Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 7-25 - Trương Ngọc Thành

Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 7-25 - Trương Ngọc Thành

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Hoàn thiện và củng cố lí thuyết, HS nhận biết được một cách sâu hơn về định nghĩa hình bình hành , nắm vững các tính chất của hình bình hành và các dấu hiệu nhận biết hình bình hành.

 - HS trình bày và vận dụng được tính chất của hình bình hành để suy ra các góc bằng nhau, các đoạn thẳng bằng nhau, vận dụng các dấu hiệu để nhận biết hình bình hành.

2. Kĩ năng: - Biết cách cminh bài toán hình, các góc bằng nhau, các cạnh bằng nhau

3. Thái độ: - Tự giác, tích cực,có tinh thần hợp tác

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên : Compa, thước, bảng phụ

 2. Giáo viên: Thước, compa.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ

- HS 1: Phát biểu đnghĩa, tchất của HBH, vẽ hình, ghi GT, KL của các tính chất đó.

- HS 2: Nêu dấu hiệu nhận biết HBH

 

doc 55 trang thucuc 6850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Khối 8 - Tiết 7-25 - Trương Ngọc Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Môn Hình 8 GV: Trương Ngọc Thành
Tiết 7 Ngày 02/10/2020 
 LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Củng cố các kiến thức về đường trung bình của tam giác.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng tính chất đường trung bình của tam giác để các bài tập hình học có liên quan hoặc chứng minh hình học.
- Thái độ: Thông qua các dạng bài tập khác nhau giúp học sinh vận dụng linh hoạt các tính chất đường trung bình của tam giác, nhờ đó mà học sinh phát triển tư duy hình học tốt hơn, học sinh yêu thích môn hình học hơn.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, thước 
HS: Dụng cụ học tập.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định: 
 Kiểm tra bài cũ: ? Phat biểu định nghia và tính chất đường trung bình của tam giác
Bài mới: 
Hoạt động của GV, HS 
Nội dung
Hoạt động 1: làm bài tập 1
Hs quan sát đọc đề suy nghĩ tìm cách làm.
Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình và ghi GT, KL.
Gọi 1 hs nêu cách làm
- 1 HS trình trên bảng
Gọi hs khác nhận xét bổ sung
 Gv uốn nắn cách làm
Giáo viên xuống lớp kiểm tra xem xét.
Gọi 1 hs lên bảng trình bày lời giải
Gọi hs khác nhận 
xét bổ sung
Gv uốn nắn
Bài tập 1:
Cho DABC nhọn, đường cao AH. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm các cạnh BC, AB, AC. Chứng minh rằng MHNP là hình thang cân.
HS: ghi GT, KL
Chứng minh:
Vì N,P là trung điểm của AB và AC (gt)
ÞNP là đường trung bình của DABC
Þ NP // BC hay HM // NP
Þ MHNP là hình thang (1)
Vì AH ^ BC (gt) mà NP // BC (cmtrên)
Þ AH ^ NP (2)
Trong D ABH có 
N là trung điểm của AB (gt)
NP //BC (cmtrên) hay NP // BH
Þ NP phải đi qua trung điểm của AH (3)
Từ (2) và (3) Þ NP là đường trung trực của AH Þ NA = NH Þ DNAH cân tại N
Þ Đường trung trực NP đồng thời là đường phân giác Þ N1=N2 (4)
Mà M,P là trung điểm của BC và AC (gt)
Þ MP là đường trung bình của DABC
Þ MP // AB Þ N1 = P1 (so le trong) (5)
Từ (4) và (5) Þ N2 = P1 (6)
Từ (1) và (6) Þ MHNP là hình thang cân
Hoạt động 2: BT 2
Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình và ghi GT và KL.
Y/C HS thảo luận theo nhóm tìm cách c/m
Giáo viên xuống lớp kiểm tra xem xét.
Các nhóm trình bày c/m
Gọi hs khác nhận 
xét bổ sung
Gv uốn nắn
Phần b) GV cho HS hoạt động như trên 
Bài tập 2:
Cho DABC có AC = 8cm, BC = 6cm. Gọi M, N lần lượt trung điểm các cạnh AB, AC. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho CE = 1cm.
Chứng minh: NME=NEM
Chứng minh: . C = 2NME
Chứng minh:
Vì M,N là trung điểm của AB và AC (gt)
Þ MN là đường trung bình của DABC
Þ MN = BC = .6 = 3 (cm)
Vì N là trung điểm của AC (gt)
Þ NC = AC = .8 = 4 (cm)
Mà NE = NC – CE
Þ NE = 4 – 1 = 3 (cm) Þ MN = NE (= 3cm)
Þ DMNE cân tại N Þ NME=NEM
b)Vì NME=NEM
mà N1 =NME+NEM (góc ngoài DNME)
Þ N1 =NME+NEM =NME+NME=2NME
Vì MN // BC (cmtrên)
Þ C1 = N1( đồng vị) Þ C =2NME
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Nắm chắc định nghĩa và tính chất đường trung bình của tam giác.
