Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 17, Bài 9: Ấn Độ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 17, Bài 9: Ấn Độ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Biết được những nét chính vế tình hình kinh tế chính trị xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, nguyên nhân của tình hình đó.

- Hiểu rõ những vấn đề chủ yếu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

2. Kĩ năng

Bước đầu phân biệt khái niệm phái “Cấp tiến”, “Ôn hòa” và đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ .

3. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.

- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Từ thế kỉ XVI, các nước Phương Tây, đã nhòm ngó và tìm cách xâm lược Châu Á. Vậy thực dân Anh đã xâm lược Ấn Độ như thế nào? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở đây phát triển ra sao? Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học này

 

doc 6 trang thucuc 6421
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 17, Bài 9: Ấn Độ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	9 	 	 Ngày soạn: 
Tiết	17	 Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được những nét chính vế tình hình kinh tế chính trị xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, nguyên nhân của tình hình đó.
- Hiểu rõ những vấn đề chủ yếu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
2. Kĩ năng
Bước đầu phân biệt khái niệm phái “Cấp tiến”, “Ôn hòa” và đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ .
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Từ thế kỉ XVI, các nước Phương Tây, đã nhòm ngó và tìm cách xâm lược Châu Á. Vậy thực dân Anh đã xâm lược Ấn Độ như thế nào? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở đây phát triển ra sao? Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học này
3. Dạy và học bài mới
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 A. Khởi động 
GV: Từ thế kỉ XVI, các nước Phương Tây, đã nhòm ngó và tìm cách xâm lược Châu Á. Vậy thực dân Anh đã xâm lược Ấn Độ như thế nào? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở đây phát triển ra sao? Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học này.
B. Hình thành kiến thức
I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh
- Biết được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, nguyên nhân của tình hình đó.
? Em hãy cho biết Phương Tây bắt đầu xâm lược Ấn Độ vào thời gian nào.
- Thế kỉ XVI, Phương Tây đã từng bước xâm nhập vào Châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ.
- Thế kỉ XVIII Anh - Pháp tiến hành chinh phục đất đai của Ấn Độ:
+ 1756 chiến tranh Anh - Pháp xảy ra do mâu thuẫn → Anh giành thắng lợi.
+1763 Pháp kí hòa ước rút khỏi ảnh hưởng của mình trên trên lãnh thổ Ấn Độ và từ đây Anh thiết lập nền cai trị Ấn Độ
- GV: “Ấn Độ được xem như 1 viên ngọc nạm trên vương miện nữ hoàng Anh, là thuộc địa cung cấp cho Anh nguyên liệu, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng hóa Anh”.
- GV: Nhìn vào bảng thống kê GV cho HS thảo luận:
Giá trị lương thực xuất khẩu
Số người chết đói
1840
858.000 livrơ
1825-1850
400.000
1858
3.800.000 livrơ
1850-1875
5.000.000
1901
9.300.000 livrơ
1875-1900
15.000.000
- Thảo luận: chia lớp thành 2 nhóm (thời gian 3 phút)
Câu 1: Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
- Số lượng lương thực xuất khẩu của Ấn Độ càng tăng qua từng năm.
- Chứng tỏ sự vơ vét bóc lộc của thực dân Anh là rất tàn bạo và dã man.
→ Ấn Độ trở thành thị trường cung cấp nguyên vật liệu của nước Anh.
Câu 2: Dựa vào bảng thống kê, em hãy chỉ ra những hậu quả từ chính sách cai trị của thực dân Anh với Ấn Độ? (tổ 2).
- Đời sống nhân dân Ấn Độ sống vô cùng khổ cực.
- Nạn đói xảy ra, người chết ngày càng tăng nhanh.
- Tích hợp môi trường: Việc vơ vét tài nguyên, ở các nước thuộc địa như chính sách vơ vét cạn kiệt lương thực của nhân dân Ấn Độ dẫn đến nạn đói xảy ra, chết chóc gây tổn thất to lớn cho nhân dân, điều này tác động nhiều đến môi trường sống.
- GV nhấn mạnh: Như vậy chúng ta thấy rằng số lượng lương thực xuất khẩu tăng lên thì số người chết đói cũng tăng hơn rất nhiều: trong khoảng 50 năm sản lương xuất khẩu tăng 10 lần thì số người chết đói tăng 37.5 lần.
 GV chốt lại: 
- Giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh hoàn thành việc xâm lược Ấn Độ.
- Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của Anh (cung cấp lương thực, nguyên liệu).
- Trực tiếp cai trị Ấn Độ, với nhiều chính sách gây chia rẽ như: “Chia để trị”, khoét sâu cách biệt về chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp.
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ
1. Khởi nghĩa Xi - pay (1857 - 1859)
- GV: Tình trạng trên đã dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và Anh xảy ra cuộc đấu tranh quyết liệt của các tầng lớp nhân dân Ấn Độ chống lại Anh.
- Tìm hiểu rõ những vấn đề chủ yếu trong phong trào đấu tranh giai phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- GV cho HS đọc SGK/57
? Nêu các phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu ở Ấn Độ.
- Có 3 phong trào lớn ( khởi nghĩa Xi-pay, Đảng Quốc Đại, khởi nghĩa Bom Bay).
? Những nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Xi-pay.
- Nguyên nhân sâu xa: là do sự thống trị và bóc lột tàn bạo của thực dân Anh với nhân dân Ấn Độ.
- Nguyên nhân trực tiếp: Thực dân Anh bắt những người Xi-pay dùng răng bóc giấy có tẩm mỡ bò hoặc lợn bọc ngoài đạn pháo. Việc này đã xúc phạm đến tục lệ của người Ấn Độ giáo, vì người Ấn Độ giáo kiêng không ăn thịt bò và những người Hồi giáo thì kiêng không ăn thịt lợn, nếu những binh lính Xi-pay không tuân theo thì bị sĩ quan Anh bỏ tù.
- Việc làm này cộng với mâu thuẫn sẵn có đã thổi bùng cuộc khởi nghĩa → Nhân dân Ấn Độ đã đứng dậy đấu tranh quyết liệt.
? Cuộc khởi nghĩa Xi-pay diễn ra như thế nào?
- 60.000 lính Xi-pay cùng nhân dân nổi dậy
- Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Miền Bắc và một phần Miền Trung.
- Nghĩa quân đã lập được chính quyền ở các thành phố lớn
- Nhưng cuộc khởi nghĩa duy trì được 2 năm thì bị dập tắt.
? Cuộc khởi nghĩa Xi-pay tuy thất bại nhưng đã để lại ý‎ nghĩa lịch sử như thế nào đối với dân tộc Ấn Độ?
 GV chốt lại: 
- Nguyên nhân: Do chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh đã dẫn đến mâu thuẫn dân tộc sâu sắc giữa nhân dân Án Độ với thực dân Anh.
- Duyên cớ: Binh lính Xi - pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam những người có tư tưởng chống đối.
- Diễn biến: ngày 10/5/1857, hàng ngàn lính Xi - pay nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Anh, được nông dân ủng hộ nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung. Nghĩa quân đã thành lập được chính quyền, giải phóng một số thành phố lớn. Năm 1859, nghĩa quân bị đàn áp đẫm máu.
- Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước, thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
? Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào.
- Phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân đã thức tỉnh ý‎ thức dân tộc của giai cấp tư sản và tầng lớp tri thức Ấn Độ.
? Đảng Quốc đại là chính Đảng của giai cấp nào?
- Đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ
? Đảng Quốc đại được thành lập vào thời gian nào?
- Năm 1885
?Việc thành lập Đảng Quốc đại là nhằm mục đích gì?
- Nhằm đấu tranh giành quyền tự trị, phát triển nền kinh tế dân tộc.
? Trong quá trình hoạt động thì Đảng Quốc đại đã xảy ra vấn đề gì?
- Bị phân hóa thành 2 phái (phái “ôn hòa” thì chủ trương thỏa hiệp chỉ yêu cầu chỉnh phủ thực dân cải cách, phái Cấp tiến do Ti-lắc cầm đầu kiên quyết chống thực dân Anh.
- Chính do sự chèn ép, bóc lột của thực dân Anh nên nhân dân Ấn Độ tiếp tục đứng lên đấu tranh
? Anh đã thi hành chính sách gì ở xứ Ben-gan ?
? Vì sao Ti-lắc bị thực dân Anh bắt.
- Phái Cấp tiến do Ti-lắc cầm đầu, phản đối đường lối ôn hòa và quyết chống thực dân Anh → 6/1908 Ti-lắc bị thực dân Anh giam.
? Công nhân Bom-bay đã đứng lên đấu tranh như thế nào ?
- Cuộc tổng bãi công ở Bombay là cuộc đấu tranh chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản ở Ấn Độ → cuộc đấu tranh của công nhân Bom bay năm 1908 là đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX.
- Các phong trào đấu tranh chống thực dân Anh diễn ra quyết liệt nhưng kết quả là thất bại, mặc dù thất bại nhưng để lại ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- Tinh thần yêu nước.
- Thực dân Anh đã xâm lược về tiến hành chính sách cai trị rất tàn ác, gây nhiều hậu quả cho nhân dân Ấn Độ (ngăn cản kinh tế Ấn Độ phát triển, nạn đói xảy ra). Nhân dân đã đứng dậy đấu tranh quyết liệt như các cuộc khởi nghĩa Xipay, Bombay... nhưng thất bại do chống Anh không triệt để, nội bộ Đảng bị phân hóa.
