Giáo án KHTN Lớp 8 Sách KNTT - Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học (4 tiết) - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Kim Thoa

Giáo án KHTN Lớp 8 Sách KNTT - Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học (4 tiết) - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Kim Thoa

I. MỤC TIÊU

1) Năng lực KHTN

* Định luật bảo toàn khối lượng:

- Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hoá học, khối lượng được bảo toàn.

- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.

* Phương trình hoá họcP

- Nêu được khái niệm phương trình hoá học và các bước lập phương trình hoá học.

- Trình bày được ý nghĩa của phương trình hoá học.

- Lập được sơ đồ phản ứng hoá học dạng chữ và phương trình hoá học (dùng công thức hoá học) của một số phản ứng hoá học cụ thể.

2) Phẩm chất

- Tích cực nghiên cứu tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Ghi chép, báo cáo kết quả làm việc cá nhân, nhóm rõ ràng, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 

doc 8 trang Lệ Giang 18/01/2025 400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án KHTN Lớp 8 Sách KNTT - Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học (4 tiết) - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Kim Thoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THCS CỘNG HÒA
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Kim Thoa
Ngày soạn: 17/9/2023

BÀI 5: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 
VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Thời gian thực hiện: 04 tiết
I. MỤC TIÊU
1) Năng lực KHTN
* Định luật bảo toàn khối lượng:
- Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hoá học, khối lượng được bảo toàn.
- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.
* Phương trình hoá họcP
- Nêu được khái niệm phương trình hoá học và các bước lập phương trình hoá học.
- Trình bày được ý nghĩa của phương trình hoá học.
- Lập được sơ đồ phản ứng hoá học dạng chữ và phương trình hoá học (dùng công thức hoá học) của một số phản ứng hoá học cụ thể.
2) Phẩm chất
- Tích cực nghiên cứu tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Ghi chép, báo cáo kết quả làm việc cá nhân, nhóm rõ ràng, trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1) Giáo viên
* Thiết bị:
- Dụng cụ, hóa chất (6 bộ/6 nhóm HS):
	+ 01 cân điện tử; 03 cốc thủy tinh 50mL; 
	+ dd BaCl2; dd Na2SO4; dd H2SO4 (loãng); dd NaHCO3; giấm ăn
- Phiếu học tập số 1,2,3
* Học liệu:
- Thí nghiệm chứng minh ĐLBTKL: 
- Thí nghiệm Na2CO3 + H2SO4: 
- Lịch sử tìm ra ĐLBTKL của La-voa-đi-ê: 
2) Học sinh
- SGK, vở ghi
- Cân điện tử dùng trong nhà bếp gia đình (nếu có)
- Bột baking soda; giấm ăn.
III. TIẾN TRÌNH
Tiết
Hoạt động
PP/KT dạy học
PP/CC đánh giá
Ứng dụng CNTT
1
1. Mở đầu (5’)
- PP: Dạy học hợp tác
- KT: Chia nhóm, Động não.
- PP: Hỏi - đáp
- CC: Câu hỏi.
Power point
2. Hình thành kiến thức
2.1. Nội dung định luật bảo toàn khối lượng (40’)
- PP: Dạy học hợp tác.
- KT: Chia nhóm, động não
- PP: Viết, quan sát.
- CC: Câu hỏi, bảng kiểm
Power point
2
2.2 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng (20’)
- PP: Dạy học hợp tác
- KT: Chia nhóm; 
- PP: Viết, quan sát.
- CC: câu hỏi, bảng kiểm.
Power point
Zalo 
2.3. Lập phương trình hóa học (20’)



3
2.3. Lập phương trình hóa học (20’)
2.4. Ý nghĩa của phương trình hóa học (25’)



4
3. Luyện tập (40’)