- Làm bài tập 34,38,39 (SBT-84)
Tiết 8 Ngày dạy 3/10/2020
 HÌNH BÌNH HÀNH
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - HS nêu lên được định nghĩa hình bình hành là hình tứ giác có các cạnh đối song song ( 2 cặp cạnh đối //). Nắm vững các tính chất về cạnh đối, góc đối và đường chéo của hình bình hành.
2. Kĩ năng: - HS biết cách dựa vào tính chất nhận biết được hình bình hành. Biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành, chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, 2 đường thẳng song song.
3. Thái độ: - Hưởng ứng tích cực và có ý thức rèn tính khoa học, chính xác, cẩn thận.
II.CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:Compa, thước, bảng phụ 
2. Học sinh: Thước, compa.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:xen trong bài mới
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : 1.Định nghĩa :
- Cho HS làm ?1 bằng cách vẽ hình 66 sgk và hỏi: 
- Các cạnh đối của tứ giác ABCD có gì đặc biệt? 
- GV giới thiệu hình bình hành và yêu cầu HS phát biểu định nghĩa hình bình hành? 
- GV chốt lại định nghĩa, vẽ hình và ghi bảng 
- Định nghĩa hình thang và hình bình hành khác nhau ở chỗ nào? 
- GV phân tích để HS phân biệt và thấy được hbh là hthang đặc biệt 
1.Định nghĩa : 
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song 
 A	B
 D C
Tứ giác ABCD có AB//CD
 AD//BC
 Û ABCD là hình bình hành 
 Hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song. 
Hoạt động 2 : 2. Tính chất :
- Nêu ?2 , Bằng cách thực hiện phép đo, hãy nêu nhận xét về góc, về cạnh, về đường chéo của hình bình hành ? 
- Giới thiệu định lí ở Sgk (tr 90) 
Hãy tóm tắt GT –KL và chứng minh định lí? 
! Gợi ý: hãy kẻ thêm đường chéo AC 
- Gọi HS lên bảng tiến hành chứng minh từng ý 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu 
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung bài chứng minh ở bảng 
- GV chốt lại và nêu cách cminh như sgk 
 Định lí : 
 A B A B
D C D C
GT ABCD là hình bình hành 
 AC cắt BD tại O
KL a) AB = DC ; AD = BC
 b) ;
 c) OA = OC ; OB = OD 
Chứng minh: 
SGK
Hoạt động 3 : 3. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành:
- Đưa ra bảng phụ giới thiệu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành 
- Vẽ hình lên bảng, hỏi: Nếu tứ giác ABCD có AB // CD,AB = CD Em hãy chứng minh ABCD là hình bình hành (dấu hiệu 3)? 
- Gọi HS khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh
- Treo bảng phụ ghi ?3
a) Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành
b) Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
c) Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành
d) Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành
e) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành
(Sgk trang 91)
?3
a; b; d;e
Hoạt động 4 : Luyên tập
Bài tập 43 trang 92 Sgk 
- Treo bảng phụ hình 71 trang 92
- Gọi HS nhận xét
Bài tập 44 trang 92 Sgk
- Gọi HS lên bảng vẽ hình, ghi GT KL
- Muốn BE=AD ta phải chứng minh điều gì ?
- Tứ giác BEDF cần yếu tố nào là hình bình hành ?
- Vỡ sao DE//BF ?
- Vỡ sao DE=BF ?
- Gọi HS lên bảng trình bày 
- Cho HS nhận xét 
- GV hoàn chỉnh bài
Bài tập 43 trang 92 Sgk
- ABCD , EFGH , MNPQ là hình bình hành 
Bài tập 44 trang 92 Sgk
GT ABCD là hình bình hành
 ED=EA ; FB=FC
KL BE=DF
Chứng minh
Ta có :
DE//BF (vỡ AD//BC (gt)) (1)
DE=1/2AD; BF=1/2BC
mà AD=BC (gt)
Nên DE=BF (2)
Từ (1)^(2) suy ra ABCD là hình bình hành (dấu hiệu )
5. Hướng dẫn về nhà 
 - về nhà học bài, làm bài 45(SGK); CM bài 43
 - chuẩn bị luyện tập
Hình 8: Tuần 5
 GV: Trương Ngọc Thành
Tiết 09 : Ngày dạy: 09/10/2020
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hoàn thiện và củng cố lí thuyết, HS nhận biết được một cách sâu hơn về định nghĩa hình bình hành , nắm vững các tính chất của hình bình hành và các dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
 - HS trình bày và vận dụng được tính chất của hình bình hành để suy ra các góc bằng nhau, các đoạn thẳng bằng nhau, vận dụng các dấu hiệu để nhận biết hình bình hành.
