Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 7: Mol - Đinh Thị Thanh Huyền
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Định nghĩa: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): (0oC, 1 atm).
- Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V).
- Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí.
b. Kĩ năng:
-Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức.
- Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn khi biết các đại lượng có liên quan.
- Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí.
c.Thái độ: HS có thái độ tích cực như :
+ Hứng thú học tập bộ môn hoá học.
+ Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng; biết giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.
+ Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.
Chủ đề 7: MOL Giới thiệu chung chủ đề: Kích thước và khối lượng của nguyên tử, phân tử vô cùng bé, không thể cân , đo, đong, đếm được .Nhưng trong khoa học cần biết có bao nhiêu nguyên tử, phân tử và khối lượng, thể tích của chúng tham gia và tạo thành trong 1 một phản ứng hóa học. Người ta đưa ra khái niệm mol, dùng mol để chuyển đổi các đại lượng liên quan để tính toán trong một phản ứng hóa học Trong cùng điều kiện nhiệt đô và áp suất, những thể tích bằng nhau của các chất khí có khối lượng khác nhau. Vậy bằng cách nào có thể biết được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí kia bao nhiêu lần người ta cũng đưa ra cahcs tính tỉ khối của chất khí . Thời lượng thực hiện chủ đề: 4 tiết I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: - Định nghĩa: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): (0oC, 1 atm). - Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V). - HS bieát vaän duïng coâng thöùc chuyeån ñoåi veà khoái löôïng, theå tích vaø löôïng chaát ñeå laøm caùc baøi taäp. - Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí. b. Kĩ năng: -Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức. - Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn khi biết các đại lượng có liên quan. - Tieáp tuïc cuûng coá caùc coâng thöùc treân döôùi daïng caùc baøi taäp ñoái vôùi hoãn hôïp nhieàu khí vaø baøi taäp xaùc ñònh coâng thöùc hoaù hoïc cuûa moät chaát khí khi bieát khoái löôïng vaø soá mol. - Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí. c.Thái độ: HS có thái độ tích cực như : + Hứng thú học tập bộ môn hoá học. + Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng; biết giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. + Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực tự học - Năng lực tư duy sáng tạo, thuyết trình - Năng lực phân biệt các chất - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực làm thí nghiệm, hoạt động nhóm - Năng lực giao tiếp - Năng lực quan sát, phân tích so sánh, phân loại. - Năng lực tính toán hóa học - Năng lực độc lập sáng tạo trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Bảng phụ ghi nội dung bài tập, phiếu học tập - Tranh vẽ phóng to hình vẽ trang 68 sách giáo khoa - Bảng phụ ghi sẵn đề các bài tập vận dụng, củng cố * Phương án tổ chức : Hoạt động nhóm 2. Học sinh: Học bài cũ,ôn lại các kiến thức có liên quan xem trước bài mới. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/ khởi động Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Giúp HS hình thành khái niệm mol, cách chuyển đổi các đại lượng liên quan đến mol, thể tích, khối lượng, cách so sánh khối lượng các chất khí GV giới thiệu về mol và các đại lượng liên quan: Kích thước và khối lượng của nguyên tử, phân tử vô cùng bé, không thể cân , đo, đong, đếm được .Nhưng trong khoa học cần biết có bao nhiêu nguyên tử, phân tử và khối lượng, thể tích của chúng tham gia và tạo thành trong 1 một phản ứng hóa học. Để đáp ứng yêu cầu này, các nhà khoa học đã đề xuất một khái niệm dành cho các hạt vi mô. Đó là mol. GV đặt câu hỏi: Trong tính toán hóa học, ta thường phải chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích của chất khí thành số mol và ngược lại cũng như so sánh sự nặng nhẹ giữa các chất khí với nhau thì người ta sẽ làm như thế nào? HS lắng nghe, tiếp cận kiến thức mới - Tạo nên các công thức liên quan Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức. Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn khi biết các đại lượng có liên quan. Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí. I. Nội dung 1: Mol - Thông báo: Mol là lượng chất có chứa 6. 10 23 nguyên tử hoặc phân tử chất đó Con số 6. 10 23 được gọi là số Avôgađro ( kí hiệu là N ) - Cho học sinh đọc phần : “Em có biết” để hình dung về con số 6. 10 23 * Tiến hành: - Đưa định nghĩa khối lượng mol - Cho ví dụ, yêu cầu HS trả lời Tính khối lượng mol của: nguyên tử Na, guyên tử H, phân tử H2, phân tử H2O ? Chú ý cho HS về : khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập 2 trang 65 SGK Gọi các nhóm nêu kết quả GV sửa sai - H: Theo em hiểu thì thể tích mol chất khí là gì? - Giới thiệu hình 3.1 SGK H : Qua hình vẽ, em có nhận xét gì? - Nhấn mạnh: Ở cùng nhiệt độ và áp suất, 1 mol bất kì chất khí nào cũng đều chiếm những thể tích bằng nhau. Ở điều kiện tiêu chuẩn ( nhiệt độ OoC, áp suất 1 atm hay 760 mm Hg, thể tích đó là 22,4 l à Kết luận - Bổ sung thêm: Ở điều kiện bình thường ( 20oC, 1 atm ), 1 mol chất khí có thể tích là 24 lít II. Nội dung 2: Chuyển đổi khối lượng, thể tích và lượng chất - Đặt vấn đề: Muốn tính khối lượng của một chất khi biết lượng chất ( số mol ) ta phải làm như thế nào? - Dẫn dắt: Nếu đặt kí hiệu n là số mol chất, m là khối lựong, hãy rút ra biểu thức tính khối lượng? à Tiểu kết: - Yêu cầu HS làm bài tập: a) Tính số mol của 4,4 g CO2 b) Tính khối lượng của 0,5 mol CuO GV đặt câu hỏi: Muốn tính thể tích của 1 lượng chất khí ( ở đktc ) ta làm như thế nào? - Nếu đặt n là số mol chất, V là thể tích chất khí ở đktc. Em hãy rút ra công thức liên hệ giữa V và n? à Tiểu kết - Yêu cầu HS làm bài tập vận dụng: a) Tính số mol của 2,8 l khí CH4 ở đktc b) Tính thể tích của 0,25 mol khí Cl2 ở đktc GV uốn nắn sai sót cho HS III. Nội dung 3: Tỷ khối của chất khí -GV cho HS xem phương tiện dạy học và đặt câu hỏi cho HS -Tại sao bóng bay mua ngoài chợ có thể dễ dàng bay lên được, còn bong bóng ta tự thổi lại không thể bay lên được ? -Dẫn dắt HS, đưa ra vấn đề: để biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần ta phải dùng đến khái niệm tỉ khối của chất khí.gViết công thức tính tỉ khối lên bảng. GV đưa ra ví dụ: Bài tập 1: Hãy cho biết khí CO2, khí Cl2 nặng hơn hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần ? -Yêu cầu 1 HS tính: ,, -Yêu cầu 2 HS khác lên tính : , -Bài tập 2: Tìm khối lượng mol của khí A biết *Hướng dẫn: +Viết công thức tính = ? +Tính MA = ? -Cuối cùng Gv nhận xét, kết luận. -GV hướng dẩn học sinh tìm hiểu thông tin SGK và yêu cầu HS tính khối lượng của không khí. -Từ công thức: gNếu B là không khí thì công thức tính tỉ khối trên sẽ được viết lại như thế nào ? -MKK là khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí, bằng 29 gHãy thay giá trị vào công thức trên -Em hãy rút ra biểu thức tính khối lượng mol của khí A khí biết -Bài tập 3: ( Phiếu học tập 1) a.Khí Cl2 rất độc hại đối với đời sống của con người và động vật, khí này nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? b.Hãy giải thích vì sao trong tự nhiên khí CO2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy hang sâu ? *Hướng dẫn HS tính khối lượng mol của khí Cl2 và khí CO2 . -Yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập 2b SGK/ 69 I. Nội dung 1: Mol 1. Mol là gì? - Ghi vào vở - 1 HS đọc Các HS khác nghe, ghi nhớ: – Mol là lượng chất có chứa 6. 