4. Vận dụng (5’)



1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Mục tiêu: Thông qua trò chơi khởi động, tạo sự hứng thú và liên kết được kiến thức đã học với nội dung sẽ học trong bài.
1.2. Nội dung: Trò chơi “ Ong tìm chữ ”
Câu 1. Trong các hiện tượng thiên nhiên sau đây, đâu là hiện tượng hóa học?
A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần.
B. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường 
C. Khi mưa dông thường có sấm sét.
D. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa.
Câu 2. Dấu hiệu giúp ta khẳng định có phản ứng hóa học xảy ra là
A. có chất kết tủa (chất rắn không tan)	B. có chất khí thoát ra (sủi bọt khí)
C. có sự thay đổi màu sắc	D. một trong số các dấu hiệu trên
Câu 3. Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và các chất sản phẩm phải chứa cùng 
A. số nguyên tử trong mỗi chất	B. số phân tử trong mỗi chất
C. số nguyên tử của mỗi nguyên tố 	D. số nguyên tố tạo ra chất
Câu 4: Số mol NaOH có trong 300 mL dung dịch NaOH 0,15M là
A. 45 mol	B. 4,5 mol	C. 0,45 mol	D. 0,045 mol
Câu 5: Một dung dịch có chứa 20 gam NaCl trong 80 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch là
A. 20%	B. 25%	C. 2% 	D. 2,5%
1.3. Sản phẩm 
Câu 1 - B
Câu 2 - D
Câu 3 - C
Câu 4 - D
Câu 5 - A
1.4. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 3 đội chơi
- GV phổ biến luật chơi:
+ Thời gian thảo luận tìm đáp án cho mỗi câu hỏi tối đa 45 giây
+ Đội nào ra tín hiệu sớm nhất, giành quyền trả lời câu hỏi.
+ Nếu trả lời sai, quyền trả lời lại tiếp tục giành cho đội còn lại.
- Tổ chức cho 3 đội tham gia trò chơi.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS ổn định tổ chức nhóm
- Các nhóm HS quan sát câu hỏi, thảo luận, thống nhất đáp án.
* Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm ra tín hiệu trả lời câu hỏi.
- GV tổng hợp kết quả
* Kết luận, nhận định 
GV tuyên dương nhóm chiến thắng và chuyển ý vào bài mới.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1. Nội dung định luật bảo toàn khối lượng
a. Mục tiêu:
- Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hoá học, khối lượng được bảo toàn.
- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.
b. Nội dung:
Nhóm: . Thành viên: .. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ 1: Tiến hành thí nghiệm sau:
Chuẩn bị: 
- Hóa chất: Dung dịch barium chloride (BaCl2), sodium sulfate (Na2SO4); 
- Dụng cụ: cân điện tử, cốc thuỷ tinh (loại 100 mL)
Tiến hành:
Bước 1: Trên mặt cân đặt 2 cốc: cốc (1) đựng dung dịch barium chloride, cốc (2) đựng dung dịch sodium sulfate. Ghi tổng khối lượng 2 cốc.
Bước 2: Đổ cốc (1) vào cốc (2), lắc nhẹ để hai dung dịch trộn lẫn với nhau. Đặt 2 cốc trở lại mặt cân. Quan sát ghi lại hiện tượng xảy ra trong cốc (1) và ghi tổng khối lượng 2 cốc.
Thực hiện yêu cầu sau:
- Mô tả hiện tượng thí nghiệm: .................................................
 .
- So sánh tổng khối lượng của các chất trước phản ứng với tổng khối lượng của các chất sau phản ứng: ..
 .
Nhiệm vụ 2: Từ kết quả thí nghiệm trên kết hợp nghiên cứu thông tin trong SGK, hãy phát biểu nội dung của định luật BTKL?
 .
 .
 .
Nhiệm vụ 3: Carbon tác dụng với oxygen theo sơ đồ Hình 5.1:
Giải thích tại sao khối lượng carbon dioxide bằng tổng khối lượng carbon và oxygen?
 .
 .
 .
Nhiệm vụ 4: Tiến hành thí nghiệm sau:
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Cân điện tử, cốc thủy tinh (loại 100 ml), thìa nhựa.
- Hoá chất: Bột sodium hydrogencarbonate (NaHCO3), giấm ăn (CH3COOH).
Tiến hành:
Bước 1: Đặt bình tam giác có chứa 10 ml giấm ăn và một mẩu giấy có chứa một thì nhỏ bột NaHCO3 trên đĩa cân điện tử. Ghi chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân (kí hiệu là mA).
Bước 2: Đổ bột NaHCO3 vào bình tam giác, đặt lại mẩu giấy lên đĩa cân, ghi chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân (kí hiệu là mB).
- Mô tả hiện tượng thí nghiệm, cho biết khối lượng mA và mB.
- So sánh mA và mB? 
- Sự thay đổi khối lượng này có mâu thuẫn với định luật BTKL không? Giải thích? 
c. Sản phẩm
NV1: Học sinh làm được thí nghiệm, nêu được hiện tượng, ghi được số đo khối lượng và rút ra kết luận: Tổng khối lượng của các chất trước phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất sau phản ứng.
NV2: Trong một PƯHH tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
NV3: Vì: trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố hoá học vẫn giữ nguyên => Khối lượng carbon dioxide bằng tổng khối lượng carbon và oxygen
NV4:
- Hiện tượng thí nghiệm: có khí thoát ra. Ghi lại giá trị mA, mB.
- So sánh: mA > mB. Vẫn phù hợp với nội dung của định luật BTKL.Giải thích:
Phản ứng hoá học xảy ra ở thí nghiệm 2 có thể được biểu diễn bằng sơ đồ ở dạng chữ như sau:
Acetic acid + Sodium hydrogencarbonate → Sodium acetate + Carbon dioxide + Nước
Vậy mA > mB do sau phản ứng có khí carbon dioxide thoát ra khỏi bình.
d. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV lần lượt tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thực hiện PHT số 1.
- Chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm phân công nhóm trưởng, thư kí
- Phát PHT số 1, yêu cầu các nhóm đọc qua 1 lượt nhiệm vụ trong PHT số 1.
Nhiệm vụ 1,4: 
- Các nhóm nhận dụng cụ, hóa chất.
- Hướng dẫn các thao tác thực hành thí nghiệm và những lưu ý trong quá trình thực hành.
- Hướng dẫn các nhóm thực hiện NV1,4 trong khoảng thời gian 5 – 7 phút
Nhiệm vụ 2,3: 
- Hướng dẫn các nhóm tìm hiểu thông tin SGK, thảo luận tìm câu trả lời cho NV2,3 trong khoảng thời gian 5-7 phút
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Ổn định nhóm. Nghe GV hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ. Lần lượt hực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV
- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ các nhóm khi cần.
* Báo cáo, thảo luận
- GV tổ chức cho HS lần lượt báo cáo kết quả của từng nhiệm vụ
Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- Hướng dẫn HS đánh giá chéo kết quả PHT số 1 của nhóm bạn bằng bảng kiểm
Nhiệm vụ
Có
Không
Điểm
NV1: 
- Hiện tượng xảy ra khi đổ cốc (1) vào cốc (2) là: xuất hiện kết tủa trắng (1 điểm)



