Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 6-9, Bài 13: Kinh tế Châu Á - Năm học 2021-2022

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 6-9, Bài 13: Kinh tế Châu Á - Năm học 2021-2022

TIẾT 6,9. BÀI 13: KINH TẾ CHÂU Á

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm kinh tế của các nước ở Châu Á.

- Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế và nơi phân bố chủ yếu.

*Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Giải thích được đặc điểm kinh tế Châu Á

2. Năng lực

- Phân tích các bảng thống kế về kinh tế.

- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về 1 số hoạt động kinh tế ở châu Á.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tinh thần ham học hỏi, tự học, vận dụng.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- GV: Máy chiếu

- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

* Mục tiêu:

- Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

* Tổ chức hoạt động:

GV yêu cầu HS quan sát H1, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy kể tên một số ngành sản xuất CN và sản phẩm CN của châu Á. HS ghi kq ra nháp trong thời gian 2’.

- HS thực hiện nhiệm vụ ghi ra nháp những hiểu biết của mình về một số ngành sản xuất CN và sản phẩm CN của châu Á

- GV gọi 1 HS báo cáo kết quả và chia sẻ. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

doc 6 trang Phương Dung 01/06/2022 4050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 6-9, Bài 13: Kinh tế Châu Á - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/10/2021
 TIẾT 6,9. BÀI 13: KINH TẾ CHÂU Á
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm kinh tế của các nước ở Châu Á.
- Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế và nơi phân bố chủ yếu.
*Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Giải thích được đặc điểm kinh tế Châu Á 
2. Năng lực
- Phân tích các bảng thống kế về kinh tế.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về 1 số hoạt động kinh tế ở châu Á.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tinh thần ham học hỏi, tự học, vận dụng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV: Máy chiếu
- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
* Mục tiêu: 
- Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.
* Tổ chức hoạt động:
GV yêu cầu HS quan sát H1, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy kể tên một số ngành sản xuất CN và sản phẩm CN của châu Á. HS ghi kq ra nháp trong thời gian 2’.
- HS thực hiện nhiệm vụ ghi ra nháp những hiểu biết của mình về một số ngành sản xuất CN và sản phẩm CN của châu Á 
- GV gọi 1 HS báo cáo kết quả và chia sẻ. HS khác nhận xét, bổ sung. 
* Dự kiến sản phẩm của HS: 
 Một số ngành CN: CN khai khoáng như khai thác dầu mỏ, than
 CN chế biến: Sản xuất máy công cụ, sản xuất ô tô
 Sản phẩm CN: dầu thô, xăng, dầu, than, máy móc trong sản xuất, ô tô,..
- GV đánh giá ý thực học tập của HS dẫn vào bài.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
2.1. Tìm hiểu về đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội
* Mục tiêu: -Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở Châu Á.
- Phân tích các bảng thống kế về kinh tế.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về 1 số hoạt động kinh tế ở châu Á.
* Tổ chức hoạt động:
- GV yêu cầu Hs dựa vào bảng 1 và thông tin tài liệu T129, làm việc nhóm đôi (5p) trả lời các câu hỏi trong tài liệu (Tr 103). 
Gợi ý câu 1:
- Nước có thu nhập GDP/người cao nhất so với thấp nhất chênh nhau bao nhiêu lần? So với Việt Nam?
- Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của nước thu nhập cao khác nước có thu nhập thấp ở chỗ nào? 
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV trợ giúp khi cần thiết.
- GV gọi 1 nhóm báo cáo kết quả, chia sẻ.
 * Dự kiến sản phẩm của HS:
1. So sánh và rút ra nhận xét về GDP và GDP/ người của 1 số quốc gia châu Á:
GDP, GDP/người giữa các quốc gia không đều nhau, rất chênh lệch:
- GDP cao nhất ở TQ, thấp nhất là CPC. TQ gấp CPC: 606,7 lần, gấp VN là 54 lần.
- GDP/người cao nhất Xin-ga-po; thấp ở Nê-pan. XGP gấp NP 79,5 lần, gấp VN 28,9 lần.
Nước có thu nhập cao thì tỉ trong nông nghiệp thấp. Nước có thu nhập thấp thì tỉ trọng nông nghiệp cao.
" Trình độ phát triển kinh kinh tế giữa các nước rất chênh lệch.
2. Trình bày đặc điểm phát triển KT-XH của châu Á
- Nền KT các nước châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, song trình độ phát triển kinh tế giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau:
+ Nước phát triển cao: KT-XH phát triển toàn diện ( Nhật Bản).
+ Nước có mức độ CNH cao và nhanh" nước CN mới ( Hàn Quốc, Sin-ga-po, Đài Loan,... ).
+ Nước đang phát triển có tốc độ CNH nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng ( TQ, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam,..).
+ Nước đang phát triển kinh tế dựa chủ yếu vào sx nông nghiệp ( Nê-pan, Cam-pu-chia, Lào,...).
+ Nước giàu TN, nhưng trình độ phát triển KT-XH chưa cao (Arapxeut, Brunay..).
+ 1 số nước thuộc loại nông-CN nhưng có các ngành rất hiện đại: điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ,... ( TQ, Ấn Độ, Pa-ki-xtan,...).
- Hiện nay ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ chiếm tỉ lệ cao. 
HS trả lời, chia sẻ.
