Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

I.MỤC TIÊU.

1.Kiến thức:

- HS nắm được qui tắc nhân đa thức với đa thức.

 - HS biết cách nhân 2 đa thức một biến đã sắp xếp cùng chiều

2.Kỹ năng:

HS biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau

3.Thái độ:

-HS hăng hái tham gia xây dựng bài.

- Rèn cho HS tính cách: nghiêm túc, tự giác trong học tập.

4.Định hướng năng lực hình thành:

- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề.

-Hình thành năng lực tính toán.

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1.Chuẩn bị của GV: bảng phụ, Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT, phiếu học tập

.2. Chuẩn bị của HS: Bảng nhóm, nháp, SGK, đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp

2. Kiểm tra bài cũ.

Phát biểu qui tắc nhân đơn thức với đa thức

 

docx 11 trang thucuc 3960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:2/9/2020 
Tiết : 1
Tuần dạy : 1 
Chương I: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC.
 §1: NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
I.MỤC TIÊU.
1.Kiến thức:HS nắm vững qui tắc nhân đơn thức với đa thức. 
2.Kỹ năng: - Thực hiện được thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức
3.Thái độ: HS có thói quen: cẩn thận chính xác , linh hoạt trong giải toán. 
 Rèn cho HS tính cách: nghiêm túc, tự giác trong học tập. 
4.Định hướng năng lực hình thành:
- HS được rèn năng lực hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề.
-Hình thành năng lực tính toán.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của GV: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
3.Thiết kế tiến trình bài học:.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CHÍNH
3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
-Mục tiêu:Hs lấy vd được về các đơn thức và đa thức và dự đoán kết quả của phép nhân đơn thức với đa thức
- Phương thức:
+ Đàm thoại
+ Hoạt động cá nhân, sau đó chốt nhóm
HĐ nhóm:
-Gv: chia lớp làm 2 nhóm. Yêu cầu hs lấy vd về đơn thức và đa thức
Đại diện 2 nhóm lên trình bày
-Gv: Lấy 2 vd bất kì của 2 nhóm và yêu cầu hs dự đoán kết quả
-Hs: làm việc theo nhóm
2hs lên bảng
-Hs: dự đoán kết quả
3.2.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG 1:QUI TẮC
-Giáo viên nhận xét , dẫn dắt vào bài mới
-Mục tiêu:Học sinh hình thành được qui tắc nhân đơn thức cho đa thức
-Phương thức:
+ Đàm thoại
+ Hoạt động cá nhân
GV Cho HS làm ? 1
-Hãy viết một đơn thức và 
Tự viết ra giấy
VD: Đơn thức: 5x
1. Qui tắc : 
một đa thức tuỳ ý.
- Hãy nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức vừa viết
- Hãy cộng các tích vừa tìm được
Yêu cầu hs lên bảng trình bày
Yêu cầu hs nhận xét
- Cho hs đổi chéo kiểm tra kết quả lẫn nhau.
Gv nhận xét chung
b) Phát biểu qui tắc
* Vậy muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta làm thế nào ?
* Chú ý: Nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức.