- Chứng tỏ: có phản ứng hóa học xảy ra (1 điểm)



- So sánh: tổng khối lượng các chất trước phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sau phản ứng (1 điểm)



NV2:
Trong một PƯHH tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. (1 điểm)



NV3:
Vì: trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố hoá học vẫn giữ nguyên (1 điểm)



Nên: Khối lượng carbon dioxide bằng tổng khối lượng carbon và oxygen (1 điểm)



NV4: 
Hiện tượng: Có khí thoát ra (1 điểm)



So sánh: mA > mB (1 điểm)



Vẫn phù hợp với nội dung của định luật BTKL (1 điểm)



Vì: sau phản ứng có khí carbon dioxide bay lên nên mB giảm (1 điểm)



Tổng điểm: /10 điểm
- HS trao đổi chéo PHT số 1 và đánh giá kết quả của nhóm bạn và báo cáo kết quả đánh giá.
* Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, chốt kiến thức phần I.1./SGK-24 
- HS hoàn thiện kiến thức mục I.1
2.2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
a. Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi, bài tập có liên quan đến định luật bảo toàn khối lượng.
b. Nội dung
Nhóm: Thành viên: .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhiệm vụ 1: Giả sử có sơ đồ phản ứng hóa học của các chất: A + B C + D
Gọi mA; mB; mC; mD lần lượt là khối lượng của các chất A, B, C, D. Hãy viết phương trình bảo toàn khối lượng cho phản ứng trên?
Nhiệm vụ 2: Áp dụng để giải các bài toán sau:
Trong phản ứng hóa học ở thí nghiệm 1, biết khối lượng barium chlorid (BaCl2) và sodium sulfate (Na2SO4) phản ứng lần lượt là 20,8 gam và 14,2 gam, khối lượng của barium sulfate (BaSO4) tạo thành là 23,3 gam. Hãy tính khối lượng của sodium chlorid (NaCl) tạo thành?
Nhiệm vụ 3: Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Sau khi đốt cháy than tổ ong (thành phần chính là carbon) thì thu được xỉ than. Xỉ than nặng hay nhẹ hơn than tổ ong? Giải thích?
Câu 2: Vôi sống (calcium oxide) phản ứng với một số chất có mặt trong không khí như sau:
Calcium oxide + Carbon dioxide → Calcium carbonate
Calcium oxide + Nước → Calcium hydroxide
Khi làm thí nghiệm, một học sinh quên đậy nắp lọ đựng vôi sống (thành phần chính là CaO), sau một thời gian thì khối lượng của lọ sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích?
 