H: Tại sao các nước Brunay, cooet là những nước giàu nhưng trình độ phát triển KT-XH chưa cao?
HS trả lời, chia sẻ.
1. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội:
- Nền KT các nước châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, song trình độ phát triển kinh tế giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau.
 Bảng chuẩn (phụ lục)
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ chiếm tỉ lệ cao.
Tiết 9
Ngày giảng:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu về các ngành kinh tế
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp. Đọc và phân tích lược đồ.
- Cách tiến hành:
GV chiếu slide: Lược đồ nông nghiệp châu Á, một số hình ảnh về các sản phẩm nông nghiệp châu Á.
- GV yêu cầu HS quan sát + Hình 2, đọc thông tin, hoạt động nhóm đôi và trả lời 2 yêu cầu trong tài liệu T104. 
- GV gọi 1 nhóm báo cáo kết quả trên máy chiếu H và chia sẻ. 
H: Tại sao Châu Á là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất TG?
HS: Do ĐKTN ( đất, nước, KH, ...) thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp.
GV chiếu slide biểu đồ sản lượng lúa gạo ở một số nước châu Á.
H: Cho biết nước nào sản xuất và xuất khẩu gạo lớn nhất TG? 
H: Tại sao sản lượng lúa của VN và Thái Lan thấp hơn ấn Độ và TQ nhưng xuất khẩu gạo đứng đầu TG? 
 (Do TQ và Ấn Độ có dân số đông)
HĐ2: Công nghiệp 
* Mục tiêu: 
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp.
- Phân tích bảng số liệu về kinh tế.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp hiểu biết bản thân, HĐ cá nhân 4’ hoàn thiện 2 yêu cầu tài liệu T105
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV trợ giúp khi cần thiết
- GV gọi 1 cặp đôi báo cáo, chia sẻ. 
- GV nhận xét, chốt kiến thức. 
H: Vì sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lại phát triển ở hầu hết các nước châu Á? 
Vì có sẵn nguồn nguyên liệu, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ lớn, cần ít vốn và xây dựng nhanh phù hợp với các nước đang phát triển.
HĐ3: Dịch vụ
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển ngành dịch vụ.
 - Cách tiến hành:
GV chiếu các slide về một số hoạt động du lịch.
- GV yêu cầu HS q/s + thông tin, kết hợp hiểu biết bản thân, HĐ nhóm đôi 3’ hoàn thiện 2 yêu cầu tài liệu T105.
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV trợ giúp khi cần thiết.
- GV gọi 1 cặp đôi báo cáo, chia sẻ. 
* Dự kiến sản phẩm của HS:
- 1. Nhận xét tỉ trọng của ngành DV trong cơ cấu GDP của một số nước châu Á:
Tỉ trọng của ngành DV trong cơ cấu GDP của một số nước châu Á nhìn chung đều
 lớn hơn NN và CN " Dịch vụ có vai trò quan trọng trong nền KT 
- 2. Một số nước có ngành DV phát triển cao: Xin-ga-po, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Phát triển các hđ dịch vụ: Viễn thông, GTVT, thương mại, du lịch. 
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
* UPBĐKH: Sự phát triển công nghiệp của các nước và hoạt động giao thông vận tải của một châu lục đông dân sẽ phát thải lớn khí thải vào MT, điều này góp phần làm BĐKH.
2. Các ngành kinh tế
a. Nông nghiệp
* Trồng trọt:
- Trồng cây lương thực giữ vai trò quan trọng: Lúa gạo chiếm 93%, lúa mì chiếm 39% sản lượng TG.
- Trung Quốc, Ấn Độ là 2 nước sản xuất nhiều lúa gạo nhất thế giới. Thái Lan và Việt Nam là 2 nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới.
- Ngoài ra còn trồng cây CN, cây ăn quả...
* Chăn nuôi: 
- Vật nuôi đa dạng như: Trâu, bò, ngựa, dê, cừu, gà, vịt..
2. Công nghiệp
- Các nước Châu Á đều ưu tiên phát triển CN, SX CN đa dạng nhưng phát triển chưa đều. 
- CN khai khoáng: phát triển ở nhiều nước, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sx trong nước và XK. VD: TQ, A-râp-xê-ut.
- Ngành luyện kim, cơ khí, điện tử phát triển mạnh ở Nhật Bản, TQ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan.
- CN sản xuất hàng tiêu dùng ( may mặc, dệt, CBLTTP ): Phát triển ở hầu hết các nước.
3. Dịch vụ
- Sự phát triển của các hoạt động như: viễn thông, GTVT, du lịch, thương mại...
- Một số nước có ngành dịch vụ phát triển cao là Xingapo, Nhật Bản, Hàn Quốc.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố thêm kiến thức về kinh tế - xã hội các nước Châu Á
* Tổ chức thực hiện
Tiết 6: Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á?
Tiết 9: GV chiếu slide: Bài tập
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
- Mục tiêu: Mở rộng thêm kiến thức về kinh tế - xã hội các nước Châu Á
* Tổ chức thực hiện
GV hướng dẫn HS về nhà làm yêu cầu phần vận dụng
5. Hướng dẫn học bài
- Bài cũ: Học bài theo vở ghi
- Ôn tập lại kiến thức đã học giờ sau ôn tập.
6. Phụ lục: Bảng chuẩn
Nhóm nước
Đặc điểm phát triển
Tên và vùng lãnh thổ KTế
Phát triển cao
Nền KT- XH phát triển toàn diện
Nhật Bản
Công nghiệp mới
 Mức độ CNH cao, nhanh.
Xinggapo, Hàn Quốc
Đang phát triển
Phát triển chủ yếu là nông nghiệp
Nepan, cam pu chia, Lào
Có tốc độ tăng trưởng cao
CNH nhanh, nông nghiệp có vai trò quan trọng.
TQ, ấn Độ, Thái Lan, VN 
Giàu, trình độ phát triển KT-XH chưa cao
Khai thác dầu khí để xuất khâu
ả Rập Xêút, Brunây 
Công nghiệp hiện đại
Điện tử, nguyên tử, hàng không, vũ trụ
TQ, Ấn Độ, Paxkistan

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_6_9_bai_13_kinh_te_chau_a_nam_hoc.doc