Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 24: Bài luyện tập 3

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 24: Bài luyện tập 3

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

HS được củng cố, hệ thống hóa kiến thức về:

- Phản ứng hóa học (định nghĩa, bản chất, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết).

- Định luật bảo toàn khối lượng (phát biểu, giải thích và áp dụng).

- Phương trình hóa học (biểu diễn phản ứng hóa học, ý nghĩa).

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân biệt hiện tượng hóa học, hiện tượng vật lý.

- Rèn kỹ năng lập PTHH khi biết các chất phản ứng và sản phẩm.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

4. Định hướng phát triển phẩm chất

- Chăm học, trách nhiệm, trung thực.

5. Nội dung tích hợp

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Có trách nhiệm với nhiệm vụ giáo viên giao về nhà.

- HS có tinh thần hợp tác với bạn khi làm việc nhóm

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

doc 7 trang thucuc 4250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 24: Bài luyện tập 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2020
Tiết 24: BÀI LUYỆN TẬP 3
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
HS được củng cố, hệ thống hóa kiến thức về:
- Phản ứng hóa học (định nghĩa, bản chất, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết).
- Định luật bảo toàn khối lượng (phát biểu, giải thích và áp dụng).
- Phương trình hóa học (biểu diễn phản ứng hóa học, ý nghĩa).
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng phân biệt hiện tượng hóa học, hiện tượng vật lý.
- Rèn kỹ năng lập PTHH khi biết các chất phản ứng và sản phẩm.
3. Định hướng phát triển năng lực	
- Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
4. Định hướng phát triển phẩm chất
- Chăm học, trách nhiệm, trung thực.
5. Nội dung tích hợp
Tích hợp giáo dục đạo đức:
- Có trách nhiệm với nhiệm vụ giáo viên giao về nhà.
- HS có tinh thần hợp tác với bạn khi làm việc nhóm
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi
III. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy chiếu, bảng phụ 
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
1.Hãy điền đúng, sai vào ô trống sau: 
 Hiện tượng hóa học là sự biến đổi chất này thành chất khác.
 Trong phản ứng hóa học, tính chất của các chất giữ nguyên.
 Trong phản ứng hóa học, số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên.
 Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng chất tham gia bằng tổng khối lượng sản phẩm.
2. Phản ứng hóa học là gì? Bản chất của PƯHH là gì?
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn lại kiến thức đã được học.
- Nghiên cứu trước nội dung bài.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp(1’)
- Ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Không kiểm tra
3. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
* Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS
- Thời gian: 5 phút
- Cách tiến hành: GV chia lớp thành 2 đội chơi trò chơi “Tiếp sức”
Yêu cầu: Em hãy chọn tấm bảng là các hiện tượng (cột hiện tượng vật lý và cột hiện tượng HH)
Bảng: sáp nến nóng chảy, nước sôi bốc hơi, đinh sắt bị han gỉ, bình cứu hỏa dập tắt ngọn lửa, ma chơi, muối tan truong cốc nước.
Luật chơi: Các thành viên của mội đội lần lượt lên bảng, chọn tấm bảng phù hợp rồi dán vào 2 cột ( HTVL. HTHH). Mỗi thành viên lên bảng chỉ được chọn tên một hiện tượng. 
Thời gian của mội đội là 2 phút
- Dự kiến sản phẩm học sinh: Cột phân chia được hiện tượng vật lý và hiện tượng HH 
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: Đội nhanh nhất là đội chiến thắng
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm 
- Mục tiêu: HS được củng cố, hệ thống hóa các kiến thức của chương II: sự biến đổi chất, phản ứng hóa học, phương trình hóa học, định luật bảo toàn khối lượng.
- Thời gian: 12 phút
- Cách thức tiến hành: 
- GV: Gọi hs lần lượt nhắc lại các kiến thức chương II.
1. Phân biệt hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học?
- HS: Hiện tượng vật lí không có chất mới sinh ra; hiện tượng hóa học có sự biến đổi chất này thành chất khác.
- GV: phát phiếu học tập. 
Hãy điền đúng, sai vào ô trống sau: 
 Hiện tượng hóa học là sự biến đổi chất này thành chất khác.
 Trong phản ứng hóa học, tính chất của các chất giữ nguyên.
 Trong phản ứng hóa học, số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên.
 Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng chất tham gia bằng tổng khối lượng sản phẩm.
2. Phản ứng hóa học là gì? Bản chất của PƯHH là gì?
- HS: 
+ Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
