Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 21, Tiết 46: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 - Lý Ngọc Hà

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 21, Tiết 46: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 - Lý Ngọc Hà

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : củng cố kỉ năng biến đổi các PT bằng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân với một số .

2. Kỹ năng : nắm vững phương pháp giải các PT và việc áp dụng các qui tắc biến đổi và thu gọn để đưa

 chúng về dạng PT bậc nhất một ẩn .

 3. Thái độ : rèn tính cẩn thận , chính xác .

II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .

III. CHUẨN BỊ :

1. Đối với GV : bảng phụ .

2. Đối với HS : ôn tập hai qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân với 1 số , cách giải PT , xem trước bài mới

doc 4 trang Phương Dung 31/05/2022 3310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 21, Tiết 46: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 - Lý Ngọc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 §3 PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA ĐƯỢC 
 VỀ DẠNG ax + b = 0
Tuần : 21 tiết 46
Ngày soạn : 10 / 12 / 2008
Ngày dạy : 14 / 1 / 2009
; 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : củng cố kỉ năng biến đổi các PT bằng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân với một số .
2. Kỹ năng : nắm vững phương pháp giải các PT và việc áp dụng các qui tắc biến đổi và thu gọn để đưa 
 chúng về dạng PT bậc nhất một ẩn .
 3. Thái độ : rèn tính cẩn thận , chính xác .
II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .
III. CHUẨN BỊ : 
1. Đối với GV : bảng phụ .
2. Đối với HS : ôn tập hai qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân với 1 số , cách giải PT , xem trước bài mới .
IV. TIẾN TRÌNH :
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
Hoạt động 1 : KIỂM TRA (5 phút)
1. Định nghĩa PT bậc nhất một ẩn . 
 Nêu cách giải tổng quát .
 Giải PT : 3x – 6 = 0 
2. Giải PT : 
 7 – 3x = 9 – x 
1.1 Treo bảng phụ BT , nêu yêu cầu kiểm tra .
- Gọi hai HS lên bảng , cả lớp cùng thực hiện vào tập .
- Cho lớp nhận xét .
1.2 Nhận xét , cho điểm .
- HS 1 : nêu định nghĩa . Cách giải tổng quát .
 3x – 6 = 0 
 Û 3x = 6 
 Û x = 2 
 Vậy S = {2}
- HS 2 : 
 7 – 3x = 9 – x
 Û – 3x + x = 9 – 7 
 Û – 2x = 2 
 Û x = – 1 
 Vậy S = {– 1}
- Nhận xét .
Hoạt động 2 : CÁCH GIẢI (15 phút)
1. Cách giải : 
VD1: Giải PT 
 2x – (3 – 5x) = 4(x + 3)
 Û 2x – 3 + 5x = 4x + 12 
 Û 2x + 5x – 4x = 12 + 3 
 Û 3x = 15
 Û x = 5
 Vậy S = {5}
2.1 Treo bảng phụ bài giải VD1 
- Cho HS hoạt động nhóm nêu ra các bước giải .
- Chốt lại các bước thực hiện .
- Thảo luận nhóm .
 · Tính toán , bỏ dấu ngoặc .
 · Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang VT, hằng số qua VP (đổi dấu)
 · Thu gọn đưa về dạng ax = c rồi giải PT .
VD2: Giải PT
 Û 10x – 4 + 6x = 6 + 15 – 9x 
 Û 10x + 6x + 9x = 6 + 15 + 4 
 Û 25x = 25
 Û x = 1
 Vậy S = {1}
2.2 PT ở VD2 có gì khác so với VD1
