Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 13, Bài 4: Hóa trị

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 13, Bài 4: Hóa trị

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức: Hs biết được:

- Quy tắc hóa trị

- Biết cách tính hoá trị và lập công thức học.

- Tiếp tục củng cố về CTHH.

2. Về kỹ năng

- Có kĩ năng lập công thức của hợp chất 2 nguyên tố, tính hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.

3. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; năng lực giao tiếp - hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề - sáng tạo.

 - Năng lực đặc thù:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, giao tiếp

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

4. Định hướng phát triển phẩm chất:

- Giáo dục cho học sinh những đức tính:

+ Tự tin, trung thực, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm.khi thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khi tham gia hoạt động nhóm.

+ Chăm học, ham học

5. Nội dung tích hợp:

- Giáo dục đạo đức: Tinh thần trách nhiệm

 

docx 9 trang thucuc 3870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 13, Bài 4: Hóa trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: Tiết 13
Bài 4: HÓA TRỊ ( Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Hs biết được:
- Quy tắc hóa trị
- Biết cách tính hoá trị và lập công thức học.
- Tiếp tục củng cố về CTHH.
2. Về kỹ năng
- Có kĩ năng lập công thức của hợp chất 2 nguyên tố, tính hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; năng lực giao tiếp - hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề - sáng tạo.
 	- Năng lực đặc thù: 
+ Nhận thức khoa học tự nhiên
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, giao tiếp
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Giáo dục cho học sinh những đức tính: 
+ Tự tin, trung thực, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm...khi thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khi tham gia hoạt động nhóm.
+ Chăm học, ham học
5. Nội dung tích hợp:
- Giáo dục đạo đức: Tinh thần trách nhiệm
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi), trực quan.
III. Chuẩn bị GV – HS:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tranh vẽ bảng 1 trang 42 SGK
- Bảng ghi hoá trị một số nhóm nguyên tử trang 43 SGK
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Đọc trước các nội dung đã giao về nhà trong bài hoá trị.
IV. Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong hoạt động khởi động
3. Các hoạt động học:
Hoạt động 1. Khởi động 
- Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Thời gian: 5p
- Cách thức tiến hành: GV tổ chức trò chơi “Lật tranh”. Giáo viên đưa một bức tranh được che bởi 10 tấm ghép. Mỗi tấm ghép tương ứng với 1 câu hỏi. Học sinh trả lời các câu hỏi để lật tranh.
Khi nào HS tìm được tên của bức tranh thì trò chơi kết thúc
Kết thúc trò chơi, GV đặt vấn đề:
GV ĐVĐ: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Hóa trị là những con số biểu thị khả năng đó. Biết được hóa trị ta sẽ hiểu và viết đúng cũng như lập công thức hóa học của hợp chất. Để hiểu rõ tiết học này các em sẽ tìm hiểu
