Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 15: Sự biến đổi chất

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 15: Sự biến đổi chất

I. Mục tiêu

1. Kiến thức Học sinh phân biệt được:

- Hiện tượng vật lý là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu.

- Hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác.

2. Kỹ năng

- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, làm thí nghiệm và rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.

- Phân biệt được hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học.

- Rèn phương pháp tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tư duy để phát triển óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo.

- Rèn kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

3. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Sử dụng thuật ngữ, ký hiệu hóa học, đọc tên các nguyên tố

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, lựa chọn sắp xếp thông tin theo mục tiêu mong muốn.

- Năng lực tự học: Thông qua việc ôn tập, tìm hiểu về chất phát triển năng lực xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch và tiến hành kế hoạch thực hiện, rút ra kết luận.

4. Định hướng phát triển phẩm chất

- Giáo dục cho học sinh những đức tính:

+ Tự tin, trung thực, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm.khi thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khi tham gia hoạt động nhóm.

+ Thật thà, ngay thẳng trong quan sát, mô tả các hiện tượng thực tế.

+ Vượt khó trong công việc.

5. Về giáo dục đạo đức

* Tích hợp giáo dục đạo đức

- Có trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường; trách nhiệm tuyên truyền; đoàn kết, hợp tác cùng với cá nhân, cộng đồng tuyên truyền cùng góp sức giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường.

* Tích hợp GDBVMT- BĐKH: bộ phận và liên hệ:

- Sự biến đổi chất: Hiện tượng hóa học.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi).

- Thí nghiệm trực quan.

III. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Kế hoạch bài học.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, chuẩn kiến thức – kỹ năng .

- Hệ thống câu hỏi, bài tập.

- Dụng cụ - hóa chất

+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, nam châm, đũa thủy tinh .

+ Hóa chất: bột sắt, bột lưu huỳnh, đường, muối ăn, nước .

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước nội dung bài mới.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (Trong hoạt động khởi động)

3. Các hoạt động học

 