Nêu dạng tổng quát :
A.(B + C) = A.B + A.C
- Ða thức: 3x2 – 4x + 1
HS: 5x.(3x2 – 4x + 1) 
= 5x.3x2 + 5x.(- 4x) + 5x.1 
= 15x3 – 20x2 + 5x
-Hs lên bảng
HS nhận xét bài làm của bạn
HS phát biểu qui tắc 
- HS khác nhắc lại
HS: theo dõi
? 1
5x.(3x2 – 4x + 1) 
= 5x.3x2 + 5x.(- 4x) + 5x.1 
= 15x3 – 20x2 + 5x
Qui tắc : (SGK)
A.(B + C) = A.B + A.C
 HOẠT ĐỘNG 2 : ÁP DỤNG 
-Mục tiêu:Thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức
-Phương thức:Đàm thoại,
+ Hoạt động cá nhân ?- Tiến hành hoạt động:
GV: cho Hs làm VD SGK
(-2x3)(x2 + 5x –12)
GV: gọi HS nhận xét
GV: nêu ?2
GV: muốn nhân một đơn thức với đa thức ta thực hiện như thế nào ?
GV: gọi HS nhận xét
GV: nêu ?3
GV: hãy nêu công thức tính dtích hình thang?
GV : y/c HS viết công thức tính diện tích hình thang theo x và y.
GV: gọi HS nhận xét
GV : y/c HS thay giá trị của x và y vào rồi tính.
GV: gọi HS nhận xét
HS: thực hiện
HS nhận xét
HS : tanhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích lại với nhau
HS: nhận xét
HS:( đáy lớn + đáy bé). chiều cao
HS: thực hiện
S = . 2y
HS: nhận xét
HS: thực hiện
HS: nhận xét
2. Áp dụng:
VD : Làm tính nhân
(-2x3)(x2 + 5x –12)
= (-2x3).x2+(-2x3).5x+(-2x3).(-12)
= -2x5 – 10x4 +24x3
?2
Làm tính nhân
(3x3y - 
=
= 18x4y4 – 3x3y3 + 
?3
S = . 2y
 = 8xy + y2 +3y
Thay x = 3; y = 2 thì S = 58 m2
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
-Mục tiêu:Học sinhthực hiện được cách nhân đơn thức cho đa thức
-Phương thức:Đàm thoại + Hoạt động cá nhân
Bài 1 /5 SGK hoạt động nhóm 
* Làm tính nhân:
a) 
b) 
c)
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày
-Các nhóm khác quan sát nhận xét.
GV : Chữa bài và cho điểm 
Bài 2 /5 SGK
GV cho HS làm bài 2 tr 5 SGK
Yêu cầu HS hoạt động nhóm 
GV:Đại diện các nhóm lên trình bày
Gv: Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo.
Gv: đánh giá và cho điểm
GV nhận xét bài làm của HS
HS1:
HS2:
b)(3xy – x2 + y)x2y =
= 2x3y2-x4y + x2y2
HS3:
-Hs: nhận xét
HS hoạt động nhóm bài 2 SGK
Nhóm 1,2,3,4 làm câu a
Nhóm 5,6,7,8 làm câu b
-Hs: lên bảng
- Hs: nhận xét
B ài 1 /5 SGKLàm tính nhân
b)(3xy – x2 + y)x2y 
= 2x3y2-x4y + x2y2
c)
Bài 2 /5 SGK
x(x – y) + y(x + y) 
= x2 – xy + xy + y2
= x2 + y2 
Thay x = –6 và y = 8 vào biểu thức :
(–6)2 + 82 = 36 + 64 = 100
 b)x(x2 – y) – x2(x + y) + y(x2 – x) 
= x3 – xy – x3 – x2y + x2y – xy 
= –2xy
Thay x = và y = -10 vào biểu thức 
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Mục tiêu: Nhớ quy tắc và vận dụng vào giải toán,rèn kĩ năng nhân đơn thức với đa thức.
-Phương thức: + vấn đáp HS hoạt động cá nhân
Bài 3/5 SGK
Quan sát bài 3 trang5 và cho cô biết:
GV: Muốn tìm x trong đẳng thức trên trước hết ta làm gì?
GV yêu cầu 2 hs lên bảng, HS cả lớp làm bài
GV Đưa bài tập bổ sung lên bảng 
Cho biểu thức:
M = 3x(2x – 5y) + (3x – y)(–2x) – (2 – 26xy)
Chứng minh biểu thức M không phụ thuộc vào giá trị của x và y
