Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 41+42, Bài 26: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 41+42, Bài 26: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau Hiệp ước 1884: phe chủ chiến, phe chủ hòa.

- Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến (1885). Hiểu được khái niệm “Phong trào Cần vương”, biết được hai giai đoạn phát triển của phong trào này.

Giúp Học sinh nắm những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương (thời gian, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa). Đặc biệt là khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896).

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

3. Phẩm chất

- Yêu nước, đoàn kết, chăm chỉ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học, video, thẻ học tập, trò chơi.

2. Đối với học sinh

Hoàn thành nhiệm vụ được giao theo nhóm (Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến chủ đề; vở ghi, )

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu

Tạo tình huống mâu thuẫn giữa hiểu biết đã có của HS về phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX.

b. Nội dung hoạt động

- Hoạt động cá nhân, cặp đôi.

- Nhận diện được sự kiện lịch sử.

c. Sản phẩm học tập

Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d. Tổ chức hoạt động

- GV chiếu hình ảnh để học sinh rút ra nội dung chính của tiết học

 

doc 6 trang thucuc 7330
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 41+42, Bài 26: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	23,24	Ngày soạn: 20/2/2021	
Tiết 	41, 42	Ngày dạy: 24/2; 3/3/2021	
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức
- Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau Hiệp ước 1884: phe chủ chiến, phe chủ hòa.
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến (1885). Hiểu được khái niệm “Phong trào Cần vương”, biết được hai giai đoạn phát triển của phong trào này.
Giúp Học sinh nắm những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương (thời gian, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa). Đặc biệt là khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896).
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
3. Phẩm chất
- Yêu nước, đoàn kết, chăm chỉ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học, video, thẻ học tập, trò chơi.
2. Đối với học sinh 
Hoàn thành nhiệm vụ được giao theo nhóm (Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến chủ đề; vở ghi, )
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu
Tạo tình huống mâu thuẫn giữa hiểu biết đã có của HS về phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX.
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
- Nhận diện được sự kiện lịch sử.
c. Sản phẩm học tập
Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d. Tổ chức hoạt động
- GV chiếu hình ảnh để học sinh rút ra nội dung chính của tiết học
- GV chiếu hình ảnh để học sinh rút ra nội dung chính của tiết học
- Qua hình ảnh trên nói về lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nào? Em có biết gì về họ?
B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
a. Mục tiêu
- Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau Hiệp ước 1884: phe chủ chiến, phe chủ hòa.
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến (1885). Hiểu được khái niệm “Phong trào Cần vương”, biết được hai giai đoạn phát triển của phong trào này.
Giúp Học sinh nắm những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương (thời gian, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa). Đặc biệt là khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896).
b. Nội dung hoạt động
Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c. Sản phẩm học tập
I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”.
1. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885
- Sau hiệp ước 1884 phe chủ chiến vẫn nuôi hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
- Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu.
- Rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ. Nhờ có ưu thế về vũ khí, quân Pháp phản công và chiếm kinh thành Huế.
2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13/7/1885, nhà vua ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Phong trào diễn ra sôi nổi từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX.
- Giai đoạn I (1885 - 1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
 - Giai đoạn II (1888 - 1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895)
- Địa bàn: huyện Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh) sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác 
- Lãnh đạo là Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
- Từ năm 1885 - 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí, 
 - Từ năm 1889 - 1895, nghĩa quân chiến đấu quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. 
 - Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần tan rã.
* Ý nghĩa: 
Tuy thất bại nhưng đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao, chiến đấu bền bỉ. 
- Nhận xét: Sự thất bại của khởi nghĩa Hương Khê cũng cho thấy sự thất bại hoàn toàn của phong trào yêu nước chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến.
d. Tổ chức hoạt động
I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”.
1. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885
- Giáo viên củng cố kiến thức đã học tiết trước.
- Nguyên nhân nào dẫn tới sự phản công quân Pháp của phái chủ chiến?
- Pháp tìm cách đối phó như thế nào? 
- Giáo viên treo lược đồ học sinh lên thuật lại diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến?
- Giáo viên tường thuật lại.
2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng
- Giáo viên phân tích hành động của Tôn Thất Thuyết phát động kháng chiến trong toàn quốc.
- Vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương” vào thời gian nào?
- Giáo viên giải thích từ: “Cần Vương” 
- Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào ?
Giáo viên dẫn chứng đoạn chữ nhỏ sách giáo khoa. Giáo viên cho học sinh quan sát hình chân dung vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Tìm hiểu nét chính về 2 nhân vật này.
- Em có nhận xét gì về phong trào Cần Vương?
- Phong trào Cần Vương nổ ra có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào kháng chiến chống Pháp?