2. Kĩ năng: - Biết cách cminh bài toán hình, các góc bằng nhau, các cạnh bằng nhau 
3. Thái độ: - Tự giác, tích cực,có tinh thần hợp tác
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên : Compa, thước, bảng phụ 
 2. Giáo viên: Thước, compa.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ
- HS 1: Phát biểu đnghĩa, tchất của HBH, vẽ hình, ghi GT, KL của các tính chất đó.
- HS 2: Nêu dấu hiệu nhận biết HBH
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Ôn tập lí thuyết
Câu 1. Tứ giác MNPQ là hình bình hành thì ( Chọn câu sai):
A. và Q phụ nhau. B. MN // PQ, MN = PQ
C. MP và NQ cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. 
Câu 2. Hình bình hành là hình thang có:( Chọn câu sai)
A. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường B. Có hai cạnh bên song song.
C. Có hai góc đối diện bù nhau. D. có hai cạnh bên bằng nhau
Câu 3. Các câu sau đúng hay sai:
a) Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
b) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành.
c) Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
d) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành.
Câu 4. Cho ABC có M, N, P là trung điểm của AB, BC, CA. Chứng minh rằng: MNCP là hình bình hành. ( Điền vào chỗ trống):
- Xét ABC có M, N là trung điểm của AB, BC MN là...........của ABC
MN ..................AC.
- Chứng minh tương tự ta có: MP là đường trung bình của ABC ................
- Xét tứ giác MNCP có........... và............. MNCP là hình bình hành.
Hoạt động 2 : Bài 47 trang 93 Sgk
Bài 47 trang 93 Sgk
- Cho HS đọc đề và phân tích đề bài , ghi GT - KL
- HS thực hiện
? dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
? PP chứng minh
- Cho HS lên bảng trình bày 
- Gọi HS nhận xét
? Để chứng minh A,O,C thẳng hàng ta cần chứng minh điều gì ? CM : O là trung điểm AC
- AHCK là hình bình hành thì AC và HK gọi là gì ?
- Mà O là gì của HK ?
- Do đó O là gì của AC ?
- Cho HS lên bảng trình bày 
- Gọi HS nhận xét
GT ABCD là hình bình hành 
 AHBD CKBD 
 OH = OK
KL a) AHCK là hình bình 
 hành
 b) A,O,C thẳng hàng
Chứng minh
a) Xét êAHD và êCKB có (vỡ HBD CKBD )
AD=BC (ABCD là hbh )
( vỡ AD//BC )
Vậy êAHD =êCKB 
( cạnh huyền – góc nhọn )
=> AH = CK
Ta có AHBD 
 CKBD
=>AH//CK(cùng//với BD)
Do đó AHCK là hình bình hành ( 2 cạnh đối song song và bằng nhau )
b) Ta có AC và HK gọi là đường chéo ( vỡ AHCK là hình bình hành )
mà O là trung điểm của HK
Nên O còn là trung điểm của AC
Do đó A,O,C thẳng hàng
Hoạt động 3 : Bài 48 trang 93 Sgk
Bài 48 trang 93 Sgk
- Cho HS đọc đề. Vẽ hình nêu GT-KL
- Cho HS chia nhóm hoạt động .
HD: Nối BD và AC . Dựa vào dấu hiệu hai cặp cạnh đối song song . Sử dụng đường trung bình của tam giác
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày
- Các nhóm nhận xét
 Tứ giác ABCD
 EB=EA ; FB=FC
 GT GC=GH ; HA=HD
 KL EFGH là hình gì ?
Chứng minh
- Ta có : EB=EA (gt)
 HA=HD (gt)
HE là đường trung bình của êABD
Do đó HE // BD
Tương tự HE là đường trung bình của êCBD
Do đó EG// BD 
Nên HE // GF (cùng // với BD)
Chứng minh tương tự ta có :
EF // GH
Vậy EFGH là hình bình hành 
( 2 cặp cạnh đối song song )
Hoạt động 4 : Củng cố
- Treo bảng phụ . Cho HS đọc dề
- Gọi HS lên bảng điền
- Cho HS nhận xét
- GV hoàn chỉnh
1/ Nếu ABCD là hình bình hành thì : 
a) b) c) d) 
2/ Tứ giác có là hình bình hành :
a) và b) AB=CD và AD=BC
c) và d) AB=BC và CD=DA
 3/ Tứ giác có là hình bình hành :
a) AB=CD và AD//BC b) AC=BD và AB//CD
c) AD=BC và AB//CD d) AB=CD và AB//CD
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập lại kiến thức về hình bình hành. Xem lại các bài tập trên
- Chứng minh dấu hiệu 4 ''tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành ''
 - Làm bài tập 48; 49 (tr93-SGK) , bài 87; 88; 91- SBT (đối với học sinh khá)
Tiết 10 Ngày dạy: 10/10/2020
HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - HS nắm vững định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết 1 tứ giác là hình chữ nhật.