GV: Hãy nêu cách làm 
Gọi một HS lên bảng làm.
* Chú ý: Khi chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào biến ta biến đổi biểu thức đến kết quả cuối cùng là một hằng số
GV: nhận xét
HS: quan sát
HS: Muốn tìm x trong đẳng thức trên trước hết ta thực hiện phép nhân rồi rút gọn vế trái 
Hai HS lên bảng làm , HS cả lớp làm vào vở
HS: Ta thực hiện phép tính của biểu thức , rút gọn và kết quả phải là một hằng số 
Bài 3/5 SGK
a,3x(12x–4)–9x(4x-3)= 30
36x222
-12x–36x2+27x=30
 15x = 30 
 x = 2
b,x(5–2x)+2x(x–1) = 15
5x – 2x2 + 2x2 – 2x = 15
 3x = 15
 x = 5
Bài tập BS
M = 3x(2x – 5y) + (3x – y)(-2x) -(2 – 26xy)
= 6x2 – 15xy – 6x2 + 2xy – 1 + 13xy = - 1
Vậy biểu thức M không phụ thuộc vào giá trị của x và y
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:
-Mục tiêu:Hs nhớ quy tắc và vận dụng làm các bài toán thực tế.
-Phương thức:
+ Phương pháp: đàm thoại
+ Cách thức: Hoạt động cá nhân
-Hoàn thiện công thức:
A(B – C + D – M) = .
-Tìm hiểu cách nhân 
(A + B)(C +D) = .
GV nhận xét bài làm và dặn dò HS
HS: thực hiện
-Nhận xét đánh giá sản phẩm: GV nhận xét bài làm các nhóm và dặn dò HS 
Hoïc thuoäc qui taéc chia ñôn thöùc cho ñôn thöùc.
Btaäp 59/ 27 SGK
Btaäp 39 ñeán 43 / 7 SBT
Xem tröôùc baøi “ Chia ña thöùc cho ñôn thöùc”.
Ngày soạn:2/9/2020 
Tiết : 2
Tuần dạy : 1 
 §2 : NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
I.MỤC TIÊU.
1.Kiến thức:
- HS nắm được qui tắc nhân đa thức với đa thức. 
 - HS biết cách nhân 2 đa thức một biến đã sắp xếp cùng chiều
2.Kỹ năng:
HS biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau 
3.Thái độ:
-HS hăng hái tham gia xây dựng bài. 
- Rèn cho HS tính cách: nghiêm túc, tự giác trong học tập. 
4.Định hướng năng lực hình thành:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề.
-Hình thành năng lực tính toán.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của GV: bảng phụ, Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT, phiếu học tập
.2. Chuẩn bị của HS: Bảng nhóm, nháp, SGK, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
Phát biểu qui tắc nhân đơn thức với đa thức
 Bài 1:Thực hiện phép nhân:
3x(5x2 – 2x – 1) = 15x3 – 6x2 – 3x 
 = x5y – 
Bài 2:Tìm x biết : 
2x(x – 5) – x(3 + 2x) = 26
3.Thiết kế tiến trình bài học:.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CHÍNH
3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
-Mục tiêu: Hs thực hiện được phép nhân đơn thức với đa thức 
- Phương thức: + Đàm thoại + Hoạt động cá nhân
GV tổ chức trò chơi: 2 đội thi làm toán nhanh, mỗi đội 4 bạn. Thời gian làm bài 5 phút. Nếu đội nào làm xong sớm hơn được 1 điểm,đội không vi phạm về thời gian 4 điểm, đội làm đúng : 5 điểm. HS dưới lớp theo dõi cổ vũ, nhận xét, chấm điểm.Kết thúc trò chơi GV chốt điểm vào sổ, tuyên dương đội thắng , động viên đội còn lại.
Đề bài: Thực hiện phép tính:
a) 2x( x2 + 5x – 3)
b)(4x3 - 5xy + 2x) (- )
c)xn-1(x+y) - y(xn-1+ yn-1) 