 GV chốt lại: 
- Nông dân và công nhân nổi dậy đấu tranh đã thức tỉnh ý thức dân tộc của tư sản Ấn Độ.
+ Cuối năm 1885, giai cấp tư sản thành lập Đảng Quốc đại.
- Trong quá trình đấu tranh đảng này phân hóa thành 2 phái: phái “ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp, phái “cấp tiến” kiên quyết chống Anh.
- Tháng 7/1905, Anh chia đôi xứ Ben gan dựa trên sự chia rẽ tôn giáo làm cho phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc bãi công ở Bom-bay (tháng 7/1908)
- Kết quả: Các cuộc đấu tranh trên đều bị thất bại.
- Ý nghĩa: Đặt cơ sở cho các thắng lợi sau này của nhân dân Ấn Độ.
C. Luyện tập 
- Học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ?
A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.
B. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời.
C. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ qua.
D. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo)
Câu 2. Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?
A. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.
B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu.
C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ
D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái.
Câu 3. Cuộc chiến tranh giữa hai nước nào trong những năm 1754 - 1763 ngay trên đất nước Ấn Độ?
A. Anh và Mĩ. 
B. Anh và Pháp,
C. Anh và Nhật. 
D. Trung Quốc và Pháp.
Câu 4. Thực dân Anh hoàn thành công cuộc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào?
A. Thế kỉ XVI. 
B. Đầu thế kỉ XVIII.
C. Cuối thế kỉ XVIII. 
D. Năm 1875.
Câu 5. Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm:
A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.
B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ.
C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.
D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình.
Câu 6. Điền dúng (Đ), hoặc sai (S) vào các câu sau đây:
A. Thế kỉ XVIII cả Anh và Pháp cùng xâm chiếm Ấn Độ.
B. Cuối thế kỉ XVIII Anh hoàn thành công cuộc xâm chiếm Ấn Độ.
C. Xuất khẩu lương thực năm 1901 (của Anh ở Ấn Độ) 9300000 (Livrơ).
D. Hậu quả chính sách bóc lột của Anh đã gây nên những nạn đói khủng khiếp ở Ấn Độ.
(Đúng B, C, D; Sai A)
Câu 7. Bên cạnh chính sách khai thác, bóc lột Ấn Độ thực dân Anh còn thi hành chính sách thâm độc nào?
A. Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo để đàn áp nhân dân Ấn Độ
B. Áp dụng chính sách "chia để trị",
C. Thi hành chính sách “ngu dân”.
D. Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa.
Câu 8. Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã đưa đến hậu quả nặng nề gì về mặt xã hội?
A. Tình trạng bần cùng hóa, chết đói và mâu thuẫn giữa các tôn giáo.
B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ.
C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp.
D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại.
D. Vận dụng - mở rộng 
1. Vận dụng 
- Nêu những hậu quả sự thống trị của Anh ở Ấn Độ?
Quần chúng nông dân bị bần cùng hóa (người dân mất ruộng, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn giữa các sắc tộc, tôn giáo Ấn nảy sinh). Nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh, vì thể cuộc đấu tranh chống thực dân Anh tất yếu sẽ nổ ra.
2. Mở rộng 
- Tìm hiểu về lịch sử Ấn Độ qua trang: 
- Các em về học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Học sinh chuẩn bị lập niên biểu (về thời gian, tên cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo, kết quả và ‎ý nghĩa) ở phần II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở nhà trước.
- Học sinh lắng nghe, ghi chép đầu bài.
- Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm báo cáo và nhận xét bổ sung lẫn nhau, tự ghi chép nội dung.
- Học sinh làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi của giáo viên và xét bổ sung lẫn nhau, tự ghi chép nội dung.
- Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm báo cáo và nhận xét bổ sung lẫn nhau, tự ghi chép nội dung.
- Học sinh làm việc cá nhân, trả lời nhanh đáp áp.
- Học sinh cả lớp thực hiện làm bài tập, trình bày kết quả đã làm được.
- Về nhà tìm hiểu, tiết sau báo cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_17_bai_9_an_do_the_ky_xviii_dau_t.doc