2. Kĩ năng: - HS biết vẽ 1 tứ giác là hình chữ nhật, biết các cách chứng minh 1 tứ giác là hình chữ nhật vận dụng kiến thức đó vào tam giác (tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông và nhận biết tam giác vuông nhờ trung tuyến)
3. Thái độ: - HS biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:Bảng phụ ghi dấu hiệu nhận biết 1 tứ giác là HCN, com pa, thước thẳng.
2. Học sinh: compa thước thẳng
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: xen trong bài học
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : 1. Định nghĩa :
- Tứ giác có 4 góc bằng nhau thì mỗi góc bằng bao nhiêu độ? Vì sao?
- GV chốt lại: Tứ giác có 4 góc vuông là hình chữ nhật=> Định nghĩa hình chữ nhật? 
- Phát biểu định nghĩa,ghi bảng
- Cho HS làm ?1 
- Từ ?1 ta rút ra được nhận xét gì ?
 A B
 D C
Tứ giác ABCD là hình chữ nhật 
Û 
Từ định nghĩa hình chữ nhật ta suy ra hình chữ nhật củng là hình bình hành, củng là một hình thang cân. 
Hoạt động 2 : 2. Tính chất :
- Hình chữ nhật vừa là hình thang cân, vừa là hình bình hành . Vậy em có thể cho biết hình chữ nhật có những tính chất nào? 
- GV chốt lại: Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang cân 
- Từ tính chất của hình thang cân và hình bình hành ta có tính chất đặc trưng của hình chữ nhật như thế nào ?
- Hình chữ nhật có tất cả tính chất của hình bình hành và hình thang cân
Trong hình chữ nhật, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. 
 A B
 O
 D C
AC=BD
Hoạt động 3 : 3. Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật :
- giới thiệu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật. 
- Đây thực chất là các định lí, mỗi định lí có phần GT-KL của nó. Về nhà hãy tự ghi GT-KL và chứng minh các dấu hiệu này. Ở đây, ta chứng minh dấu hiệu 4. 
- Hãy viết GT-KL của dấu hiệu 4 ? 
- Muốn chứng minh ABCD là hình chữ nhật ta ta phải cm gì? 
- Giả thiết ABCD là hình bình hành cho ta biết gì? 
- Giả thiết hai đường chéo AC và BD bằng nhau cho ta biết thêm điều gì?
- Kết hợp GT, ta có kết luận gì về tứ giác ABCD ? 
- GV chốt lại và ghi phần chứng minh lên bảng 
 (sgk trang 91)
 A B
 D C 
GT ABCD là hình bình 
 hành
 AC = BD 
KL ABCD là hình chữ nhật 
Chứng minh 
SGK
Hoạt động 4 : Củng cố 
- Treo bảng phụ. Gọi HS đọc đề sau đó cho HS lên bảng điền vào ô trống
- Cho HS khác nhận xét
Bài 58 trang 99 SGK
bài tập 60 – SGK.
4. Hướng dẫn về nhà 
- Học theo SGK. Nắm chắc các tính chất, dấu hiệu nhận biết 1 tứ giác là hình chữ nhật 
- Làm các bài tập 59; 60; 61 (tr99-SGK)
- Làm bài tập 114; 116; 117; 118 (tr72-SBT)
HD 61: Chứng minh AHCE là hình chữ nhật, có AC = HE; AI = IC; IH = IE.
 Hình 8 Tuần 6
 GV Trương Ngọc Thành
 Tiết 11 Ngày dạy: 16/10/2020 
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Củng cố cho học sinh nhận biết được định nghĩa, tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông.
2. Kĩ năng:- Biết cách áp dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật. Vận dụng tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông để chứng minh tam giác vuông.
3. Thái độ: tự giác, tích cực, làm việc hợp tác
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:: Bảng phụ ghi bài tập 63 và thước thẳng.
2. Học sinh: Thước thẳng
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: ? phát biểu đ/n HCN ? nêu các t/c về cạnh và đường chéo của HCN ?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : 4. Áp dụng vào tam giác vuông :
 - Treo bảng phụ vẽ hình 86 lên bảng. Cho HS là ?3
- Lần lượt nêu từng câu hỏi 
- Cho HS tham gia nhận xét
- GV chốt lại vấn đề 
- Treo bảng phụ vẽ hình 87 lên bảng . Cho HS làm ?4
- Lần lượt nêu từng câu hỏi
- Cho HS tham gia nhận xét
- GV chốt lại vấn đề 
 Định lí : 
1. Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh hyền .
2. Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.
Hoạt động 2 : Bài 63 trang 100 SGK
- Treo bảng phụ ghi đề 
- Yêu cầu HS phân tích đề ; nêu GT-KL
- Hướng dẫn kẻ BHCD
? Tứ giác ABHD là hình gì ?Vì sao ?