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết quả tham gia trò chơi, câu trả lời của HS.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Tham gia trò chơi nhiệt tình, đáp án chính xác.
Mức 2: Tham gia trò chơi nhiệt tình, đáp án chưa đúng.
Mức 1: Tham gia nhưng không nhiệt tình, đáp án sai. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HĐ 2.1. Quy tắc: (8p) 
- Mục tiêu: HS biết quy tắc hoá trị 
- Thời gian: 8p
- Cách thức tiến hành: đàm thoại, trực quan, dạy học nêu và giải quyết vấn đề
? CT chung của hợp chất được viết như thế nào
- Giả sử hóa trị của nguyên tố A là a và hóa trị của nguyên tố B là b
gCác nhóm hãy thảo luận để tìm được các giá trị x.a và y.b . tìm mối liện hệ giữa 2 giá trị đó qua bảng sau:
CTHH
x . a
y . b
Al2O3
P2O5
H2S
- Hướng dẫn HS dựa vào bảng 1 SGK/ 42 để tìm hóa trị của Al, P, S trong hợp chất.
? So sánh các tích : x . a ; y . b trong các trường hợp trên.
g Đó là biểu thức của qui tắc hóa trị . hãy phát biểu qui tắc hóa trị ?
- Qui tắc này đúng ngay cả khi A, B là 1 nhóm nguyên tử .
Vd: Zn(OH)2 
Ta có: x.a = 1.II và y.b = 2.I 
Vậy nhóm – OH có hóa trị là bao nhiêu ?
II. Quy tắc hoá trị
1. Quy tắc
1.Quy tắc:
*CTTQ: AxBy ® ax = by
*Quy tắc: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
x,y,a,b là số nguyên 
-Quy tắc này đúng cho cả B là nhóm nguyên tử.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Các câu trả lời và giải thích
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Trả lời được chính xác các câu hỏi và giải thích
Mức 2: Trả lời được các câu hỏi nhưng chưa giải thích được
Mức 1: Chỉ trả lời được 1 số câu 
*Năng lực hợp tác:
Họ tên
Tiêu chí
Mức 3
Mức 2
Mức 1
Đóng góp ý kiến
Có ý kiến và ý tưởng
Có ý tưởng trở thành ý tưởng nhóm 
Có ý kiến 
Lắng nghe 
Tiếp thu, trao đổi ý kiến 
Lắng nghe ý kiến của các thành viên khác, tiếp thu ý kiến và phản hồi một cách tích cực 
Có lắng nghe, phản hồi 
Chỉ lắng nghe
Hoạt động 2.2: Vận dụng
- Mục tiêu: HS biết được tính hoá trị của một nguyên tố, lập công thức hóa học khi biết hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tố
- Thời gian: 25p.
- Cách tiến hành: PP hoạt động nhóm, đàm thoại, trực quan.
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải VD 1
Vd1: Tính hóa trị của S có trong SO3 . 
Gợi ý:
? Viết biểu thức của qui tắc hóa trị 
? Thay hóa trị của O,chỉ số S và O gtính a 
Vd2: Hãy xác định hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau:
a.H2SO3 c.MnO2
b.N2O5 d.PH3 
-Lưu ý HS: Trong hợp chất H2SO3 , chỉ số 3 là chỉ số của O còn chỉ số của nhóm =SO3 là 1.
-Yêu cầu 1 HS lên sửa bài tập, chấm vở bài tập 1 số HS. Na................PO4
 Ca................CO3
 Mg...............Cl
Vd 1: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi Nitơ (IV) và Oxi.
- Hướng dẫn HS chia đôi vở và giải bài tập theo từng bước. 
-Yêu cầu HS lên bảng sửa vd 1.
Đưa đề vd 2: Lập CTHH của hợp chất gồm:
a/ và 
b/ và 
- Lưu ý HS đặt CT chung cho hợp chất có nhóm nguyên tử.
- 2 HS lên bảng làm bài, yêu cầu HS ở dưới cùng giải bài tập.
- Khi giải bài tập hóa học đòi hỏi chúng ta phải có kĩ năng lập
CTHH nhanh và chính xác. Vậy có cách nào để lập được CTHH nhanh hơn không?
- Đưa đề vd 3: Lập CTHH của hợp chất gồm:
a/ và 
b/ và 
2.1.Tính hoá trị của một nguyên tố
Vd 1: Tính hóa trị của S có trong SO3 
Giải: 
Qui tắc: 
1.a = 3.II 