- Hướng dẫn HS thực hiện từng bước giải .
- Hãy nêu các bước chủ yếu để giải PT trong hai VD trên .
- Một số hạng tử ở PT này có mẫu .
- Làm theo hướng dẫn của GV .
- Các bước chủ yếu :
 · Qui đồng mẫu 2 vế .
 · Nhân 2 vế với mẫu chung rồi khử mẫu .
 · Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang VT , các hằng số sang VP .
 · Thu gọn và giải PT nhận được .
Hoạt động 3 : ÁP DỤNG (13 phút)
2. Áp dụng : 
 VD3 : Giải PT
Û 2(3x – 1)(x + 2) – 3(2x2 +1) = 33
Û (6x2 + 10x – 4) – (6x2 + 3) = 33
Û 6x2 + 10x – 4 – 6x2 – 3 = 33 
Û 10x = 33 + 4 + 3 
Û 10 x = 40 
Û x = 4 
 Vậy S = {4}
 * Chú ý : 
 1. Khi giải một PT ta tìm cách biến đổi PT đó về dạng 
 ax + b = 0 hay ax = – b 
3.1 Hướng dẫn HS từng bước giải .
- Mẫu chung của 2 vế PT là gì ? 
- Hãy qui đồng mẫu cả 2 vế của PT 
- Khử mẫu bằng cách nào ? 
- Gọi một HS lên bảng thực hiện tiếp , cả lớp cùng làm vào tập .
- Cho lớp nhận xét .
- Chốt lại cách thực hiện .
3.2 Yêu cầu HS làm BT 
- Gọi một HS lên bảng , cả lớp cùng thực hiện vào tập .
- Cho lớp nhận xét .
3.3 Cho HS đọc chú ý SGK (phần 1) 
- Cho HS đọc VD4 SGK và hướng dẫn HS cách giải .
- Quan sát , ghi nhớ .
- Mẫu chung là : 6 
- Nhân cả 2 vế của PT cho 6 
- HS lên bảng giải .
- Nhận xét bài làm của bạn .
- HS lên bảng giải 
 Û 12x – 2(5x + 2) = 3(7 – 3x)
 Û 12x – 10x – 4 = 21 – 9x 
 Û 12x – 10x + 9x = 21 + 4 
 Û 11x = 25
 Û x = 
- Nhận xét .
- Đọc chú ý SGK .
- Đọc và tìm hiểu VD4 .
2. Quá trình giải có thể dẫn đến trường hợp đặc biệt là hệ số của ẩn bằng 0 . Khi đó , PT có thể VN hoặc nghiệm đúng với mọi x .
- Gọi hai HS lên bảng làm VD5 và VD6
- Vơi giá trị nào của x để 0.x = – 2 
- Hãy cho biết tập nghiệm của PT .
- Vơi giá trị nào của x để 0.x = 0 
- Hãy cho biết tập nghiệm của PT .
- Cho HS đọc chú ý SGK (phần 2)
- HS 1 :
 x + 1 = x – 1 
 Û x – x = – 1 – 1 
 Û 0.x = – 2 
 Không có giá trị nào của x để 
 0.x = – 2
 Tập nghiệm của PT là : S = Ỉ 
 hay PT vô nghiệm .
- HS 2 : 
 x + 1 = x + 1 
 Û x – x = 1 – 1 
 Û 0.x = 0
- Với bất kì giá trị nào của x . Hay PT nghiệm đúng với mọi x .
- Tập nghiệm của Pt là S = R 
- Đọc chú ý SGK .
Hoạt động 4 : CỦNG CỐ (11 phút)
1. Cho PT : – 4x – 2 = 10 – x tương ứng với tập nghiệm là : 
 A. S = { 4 } B. S = {– 4 }
 C. S = { 5 } D. S = {– 5 }
2. PT : 2x + 3 = 2x – 3 có tập nghiệm là :
 A. Nghiệm duy nhất .
 B. Vô số nghiệm .
 C. Vô nghiệm .
 D. Không có câu nào đúng .
BT 11c , 12a SGK-P.13
4.1 Treo bảng phụ BT trắc nghiệm .
- Cho HS suy nghĩ sau vài phút , yêu cầu HS nêu kết quả .
4.2 Gọi hai HS lên bảng thực hiện , cả lớp cùng làm vào tập .
- Cho lớp nhận xét .
* Chốt lại cách thực hiện của từng dạng BT .
- Suy nghĩ nêu kết quả .
- Hai HS lên bảng trình bày .
- Nhận xét bài làm của bạn .
Hoạt động 5 : CỦNG CỐ (1 phút)
Xem lại các VD và BT đã giải để nắm vững cách biến đổi và cách giải PT bậc nhất một ẩn .
Làm các BT 11 a , b , d , e ; BT 12 b , c , d ; BT 13 SGK-P.13
Xem trước các BT phần luyện tập . Tiết sau luyện tập .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_21_tiet_46_phuong_trinh_dua_duoc_v.doc