- Từ đó ta có điều gì ?
? tính AD ? BH ?
- Trong tam giác vuông BHC ta biết được độ dài mấy đoạn ?
? Vậy AD bằng ?
- Gọi HS lên bảng trình bày 
- Cho HS khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài làm
Tìm x trong các hình sau :
 ABCD là hình thang 
 vuông
 GT AB = 10; BC = 13; CD = 15
 KL Tính AD = ?
Hoạt động 3 : Bài 65 trang 100 SGK
- Treo bảng phụ ghi đề
? Đề bài cho ta điều gì ? yêu cầu điều gì ?
- Hướng dẫn vẽ hình 
? nêu GT-KL
? Dự đoán EFGH là hình gì ?
?Khi nói tới trung điểm thì ta liên hệ đến điều gì đó học ?
? EF là gì của êABC ?=> ?
- Tương tự đối với HG
? Vậy EFGH là hình gì ?
- EFGH còn thiếu điều kiện gì để là hình chữ nhật ?
- Ta có EF // AC và ACBD thì suy ra được điều gì ?
- Mà EH như thế nào với BD ?
- Ta suy ra điều gì ?
- Nên góc HEF bằng ?
- Vậy hình bình hành EFGH là hình gì ?
- Cho HS chia nhóm . Thời gian làm bài 5’
- Cho đại diện nhóm lên bảng trình bày
- Cho HS nhóm khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài làm
Chứng minh
Ta có : E là trung điểm AB (gt)
 F là trung điểm BC (gt)
Nên : EF là đường trung bình của êABC
=> EF // AC và EF = ẵ AC
Tương tự : HG là đường trung bình củaêADC
=> HG // AC và HG = ẵ AC
Do đó : HG // EF và HG = EF
Nên : EFGH là hình bình hành (có 2 cạnh đối ssong và bg nhau)
Ta lại có : EF // AC (cmt)
 ACBD (gt)
=> EFBD 
Mà EH // BD (EH là đường trung bình của êABD)
=> EFEH
=> 
Vậy : Hình bình hành EFGH là hình chữ nhật (có 1 góc vuông)
Hoạt động 4 : HD bài 64-SGK 
5. Hướng dẫn về nhà
- ôn lại đ/n đường tròn, đ/l thuận và đảo của t/c tia phân giác của góc, tính chất đường trung trực của đoạn thẳng
- làm bài tập 64; 66(SGK)
- xem trước bài: đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
Tiết 12 Ngày : 17/10/2020
 ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI ĐƯỜNG THẲNG
 CHO TRƯỚC
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: - nắm được khái niệm khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song, tính chất của các điểm cách 1 đường thẳng cho trước.
2. Kĩ năng: - Biết cách vận dụng định lí về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đường thẳng bằng nhau. Biết cách chứng tỏ 1 điểm nằm trên một đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước.
 - Vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế.
 3. Thái độ: Hưởng ứng tích cực , tự giác
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: phấn màu, thước thẳng,compa
2. học sinh: Thước thẳng, ôn tập lại kthức về khoảng cách từ 1 điểm tới 1 đường thẳng
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: xen trong giờ học
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : ĐVĐ
- Treo bảng phụ đưa ghi đề bài
- Gọi HS lên bảng , cả lớp cùng làm vào vở
- Kiểm tra vở bài tập vài HS 
- Cho HS nhận xét câu trả lời và bài làm ở bảng 
- GV hoàn chỉnh và đánh giá cho điểm 
? Vậy mọi điểm trên a luôn cách b một khoảng ntn?
 a A B 
 b 
 H K 
Cho a//b. Gọi A, B là 2 điểm bất kỡ thuộc a. kẻ AH và BK cùng vuông góc với b
a) Chứng minh tứ giác ABKH là hình chữ nhật 
b) Tính BK, biết AH = 2cm 
Hoạt động 2 : 1. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song :
? Nếu điểm A Î a có khoảng cách đến b bằng h thì khoảng cách từ điểm B Î a đến b bằng ? 
? rút ra nhận xét gì?
- Ta nói h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b. 
- Ta có định nghĩa 
 a A B 
 h 
 b
 H 
h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b
Định nghĩa: (SGK trang 101)
Hoạt động 3 : 2. Tính chất của các đều một đường thẳng cho trước :
- Vẽ hình 94 lên bảng 
- Cho HS thực hành ?2 Cho HS chia nhóm . 
- Gọi HS trả lời 
? kết luận gì? 
=> Giới thiệu tính chất ở sgk.
- Treo tranh vẽ hình 95
- Cho HS thực hành tiếp ?3 
- Gọi HS làm
- GV chốt lại vấn đề: những điểm nằm trên hai đường thẳng a và a’ song song với b cách b một khoảng là h thì có khoảng cách đến b là h. Ngược lại 
- Ta có nhận xét ? 
