x2-4x-3
GV theo dõi giúp đỡ các nhóm thực hiện 
GV gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày lại (thuyết trình) quá trình thực hiện.
GV nhận xét, đánh giá kết quả và chốt nội dung.
- Dư cuối cùng của phép chia này là 0 và ta đuợc thương là 2x2 - 5x + 1. Như vậy ta có:
(2x4-13x3+15x2+11x-3):(x2-4x-3)= 2x2 - 5x + 1
- Phép chia có dư bằng 0 là phép chia hết.
- Thảo luận thực hiện nhiệm vụ của nhóm.
1. Phép chia hết:
Ví dụ: 
2x4-13x3+15x2+11x-3 x2-4x-3
2x4-8x3 -6x2 2x2–5x+1
 -5x3+21x2 +11x-3 
 -5x3+20x2 +15x
 x2 - 4x -3
 x2 - 4x-3
 0
 Phép chia có dư bằng 0 là phép chia hết.
Tương tự như phần 1.
- GV cho hs nhận xét có gì khác với phép chia trước?
- Nhấn mạnh trường hợp đa thức dư có bậc bé hơn đa thức chia thì không thể tiếp tục chia được. Trong trường hợp này (- 5x + 10) có bậc bằng 1 bé hơn bậc của đa thức chia (bằng 2) nên ta không thể chia được và phép chia trong trường hợp này được gọi là phép chia có dư, (-5x + 10) gọi là dư. Ta có:
5x3-3x2+7 = (x2 + 1)(5x - 3)+(- 5x + 10).
	 = (x2 + 1)(5x - 3) - 5x + 10.
Nhiệm vụ 5: Phiếu học tập 
Yêu cầu các nhóm hs thực hiện ? sgk trang 30. Qua kết quả đó GV nhấn mạnh phần chú ý sgk.
 * Chú ý: Nếu đa thức A chia cho đa thức B(B ¹ 0) được đa thức thương Q và R hãy tìm hệ thức liên hệ giữa A và B, Q, R.
- Bậc của R so với bậc B thế nào?
- Trường hợp nào thì đa thức A chia hết cho đa thức.
- HS thực hiện.
- Hiệu thứ hai -5x + 10 không thực hiện tiếp được.
HS thực hiện
2. Phép chia có dư:
Ví dụ: 
 5x3 - 3x2 +7 x2 + 1
 5x3 +5x 5x -3
 -3x2-5x + 7
 -3x2 - 3
 -5x + 10
 -5x + 10 gọi là dư
?
(x2-4x-3)(2x2-5x+1)
= 2x4- 3x3+15x2+11x-3
* Chú ý: Với hai đa thức A, B cùng biến ( B ¹ 0) thì tồn tại đa thức Q và R sao cho 
 A = BQ + R. 
R có bậc nhỏ hơn bậc của B và được gọi là dư. Khi R = 0 phép chia A cho B là phép chia hết.
Nhiệm vụ 6: Yêu cầu các nhóm thảo luận thực hiện phép chia
(x3 - x2 - 7x + 3):(x - 3)
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Cho các nhóm trao đổi thảo luận nhận xét bài giải
- Nhận xét, đánh giá và chốt lại
Kết quả:
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Tiết 4 
Treo bảng phụ
- Bài tập 1: Trong các phép chia sau, phép chia nào là phép chia hết ? Giải thích 
 a) 2x3y4 : 5x2y4
 b) 15xy3 : 3x2
 c) 4xy : 2xz
- Bài tập 2: Không làm tính chia, hãy xét xem đa thức A có chia hết cho đơn thức B không
A = 15xy2 + 17xy3 + 18y2
B = 6y2
GV: Đặt vấn đề: áp dụng các quy tắc chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức hôm nay ta đi vào luyện tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dạng bài thực hiện phép chia đơn thức cho đơn thức
Bài tập 61: SGK/27
- Yêu cầu các nhóm thảo luận (3’)
- Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày
- Cho các nhóm trao đổi thảo luận 
- Nhận xét và chốt lại
Bài tập 62: SGK/27
Tính giá trị của biểu thức 15x4y3z2 : 5xy2z2 tại x = 2, y = -10, z = 2004
? Để tính giá trị biểu thức trước tiên ta làm gì ?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận (2’)
- Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày
- Cho các nhóm trao đổi thảo luận 
- Nhận xét và chốt lại
 Bài tập 61: SGK/27
a/ 5x2y4 : 10x2y = 
b/ 
c/ 
Bài tập 62: SGK/27
- Ta thực hiện phép chia đơn thức cho đơn thức 
Thay x = 2, y = -10, z = 2004 vào biểu thức 3x3y ta được 3.23.(-10) = -240
Dạng bài thực hiện phép chia đa thức cho đơn thức
Bài tập 64: SGK/28
- Yêu cầu các nhóm thảo luận (2’)
+ Nhóm 1,2: Câu a
+ Nhóm 3,4: Câu b
+ Nhóm 5,6: Câu c
- Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày
- Cho các nhóm trao đổi thảo luận 
- Nhận xét và chốt lại
? Câu c có cách chia nào khác không ?