docx 13 trang thucuc 7901
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 15: Sự biến đổi chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
A. Mục tiêu của chương
1. Kiến thức 
- HS hiểu và vận dụng được: định nghĩa về phản ứng hóa học cùng bản chất, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết phản ứng; nội dung định luật bảo toàn khối lượng.
- HS phân biệt được hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý, biết biểu diễn phản ứng hóa học bằng phương trình hóa học, biết cách lập và hiểu được ý nghĩa của phương trình hóa học.
2. Kỹ năng Rèn cho HS kỹ năng
- Phân biệt hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học.
- Nhận biết phản ứng hóa học dựa vào dấu hiệu: có chất mới tạo ra có tính chất khác so với chất ban đầu (màu sắc, trạng thái ...); có sự tỏa nhiệt, phát sáng ...
- Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học.
- Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng, tính được khối lượng của một chất khi biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng.
- Lập phương trình hóa học khi biết chất tham gia và sản phẩm.
- Làm thí nghiệm đơn giản chúng minh cho mục đích, yêu cầu đặt ra.
- Tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tư duy để phát triển óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo.
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Sử dụng thuật ngữ, ký hiệu hóa học, đọc tên các nguyên tố 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, lựa chọn sắp xếp thông tin theo mục tiêu mong muốn.
- Năng lực tự học: Thông qua việc ôn tập, tìm hiểu về chất phát triển năng lực xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch và tiến hành kế hoạch thực hiện, rút ra kết luận.
- Năng lực vận dụng kiến thức: Dựa vào kiến thức đã học giải thích được các hiện tượng có liên quan trong thực tế đời sống và sản xuất; một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và cách hạn chế 
4. Định hướng phát triển phẩm chất
- Giáo dục cho học sinh những đức tính: 
+ Tự tin, trung thực, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm...khi thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khi tham gia hoạt động nhóm.
+ Chăm học, ham học, tôn trọng lẽ phải.
+ Thật thà, ngay thẳng trong quan sát, mô tả các hiện tượng thực tế.
+ Vượt khó trong công việc.
5. Về giáo dục đạo đức
* Tích hợp giáo dục đạo đức
- Có trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường; trách nhiệm tuyên truyền; đoàn kết, hợp tác cùng với cá nhân, cộng đồng tuyên truyền cùng góp sức giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường.
* Tích hợp GDBVMT- BĐKH: bộ phận và liên hệ:
- Sự biến đổi chất: Hiện tượng hóa học.
- Phản ứng hóa học: Điều kiên và dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học.
Ngày soạn: 20/10/2020	
Ngày giảng: 
Tiết thứ 15
SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức Học sinh phân biệt được:
- Hiện tượng vật lý là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu.
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
2. Kỹ năng
- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, làm thí nghiệm và rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
- Phân biệt được hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học. 
- Rèn phương pháp tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tư duy để phát triển óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo.
- Rèn kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Sử dụng thuật ngữ, ký hiệu hóa học, đọc tên các nguyên tố 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, lựa chọn sắp xếp thông tin theo mục tiêu mong muốn.
- Năng lực tự học: Thông qua việc ôn tập, tìm hiểu về chất phát triển năng lực xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch và tiến hành kế hoạch thực hiện, rút ra kết luận.
4. Định hướng phát triển phẩm chất
- Giáo dục cho học sinh những đức tính: 
+ Tự tin, trung thực, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm...khi thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khi tham gia hoạt động nhóm.
+ Thật thà, ngay thẳng trong quan sát, mô tả các hiện tượng thực tế.
+ Vượt khó trong công việc.
5. Về giáo dục đạo đức
* Tích hợp giáo dục đạo đức
- Có trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường; trách nhiệm tuyên truyền; đoàn kết, hợp tác cùng với cá nhân, cộng đồng tuyên truyền cùng góp sức giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường.
* Tích hợp GDBVMT- BĐKH: bộ phận và liên hệ:
- Sự biến đổi chất: Hiện tượng hóa học.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi).
- Thí nghiệm trực quan.
III. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, chuẩn kiến thức – kỹ năng ...
- Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Dụng cụ - hóa chất
+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, nam châm, đũa thủy tinh ...
+ Hóa chất: bột sắt, bột lưu huỳnh, đường, muối ăn, nước ...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước nội dung bài mới.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (Trong hoạt động khởi động)
3. Các hoạt động học
Hoạt động 1. Khởi động
- Mục tiêu: Huy động các kiến thức đã được học của HS về chất và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS về sự biến đổi chất.
- Thời gian: 7 phút
- Cách thức tiến hành: 
+ GV cho HS quan sát video: Một số phản ứng hóa học thú vị.
+ GV: ĐVĐ: Trong thực tế có những sự biến đổi chất: vẫn giữ nguyên chất ban đầu hoặc biến đổi thành chất khác. Đó là hiện tượng gì? Chúng ta nghiên cứu trong buổi học hôm nay.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết quả tham gia trò chơi, câu trả lời của HS.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Tham gia trò chơi nhiệt tình, đáp án chính xác.
Mức 2: Tham gia trò chơi nhiệt tình, đáp án chưa đúng.
Mức 1: Tham gia nhưng không nhiệt tình, đáp án sai. 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Hiện tượng vật lý
- Mục tiêu: Học sinh biết được hiện tượng vật lý là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu.
- Thời gian: 8 phút.
- Cách thức tiến hành: Phương pháp hợp tác nhóm, đàm thoại, trực quan.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- GV: Yêu cầu hs quan sát H2.1.
? Hình vẽ nói lên điều gì?
? Cách biến đổi từng giai đoạn cụ thể?
- HS: 
+ H2.1: nước biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể hơi và ngược lại.
+ Nước(r) Nước(l) Nước(h)
- GV: Yêu cầu hs làm thí nghiệm: hòa tan muối ăn vào nước, rồi đun.
- HS: Quan sát hiện tượng rồi ghi lại kết quả, nội dung của quá trình biến đổi.
- HS: Báo cáo kết quả: hòa tan muối ăn vào nước, được dung dịch trong suốt; cô cạn dung dịch, những hạt muối xuất hiện trở lại.
? Sau 2 thí nghiệm em có nhận xét gì về trạng thái và chất.
- HS: Chất chỉ biến đổi về trạng thái nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
- GV: Trong 2 quá trình trên có sự thay đổi về trạng thái nhưng không thay đổi về chất.
=> Quá trình đó là hiện tượng vật lí.
? Vậy hiện tượng vật lý là gì?
- HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Chốt kiến thức.
- GV: Chuyển ý: Trong tự nhiên có nhiều quá trình làm biến đổi từ chất này thành chất khác. Đó là hiện tượng gì?
I. HIỆN TƯỢNG VẬT LÍ
- Quan sát 
- Nhận xét: không có sự tạo thành chất mới
=> hiện tương vật lí : là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Phiếu học tập và các câu trả lời.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
* Năng lực nhận thức KHTN:
Mức 3: Trả lời được chính xác các câu hỏi.
Mức 2: Trả lời được các câu hỏi nhưng chưa giải thích được.
Mức 1: Chỉ trả lời được 1 số câu. 
Hoạt động 2.2. Hiện tượng hóa học
- Mục tiêu: Học sinh biết được hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
- Thời gian: 15 phút.
- Cách tiến hành: Phương pháp hoạt động nhóm, đàm thoại, trực quan.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- GV: Làm thí nghiệm biểu diễn:
+ Trộn bột sắt với bột lưu huỳnh tỷ lệ 4:7 về khối lượng, chia hỗn hợp làm 2 phần bằng nhau.
+ Đưa nam châm lại gần phần 1.
? Hiện tượng xảy ra? (nam châm hút sắt)
+ Đổ phần 2 vào ống nghiệm: Đun nóng mạnh đáy ống một lát rồi ngừng đun.
? Quan sát sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp?
? Hãy nhận xét hiện tượng xảy ra và nêu nhận xét của mình về hiện tượng quan sát được?
- HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét.
- GV: Yêu cầu hs làm việc theo nhóm làm thí nghiệm
+ Cho một ít đường vào ống nghiệm.
+ Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
? Quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét?
- HS: Làm thí nghiệm, báo cáo kết quả.
- GV: Nhận xét.
? Các quá trình trên có phải là hiện tượng vật lý không? Tại sao?
- HS: Không phải là hiện tượng vật lý, vì có sự biến đổi chất.
- GV: Các hiện tượng đó là hiện tượng hóa học. Vậy hiện tượng hóa học là gì?
- HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Chốt kiến thức.
? Muốn phân biệt hiện tượng hóa học và hiện tượng vật lý dựa vào dấu hiệu nào?
- HS: Sự tạo thành chất mới.