Tính chất: (SGK trang101)
Nhận xét: (SGK trang 101) 
Hoạt động 3 : củng cố
Bài 69 SGK trang 103
- Treo bảng phụ ghi bài 69 
- Gọi HS ghộp từng câu 
Bài 69 SGK trang 103
bài tập 68
4. Hướng dẫn về nhà
- Học theo SGK, chú ý đến bài toán tìm tập hợp các điểm cách đều một đường thẳng
- Làm bài tập 124; 125; 127 (tr73-SBT)
Hình 8 tuần 7
 Giáo viên: Trương Ngọc Thành
Tiết 13	 Ngày 24/102020 
 LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: - nắm được khái niệm khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song, tính chất của các điểm cách 1 đường thẳng cho trước.
2. Kĩ năng: - Biết cách vận dụng định lí về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đường thẳng bằng nhau. Biết cách chứng tỏ 1 điểm nằm trên một đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước.
 - Vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế.
3. Thái độ: Hưởng ứng tích cực , tự giác
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: phấn màu, thước thẳng,compa
2. học sinh: Thước thẳng, ôn tập lại kiến thức về khoảng cách từ 1 điểm tới 1 đường thẳng
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong tiết luyện tập
3. Dạy bài mới:
Bài 71 trang 103 SGK
- Cho HS đọc đề bài, vẽ hình và tóm tắt GT-KL 
a) Muốn A, O, M thẳng hàng ta cần chứng minh điều gì ?
- Để O là trung điểm của AM ta cần làm gì ?
- Cho HS hợp tác nhóm để làm câu a . Thời gian làm bài là 5’
- Gọi một HS giải ở bảng 
- Theo dõi HS làm bài
- Cho cả lớp nhận xét ở bảng 
- GV hoàn chỉnh bài giải của HS hoặc ghi lời giải tóm tắt 
b) Hướng dẫn : 
- Gọi P là trung điểm AB => ?
- Gọi Q là trung điểm AC => ?
=> điều gì ?
- Khi M di chuyển thì di chuyển trên đường nào ?
c) Đường vuông góc và đường xiên đường nào ngắn hơn ?
- AH là đường gì ?
- AM là đường gì ?
- Nên ta có điều gì ?
- Vậy AM nhỏ nhất khi nào ?
- Lúc đó M ở vị trí nào ?
- Gọi HS lên bảng trình bày
- Cho HS tham gia nhận xét
- GV sửa sai cho các em hoặc trình bày nhanh lời giải mẫu các câu a, b, c ghi sẳn trên bảng phụ 
Cho tam giác ABC vuông tại A. Lấy M là một điểm bất kỡ thuộc cạnh BC. Gọi MD là đường vuông góc kẻ từ M đến AB, ME là đường vuông góc kẻ từ M đến AC, O là trung điểm của DE 
 DABC (Â = 900)
GT M Î BC 
 MD ^ AB, ME ^ AC 
 O là trung điểm của DE 
 a) A, O, M thẳng hàng 
KL b) Khi M di chuyển thì O
 di chuyển trên đường nào 
 c) Tìm M trên BC đểAM
 ngắn nhất. 
Bài tập tương tự
Cho tam giác ABC. Kẻ đường cao BD và CE. H là trực tâm của tam giác . Gọi M, N, P theo theo thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng BC,DE, AH. Chứng minh M,N,P thẳng hàng
4. Hướng dẫn học sinh tự học: 
- Ôn tập đ/n, t/c, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành , hình chữ nhật, tính chất của tam giác cân
- học và làm bài tập 72(SGK)
 - Chuẩn bị bài:hình thoi 
Hình 8 tuần 8
 Giáo viên: Trương Ngọc Thành
Tiết 14 Ngày 30/10/2020
HÌNH THOI
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Học sinh nẵm vững định nghĩa, tính chất của hình thoi, hai tính chất đặc trưng của hình thoi (2 đường chéo vuông góc và là các đường phân giác của các góc trong hình thoi), nẵm được 4 dấu hiệu nhận biết hình thoi 
2. Kĩ năng:Học sinh biết cách dựa vào 2 tính chất đặc trưng để vẽ được hình thoi nhận biết được tứ giác là hình thoi qua các dấu hiệu của nó, vận dụng kiến thức của hình thoi trong tính toán.
3.Phát triển năng lực: Vẽ hình , vẽ các đường thẳng song song và vuông góc. Biết áp áp dụng tính chất để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau,các góc bằng bằng nhau. Tính được độ dài các đoạn thẳng.
4.Thái độ:Có ý thức xây dựng bài, hưởng ứng tích cực.