c. Sản phẩm
NV1: mA + mB = mC + mD
NV2: Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng là:
NV3:
Câu 1: Xỉ than nhẹ hơn than tổ ong. Do sau khi đốt cháy than tổ ong (thành phần chính là carbon) sản phầm thu được ngoài xỉ than còn có các khí (thành phần chứa nguyên tố carbon) là carbon monoxide; carbon dioxide.
Câu 2: Sau một thời gian mở nắp lọ, vôi sống sẽ phản ứng với một số chất có mặt trong không khí như carbon dioxide, hơi nước tạo thành các chất mới có khối lượng lớn hơn khối lượng vôi sống ban đầu. Do đó khối lượng của lọ sẽ tăng lên.
d. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ trong PHT số 2.
- Phát PHT số 2
- Yêu cầu HS làm việc nhóm trong thời gian khoảng 5 phút hoàn thành nhiệm vụ 1,2.
* Thực hiện nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ 1,2 trong PHT
- GV theo dõi, hỗ trợ nếu cần.
* Báo cáo, thảo luận
- GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận và tự đánh giá bài của nhóm mình bằng bảng kiểm
Nhiệm vụ
Có
Không
NV1: mA + mB = mC + mD (2 điểm)


NV2: m (BaCl2) + m (Na2SO4) = m (BaSO4) + m (NaCl) (1 điểm)


 m (NaCl) = m (BaCl2) + m (Na2SO4) – m (BaSO4) (1 điểm)


 m (NaCl) = 20,8 + 14,2 – 23,3 = 11,7 (g) (1 điểm)


NV3: Câu 1: Xỉ than nhẹ hơn tổ ong (1,5 điểm)


Do sau khi đốt cháy than tổ ong (thành phần chính là carbon) sản phầm thu được ngoài xỉ than còn có các khí (thành phần chứa nguyên tố carbon) là carbon monoxide; carbon dioxide. (1 điểm)


Câu 2: Khối lượng của lọ sẽ tăng lên. (1,5 điểm)


Vì: Sau một thời gian mở nắp lọ, vôi sống sẽ phản ứng với một số chất có mặt trong không khí như carbon dioxide, hơi nước tạo thành các chất mới có khối lượng lớn hơn khối lượng vôi sống ban đầu. (1 điểm)


Tổng điểm: .........../10 điểm
- HS tự đánh giá bài của nhóm mình theo các tiêu chí GV cung cấp trong bảng kiểm, báo cáo kết quả đánh giá và nộp lại PHT số 2 cho GV 
* Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, chốt kiến thức mục I.2
- Hoàn thiện nội dung mục I.2
2.3. Lập phương trình hóa học
2.4. Ý nghĩa của phương trình hóa học
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
4.1. Mục tiêu:
Vận dụng được kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
4.2. Nội dung:
Nhiệm vụ 1:
Họ và tên: .. Lớp: ..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài 1:
a) Khi đốt cháy hoàn toàn một mẩu gỗ, ta thu được tro có khối lượng nhẹ hơn mẩu gỗ ban đầu. Theo em, sự thay đổi khối lượng này có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng không?
b) Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng định luật bảo toàn khối lượng trong tình huống trên?
Bài 2: Tìm hiểu và viết một bài thuyết trình (khoảng 200 từ) về thân thế, sự nghiệp khoa học của hai nhà bác học Lô – mô – nô – xốp và La – voa – đi – ê.
 