GV: Sửa bài – Nhấn mạnh cách làm
Qua đó hs phải thấy được cách chia hợp lí cho từng trường hợp
+ Chia từng hạng tử
+ Phân tích đa thức bị chia thành nhân tử
Bài tập 64: SGK/28
a/ 
b/ 
c/ 
Dạng bài tìm điều kiện để phép chia là phép chia hết
 Bài 42a,c: SBT/7
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện
Bài 46a: SBT/8
- Yêu cầu các nhóm thảo luận (2’)
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Cho các nhóm trao đổi thảo luận nhận xét 
- Nhận xét và sửa sai
Bài tập 42/ 07 (SBT): Tìm số tự nhiên n để mỗi phép chia sau là phép chia hết
a) x4 : xn 
n N; n 4 
c) 5xny3 : 4x2y2
 n N; n ³ 2 
Bài 46a: SBT/8
Đa thức A chia hết cho đơn thức B nếu bậc của mỗi biến trong B không lớn hơn bậc thấp nhất của biến đó trong A.
Do đó: n = 1; n = 0
 Tiết 5 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chia lớp thành 2 đội chơi
Đại diện 1 hs lên bảng thực hiện phép chia của bài tập GV chuẩn bị:
GV theo dõi nhắc nhở các hs còn lại chú ý để nhận xét đánh, bổ sung cho đội của mình.
- 2 đội chơi thực hiện
	x4 - 6x3 + 12x2 -14x + 3 x2 – 4x +1
	x4 - 4x3 + x2	 x2 - 2x + 3
	 -2x3 + 11x2 - 14x + 3
	 -2x3 + 8x2 - 2x + 3
	 3x2 - 12x +3
	 3x2 - 12x +3
 0
Làm tính chia sau:
a/ (25x5 – 5x4 + 10x2):5x2
b/ (3x4 + x3 + 6x – 5):(x2 – 1) 
 - Yêu cầu các em hs làm việc cá nhân
- Gọi hs lên bảng trình bày
- Cho các hs khác trao đổi nhận xét kết quả
- Nhận xét, đánh giá 
Bài tập 73a,b – SGK: Tính nhanh
- Gọi HS nhắc lại bảy hằng đẳng thức đáng nhớ
- Áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ để thực hiện phép chia
- Gọi 2 HS lên bảng giải
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
Cá nhân học sinh thực hiện 
Kết quả:
a/ 5x3 – x2 + 2
b/ (3x4 + x3 + 6x – 5) = (x2 – 1)(3x2 + x – 3) + 5x-2
Bài tập 73a,b – SGK: Tính nhanh
Áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ để thực hiện phép chia
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi sáng tạo
Tìm tham số trong đa thức
Gợi ý:
? Muốn tìm số a để đa thức 2x3 - 3x2 + x+a chia hết cho đa thức x + 2, ta làm như thế nào
? Để đa thức 2x3 - 3x2 + x + a chia hết cho đa thức x + 2 thì cần có điều gì
- Yêu cầu các nhóm thảo luận (2ph)
- Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày
- Cho các nhóm trao đổi nhận xét kết quả
- Nhận xét 
Bài tập 74: SGK/32
Tìm số a để đa thức 2x3 – 3x2 + x + a chia hết cho đa thức x + 2
- Ta thực hiện chia đa thức một biến đã sắp xếp
- Dư phải bằng 0
 2x3 - 3x2 + x + a x + 2
	 2x3 +4x2	 2x2 - 7x + 15
	 -7x2 + x + a 
	 -7x2 - 14x
	 15x + a
	 15x +30
 a-30
Ta có:
 2x3-3x2+x+a = (x+2)(2x2-7x+15)+a-30
Đa thức 2x3-3x2+x+a chia hết cho đa thức x+2 khi 
a – 30 = 0 Þ a = 30
Tìm số nguyên n
Tìm giá trị nguyên của n để giá trị của biểu thức 3n3 + 10n2 – 5 chia hết cho giá trị của biểu thức 3n + 1.