* Giáo dục bảo vệ môi trường: Đôi khi trong tự nhiên dưới tác động của con người, một số chất bị biến đổi gây hại tới môi trường và con người: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng .. gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu . Cần có biện pháp xử lý khí thải để bảo vệ môi trường.
II. HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC
a. Thí nghiệm
* Thí nghiệm 1
- Hiện tượng: tạo thành chất rắn màu xám, không bị nam châm hút. Đó là sắt (II) sunfua.
- Kết luận: có sự tạo thành chất mới
* Thí nghiệm 2
- Hiện tượng: tạo thàn chất rắn màu đen (than) và hơi nước.
- Kết luận: có sự tạo thành chất mới.
b. Kết luận
Hiện tượng hoá học là quá trình biến đổi, có sự thay đổi về chất tạo ra chất khác.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Các câu trả lời và kết quả thí nghiệm.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Trả lời được chính xác các câu hỏi, tích cực tham gia hoạt động nhóm (chia sẻ, phản hồi, giúp đỡ thành viên trong nhóm), thí nghiệm thực hiện đúng kỹ thuật.
Mức 2: Trả lời được các câu hỏi nhưng chưa giải thích được, có tham gia chia sẻ ý kiến trong nhóm nhưng chưa tích cực, thực hiện được thí nghiệm.
Mức 1: Chỉ trả lời được 1 số câu hoặc chỉ lắng nghe khi làm việc nhóm, cần hướng dẫn khi làm thí nghiệm.
Hoạt động 3. Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học về chất.
- Thời gian: 7 phút.
- Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1. Thế nào hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học?
2. Dấu hiệu để nhận biết hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học?
3. Trong quá trình sau quá trình nào là hiện tượng vật lý, quá trình nào là hiện tượng hóa học. Giải thích?
a. Dây sắt được cắt nhỏ thành đoạn và tán thành đinh.
b. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng dùng làm dấm ăn.
c. Cuốc, xẻng để lâu ngày trong không khí bị gỉ.
d. Đốt cháy gỗ, củi.
1.
- Hiện tượng vật lý là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu.
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
2.
- Sự tạo thành chất mới.
3.
- Hiện tượng vật lý : a, b. 
- Hiện tượng hóa học : c, d
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết quả phiếu học tập.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Hoàn thành nhanh, chính xác các câu hỏi/bài tập.
Mức 2: Hoàn thành đủ xong chưa nhanh, nêu sơ sài.
Mức 1: Chưa hoàn thành xong hoặc sai nhiều.
Hoạt động 4. Vận dụng - tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS.
- Thời gian: 5 phút.
- Cách tiến hành: Khuyến khích HS về nhà làm, không bắt buộc, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
? Bằng kiến thức đã học kết hợp kiến thức của bản thân, vận dụng làm kẹo đắng.
+ HS: Trình bày
Đun nóng chảy đường, đường chuyển dần sang màu vàng (130 – 150 độ C), rồi từ đó chuyển hoá với tốc độ nhanh dần sang vàng nâu, nâu-đỏ, đỏ-đen, đen-đỏ rồi đen-kịt.
(Đặc biệt là khi đường ở ngưỡng đỏ-đen rồi thì chuyển sang cháy rất nhanh, nên ta phải chọn đúng thời điểm để đổ nước vào nồi đường đang chưng nhằm hạ nhiệt, nếu không đường sẽ tiếp tục chuyển hoá và cháy).
+ GV: Nhận xét, bổ sung.
- Dự kiến sản phẩm: Sản phẩm của HS.
- Dự kiến đánh giá năng lực HS:
Mức 3: Sản phẩm có chất lượng.
Mức 2: Có sản phẩm, nhưng chưa chất lượng.
Mức 1: Không có sản phẩm.
4. Củng cố (Thực hiện trong hoạt động luyện tập)
5. Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
* Đối với tiết học này
- Học lý thuyết, trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học?
+ Dấu hiệu để nhận biết hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học?
- Làm bài tập/sgk, vbt + thực hiện các nhiệm vụ ở hoạt động tìm tòi, mở rộng.
* Đối với tiết học sau
- Ôn tập các kiến thức đã học của chương I.
V. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 23/10/2020	
Ngày giảng: 
Tiết thứ 16
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Học sinh được hệ thống hóa, củng cố các kiến thức của chương 1: Chất – Nguyên tử - Phân tử. 
2. Kỹ năng
- Phân biệt chất và vật thể. Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
- Xác định kí hiệu hóa học, nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố và ngược lại biết nguyên tử khối thì biết tên và kí hiệu hóa học.
- Tính phân tử khối.
- Viết CTHH. Nêu được ý nghĩa CTHH. 
- Tính được hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học của hợp chất và hóa trị của nguyên tố kia (hoặc nhóm nguyên tử).
- Lập được công thức hóa học và xác định được một công thức hóa học đúng hay sai khi biết hóa trị của cả hai nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