+ Bản chất của phản ứng hóa học: chỉ liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác (chất này biến đổi thành chất khác)
3. Nội dung của dịnh luật BTKL?
- HS: Trong 1 phản ứng hóa học, tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia.
4. Các bước lập PTHH?
- HS: 3 bước
+ Viết sơ đồ phản ứn gồm CTHH của các chất tham gia, sản phẩm.
+ Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: thêm hệ số thích hợp vào trước CTHH.
+ Viết thành PTHH.
- GV: Tổ chức trò chơi tiếp sức.
Chia lớp thành 2 nhóm. GV chuẩn bị các mảnh bìa ghi các CTHH và các hệ số.
- GV: Treo bảng phụ các PTHH còn khuyết. HS lần lượt lên dán vào chỗ khuyết.
 ?Al + 3O2 2Al2O3
 2Cu + ? 2CuO
 Mg + ?HCl MgCl2 + H2
 CaO + ? HNO3 Ca(NO3)2 + ?
 Al + ? HCl 2AlCl3 + ?H2
 ? + 5O2 2P2O5
 O2 + ? 2H2O
 P2O5 + 3H2O ?H3PO4
 Cu(OH)2 CuO + H2O 
- GV: Các miếng bìa là: 4, 2, H2O, 2, O2, 6, 4P, 2H2, 2, H2O, 3
Mỗi miếng bìa 1đ, các nhóm chấm công khai lẫn nhau
- GV: Chốt kiến thức, nhận xét về phần chơi của các nhóm.
I. Kiến thức cần nhớ
- Hiện tượng vật lý
- Hiện tượng hóa học
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Bản chất của phản ứng hóa học: chỉ liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác (chất này biến đổi thành chất khác).
- Nội dung định luật BTKL: Trong 1 phản ứng hóa học, tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia.
- Các bước lập PTHH 
+ Viết sơ đồ phản ứng.
+ Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
+ Viết thành PTHH.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: 
+ Điền được phiếu học tập về hiện tượng VL, HH
+ Điền bảng phụ về cân bằng phương trinhg HH 
+ Tổng kết về chất, nguyên tử, phân tử qua trò chơi ô chữ
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh
Mức 3: Giải thích các hiện tượng vật lý, hiện tượng HH, Cân bằng được PTHH, giải bài tập liên quan đến định luật bảo toàn khối lượng.
Mức 2: Nêu được định luật bảo toàn khối lượng
Mức 1: Nhận biết được hiện tượng Vl, HH.
* Hoạt động 3: Luyện tập – Vận dụng
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Thời gian: 15 phút
- Cách tiến hành:
- GV: Yêu cầu hs đọc đề bài 3, tóm tắt đề bài.
- GV: Hướng dẫn:
+ Hãy lập sơ đồ phản ứng?
+ Theo định luật bảo toàn khối lượng hãy viết công thức khối lượng?
+ Tính khối lượng của CaCO3 đã phản ứng.
+ Tính tỷ lệ % về khối lượng CaCO3 chứa trong đá vôi.
- GV: Yêu cầu hs đọc đề bài 4, tóm tắt đề bài.
- GV: Gọi 1 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở, nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét.
- GV: Yêu cầu hs làm bài tập 1.
Hãy cân bằng các phương trình hóa học sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi trường hợp.
a. Na + O2 Na2O
b. Al + HCl AlCl3 + H2
- HS: Làm bài tập.
- GV: Nhận xét.
- GV: Yêu cầu hs làm bài tập 2.
Nung 84 kg magie cacbonat thu được m gam magie oxit và 44 kg khí cacbonic
a. Lập PTHH của phản ứng.
b. Tính khối lượng magie oxit tạo thành.
II. Bài tập
Bài tập 3/sgk61 
CanxicacbonatCanxioxit+cacbonđioxit
m đá vôi = 280 kg
 = 140 kg
 = 110 kg
a. Viết công thức khối lượng
b. Tính tỷ lệ % về khối lượng CaCO3 chứa trong đá vôi.
Giải:
 CaCO3 CaO + CO2
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
m CaCO3 = m CaO + m CO2
m CaCO3 = 140 + 110
m CaCO3 = 250 kg
 250
% CaCO3 = . 100% = 89,3%
 280
Bài tập 4/sgk61
C2H4 cháy trong khí oxi O2 tạo thành CO2 và H2O.
a. Lập PTHH
b. Cho biết tỷ lệ số phân tử C2H4 lần lượt với số phân tử O2, số phân tử CO2
Giải:
a. PTHH:
C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O
b. 
+ Số phân tử C2H4 : số phân tử O2 = 1: 3
+ Số phân tử C2H4 : số phân tử CO2 = 1: 2
Bài tập 1
a. 4Na + O2 2Na2O
Số nguyên tử Na : Số phân tử O2 : Số phân tử Na2O = 4:1:2
b. 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
Số nguyên tử Al : Số phân tử HCl : Số phân tử AlCl3 : Số nguyên tử H2 = 2:6:2:3
Bài tập 2
a. PTHH: MgCO3 MgO + CO2
b. Theo định luật bảo toàn khối lượng:
= mMgO+ 
à mMgO = – 
 = 84 - 44 = 40 kg
* Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Thời gian: 3 phút
- Cách thức tiến hành:
HS liên hệ kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi sau:
+ Bài tập 5/sgk61
a. Dựa vào quy tắc hóa trị xác định được: x = 2; y= 3
b. 2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu 
+ Số nguyên tử Al : số nguyên tử Cu = 2 : 3
+ Số phân tử CuSO4 : số phân tử Al2(SO4)3 = 3 : 1
4. Hướng dẫn tự học ở nhà: 4p
- GV chia lớp làm 4 nhóm, chuẩn bị bảng phụ, điền các thông tin vào bảng
K (Know)
W (Want)
L (Learned)
+ Em đã biết gì về mol?
+ Em muốn biết gì về mol?
5. Rút kinh nghiệm:
5.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học:
5.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:
5.3. Hoạt động của học sinh:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_24_bai_luyen_tap_3.doc