d)x( 6x2 - 5x + 1 ) - 2 ( 6x2 - 5x + 1 ) 
-Giáo viên nhận xét , dẫn dắt vào bài mới
HS : tham gia theo y/c của GV
3.2.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG 1: QUI TẮC
-Mục tiêu:Học sinh hình thành được qui tắc nhân đa thức cho đa thức
-Phương thức: 
+ Đàm thoại,nêu và giải quyết vấn đề.
+ Hoạt động cá nhân
GV:cho HS làm ví dụ
Làm phép nhân :
( x - 2 )( 6x2 - 5x + 1 )
GV:Các em hãy tự nghiên cứu VD trong SGK và giải thích cách làm.
- GV yêu cầu HS nêu các bước làm VD ? 
GV nêu lại các bước làm và nói : Muốn nhân đa thức (x - 2) với đa thức 6x2 - 5x + 1, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức x - 2 với từng hạng tử của đa thức 6x2 - 5x + 1 rồi cộng các tích lại với nhau 
Ta nói đa thức 6x3 - 17x2 +11x - 2 là tích của đa thức x - 2 và đa thức 6x2 - 5x + 1 
GV:Vậy muốn nhân 1 đa thức với 1 đa thức ta làm thế nào? 
GV:Hãy viết dạng tổng quát ? 
GV khẳng định lại quy tắc.
GV yêu cầu HS đọc nhận xét SGK
GV cho Hs làm ? 1 SGK
GV yêu cầu HS nhận xét
GV: h/d cho HS nhân hai đa thức đã sắp xếp
x
6x2 – 5x + 1
 x – 2
+
–12 x2 +10x-2
 6x3 – 5x2 + x
 6x3 - 17 x2 + 11x - 2
GV nhấn mạnh các đơn thức đồng dạng phải sắp xếp cùng một cột để dễ thu gọn 
GV: Hãy rút ra phương pháp nhân?
GV: yêu cầu HS nhận xét
- HS đọc SGK tìm hiểu cách làm, trình bày vào vở. 
HS phát biểu quy tắc.
HS:
(A+B).(C+D)=AC+AD+BC+BD 
HS đọc nhận xét SGK 
HS lên bảng thực hiện ?1
HS nhận xét
HS: thực hiện theo hướng dẫn của GV
HS: 
+ Sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm dần hoặc tăng dần.
 + Đa thức này viết dưới đa thức kia 
 + Kết quả của phép nhân mỗi hạng tử của đa thức thứ 2 với đa thức thứ nhất được viết riêng trong 1 dòng.
 + Các đơn thức đồng dạng được xếp vào cùng 1 cột
 + Cộng theo từng cột.
HS nhận xét
1. Qui tắc 
Ví dụ: 
Làm phép nhân:
( x - 2 ) ( 6x2 - 5x + 1 )
= ( x - 2 ) ( 6x2 - 5x + 1 ) 
= x . (6x2 - 5x + 1) - 2. (6x2 - 5x + 1)
= 6x3 - 5x2 + x - 12x2 + 10x - 2 
= 6x3 - 17x2 + 11x - 2 
Qui tắc:
 Muốn nhân 1 đa thức với 1 đa thức ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.
(A+B).(C+D)=AC+AD+BC +BD 
* Nhân xét:Tích của 2 đa thức là 1 đa thức
HOẠT ĐỘNG 2 : ÁP DỤNG
-Mục tiêu: Thực hiện thành thạo phép nhân đa thức với đa thức
-Phương thức:
+ Đàm thoại
+ Hoạt động nhóm
GV : cho HS h/đ nhóm làm ?2
Các nhóm trình bày ra phiếu học tập, đại diện các nhóm lên trình bày.
Câu a GV yêu cầu HS làm theo hai cách 
-Cách 1: làm theo hạng ngang
- Cách 2: nhân đa thức sắp xếp
Gv: Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo.
Gv: nhận xét chung và cho điểm nhóm.
Lưu ý cách 2 chỉ nên dùng trong trường hợp hai đa thức chỉ có một biến và đã được sắp xếp
GV: Yêu cầu HS làm tiếp ? 3 SGK. Đưa đề bài lên bảng 
GV: Có thể tính diện tích của hình chữ nhật bằng cách nào khác ?
Đại diện 2 nhóm lên trình bày. Nhóm 1 làm ý a
Nhóm 2 làm ý b
HS lớp nhận xét 
Một HS đứng tại chổ trả lời 