10 23 nguyên tử hoặc phân tử chất đó Con số 6. 10 23 được gọi là số Avogađro, kí hiệu là N - Ví dụ: 1 mol Fe có chứa 6. 10 23 nguyên tử Fe 1 mol H2O có chứa 6. 10 23 phân tử H2O 2. Khối lượng mol: - Ghi vào vở - Thảo luận nhóm trả lời: Biết Na = 23 đvC à M Na = 23 g H = 1 đvC à MH = 1 g MH2 = 2 g M H2O = 18 g HS kết luận: Khối lượng mol ( kí hiệu là M ) của 1 chất là khối lượng của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó; được tính bằng gam; có số trị bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối. Ví dụ: Khối lượng mol của: + Nguyên tử H: MH = 1 g + Phân tử H2: MH2 = 2 g + Phân tử H2O: MH2O = 18 g - Làm bài tập 2 SGK vào vở bài tập a) M Cl = 35,5g và MCl2 = 71 g b) MCu = 64 g và MCuO = 80 g c) MC = 12 g và M CO = 28 g; M CO2 = 44 g d) M NaCl = 58,5 g và M C12H22O11 = 342 g 3. Thể tích mol của chất khí - HS: Là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó - Quan sát hình vẽ và nhận xét: Các chất khí đó có khối lượng mol khác nhau nhưng thể tích mol ( ở cùng điều kiện ) thì bằng nhau: V H2 = V N2 = VO2 = V CO2 - Nghe, ghi nhớ Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó Định luật Avogađro: “ Một mol bất kì chất khí nào, trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích bằng nhau” Nếu ở nhiệt độ 0oC và áp suất 1 atm ( được gọi là điều kiện tiêu chuẩn, viết tắc là đktc ), thì thể tích đó là 22,4 lít II. Chuyển đổi khối lượng, thể tích và lượng chất 1.Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào? - HS: Suy nghĩ Muốn tính khối lượng ta lấy khối lượng mol nhân với lượng chất ( số mol ) - Hoạt động nhóm trả lời Nêu được: Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và khối luợng chất (m) là: n = ( mol ) Trong đó: n: là số mol (mol) m: khối lượng (gam) M: khối lượng mol (g/mol) - Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập Đại diện nhóm nêu kết quả a. Biết CO2 = 44 đvc à M CO2 = 44g n CO2 = m/M = 4,4/44 = 0,1 (mol) b. Biết CuO = 80 đvc à M CuO = 80g m CuO = 0,5 x 80 = 40(g) 2.Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào? Ta lấy số mol ( lượng chất ) nhân với thể tích của 1 mol khí ở đktc là 22,4 lít Hoạt động nhóm và nêu được: Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và thể tích của chất khí (V) ở đktc: n = ( mol) Trong đó: V là thể tích chất khí ở đktc HS lên bảng giải bài tập, các HS khác làm vào vở a. n CH4 = V/22,4 = 2,8/22,4 = 0,125 (mol) b. Từ công thức: n = à V Cl2 = n. 22,4 = 0,25 . 22,4 = 5,6 (l) III. Tỷ khối của chất khí 1) Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B ? -Tùy theo từng trình độ HS để trả lời: +Bóng bay được là do bơm khí hidrô, là khí nhẹ hơn không khí. +Bóng ta tự thổi không thể bay được do trong hơi thở của ta có khí cacbonic, là khí nặng hơn không khí. -Công thức: => Trong đó là tỉ khối của khí A so với khí B. - Vậy: Khí CO2 nặng hơn khí H2 22 lần. - Vậy: Khí Cl2 nặnh hơn khí H2 35,5 lần. -Thảo luận nhóm (3’) Vậy khối lượng mol của A là 28 2. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ? -HS tính khối lượng của không khí -Bài tập 2: a.Ta có: Vậy khí Cl2 nặng hơn không khí 2,448 lần. b.Vì: Nên trong tự nhiên khí CO2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy hang sâu. -Bài tập 2b SGK/ 69 Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập, Qua đó củng cố lại các kiến thức mol, chuyển đổi khối lượng, lượng chất và thể tich. Tỷ khối của chất khí Rèn luyện năng lực vân dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, lấy được các VD thực tiễn về nặng nhẹ của các chất Phát triên năng lực vận dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực hợp tác - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bài tập: (PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 ) Bài 1: 1) Tìm thể tích ( ở đktc ) của: 1 mol phân tử CO2 2 mol phân tử H2? 