II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895)
- Giáo viên liên hệ kiến thức đã học bài trước và giới thiệu sơ lược về khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, chỉ tập trung vào cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
- Ai là người ra chiếu Cần Vương?
- Trong phong trào Cần Vương có những cuộc khởi nghĩa lớn nào?
- Em hiểu gì về Phan Đình Phùng và Cao Thắng?
- Học sinh quan sát chân dung hình 49 Sách giáo khoa Trang 129.
? Ai là người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê? 
- Qua đoạn chữ nhỏ trên em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của nghĩa quân?
- Giáo viên treo lược đồ căn cứ Hương Khê.
? Em có nhận xét gì về căn cứ Hương Khê?
(Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ở vùng núi rừng Ngàn Trươi (Hà Tĩnh). Từ đây ngĩa quân có thể di chuyển quân ra Nghệ An, Thanh Hoá và vào Quảng Bình, xuống đồng bằng hoặc có thể thông sang Lào. Địa thế hiểm trở giúp quân ta dễ phòng thủ, địch khó tấn công).
? Nêu điểm mạnh của khởi nghĩa Hương Khê?
(Địa thế hiểm trở giúp quân ta dễ phòng thủ, địch khó tấn công. Lực lượng nghĩa quân đông, gồm nhiều dân tộc. Có chỉ huy tài giỏi).
? Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê kéo dài được hơn 10 năm?
(Do ý chí chiến đấu bất khuất của người chỉ huy và nghĩa quân, có người lãnh đạo kiên quyết, sáng suốt, chiến thuật thích hợp, căn cứ hiểm trở, nhân dân nhiệt tình ủng hộ, nghĩa quân tự rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thảo, tự chế được súng trường theo mẫu súng của Pháp).
- Theo em, cuộc khởi nghĩa thất bại do nguyên nhân nào ? (Từ 1895, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn về lực lượng và người chỉ huy, trong khi đó Pháp dùng nhiều thủ đoạn tàn ác, hiểm độc: chúng mở các cuộc tấn công quy mô lớn, bao vây thắt chặt căn cứ, cô lập và cắt đứt mọi liên hệ với nhân dân nên cuối 1895 cuộc khởi nghĩa tan rã.
- Giáo viên phân tích nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hương Khê và phong trào Cần Vương.
C. Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố lại các kiến thức đã học.
- Đánh giá được sự tiếp thu bài của học sinh.
b. Nội dung hoạt động
Hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm học tập
Học sinh trả lời đúng các gợi ý qua phần bài tập trắc nghiệm.
d. Tổ chức hoạt động
- GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. 
- Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
- GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là nững ai mạnh tay hành động chống Pháp?
 A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản
 B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường
 C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi
 D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câu 2: Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?
 A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết
 B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
 C. Giảng hòa với phái chủ chiến.
 D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.
Câu 3: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?
 A. Phong trào nông dân
 B. Phong trào nông dân Yên Thế.
 C. Phong trào Cần vương.
Câu 4: Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?
 A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.
 B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.
 C. Phong trào yêu nước theo khuynh hương và ý thức hệ phong kiến.
 D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.
Câu 5: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?
 A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.
 B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
 C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.
 D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.
Câu 6: Vì sao phong trào Cần vương thất bại?
 A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.
 B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
 C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.
 D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.
Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?
 A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
 B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.
 C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
 D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Câu 8: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do?
 A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp.
 B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.
 C. Không có sự đoàn kết của nhân dân.
 D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức.
Câu 9: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
 A. Có sự ãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước.
 B. Thời gian tồn tại hơn 10 năm.
 C. Quy mô rộng lớn khắp cả nước.
 D. Được trang bị vũ khí hiện đại.
D. Hoạt động 4: Vận dụng - mở rộng
a. Mục tiêu
Giúp HS vận dụng được các kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động cặp, cá nhân.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập
Học sinh làm được bài tập.
d. Tổ chức hoạt động
- GV giao nhiệm vụ bằng hệ thống câu hỏi:
1. Làm bài tập trang 127 SGK: Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
- Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra “Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi. Nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt – Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào.
2. Làm bài tập bài 2 trang 130 SGK: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
- Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.
- Lãnh đạo cuộc khưởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh - Nghệ -Tĩnh.
- Thời gian tồn tại 10 năm.
- Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình bù nhìn.
- Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.
- Tự chế tạo được vũ khố (súng trường).
- Tìm hiểu phong trào Cần Vương: HS vào trang Phong trào Cần Vương - Wikipedia tiếng Việt để tham khảo.
- Về nhà học bài và chuẩn bị phần tiếp theo bài 26: Tập trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê trên bản đồ.
- Tìm hiểu về đô đốc Cao Thắng trong phong trào Cần Vương.
- Về nhà học bài và hoàn thành bài tập vào vở. Soạn bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_4142_bai_26_phong_trao_khang_phap.doc