Giáo án Hình học 8 - Bài: Hình thoi - Năm 2022

Giáo án Hình học 8 - Bài: Hình thoi - Năm 2022

HÌNH HỌC 8

BÀI: HÌNH THOI (thời lượng: 01 tiết)

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

 - Biết được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi

 - Kiểm tra được một tứ giác có phải là hình thoi hay không

- Biết được hình thoi là dạng đặc biệt của hình bình hành

- Chứng minh được một tứ giác là hình thoi dựa vào dấu hiệu nhận biết

- Vận dụng được dấu hiệu nhận biết, các tính chất hình thoi để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

 2.Năng lực:

 Năng lực chung:

 - Năng lực tự chủ, tự học:HS tự tìm hiểu thông tin SGK, theo dõi bài giảng GV, hoàn thành các nhiệm vụ trong tiết học

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và biết tìm hiểu các thông tin. Hình thành ý tưởng để xuất các cách giải các bài toán

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS trao đổi thông tin bộc lộ mình, theo nhiều cách, về những vấn đề với một nội dung toán, hoạt động nhóm hoàn thành các yêu cầu trong quá trình học. Thông qua trong các hoạt động học tập nhất là học nhóm.

 

doc 8 trang Phương Dung 02/06/2022 8891
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Bài: Hình thoi - Năm 2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 2
Trường: 
Tổ: Họ và tên giáo viên:
Ngày soạn: ..../..../2022 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
HÌNH HỌC 8
BÀI: HÌNH THOI (thời lượng: 01 tiết)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
	- Biết được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi
	- Kiểm tra được một tứ giác có phải là hình thoi hay không
- Biết được hình thoi là dạng đặc biệt của hình bình hành 
- Chứng minh được một tứ giác là hình thoi dựa vào dấu hiệu nhận biết 
- Vận dụng được dấu hiệu nhận biết, các tính chất hình thoi để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
	2.Năng lực: 
	Năng lực chung: 
	- Năng lực tự chủ, tự học:HS tự tìm hiểu thông tin SGK, theo dõi bài giảng GV, hoàn thành các nhiệm vụ trong tiết học 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và biết tìm hiểu các thông tin. Hình thành ý tưởng để xuất các cách giải các bài toán 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS trao đổi thông tin bộc lộ mình, theo nhiều cách, về những vấn đề với một nội dung toán, hoạt động nhóm hoàn thành các yêu cầu trong quá trình học. Thông qua trong các hoạt động học tập nhất là học nhóm. 
Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tính toán:
+ Vận dụng các kiến thức toán học vào giải các bài toán.
+ Sử dụng các dụng cụ, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình
Năng lực tư duy và lập luận: 
+ Tư duy, suy luận logic thông qua giải bài tập, 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
 + Vận dụng giải quyết một số bài toán, vấn đề thực tế.
- Năng lực giao tiếp toán học: Sử dụng đúng các thuật ngữ, kí hiệu toán học
	3.Phẩm chất: 
	Xây dựng phẩm chất chăm chỉ, trung thực, nhân ái, ý thức học tập, tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập, từ đó yêu thích môn học hơn.
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
	1.Giáo viên: 
	+ Kế hoạch bài dạy, bài trình chiếu trên power point, máy tính, máy chiếu hoặc kết nối tivi, bút chuyển trang, phần mềm Sketchpad, 
+ Các hình ảnh để học sinh nhận diện
+ Các bảng hoạt động nhóm.
+ Dụng cụ đo đạc, vẽ hình: thước thẳng có chia đơn vị, phấn màu, bút lông màu đỏ, nam châm.
	2. Học sinh: 
 + SGK
 + Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bảng con, bút lông, thước thẳng có chia độ dài, thước eke, kéo, bút màu.
	III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động: Khởi động
Mục tiêu:
Tạo hứng thú vào bài học mới
Giúp HS nhận dạng được các loại hình tứ giác đã học
Nội dung:
NV: Học sinh quan sát các hình ảnh thực tế, 
sắp xếp tên các vật dụng có dạng hình ảnh quan sát được vào các ô tương ứng
Hình bình hành
Hình thang
Hình chữ nhật
Các hình khác 
Sản phẩm
Hình bình hành
Hình thang
Hình chữ nhật
Các hình khác
Mái nhà
Cái thang
ti vi, bức tranh
Móc treo tường
viên gạch
Cách thức thực hiện
 Tổ chức hoạt động cá nhân, KT tia chớp
Cho học sinh xem slide trình chiếu các hình ảnh
Hoạt động cá nhân, phát hiện các vật dụng trong slide và đưa tay trả lời nhanh
( GV thiết kế Slide có thể nhập dữ liệu trực tiếp)
HS nhận xét đánh giá lẫn nhau
GV nhận xét.
GV nhận xét hoạt động của HS, giới thiệu hình có dạng hình thoi và đặt vấn đề vào bài học mới: HÌNH THOI.
Hoạt động: Hình thành kiến thức
2.1. Hoạt động: Định nghĩa hình thoi
a. Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa hình thoi
b. Nội dung: 
HS tìm hiểu hình thoi là hình như thế nào?
 Tìm hiểu hình thoi, hình bình hành có quan hệ như thế nào.
c. Sản phẩm: 
	Định nghĩa hình thoi
d. Tổ chức thực hiện: 
Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Vấn đáp, trực quan
Đánh giá: Đánh giá kết quả phiếu học tập
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Nhiệm vụ 1.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu hình thoi
- GV lưu ý HS quan sát các cạnh
- GV cho HS rút ra nhận xét về các cạnh
- GV yêu cầu HS tìm hiểu, phát biểu định nghĩa hình thoi như trong SGK ( tr 104).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS chú ý và hoàn thành các yêu cầu của GV: quan sát, tìm hiểu thông tin và nêu được định nghĩa hình thoi