ga = VI
Vậy hóa trị của S có trong SO3 là: VI.
2.2. Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị
*Các bước giải:
b1:Viết CT dạng chung.
B2:Viết biểu thức qui tắc hóa trị.
b3:Chuyển thành tỉ lệ
b4:Viết CTHH đúng của hợp chất.
Vd 1: lập CTHH của hợp chất tạo bởi nitơ (IV) và oxi.
Giải:
+CT chung: 
+ta có: x.a = y.b
g x . IV = y . II
+ 
+CT của hợp chất:NO2
Vd 2: Lập CTHH của hợp chất gồm:
a/ và 
Giải:
a/ - CT chung: 
- Ta có: x.I = y.II
g
- Vậy CT cần tìm là: K2SO3
b/ Giải tương tự: 
Chú ý:
-Nếu a = b thì x = y = 1
-Nếu a ≠b và a : b tối giản thì:
 x = b ; y = a
Nếu a : b chưa tối giản thì giản ước để có tỉ lệ a’:b' và lấy: x = b' ; y = a’
Vd 3: Lập CTHH của hợp chất gồm:
a/ và 
b/ và 
c/ và 
Giải: 
a/CT chung Þ Na2S
b/ CT chung Þ
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Phiếu học tập và các câu trả lời
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
*Năng lực nhận thức KHTN:
Mức 3: Trả lời được chính xác các câu hỏi trong phiếu học tập.
Mức 2: Trả lời được các câu hỏi nhưng chưa giải thích được.
Mức 1: Chỉ trả lời được 1 số câu. 
*Năng lực hợp tác:
Họ tên
Tiêu chí
Mức 3
Mức 2
Mức 1
Đóng góp ý kiến
Có ý kiến và ý tưởng
Có ý tưởng trở thành ý tưởng nhóm 
Có ý kiến 
Lắng nghe 
Tiếp thu, trao đổi ý kiến 
Lắng nghe ý kiến của các thành viên khác, tiếp thu ý kiến và phản hồi một cách tích cực 
Có lắng nghe, phản hồi 
Chỉ lắng nghe
HĐ 3. Luyện tập 
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học về chất.
- Thời gian: 7p
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân kết hợp HĐ nhóm.
Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập 
HS thảo luận nhóm hoàn thành các bài tập sau:
- Đưa đề bài tập: Hãy cho biết các CT sau đúng hay sai ? hãy sửa lại CT sai:
	a/ e/ FeCl3 
	b/CuO3 f/ Zn(OH)3
	c/Na2O g/ Ba2OH
	d/Ag2NO3 h/ SO2
 - Hướng dẫn 
- Theo dõi HS làm bài tập gĐưa ra đáp án và chấm điểm
- Nhóm bàn thực hiện => báo cáo, trao đổi bài, chấm chéo.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết quả phiếu HT 
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Hoàn thành nhanh, chính xác các câu hỏi/BT.
Mức 2: Hoàn thành đủ xong chưa nhanh, câu tự luận nêu sơ sài.
Mức 1: Chưa hoàn thành xong hoặc sai nhiều.
HĐ 5. Vận dụng - tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS.
- Thời gian: 3p
- Cách tiến hành: Khuyến khích HS về nhà làm, không bắt buộc, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
 + GV đưa ra các công thức sau :
AlNO3 ; P5O2 ; Al2(SO4)2 ; H2O1 ; Mg2O2 ; FeClII 
+ Trong các công thức trên công thức nào đúng, công thức nào sai, nếu sai sửa lại cho đúng?
+ Chú ý : Học thuộc QTHT, bảng 1/42 .
+ Tính hoá trị của Fe trong : FexOy?
- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời, bài báo cáo của HS.
- Dự kiến đánh giá năng lực HS:
Mức 3: HS tham gia nhiệt tình, hoàn thành đủ, có chất lượng.
Mức 2: HS có tham gia xong sơ sài hoặc chưa đủ nội dung.
Mức 1: HS không tham gia.
4. Củng cố: Đã thực hiện trong HĐ Luyện tập
5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau:1p
- GV hướng dẫn hs cách học bảng 1/42 .
- Làm các bài tập 11.1 đến 11.5 /14 sách BTHH.
- GV nhắc các nội dung cần chuẩn bị cho tiết sau.
E. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_13_bai_4_hoa_tri.docx