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:: Bảng phụ hình 100 và bài 73 (tr105-SGK), thước thẳng
2. Học sinh: : Thước thẳng, 
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Học sinh 1: Phát biểu định nghĩa tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành 
- Học sinh 2: Câu hỏi tương tự với hình chữ nhật 
3.Dạy bài mới
Hoạt động của thầy, trò
Ghi bảng
- Treo bảng phụ, nêu câu hỏi. 
- Gọi một HS lên bảng trả lời. 
- Gọi HS khác nhận xét 
- GV đánh giá, cho điểm 
GV chốt lại bằng cách nhắc lại định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành 
1- Định nghĩa hình bình hành và các tính chất của hình bình hành. 
2- Nêu các dấu hiệu nhận biết về hình bình hành 
- GV vẽ hình 100 lên bảng , hỏi: 
- Tứ giác ABCD có gì đặc biệt? 
- Đây là một hình thoi. Hãy cho biết thế nào là một hình thoi? 
- Ghi bảng tóm tắt định nghĩa và giải thích tính chất hai chiều của định nghĩa 
- Cho HS thực hành ?1 
GV giải thớch: Tứ giác ABCD có AB = CD và AD = BC nên ABCD còng là hình bình hành 
1/ Định nghĩa : 
Tứ giác ABCD là hình thoi Û AB = BC = CD = DA
* Hình thoi còng là một hình bình hành.
- Vẽ hình thoi ABCD 
- GV giới thiệu t/c của hình thoi.
- Ngoài những tính chất trên, hình thoi còn có tính chất nào khác? 
- Cho HS thực hành ?2 
- Giới thiệu nội dung định lí.
- Hãy tóm tắt GT-KL và chứng minh định lí? 
- Gọi một HS chứng minh ở bảng 
- GV chốt lại cách làm 
2/ Tính chất : 
+ Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành
+ Định lí: ( SGK)
- Đưa ra bảng phụ giới thiệu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi. 
- Yêu cầu HS vẽ hình ghi GT - KL cho dấu hiệu 3. 
- Yêu cầu 1 HS lên bảng chứng minh.
- GV chốt lại ngắn gọn phần chứng minh bốn cạnh bằng nhau. 
3. Dấu hiệu nhận biết hình thoi : 
(SGK trang 105)
Bài 73 trang 105 SGK 
- Treo bảng phụ vẽ hình 120
- yêu cầu HS nhận dạng hình thoi có giải thớch.
- Cho HS khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài làm
- Treo bảng phụ ghi đề 
- Gọi HS lên bảng chọn
- Cả lớp cùng làm bài 
- Cho HS khác nhận xét 
- GV hoàn chỉnh bài làm
Bài 73 trang 105 SGK 
4. Hướng dẫn học sinh học tập 
- Học theo SGK 
- Làm bài tập 75, 76, 77 (tr106-SGK)
- Chuẩn bị tiết sau :”Luyện tập”
	Tiết 15 Ngày 31/10/2020
LUYỆN TẬP 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Học sinh nẵm vững định nghĩa, tính chất của hình thoi, hai tính chất đặc trưng của hình thoi (2 đường chéo vuông góc và là các đường phân giác của các góc trong hình thoi), nẵm được 4 dấu hiệu nhận biết hình thoi 
2. Kĩ năng:- Học sinh biết cách dựa vào 2 tính chất đặc trưng để vẽ được hình thoi nhận biết được tứ giác là hình thoi qua các dấu hiệu của nó, vận dụng kiến thức của hình thoi trong tính toán.
3.Phát triển năng lực: Vẽ hình , vẽ các đường thẳng song song và vuông góc. Biết áp áp dụng tính chất để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau,các góc bằng bằng nhau. Tính được độ dài các đoạn thẳng.
4.Thái độ: - Có ý thức xây dựng bài, hưởng ứng tích cực.
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:: Bảng phụ , thước thẳng
2. Học sinh: : Thước thẳng, 
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS1: Nêu định nghĩa, tính chất hình thoi (vẽ hình ghi GT, KL của định lí)
- HS 2: Nêu dấu hiệu nhận biết hình thoi
- HS cả lớp vẽ hình và ghi GT, KL của định lí ra nháp, nhận xét
3. bài mới
Hoạt động của thầy, trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Khởi động 
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng lực sử dụng ngụn ngữ, 
Treo bảng phụ ghi đề
- Cho HS lên bảng làm bài 
- Cả lớp cùng làm bài 
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS 
- Cho HS khác nhận xét 
- GV đánh giá cho điểm
1) Phát biểu định nghĩa hình thoi ? (2đ)
2) Tìm hình thoi trong các hình (8đ)
Hoạt động 2 : Luyện tập 
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
Bài 74 trang 106 SGK 
- Treo bảng phụ ghi đề bài 
- HS lên bảng chọn 
- Cả lớp cùng làm bài
- Cho HS khác nhận xét 
- GV hoàn chỉnh bài làm 
Bài 75 trang 106 SGK 
- Cho HS đọc đề bài 
- Cho HS phân tích đề ? 