4.3. Sản phẩm:
Nhiệm vụ 1: 
Bài 1: 
a) Sự thay đổi khối lượng này không có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng.
Do sản phẩm thu được khi đốt cháy mẩu gỗ ngoài tro còn có carbon dioxide, hơi nước.
b) Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng:
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Cân điện tử, bật lửa.
- Hoá chất: Bình chứa khí oxygen, 1 que đóm có độ dài ngắn hơn chiều cao của bình chứa O2.
Tiến hành:
- Bước 1: Đặt bình tam giác có chứa khí oxygen và que đóm trên đĩa cân điện tử. Ghi chỉ số khối lượng hiện lên mặt cân (kí hiệu là mA).
- Bước 2: Đốt một đầu que đóm và cho nhanh vào bình chứa khí oxygen, sau đó đậy nút lại. Sau khi que đóm cháy hết hoặc dừng cháy, ghi chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân (kí hiệu là mB).
- Bước 3: So sánh mA và mB, rút ra kết luận.
Bài 2: 
* M.V. Lô – mô – nô − xốp: sinh năm 1711 trong một gia đình sống bằng nghề chài lưới. Mãi tới năm 19 tuổi nhân một chuyến theo đoàn tàu buôn đến Mát – xcơ – va, Lô – mô – nô − xốp mới xin được vào học một trường giòng gọi là Viện Hàn lâm Xla − vơ Hy Lạp. Năm 1735 ông tốt nghiệp và được Viện gửi đến Pê – téc – bua tiếp tục học tập. Ngay năm sau 1736 ông lại được cử sang Đức nghiên cứu nghề luyện kim và khai mỏ. Năm 1741 ông trở về nước Nga với tư cách là một nhà tự nhiên học, nghiên cứu những vấn đề quan trọng nhất của vật lý và hoá học. Một số thành tựu tiêu biểu của Lô – mô – nô – xốp như xây dựng thành công thuyết hạt về cấu tạo các chất, phương pháp điều chế chất màu vô cơ và thuỷ tinh màu từ các nguyên liệu trong nước. Ngoài ra, ông còn sáng tạo ra “ngôn ngữ hoá học” Nga qua nghiên cứu phân tích các thành phần của các muối và các chất khoáng .
*La – voa – đi – ê: là nhà bác học Pháp, ông sinh ra ở Paris vào năm 1743 trong một gia đình trung lưu. Từ năm 1754 đến 1761, La – voa – đi – ê đã nghiên cứu về nhân văn và khoa học tại Đại học Ma – za – rin. Kết quả là sau này, ông được nhận vào Hội luật sư. Tuy nhiên, ông lại nghiêng về nghiên cứu khoa học, với những thành tựu đạt được ông đã được nhận vào Học viện Khoa học Paris vào năm 1768, ở tuổi 25 năm. Trong suốt quá trình nghiên cứu của mình La – voa – đi – ê đã có những phát kiến để đời như phát hiện vai trò của oxygen trong quá trình cháy và hô hấp, đồng thời xác định rằng nước là một hợp chất của hydrogen và oxygen. Ngoài ra ông còn là người đặt nền móng giúp chuyển đổi hóa học từ một ngành khoa học định tính thành một ngành khoa học định lượng 
	Đặc biệt, hai nhà bác học Lô – mô – nô – xốp và La – voa – đi – ê đã tiến hành độc lập với nhau những thí nghiệm được cân đo chính xác, từ đó phát hiện ra định luật bảo toàn khối lượng.
4.4. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV phát PHT số 3, yêu cầu HS về nhà thực hiện NV1 và nộp vào buổi học sau.
* Thực hiện nhiệm vụ
- Nhận PHT só 3 về nhà làm
* Báo cáo, thảo luận
- Nộp PHT số 3 cho GV.
- GV chụp ảnh 2,3 bài tiêu biểu của HS chiếu lên tivi cho cả lớp quan sát, nhận xét.
- HS quan sát, nhận xét, bổ xung 
* Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đưa ra đáp án (nếu cần), cho điểm HS có kết quả tốt.
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại bài, làm các bài tập của bài 5/SBT (phần định luật BTKL)
- Đọc và tìm hiểu trước mục II bài 5: Phương trình hóa học
Kí duyệt, ngày 18 tháng 9 năm 2023
HIỆU TRƯỞNG
(Đã kí)
Vũ Thị Huế

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khtn_lop_8_sach_kntt_bai_5_dinh_luat_bao_toan_khoi_l.doc