HS: Thay x = 2,5 và y = 1 để tính được các kích thước là 2.2,5 + 1 = 6m và 2.2,5 – 1 = 4m rồi tính diện tích : 6.4 = 24 m2
2. Áp dụng :
? 2 Làm tính nhân:
Cách 1:
(x + 3)(x2 + 3x – 5) 
= x.(x2 + 3x – 5) + 3.(x2 + 3x – 5) 
= x3 + 3x2 – 5x + 3x2 + 9x – 15
= x3 + 6x2 + 4x – 15
Cách 2:
 (xy – 1)(xy + 5) 
= xy(xy + 5) – 1(xy + 5) 
= x2y2 + 5xy – xy – 5
= x2y2 + 4xy – 5
? 3 Diện tích hình chữ nhật là :
S = (2x + y)(2x – y) =
 = 2x(2x – y) + y(2x – y)
 = 4x2 – 2xy + 2xy – y2
 = 4x2 – y2
Với x = 2,5 m và y = 1m thì 
S = 4.2,52 – 12 = 4.6,25 – 1 
 = 24 m2
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
-Mục tiêu:Học sinhthực hiện được cách nhân đa thức cho đa thức
-Phương thức:Vấn đáp
+ Vấn đáp
+ Hoạt động cá nhân, nhóm
GV: Em hãy nhắc lại qui tắc nhân đa thức với đa thức? Viết tổng quát?
- GV: Với A, B, C, D là các đa thức : 
(A + B) (C + D) = AC + AD + BC + BD
GV: cho HS giải BT 7/8 SGK
GV cho HS hoạt động theo nhóm 
Nửa lớp làm phần a 
Nửa lớp làm phần b 
Sau đó chữa và chốt phương pháp
GV Lưu ý cách 2: cả hai đa thức phải sắp xếp theo cùng một thứ tự
GV: h/d HS đổi
 5 – x = -x +5 cho dễ thực hiện
GV: y/c Hs nhận xét
HS :Muốn nhân 1 đa thức với 1 đa thức ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.
(A+B).(C+D)=AC+AD+BC +BD 
HS hoạt động theo nhóm 
Đại diện hai nhóm lên bảng trình bày, mỗi nhóm làm một câu
HS: cách 2
 x2 – 2x + 1
 x x – 1
 + - x2 + 2x - 1
 x3 – 2x2 + x
 x3 – 3x2 + 3x -1
b) x3 – 2x2 + x -1
 x 5 – x
+ -x4 + 2x3 – x2 + x 
5x3 – 10x2 +5x -5 
 -x4 + 7x3 – 11x2 + 6x - 5
HS: nhận xét
BT 7/8 SGK
Làm tính nhân
(x2 – 2x + 1)(x – 1) 
= x2(x – 1) – 2x(x – 1) + 1.(x – 1) 
= x3 – x2 – 2x2 + 2x + x – 1 
= x3 – 3x2 + 3x- 1
(x3 – 2x2 + x – 1)(5 - x) 
= x3(5 - x) – 2x2(5 - x) + x(5 - x) – 1.(5 - x)
= 5x3 – x4 – 10x2 + 2x3 + 5x – x2 – 5 + x 
= - x4 + 7x3 – 11x2 + 6x – 5 
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức về phép chia đa thức cho đa thức vào giải bài tập
-Phương thức:
+ Vấn đáp
+ Hoạt động cá nhân
GV y/c HS thực hiện (Bài 9 tr 8 SGK)
HS điền kết quả trên một bảng,mỗi HS điền kết quả một lần, HS sau có thể sửa bài của bạn liền trước
GV và HS theo dõi
HS thực hiện lần lượt lên điền kết quả
a) Ta có :
(x – y)(x2 + xy + y2) =
= x(x2 + xy + y2) - y(x2 + xy + y2) 
= x3 + x2y + xy2 – x2y – xy2 + y3
= x3 + y3
b) Tính giá trị của biểu thức
Bài 9/8 SGK
GV kieåm tra baøi laømcủa HS, nhận xét.
HS: nhận xét
Giá trị của x và y
Giá trị của biểu thức 
(x – y)(x2 + xy + y2) 
x = - 10 ; y = 2
- 1008
x = 1 ; y = 0
-1
x = 2 ; y = -1
9
x = 0,5 ; y = 1,25
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:
 - Học thuộc qui tắc nhân đa thức với đa thức
- Nắm vững các cách trình bày nhân hai đa thức
- Làm bài tập 8, 11, 12, 13, 14 tr 9 SGK
 -----------—–—–------------ 
	Ngày . . . tháng . . . năm . .
 Duyệt TT
	 Nguyễn Trí Hóa

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_1_nam_hoc_2020_2021.docx