- Rèn phương pháp tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tư duy để phát triển óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo.
- Rèn kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Sử dụng thuật ngữ, ký hiệu hóa học, đọc tên các nguyên tố 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, lựa chọn sắp xếp thông tin theo mục tiêu mong muốn.
- Năng lực tự học: Thông qua việc ôn tập, tìm hiểu về chất phát triển năng lực xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch và tiến hành kế hoạch thực hiện, rút ra kết luận.
4. Định hướng phát triển phẩm chất
- Giáo dục cho học sinh những đức tính: 
+ Tự tin, trung thực, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm...khi thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khi tham gia hoạt động nhóm.
+ Thật thà, ngay thẳng trong quan sát, mô tả các hiện tượng thực tế.
+ Vượt khó trong công việc.
5. Về giáo dục đạo đức
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi).
- Thí nghiệm trực quan.
III. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, chuẩn kiến thức – kỹ năng ...
- Hệ thống câu hỏi, bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập các kiến thức của chương I: Chất – Nguyên tử - Phân tử.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (Trong hoạt động khởi động)
3. Các hoạt động học
Hoạt động 1. Khởi động
- Mục tiêu: Huy động các kiến thức đã được học của HS về chất và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS về sự biến đổi chất.
- Thời gian: 5 phút
- Cách thức tiến hành: 
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết quả tham gia trò chơi, câu trả lời của HS.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Tham gia trò chơi nhiệt tình, đáp án chính xác.
Mức 2: Tham gia trò chơi nhiệt tình, đáp án chưa đúng.
Mức 1: Tham gia nhưng không nhiệt tình, đáp án sai. 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Hiện tượng vật lý
- Mục tiêu: Học sinh biết được hiện tượng vật lý là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu.
- Thời gian: 10 phút.
- Cách thức tiến hành: Phương pháp hợp tác nhóm, đàm thoại, trực quan.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- GV chiếu slide 1 yêu cầu HS quan sát H2.1SGK/45 và cho biết:
Hình vẽ đó nói lên điều gì?
- GV hỏi HS về cách biến đổi từng giai đoạn cụ thể
Vd: làm thế nào để nước lỏng chuyển thành nước đá..?
? Trong các quá trình biến đổi trên có sự thay đổi về đặc điểm nào? Có sự xuất hiện chất mới không?
- Gv hướng dẫn hs nhớ lại thí nghiệm: Tách chất ra khỏi hỗn hợp? Hoà tan muối ăn vào nước? Ghi lại sơ đồ quá trình biến đổi.
- HS ghi sơ đồ biến đổi:
Muối ăn(rắn) à dung dich muối àmuối ăn( rắn)
* Qua hai TN trên, nhận xét gì về trạng thái, về chất?
GV thông báo các qt đó gọi là hiện tượng vật lí.
? Nêu hiểu biết của em về hiện tượng vật lí ?
I. Hiện tượng vật lí
 1. Quan sát 
* Nước à nước à nước
 lỏng hơi rắn 
* Muối ăn(rắn) à dung dich muối à muối ăn( rắn)
2. Kết luận: Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác. 
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Trả lời các câu trả lời.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
* Năng lực nhận thức KHTN:
Mức 3: Trả lời được chính xác các câu hỏi.
Mức 2: Trả lời được các câu hỏi nhưng chưa giải thích được.
Mức 1: Chỉ trả lời được 1 số câu. 
Hoạt động 2.2. Hiện tượng hóa học
- Mục tiêu: Học sinh biết được hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
- Thời gian: 15 phút.
- Cách tiến hành: Phương pháp hoạt động nhóm, đàm thoại, trực quan.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- Gv chiếu slide 2 yêu cầu hs nghiên cứu TN 1, nêu được các bước tiến hành TN 1:
 Trộn đều bột Fe với bột S với tỉ lệ 3:1 rồi chia làm 2 phần.
+ Phần 1: Đưa nam châm lại, nhận xét hiện tượng.
+ Phần 2: đổ vào ống nghiệm & đun nóng, quan sát hiện tượng.
Để nguội lấy chất rắn đem nam châm lại gần, nhận xét.
- Hai hs trong nhóm hoá học lên tiến hành TN, hs khác theo dõi, nhận xét & ghi kết quả vào bài.
+ Phần 1: nam châm hút Sắt.
+ Phần 2: Sau khi đun nóng có hiện tượng nóng sáng lên & chuyển dần thành chất rắn xám & không bị nam châm hút.
* Chú ý tỉ lệ thể tích: Fe: S = 3: 1 hay về k.lượng là 7: 4
GV chiếu slide 3 TN kiểm chứng
- Tại sao khi đun nóng hỗn hợp lại chuyển sang màu xám không bị nam châm hút.
- Hs: lưu huỳnh tác dụng với sắt biến đổi thành chất mới: sắt (II) sunfua.
- Gv chiếu slide 4 yêu cầu hs nghiên cứu TN 2, nêu cách tiến hành.