- Cho HS lên bảng vẽ hình , nêu GT-KL
- Muốn GHIK là hình thoi thì ta cần chứng minh điều gì ? 
- Muốn chứn minh GHIK là hình bình hành ta làm sao ?
- Muốn GH= GK ta phải làm sao ? 
- Cho HS lên bảng trình bày
- GV hoàn chỉnh bài làm 
Bài 76 trang 106 SGK 
- Cho HS đọc đề bài 
- Cho HS phân tích đề ? 
- Cho HS lên bảng vẽ hình , nêu GT-KL
- Cho HS chia nhóm hoạt động. Thời gian làm bài là 5’
- Nhắc nhở HS chưa tập trung 
- Cho đại diện nhóm lên bảng trình bày 
- Cho HS nhóm khác nhận xét 
- GV hoàn chỉnh bài làm 
Bài 74 trang 106 SGK 
1/ Hai đường chéo của một hình thoi bằng 8cm và 10 cm . Cạnh của hình thoi bằng giỏ trị nào trong các giỏ trị sau :
a) 6cm b) cm
c) cm d) 9 cm
2/ Hình thoi có cạnh bằng 4cm , một đường chéo bằng 6cm, tính đường chéo còn lại 
a) 6cm b) 5cm
c) 8 cm d) 10 cm
Bài 75 trang 106 SGK 
Bài 76 trang 106 SGK 
Ta có EA = EB(gt) ; FB = FC(gt)
=> EF là đường trung bình của ABC => EF//AC và EF = ẵ AC
Tương tự : HG là đường trung bình của ADC 
=> HG//AC và HG= ẵ AC
Vậy : EFGH là hình bình hành (có hai cạnh đối vừa // vừa =)
Ta lại có HE//BD (HE là đường trung bình của ABD
BDAC(đường chéo hình thoi)
EF//AC(cmt) 
Nên : EFHE => HF = 900
- Vậy hình bình hành EFGH là hình chữ nhật( có 1 góc vuông)
Hoạt động 4 : Vận dụng-mở rộng 
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
 - Cho học sinh nhắc lại dấu hiệu nhận biết hình thoi.
- Trả lời miệng bài tập 78:
+ Các tứ giác IEKF, KGMH là hình thoi vì có 4 cạnh bằng nhau 
+ Theo tính chất hình thoi KI là tia phân giác của góc EKF, KM là tia phân giác của góc GKH I, K, M thẳng hàng, tương tự I, K, M, N, O cùng nằm trên một đường thẳng 
4. Hướng dẫn học sinh học tập
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Làm bài tập 138, 139, 140 (SBT)
- Chuẩn bị bài mới : Hình vuông
Hình 8 tuần 9
 Giáo viên: Trương Ngọc Thành
Tiết 16 Ngày 5/11/2020
HÌNH VUÔNG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- HS nắm được định nghĩa, t/c, dấu hiệu nhận biết hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi 
2. Kĩ năng: - HS biết cách vẽ 1 hình vuông, biết chứng minh 1 tứ giác là hình vuông 
 - HS biết cách vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh và trong các bài toán thực tế.
3.Phát triển năng lực: Biết cách vẽ hình : các đoạn thẳng bằng nhau , các đường vuông góc. Vận dụng tích chất để tính được các cah. Các góc trong bài toán còng như trong thực tế.
4. Thái độ: Hưởng ứng tích cực và tự giác
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:: Bảng phụ ghi dấu hiệu nhận biết 1 tứ giác là hình vuông, bảng phụ ghi ?2, thước thẳng
2Học sinh: Thước thẳng, ôn tập các kiến thức về hình chữ nhật,hình thoi 
C . TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức lớp: 
2 Kiểm tra bài cũ 
- HS1: Phát biểu định nghĩa và các tính chất của hình chữ nhật, vẽ hình chữ nhật 
- HS2: Câu hỏi tương tự với hình thoi 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy, trò
Ghi bảng
Treo bảng phụ, nêu câu hỏi. Gọi một HS lên bảng trả lời. 
- Gọi HS khác nhận xét 
- GV hoàn chỉnh và cho điểm 
- GV chốt lại bằng cách nhắc lại định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thoi (và hình chữ nhật) 
1- Định nghĩa hình thoi và các tính chất của hình thoi . (4đ) 
2- Nêu các dấu hiệu nhận biết về thoi (4đ) 
3- Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi E,F,G,H là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Chứng minh tứ giác EFGH là hình thoi 
 A E B 
 H F
 D G C 
- GV vẽ hình vuông ABCD lên bảng và hỏi: 
- Tứ giác ABCD có gì đặc biệt? 
- Yêu cầu HS nên định nghĩa hình vuông.
- GV chốt lại, nêu định nghĩa và ghi bảng 
GV hỏ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_8_tiet_7_25_truong_ngoc_thanh.doc