2) Nếu có 1 mol phân tử H2 và 1 mol phân tử O2 hãy cho biết: a) Số phân tử của mỗi chất là bao nhiêu? b) Khối lượng mol của mỗi chất là bao nhiêu? c) Thể tích mol các chất khí trên ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất là thế nào? Nếu ở đktc, chúng có thể tích là bao nhiêu? Bài 2: Hướng dẫn HS giải bài tập 5 trang 67 SGK + Trước hết phải đổi khối lượng các khí ra số mol + Tính thể tích của hỗn hợp khí - Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3 (PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 ) Bài 3: Hợp chất A có công thức R2O. Biết rằng 0,25 mol hợp chất A có khối lượng là 15,5 g. Hãy xác định công thức của A ? + Yêu cầu HS các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập, đại diện nhóm trả lời + Hướng dẫn: . Muốn xác định công thức của A phải xác định gì? . Muốn vậy ta phải xác định được M A . Viết công thức của A - Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 4 (PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 ) Bài 4: Hợp chất B ở thể khí có công thức là RO2 . Biết rằng khối luợng của 5,6 lít khí B ( ở đktc ) là 16 gam. Hãy xác định công thức của B ? Gợi ý: . Tương tự bài tập trên, muốn xác dịnh B ta đi tìm gì? . Đầu bài chưa cho lượng chất (n) mà mới chỉ cho biết thể tích chất khí ở đktc n B = ? . n B = 0,25 à m B = ? Yêu cầu 1 HS khá giải bài tập, cả lớp theo dõi, sửa sai Treo bảng phụ ghi sẵn nộị dung bài tập: (PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 ) Bài 5: Khí A có công thức dạng chung là RO2. Biết d A/kk = 2,207. Hãy xác định công thức của A ? HS thảo luận trình bày 1) V CO2 = 22,4 l V H2 = 2x 22,4 = 44,8 l 2) a) 6 x 10 23 phân tử b) M H2 = 2 g, M O2 = 32 g c) VH2 = V O2 = 22,4 l ( ở đktc ) HS giải bài tập n O2 = 100/32 = 3,125 ( mol ) n CO2 = 100/44 = 2,273 ( mol ) Thể tích của hỗn hợp khí ở 20oC và 1 atm là: V hh = n. 24 = ( 3,125 + 2,275 ) x 24 = 129,6 ( l ) HS thảo luận hoàn thành bài tập Áp dụng công thức: n = à M R2O = = 15,5/0,25 = 62 (g) ó 2 M R + 16 = 62 à M R = 23 (g) Vậy R là nguyên tố Natri, kí hiệu hóa học là Na Công thức của hợp chất A là: Na2O HS đọc kỹ đề và hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV n B = = 5,6 / 22,3 = 0,25 (mol) M B = = 16/0,25 = 64 (g) M R + 32 = 64 à M R = 32 (g) Vậy R là nguyên tố lưu huỳnh (S) Công thức của B là: SO2 HS phải đạt được Từ công thức: dA/kk = 2,207 à MA = ? Ta có: MR + 32 = MA à MR = ? à A = ? Hoạt động 4: vận dụng, tìm tòi mở rộng Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động HS vận dụng kiến thức về mol, chuyển đổi khối lượng, lượng chất và thể tich, tỷ khối của chất khí để giải quyết các tình huống thực tiễn.Vận dụng các đơn vị kiến thức hoàn thành các bài tập - GV đưa ra tình huống trong thực tiễn, HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết. Câu 1: Tại sao ngày xưa trong các hầm mỏ bỏ hoang lâu năm khi cần đi vào các khu mỏ đó thì người đi vào thường cầm theo một cây đèn dầu (hoặc nến) để cao ngang thắt lưng hay dẫn theo một con chó, nếu ngọn đèn tắt hay con chó sủa, có dấu hiệu kiệt sức, khó thở thì người đó sẽ không vào sâu nữa mà sẽ quay trở ra. Lí do? Giải thích? Câu 2: Tại sao ngày xưa các giếng khoan cạn nước nếu các người thợ muốn xuống để đào tìm tiếp nguồn nước thì trước khi xuống giếng các người thợ thường chặt các nhánh cây tươi thả xuống giếng chừng 5 – 10 phút lại kéo lên rồi lại thả xuống nhiều lần rồi mới xuống giếng đào? HS tìm hiểu trả lời: Câu 1 Trong lòng đất luôn luôn xảy ra sự phân hủy một số hợp chất vô cơ và hữu cơ, sinh ra khí cacbon đioxit CO2. Khí CO2 không màu, không có mùi, không duy trì sự cháy và sự sống của con người và động vật. Mặt khác, khí CO2 lại nặng hơn không khí 1,52 lần (d CO2/ kk = 44/29 = 1,52), oxi nặng