Lấy một thìa đường nhỏ vào 2 ống nghiệm (1) & (2).
+ Đun nóng đáy ống nghiệm 2, quan sát hiện tượng:
Một hs lên tiến hành TN, hs dưới lớp theo dõi, nhận xét.
Ống nghiệm 2: Đường chuyển dần thành chất màu đen, đồng thời có những giọt nước ngưng trên thành ống nghiệm.
- Gv thông báo: chất màu đen là than.
Vậy khi đun nóng đường đã phân huỷ thành mấy chất?
- Hs trả lời: Đường phân huỷ thành than & nước.
- Gv thông báo: Các quá trình trên gọi là hiện tượng hoá học.
- Thế nào là hiện tượng hoá học?
GV Tích hợp giáo dục stem: Cho HS xem clip làm kẹo đắng
- HS theo dõi thí nghiệm
- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức làm kẹo đắng
- GV yêu cầu HS về nhà làm kẹo đắng (nộp vào giờ sau)
- Gv chiếu slide 5: Muốn phân biệt hiện tượng hoá học & hiện tượng vật lí ta phải dựa vào những dấu hiệu nào?
- Hs dựa vào dấu hiệu: Cã chÊt míi sinh ra hay k0?
( chÊt míi cã b¶n chÊt kh¸c víi chÊt ban ®Çu)
- Gv chốt lại kiến thức đúng.
*) Tích hợp giáo dục đạo đức và ứng phó với BĐKH
+ Sự biến đổi chất có ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu không? Em lấy ví dụ minh họa? 
+ Em hãy đề xuất các biện pháp để hạn chế sự biến đổi khí hậu đó?
+ Qua bài học, em có mong muốn gì để tạo môi trường sống lành mạnh hơn?
- Học tốt, hợp tác cùng các bạn sau này tạo ra những biến đổi hóa học có lợi cho môi trường, con người ..
II. Hiện tượng hoá học 
1, Thí nghiệm.
- Thí nghiệm 1: 
Lưu huỳnh td với sắt biến đổi thành sắt (II) sunfua.
2, Thí nghiệm 2.
- Đường phân huỷ thành than & nước.
2, Nhận xét
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Các câu trả lời và kết quả thí nghiệm.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Trả lời được chính xác các câu hỏi, tích cực tham gia hoạt động nhóm (chia sẻ, phản hồi, giúp đỡ thành viên trong nhóm), thí nghiệm thực hiện đúng kỹ thuật.
Mức 2: Trả lời được các câu hỏi nhưng chưa giải thích được, có tham gia chia sẻ ý kiến trong nhóm nhưng chưa tích cực, thực hiện được thí nghiệm.
Mức 1: Chỉ trả lời được 1 số câu hoặc chỉ lắng nghe khi làm việc nhóm, cần hướng dẫn khi làm thí nghiệm.
Hoạt động 3. Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học về chất.
- Thời gian: 10 phút.
- Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm
GV: chiếu nội dung câu hỏi – yêu cầu chọn đáp án đúng.
* Trong các quá trình sau, quá trình nào là ht hóa học? Hiện tượng vật lí ? Gt?
a. Dây sắt được cắt thành từng đoạn và tán thành đinh.
b. Hòa tan axit axêtic vào nước được dd axit axêtic loãng, dùng làm dấm ăn
c. Cuốc xẻng làm bằng sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ
d. Đôt cháy gỗ, củi 
- Hiện tượng vật lí: a, b
- Hiện tượng hóa học: c, d (Vì quá trình này có sinh ra chất mới)
* BT2 (SGK)
- Hiện tượng vật lí : b, d
- Hiện tượng hóa học: a, c (Vì quá trình này có sinh ra chất mới )
- GV: nhận xét, bổ sung
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết quả phiếu học tập.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Hoàn thành nhanh, chính xác các câu hỏi/bài tập.
Mức 2: Hoàn thành đủ xong chưa nhanh, nêu sơ sài.
Mức 1: Chưa hoàn thành xong hoặc sai nhiều.
Hoạt động 4. Vận dụng - tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS.
- Thời gian: 5 phút.
- Cách tiến hành: Khuyến khích HS về nhà làm, không bắt buộc, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
? Bằng kiến thức đã học kết hợp kiến thức của bản thân, vận dụng làm kẹo đắng.
+ HS: Trình bày
Đun nóng chảy đường, đường chuyển dần sang màu vàng (130 – 150 độ C), rồi từ đó chuyển hoá với tốc độ nhanh dần sang vàng nâu, nâu-đỏ, đỏ-đen, đen-đỏ rồi đen-kịt.
(Đặc biệt là khi đường ở ngưỡng đỏ-đen rồi thì chuyển sang cháy rất nhanh, nên ta phải chọn đúng thời điểm để đổ nước vào nồi đường đang chưng nhằm hạ nhiệt, nếu không đường sẽ tiếp tục chuyển hoá và cháy).
+ GV: Nhận xét, bổ sung.
- Dự kiến sản phẩm: Sản phẩm của HS.
- Dự kiến đánh giá năng lực HS:
Mức 3: Sản phẩm có chất lượng.
Mức 2: Có sản phẩm, nhưng chưa chất lượng.
Mức 1: Không có sản phẩm.
4. Củng cố (Thực hiện trong hoạt động luyện tập)
5. Hướng dẫn về nhà (2 phút)
* Đối với tiết học này
- Học lý thuyết, trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học?
+ Dấu hiệu để nhận biết hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học?
- Làm bài tập/sgk, vbt + thực hiện các nhiệm vụ ở hoạt động tìm tòi, mở rộng.
* Đối với tiết học sau
- Ôn tập các kiến thức đã học từ tiết 1 đến tiết 15.
V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_15_su_bien_doi_chat.docx