Gợi ý: Thực hiện phép chia ta có 3n3 + 10n2 – 5 = (3n + 1)(n2 + 3n – 1) – 4 
Để có phép chia hết thì 43n + 1
Ta tìm số nguyên n sao cho 3n + 1 là ước của 4
Khi đó ta có n = 0, n = -1, n = 1 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẠI NHÀ
Tiết 1:
 Hướng dẫn tự học
+ Nắm vững khái niệm khi nào đa thức A chia hết cho đa thức B, Khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B. Quy tắc chia đơn thức cho đơn thức. Khi nào thì đa thức A chia hết cho đơn thức B.
+ BTVN : 60, 61, 62, 65, 66 SGK
+ Xem lại các bài tập đã chữa trên lớp.
+ Về nhà ôn tập lại phép trừ đa thức, phép nhân đa thức đã sắp xếp, các hằng đẳng thức đáng nhớ đã học. 
Tiết 2: Hướng dẫn tự học
+ Ôn lại quy tắc chia đơn thức cho đơn thức, đa thức cho đơn thức
+ Xem lại các nội dung đã học trong vở + SGK.
+ Đọc trước bài : Chia đa thức một biến đã sắp xếp 
Tiết 3:
Hướng dẫn tự học
+ Xem lại cách chia đa thức một biến đã sắp xếp.
+ Xem lại các bài tập đã chữa trên lớp.
+ BTVN: 67-> 74/ 31,32 (SGK)
Tiết 4:
Hướng dẫn tự học
+ Xem lại các nội dung đã học trong vở + SGK, các bài tập đã chữa trên lớp.
+ Xem lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học. Cần chú ý thêm phương pháp tách hạng tử và phương pháp thêm bớt hạng tử. Các hằng đẳng thức đáng nhớ ...
+ BTVN: 72, 73bd, 75 -> 78/ 32,33 (SGK); trả lời 5 câu hỏi phần ôn tập chương.
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ LẠI NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
CHỦ ĐỀ: PHÉP CHIA ĐA THỨC
Thời lượng làm bài: 30 phút
Bài 1. Thực hiện phép tính
1) -6x3y4: 3xy3 =
2) 5x4y3z:3x2y2=
3) (12x3y4 - 8x3y2 + 4xy2): 4xy2
4) (x3+3x2y+3xy2+1): (x+1)
Bài 2: Tìm a để đa thức x3+3x2+5x + a chia hết cho đa thức x + 3
 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Bài
Nội dung làm được
Điểm
Bài 1
1) -6x3y4: 3xy3 = -2x2y
1,5
1) 5x4y3z:3x2y2= 5/3x2yz
1,5
5) (12x3y4 - 8x3y2 + 4xy2): 4xy2 = 3x2y2 – 2x +1
2,0
6) (x3+3x2y+3xy2+1): (x+1) = (x+1)3 : (x+1) = (x+1)2
2,0
Bài 2
Thực hiện được phép chia ra dư là a – 15
Để đa thức x3+3x2+5x + a chia hết cho đa thức x + 3 thì a - 15 = 0
Ta suy ra a = 15. Vậy với a = 15 thì đa thức x3+3x2+5x + a chia hết cho đa thức x + 3
1,5
1,0
0,5
 Duyệt của BGH Duyệt củaTT An Thạnh Tây, ngày 25 tháng 11 năm 2019
 Giáo viên soạn 
 Cô Văn Thôi 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_8_phep_chia_da_thuc.docx