Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam - Năm học: 2017-2018 - Bùi Thị Ngọc

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam - Năm học: 2017-2018 - Bùi Thị Ngọc

CHƯƠNG II: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP

VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

(2 Tiết)

Tiết 47 :I – Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp (1897 – 1914)

I. MỤC TIÊU

 1. Về kiến thức

- Cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam: Mục đích, kế hoạch, nội dung, cách tiến hành.

- Những chuyển biến về kinh tế: Xuất hiện đồn điền, mỏ, cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ, đường sắt.

- Những chuyển biến về xã hội, sự ra đời các giai cấp, tầng lớp mới: Công nhân, tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

Học sinh cần:

- Biết được các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp. Qua đó hiểu được mục đích và phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam.

- Những nét chính về sự biến đổi về kinh tế, cơ cấu xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa.

- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới.

2. Về kĩ năng

- Sử dụng bản đồ.

- Rút ra đặc điểm của các giai cấp, tầng lớp xã hội, trên cơ sở đó, lập bảng biểu so sánh để ghi nhớ.

- Có tinh thần thảo luận nhóm.

 

doc 9 trang Phương Dung 31/05/2022 8041
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam - Năm học: 2017-2018 - Bùi Thị Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phßng gi¸o dôc & ®µo t¹O QUẬN 12
TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐÔNG
----------– & —----------
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP QUẬN
MÔN LỊCH SỬ 8 
CHƯƠNG II: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918
BÀI 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP
VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
TIẾT 47
CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP
 	 Giáo viên: Bùi Thị Ngọc
	Đơn vị: trường THCS An Phú Đông
Naêm hoïc: 2017 –2018
Ngày dạy: 7/4/2018
CHƯƠNG II: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918
Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP
VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
(2 Tiết)
Tiết 47 :I – Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp (1897 – 1914)
I. MỤC TIÊU
	1. Về kiến thức
- Cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam: Mục đích, kế hoạch, nội dung, cách tiến hành.
- Những chuyển biến về kinh tế: Xuất hiện đồn điền, mỏ, cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ, đường sắt.
- Những chuyển biến về xã hội, sự ra đời các giai cấp, tầng lớp mới: Công nhân, tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
Học sinh cần: 
- Biết được các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp. Qua đó hiểu được mục đích và phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Những nét chính về sự biến đổi về kinh tế, cơ cấu xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa.
- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới.
2. Về kĩ năng
- Sử dụng bản đồ.
- Rút ra đặc điểm của các giai cấp, tầng lớp xã hội, trên cơ sở đó, lập bảng biểu so sánh để ghi nhớ.
- Có tinh thần thảo luận nhóm. 
3. Thái độ
- Thấy được âm mưu và dã tâm của thực dân Pháp; mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX; thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp đối với độc lập dân tộc.
- Ý thức học tập để xây dựng và bảo vệ đất nước
- Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX.
4. Định hướng phát triển năng lực
 * Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Phát hiện kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, trả lời câu hỏi.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: trình bày, lập luận, thể hiện chính kiến về một tình huống cụ thể trong bài học.
- Năng lực hợp tác: Có khả năng hợp tác cùng hoạt động nhóm và thi đua 
 * Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực thực hành bộ môn: quan sát tranh ảnh, video và sử dụng lược đồ lịch sử.
- Năng lực nhận xét, giải thích một vấn đề lịch sử.
