Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 17, Tiết 31: Ôn tập học kì I - Lý Ngọc Hà

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 17, Tiết 31: Ôn tập học kì I - Lý Ngọc Hà

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : hệ thống hoá các kiến thức về tứ giác .

 Các CT tính diện tích HCN, tam giác , hình bình hành , hình thoi , tứ giác có 2 đường chéo vuông góc .

2. Kỹ năng : vận dụng được các kiến thức trên để chứng minh , tính toán , nhận biết hình ,

 tìm điều kiện của hình . Nhận biết được mối quan hệ giữa các hình đã học , góp phần rèn luyện

 tư duy biện chứng , phân tích , tổng hợp .

 3. Thái độ : vẽ hình cẩn thận , chính xác .

II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở .

III. CHUẨN BỊ :

1. Đối với GV : sơ đồ các loại tứ giác .

2. Đối với HS : ôn tập lý thuyết và làm các BT .

 

doc 4 trang Phương Dung 31/05/2022 3010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 17, Tiết 31: Ôn tập học kì I - Lý Ngọc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 17 tiết : 31
Ngày soạn : 20 / 11 / 2008
Ngày dạy : 17 / 12 / 2008
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : hệ thống hoá các kiến thức về tứ giác .
 Các CT tính diện tích HCN, tam giác , hình bình hành , hình thoi , tứ giác có 2 đường chéo vuông góc .
2. Kỹ năng : vận dụng được các kiến thức trên để chứng minh , tính toán , nhận biết hình , 
 tìm điều kiện của hình . Nhận biết được mối quan hệ giữa các hình đã học , góp phần rèn luyện
 tư duy biện chứng , phân tích , tổng hợp .
 3. Thái độ : vẽ hình cẩn thận , chính xác .
II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở .
III. CHUẨN BỊ : 
1. Đối với GV : sơ đồ các loại tứ giác .
2. Đối với HS : ôn tập lý thuyết và làm các BT .
IV. TIẾN TRÌNH : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1 : ÔN TẠP LÍ THUYẾT (15 phút)
1. Định nghĩa hình vuông . Vẽ hình vuông có cạnh dài 4 cm .
- Nêu các tính chất của đường chéo hình vuông .
- Nói hình vuông là hình thoi đặc biệt có đúng không ? Giải thích .
2. Điền CT tính diện tích vào bảng sau :
1.1 Nêu câu hỏi , gọi HS trả lời .
1.2 Treo bảng phụ , yêu cầu HS lên thực hiện .
· Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau .
· Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và vuông góc với nhau . 
· Hai đường chéo là phân giác của các góc .
· Hình vuông là hình thoi đặc biệt , vì nó có tất cả các tính chất của hình thoi .
 Hình chữ nhật Hình vuông 	 Tam giác 
 (ab) a2 = 
 Hình thang Hình bình hành Hình thoi 
 ah ah = d1d2
1. Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành .
2. Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân .
3. Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song .
4. Hình thang có một góc vuông là hình chữ nhật .
5. Tam giác đều là hình có tâm đối xứng .
6. Tam giác đều là một đa giác đều 
7. Hình thoi là một đa giác đều .
8. Tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi là hình vuông .
9. Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau và bằng nhau là hình thoi .
10. Trong các hình thoi có cùng chu vi thì hình vuông có diện tích lớn nhất .
1.3 Treo bảng phụ BT trắc nghiệm .
- Gọi HS lần lượt đọc từng câu và cho đáp án .
- Đọc và trả lời từng câu .
1. Đúng 
2. Sai 
3. Đúng 
4. Đúng 
5. Sai
6. Đúng 
7. Sai
8. Đúng 
9. Sai
10. Đúng 
Hoạt động 2 : LUYỆN TẬP (29 phút)
Cho tam giác ABC vuông tại A . Trên tia đối của trung tuyến AM lấy lấy điểm E sao cho MA = ME . 
a) Chứng minh ABEC là hình chữ nhật .
b) Tính AM .
c) Để ABEC là hình vuông cần phải có điều kiện gì .
2.1 Treo bảng phụ BT .
- Yêu cầu 1 HS lên ghi GT – KL , cả lớp tự làm vào tập .
- Gọi 1 HS khác lên vẽ hình , cả lớp vẽ vào tập .
- HS ghi GT – KL .
 D ABC ; = 900
 GT MB = MC ; ME = MA
 a. ABEC là hình chữ nhật
 KL b. Tính AM .
 c. Điều kiện để ABEC là 
 hình vuông 
BT 161 SBT-P.77
Cho tam giác ABC , các đường tring tuyến BD và CE cắt nhau ở G Gọi H là trung điểm của GB , K là trung điểm của GC .
a) Chứng minh tứ giác DEHK là hình bình hành .
b) Tam giác ABC có thêm ĐK gì thì DEKH là hình chữ nhật .
c) Nếu trung tuyến BD và CE vuông góc với nhau thì DEKH là hình gì ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm câu a .
- Để tính độ dài AM ta cần biết gì ?
- Gọi 1 HS khác làm câu b.
* Hướng dẫn : HS làm câu c 
2.2 Cho HS đọc đề BT 77 .
- Hướng dẫn HS vẽ hình .
- Gọi một HS lên bảng làm câu a 
* Hướng dẫn : HS sử dụng định lý đường TB để làm cách 2 .
- Tam giác ABC có thêm ĐK gì thì DEKH là hình chữ nhật .
- Nếu trung tuyến BD và CE vuông góc với nhau thì DEKH là hình gì ?
* Chốt lại : cách nhận dạng và dựa vào các dấu hiệu nhận biết để chứng minh bài toán .
a. Tứ giác ABEC có :
 MA = ME (gt)
 MB = MC (t/c đường trung tuyến)
 Nên tứ giác ABEC là hình bình hành , có = 900 .
 Vậy ABEC là hình chữ nhật .
b. Theo định lý Pitago , ta có :
 BC2 = AB2 + AC2
 = 32 + 42 = 25 
Þ BC = 5 (cm)
 Độ dài AM 
 AM = BC = .5 = 2,5 (cm)
c. Khi tam giác ABC là tam giác vuông cân thì tứ giác ABEC là hình vuông .
- Đọc đề bài và vẽ hình theo hướng dẫn của GV .
- Tứ giác DEHK có :
 EG = GK = GC
 DG = GH = BG 
Þ tứ giác DEHK là hình bình hành vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường .
- Tự làm cách 2 .
- Hình bình hành DEHK là hình chữ nhật Û HD = EK Û D ABC cân tại A.
- Nếu BD ^ CE thì hình bình hành DEHK là hình thoi (vì có 2 đường chéo vuông góc với nhau).
Hoạt động 3 : DẶN DÒ (1 phút)
Ôn tập và nắm vững lí thuyết .
Xem lại các dạng BT đã giải , tìm ĐK của hình .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_17_tiet_31_on_tap_hoc_ki_i_ly_ng.doc