- HS sử dụng compa để vẽ hình thoi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS nêu ý kiến trực tiếp trước lớp, HS còn lại chú ý lắng nghe, phát biểu ý kiến bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2. Thực hiện ?1.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu ?1 và phát phiếu học tập cho HS
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoàn thành vào phiếu học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện nhiệm vụ vào phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Định nghĩa
* Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
Tứ giác ABCD là hình thoi
 Û AB = BC = CD = DA 
* Hình thoi ABCD có AB = DC và BC = AD nên là hình bình hành.
Kết luận: Hình thoi cũng là hình bình hành.
	2.2. Hoạt động: Tính chất của hình thoi
a. Mục tiêu: Phát hiện được tính chất của hình thoi dựa vào nhận xét: Hình thoi có tất cả tính chất của hình bình hành
b. Nội dung: Cho hình thoi ABCD, O là giao điểm hai đường chéo, hãy hoàn thiện tính chất về cạnh, góc, đường chéo, tính chất của hình thoi 
c. Sản phẩm: 
d. Tổ chức thực hiện: 
Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Đàm thoại – gợi mở, trực quan, hoạt động nhóm, KT khăn trải bàn
Đánh giá: Đánh giá bằng PP hỏi đáp, sản phẩm của HS
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Nhiệm vụ 1.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV treo bảng phụ cho HS bốc thăm mỗi nhóm một nhiệm vụ tương ứng tìm hiểu một tính chất hình thoi (về cạnh, về góc, về đường chéo) 
- Sau khi cho hoàn thành nhiệm vụ tự tìm hiểu, GV cho HS đọc định lý
- Hướng dẫn HS ghi GT, KL và chứng minh định lý
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ vào phiếu.
- GV cho HS ghi chép và hướng dẫn HS vẽ hình thoi theo định nghĩa
- Đọc nội dung định lý, ghi GT, KL và chứng minh định lý.
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS các nhóm dán kết quả vào bảng phụ
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét, đánh giá sản phẩm
đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Tính chất 
* Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành.
Định lý:
* Trong hình thoi:
a) Hai đường chéo vuông góc với nhau
b) Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi.
Chứng minh( SGK/105)
2.3. Hoạt động: Dấu hiệu nhận biết hình thoi.
a) Mục tiêu: Học sinh nêu được các dấu hiệu nhận biết hình thoi
b) Nội dung: Học sinh quan sát các clip(sử dụng phần mêm Skechpad) và phát hiện dấu hiệu nhận biết hình thoi và điền vào phiếu học tập
c) Sản phẩm: 
Phiếu học tập:
Dấu hiệu thứ
Thêm yếu tố
01
Tứ giác ABCD
có AB = BC = CD = DA
là hình thoi
02
Hình bình hành ABCD
có AB = AD 
03
Hình bình hành ABCD
AC vuông góc với BD
04
Hình bình hành ABCD
Một đường chéo là đường phân giác của một góc
d) Tổ chức thực hiện: Quan sát trực quan và hoạt động nhóm
Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm
Đánh giá: Đánh giá kết quả phiếu học tập
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV nêu nhiệm vụ phát phiếu học tập. Chiếu các đoạn clip thay đổi vị trí điểm từ hình bình hành thành hình thoi trên phần mềm GSP để HS quan sát, nhận xét.
 -> 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Học sinh thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét đánh giá SP, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
3) Dấu hiệu nhận biết hình thoi (SGK/105)
Hoạt động: Luyện tập
Mục tiêu: Sử dụng được tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình thoi để giải toán, phát triển năng lực tư duy và lập luận, giao tiếp toán học
Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Sản phẩm
Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Học sinh thực hiện cá nhân trả lời vào bảng con
Câu 1: Hình bình hành có thêm dữ kiện nào sau đây là hình thoi?
Hai đường chéo bằng nhau
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Hai đường chéo vuông góc
Có một góc vuông
Câu 2: Hình thoi có tính chất nào sau đây?
Hai đường chéo bằng nhau
Mỗi đường chéo là đường phân giác của một góc
Có một góc vuông.
Có bốn góc bằng nhau
Câu 3: Tìm hình thoi trong các hình sau đây:
1. C
2. B
Hình 101 a), b), c); hình 102 a)
Hoạt động: Vận dụng
Mục tiêu
Vận dụng được dấu hiệu nhận biết hình thoi để giải quyết vấn đề thực tiễn, phát triển năng lực tư duy lập luận, giải quyết vấn đề và thẩm mĩ.
Nội dung:
Cho tấm bìa màu hình chữ nhật, hãy cắt và trang trí thành một mặt cánh diều hình thoi lớn nhất có thể và giải thích cắt hình đó.
Sản phẩm
Hs tạo được SP
Tổ chức thực hiện:
Tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
+ Cho học sinh tiếp cận tình huống, sau đó giao cho mỗi nhóm một tấm bìa có kích thước giống nhau 
+ Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ 
+ Các nhóm trình bày sản phẩm, nhận xét, đánh giá lẫn nhau thông qua bản tiêu chí đánh giá GV đưa ra.
+ Nhận xét các nhóm, kết luận
	IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bài soạn powerpoint....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hoàn thành hoàn chỉnh sp vận dụng.
- Chứng minh dấu hiệu nhận biết số 3
- Làm BT 75, 76, 77 SGK/106

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_8_bai_hinh_thoi_nam_2022.doc