- Năng lực vận dụng, liên hệ, so sánh kiến thức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Bản đồ Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên.
- Ngoài tranh ảnh trong SGK có thêm tranh ảnh về nhà máy, trường học, đường xá, của Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Tài liệu Văn học, Sử học, có liên quan đến những nội dung SGK đề cập tới.
- Sách giáo khoa Lịch sử 8, Sách giáo viên Lịch sử 8, Giáo án Lịch sử 8.
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
2. Học sinh
- Đọc trước bài, tìm hiểu các câu hỏi trong SGK
- Sưu tầm các tư liệu lịch sử, tranh ảnh.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
	1. Ổn định lớp
- Giới thiệu Ban giám khảo	 
- Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ: Không
	3. Bài mới:
Ở Chương I, chúng ta đã được học và tìm hiểu những cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược tại Việt Nam trong những năm 1858 đến cuối thế kỉ thứ XIX. Sau khi Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành bình định Việt Nam, Thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Vậy xã hội Việt Nam có những chuyển như thế nào? Ta sẽ đi tìm hiểu Chương II: Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918.
Qúa trình Pháp xâm lược vũ trang ở Việt Nam
Cơ bản hoàn thành bình định Việt Nam
Pháp xâm lược vũ trang ở Việt Nam
Hoàn thành xâm lược vũ trang ở Việt
Nam 
Khai thác thuộc địa lần thứ nhất
1858 1884 1896 1897 1913
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1. Giaó viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ‘’ đấu cùng thủ môn’’
Giới thiệu mục I
 1: Tổ chức bộ máy Nhà nước. 
Mời học sinh đọc mục 1 SGK 
GV tổ chức trò chơi
 HS lựa chọn 1 đáp án đúng trong 4 phương án
Câu 1. Để cai trị Đông Dương, Pháp đã thành lập?
Câu 2. Liên bang Đông Dương gồm những nước nào?
( GV giới thiệu bản đồ Đông Dương)
Câu 3.Pháp lập ra Liên bang Đông Dương vào thời gian nào?
Câu 4.Đứng đầu Liên Bang Đông Dương là?
( GV giới thiệu hình ảnh toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, phủ toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội,Dinh toàn quyền Đông Dương tại Sài Gòn)
Câu 5.Pháp chia Việt Nam thành ?
GV: giải thích vị trí của các kì: 
-Nam kì là xứ thuộc địa 
- Trung kì là đất bảo hộ: triều đình nắm quyền trên danh nghĩa nhưng chịu sự kiểm soát của Khâm sứ trung kì
- Bắc kì: là đất nửa bảo hộ, không chịu sự quản lý của triều đình nhà Nguyễn. 
Câu 6.Đứng đầu xứ và tỉnh là...?
Câu 7.Mục đích của việc tổ chức bộ máy cai trị của Pháp là gì?
GV: Chiếu sơ đồ Liên bang Đông Dương
? Em hãy mô tả lại tổ chức bộ máy nhà nước Đông Dương? 
? Chính sách của thực dân Pháp tạo ra những điểm thống nhất giả tạo nào?
GV: Chia Đông Dương làm 5 kì với nhiều chế độ khác nhau nhưng thực chất đều là thuộc địa của Pháp. Nó còn chia rẽ khối thống nhất, đoàn kết của nhân dân ta.
 GV: chốt ý và ghi bảng.
? Tác dụng của bộ máy này đối với Pháp và Việt Nam như thế nào?
GV: - Với Pháp: cai trị từ trên xuống chặt chẽ
- Với Việt Nam: xóa tên Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, biến Đông Dương thành một đơn vị hành chính của Pháp. Chia rẽ nhân dân Đông Dương. Biến quan lại phong kiến Nam triều thành tay sai cho Pháp.
HS xem đoạn phim tư liệu
? Đoạn clip trên có những hình ảnh nào làm em ấn tượng? vì sao?
 Tại sao lại có những hình ảnh ấn tượng như vậy chúng ta cùng tìm hiểu nội dung phần 2.
I – Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp (1897 – 1914)
1. Tổ chức bộ máy Nhà nước
 - Năm 1887 Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm 3 nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia do viên Toàn quyền Pháp đứng đầu.
- Việt Nam bị chia làm 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ 
" Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do Pháp chi phối
Hoạt động 2. GV tổ chức cho HS làm báo ảnh thông qua hoạt động nhóm để tìm hiểu các chính sách khai thác về kinh tế của thực dân Pháp.
? Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách khai thác trên những lĩnh vực nào?
- HS trả lời
- HS thảo luận nhóm