hơn không khí 1,1 lần (dO2/kk = 32/29 = 1,1). Như vậy khí CO2 nặng hơn khí O2, luôn ở bên dưới (hoặc có thể tính tỉ khối của khí CO2 đối với O2), do đó càng vào sâu thì lượng CO2 càng nhiều. nếu ngọn nến chỉ cháy leo lét rồi tắt thì không nên xuống vì không khí dưới đáy giếng thiếu oxy, và có nhiều khí CO2 hoặc các khí độc khác. Câu 2: Khi vào càng sâu vào khu mỏ hoặc là vào giếng sâu, khí oxi lúc bấy giờ không đủ cho sự thở. Vì vậy thường người ta cho đèn cầy vào khu mỏ, nếu đèn cầy tắt, không nên vào sâu hơn vì rất nguy hiểm. Vì lẽ đó mà người ta thường cho nhánh cây xanh xuống giếng để hút hết khí CO2, cung cấp khí oxi, rồi mới xuống giếng. Trước khi xuống giếng (kể cả giếng hay sử dụng) cũng nên có biện pháp thử xem dưới giếng có khí độc không. Tốt nhất là thắp một ngọn nến, hay ngọn đèn, thòng dây thả dần xuống sát mặt nước dưới đáy giếng trước, nếu ngọn nến vẫn cháy sáng bình thường là không khí dưới đáy giếng vẫn đủ oxy để thở. Cũng có thể nhốt một con gà hay một con chim vào trong lồng, buộc dây thả dần xuống gần sát mặt nước giếng, nếu con vật bị chết ngạt là dưới giếng có nhiều khí CO2 hoặc các khí độc khác, người không xuống được. Sau đó, nên làm thông thoáng khí dưới đáy giếng trước khi xuống. Có thể cắt một cành cây to nhiều lá buộc dây dài thả xuống đáy, rồi rút lên thả xuống nhiều lần trước khi cho người xuống IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực: 1. Mức độ nhận biết: Câu 1: 1 mol nước chứa số nguyên tử là: A. 6,02.1023 B. 12,04.1023 C. 18,06.1023 D. 24,08.1023 Câu 2: Trong 1 mol CO2 có bao nhiêu nguyên tử? A. 6,02.1023 B. 6,04.1023 C. 12,04.1023 D. 18,06.1023 2. Mức độ thông hiểu: Câu 1: Số nguyên tử sắt có trong 280g sắt là: A. 20,1.1023 B. 25,1.1023 C. 30,1.1023 D. 35,1.1023 Câu 2: Số mol phân tử N2 có trong 280g Nitơ là: A. 9 mol B. 10 mol C. 11 mol D. 12mol 3. Mức độ vận dụng: Câu 1: Khối lượng hỗn hợp khí ở đktc gồm 11,2 lít H2 và 5,6 lít O2 là: A. 8g B. 9g C.10g D. 12g Câu 2: Oxit có công thức hoá học RO2, trong đó mỗi nguyên tố chiếm 50% khối lượng. Khối lượng của R trong 1 mol oxit là: A. 16g B. 32g C. 48g D.64g Câu 3: Sắt oxit có tỉ số khối lượng sắt và oxi là 21: 8. Công thức của sắt oxit đó là: A. FeO B.Fe2O3 C.Fe3O4 D. không xác định 4. Mức độ vận dụng cao: Câu Một hợp chất khí X có thành phần gồm 2 nguyên tố C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C với O là: mc: mo= 3:8. Xác định CTHH của X? V. Phụ lục: (PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 ) a.Khí Cl2 rất độc hại đối với đời sống của con người và động vật, khí này nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? b.Hãy giải thích vì sao trong tự nhiên khí CO2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy hang sâu ? (PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 ) Bài 1: 1) Tìm thể tích ( ở đktc ) của: 1 mol phân tử CO2, 2 mol phân tử H2? 2) Nếu có 1 mol phân tử H2 và 1 mol phân tử O2 hãy cho biết: a) Số phân tử của mỗi chất là bao nhiêu? b) Khối lượng mol của mỗi chất là bao nhiêu? c) Thể tích mol các chất khí trên ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất là thế nào? Nếu ở đktc, chúng có thể tích là bao nhiêu? (PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 ) Bài 3: Hợp chất A có công thức R2O. Biết rằng 0,25 mol hợp chất A có khối lượng là 15,5 g. Hãy xác định công thức của A ? (PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 ) Bài 4: Hợp chất B ở thể khí có công thức là RO2 . Biết rằng khối luợng của 5,6 lít khí B ( ở đktc ) là 16 gam. Hãy xác định công thức của B ? (PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 ) Bài 5: Khí A có công thức dạng chung là RO2. Biết d A/kk = 2,207. Hãy xác định công thức của A ?
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_7_mol_dinh_thi_thanh_huyen.doc