Nhóm 1 + 2 : Nông nghiệp, công nghiệp 
1. Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp ở nước ta thời kì này như thế nào?
2. Bọn điền chủ Pháp thực hiện phương pháp bóc lột gì? 
3. Trong công nghiệp, thực dân Pháp đã thực hiện những chính sách gì?
Nhóm 3+ 4 : Giao thông vận tải ,thương nghiệp.
 1. Trong giao thông vận tải, thực dân Pháp đã làm gì? Mục đích của Pháp là gì?
 2. Trong thương nghiệp, thực dân Pháp thực hiện những chính sách gì? Chính sách đó được biểu hiện như thế nào? 
- HS các nhóm luân phiên trình bày các lĩnh vực kinh tế và nhận xét phần thảo luận của nhóm bạn.
Sau khi HS trình bày xong GV nhận xét cho điểm và chốt lại kiến thức trên máy bảng bảng thống kê:
Tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm:
?Từ nội dung bảng thống kê và hình ảnh em có nhận xét gì về chính sách khai thác kinh tế của Pháp?
HS : Khai thác toàn diện trên tất cả các nghành kinh tế 
? Tác động của cuộc khai thác thuộc địa với nền kinh tế nước ta như thế nào?
- HS trả lời
- GV : chốt tác động tích cực và tiêu cực trong chính sách khai thác thuộc địa của Pháp
Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do đường lối nô dịch thuộc địa của Thực dân Pháp gây ra.Kinh tế Việt nam về cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp.
Liên hệ thực tế: Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng nhà máy xí nghiệp ở Việt Nam có phải là khai thác Việt Nam hay không?
HS trả lời
GV nhận xét
Đó là những chính sách kinh tế khi khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp ở nước ta. Không chỉ vậy, chúng còn thực hiện những chính sách văn hóa, giáo dục để thực hiện nhiều mục tiêu đem lại lợi ích cho chúng. Chúng ta hãy tìm hiểu mục 3
2. Chính sách kinh tế
Nông nghiệp
Đẩy mạnh cướp ruộng đất để mở đồn điền
Công nghiệp
- Đẩy mạnh việc khai mỏ và sản xuất, chế biến.
Giao thông vận tải
Đường sắt, đường bộ, cầu, cảng được xây dựng
Thương nghiệp và tài chính
- Đề ra nhiều loại thuế; độc chiếm thị trường Việt Nam
[ Kinh tế Việt nam về cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp.
Hoạt động 3. Giaó viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những chính sách về văn hóa giáo dục
? Về văn hóa, giáo dục thực dân Pháp thực hiện chính sách gì?
- HS trả lời dựa vào nội dung sgk.
Hệ thống giáo dục thời kì Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta như thế nào?
- Hệ thống giáo dục phổ thông được chia làm ba bậc...
?Mục đích của việc mở các cơ sở văn hóa ?
- HS trả lời:Tuyên truyền văn hóa đồi trụy, duy trì các thói hư tật xấu.
- GV minh họa qua các hình ảnh tư liệu
?Theo em, chính sách văn hóa, giáo dục của Thực dân Pháp có phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam hay không? Vì sao?
- HS trả lời.
- GV nhận xét mặt tích cực và tiêu cực của chính sách văn hóa giáo dục của pháp
- Liên hệ thực tế. So với trước đây, mục đích giáo dục nước ta ngày nay có gì khác? Mục tiêu học tập của các em là gì?
- HS trả lời
- Chính sách về giáo dục của Pháp cực kỳ nguy hiểm và thâm độc, đây chính là nguyên nhân khiến cho hơn 90% dân sô nước ta bị mù chữ mà chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn trong chường tình lịch sử lớp 9.
3. Chính sách văn hóa, giáo dục
-Vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến.
- Về sau cải cách giáo dục theo chương trình giáo dục Pháp
- Mở một số cơ sở văn hóa, y tế.
Thực hiện chính sách ngu dân nô dịch về văn hoá. 
"	Pháp khai thác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa làm thay đổi mọi mặt .
	4. Củng cố:
	- Sơ đồ tư duy về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp.
	- Trò chơi tìm hình bí mật
	5. Dặn dò:
	- Về nhà học bài cũ
	- Đọc và soạn trước bài mới: “II. Những biến chuyển của xã hội Việt Nam”.
	+Các giai cấp địa chủ, PK và nông dân có những thay đổi như thế nào?
	+Vì sao đô thị phát triển xuất hiện các giai cấp Tầng lớp mới? Đó là những giai cấp tầng lớp nào
	 - Sưu tầm tranh ảnh về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Duyệt của Ban Gíam Hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_bai_29_chinh_sach_khai_thac_thuoc_dia.doc