Giáo án môn Địa lí Khối 8 - Bài 6: Thực hành đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á

Giáo án môn Địa lí Khối 8 - Bài 6: Thực hành đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á

MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Đặc điểm về tình hình dân số và thành phố lớn của Châu Á

- Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến sự phân bố dân cư và đô thị ở châu Á.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị của Châu Á, tìm ra đặc điểm phân bố dân cư và các mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, dân cư, xã hội.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng lược đồ Lược đồ mật đồ dân số và các thành phố lớn châu Á xác định nhận biết vị trí các quốc gia các thành phố lớn ở châu Á.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Liên hệ đô thị Việt Nam.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Biết được đặc điểm dân số, sự phân bố dân cư và giải thích sự phân bố dân cư theo các điều kiện tự nhiên.

 

docx 5 trang thucuc 4680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Khối 8 - Bài 6: Thực hành đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH
ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Đặc điểm về tình hình dân số và thành phố lớn của Châu Á
- Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến sự phân bố dân cư và đô thị ở châu Á.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị của Châu Á, tìm ra đặc điểm phân bố dân cư và các mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, dân cư, xã hội.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng lược đồ Lược đồ mật đồ dân số và các thành phố lớn châu Á xác định nhận biết vị trí các quốc gia các thành phố lớn ở châu Á.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Liên hệ đô thị Việt Nam.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Biết được đặc điểm dân số, sự phân bố dân cư và giải thích sự phân bố dân cư theo các điều kiện tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
 - Bản đồ tự nhiên châu Á.
 - Bản đồ các nước thế giới. 
 - Lược đồ mật đồ dân số và các thành phố lớn châu Á
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Nhằm định hướng cho các em các nội dung thực hành sắp được học trong bài.
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS quan sát lược đồ 6.1, đọc bảng số liệu SGK và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
HS dựa vào bảng chú giải của lược đồ để xác định các khu vực có mật độ dân số cao. Các thành phố lớn.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ. GV cho HS xem Lược đồ H6.1: Nhận biết khu vực có MDDS từ thấp đến cao. Đọc tên các TP lớn của châu Á. Sự phân bố các TP lớn và giải thích.
Bước 2: HS quan sát lược đồ và suy nghĩ cách trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả (1 HS trả lời, HS khác nhận xét).
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài: Qua tìm hiểu về đặc điểm dân cư và xã hội của châu Á ở bài học trước, tiết học hôm nay chúng ta sẽ rèn luyện kĩ năng thực hành qua 2 nội dung thực hành ở SGK. 
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Phân bố dân cư châu Á ( 20 phút)
a) Mục đích:
Xác định được sự phân bố dân cư Châu Á. Giải thích nguyên nhân.
b) Nội dung:
- HS dựa vào Lược đồ mật đồ dân số và các thành phố lớn châu Á để xác định các khu vực có mật độ dân số khác nhau.
- HS dựa vào Bản đồ tự nhiên châu Á để giải thích nguyên nhân và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.
Nội dung chính: Bảng thông tin sản phẩm
c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập.
MĐDS
Nơi phân bố
Diện tích
Đặc điểm tự nhiên
Dưới 1 người/km2
Bắc LB Nga, Tây Trung Quốc, Arập Xê út, Ap-ga-nit xtan, Pa-ki-xtan
Lớn
nhất
- Khí hậu khắc nghiệt.
- Địa hình cao đồ sộ.
- Mạng lưới sông ngòi thưa.
Từ 1-50 người/km2
Nam Liên Bang Nga, Bán Đảo Trung Ấn, ĐNÁ, Đông Nam Thổ Nhĩ Kì, I ran
Khá
 lớn
- Khí hậu ôn đới lục địa khô, nhiệt đới khô.
- Địa hình: Núi và cao nguyên cao.
- Mạng lưới sông ngòi thưa.
Từ 50-100 người/km2
Ven Địa Trung Hải,trung tâm Ấn Độ, 1 số Đảo In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc
nhỏ
- Khí hậu ôn hoà có mưa.
- Địa hình đồi núi thấp.
- Lưu vực sông lớn.
Trên 100 người/km2
Ven biển Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Đông Trung Quốc,Nam Thái Lan, 1 số đảo In-đô-nê-xi-a
Rất
nhỏ
- Khí hậu gió mùa.
- Địa hình: đồng bằng châu thổ.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc yêu cầu bài thực hành.
- Nhận biết khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao.
- GV yêu cầu HS làm việc với bản đồ.
+ Đọc kí hiệu mật độ dân số.
+ Sử dụng kí hiệu nhận biết sự phân bố dân cư.
+ Nhận xét dạng mật độ dân cư nào chiếm diện tích lớn nhất và nhỏ nhất. 
- MĐ DS trung bình có mấy dạng.
- Xác định nơi phân bố chính trên bản đồ H6.1
- Loại mật độ nào chiếm diện tích lớn, khá lớn, nhỏ, rất nhỏ.
- Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư không đều.
* Hoạt động nhóm
GV chia nhóm rồi phân công nhiệm vụ: 4 nhóm (Mỗi nhóm thảo luận 1 loại MĐ DS). Hoàn thành phiếu học tập sau đây
MĐDS
Nơi phân bố
Diện tích
Đặc điểm tự nhiên
Dưới 1 người/km2
Từ 1-50 người/km2
Từ 50-100 người/km2
Trên 100 người/km2
Bước 2: Các nhóm trao đổi, thảo luận với nhau theo yêu cầu của GV đã định hướng.
Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày, HS nhận xét.
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức, bổ sung nội dung cho hoàn chỉnh.
2.2. Hoạt động 2: Các thành phố lớn ở châu Á (10 phút)
a) Mục đích:
- Giải thích sự phân bố các thành phố lớn
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
2. Các thành phố lớn ở châu Á
 - Các thành phố lớn của châu Á đông dân tập trung ở ven biển 2 đại dương (TBD, ÂĐD) là nơi có đồng bằng châu thổ rộng màu mỡ, có khí hậu gió mùa, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
c) Sản phẩm: 
- Các thành phố châu Á: Tô-ki-ô; Mum-bai; Thượng Hải; Tê-hê-ran; Niu Đê-li; Gia-các-ta; Bắc Kinh; Ca-ra-si; Côn-ca-ta; Xơ-un; Đắc Ca; Manila; Bát-đa; Băng Cốc; TP.HCM.
- Các thành phố lớn châu á phân bố ở ven biển, đồng bằng. Do có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV chia nhóm và phân công nhiệm vụ.
- Đọc và xác định các thành phố châu Á trên b/đồ các nước trên thế giới.
- Các thành phố lớn châu á phân bố ở đâu?tại sao lại phân bố ở đó?
Bước 2: Các nhóm thảo luận theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án
a. Đ	b. Đ	c. S	d. S	e. Đ
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau. Điền chữ Đ ( đúng) hoặc S ( sai) vào cuối các câu sau.
a. Dân cư Châu Á tập trung đông ở các khu vực ven biển, phía Đông của Đông Á, Đông Nam Á.
b. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất Việt Nam.
c. Những nơi tập trung đông dân cư ở Châu Á là những nơi có khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá quanh năm và các hoang mạc.
d. Bắc Kinh là thành phố đông dân nhất Châu Á.
e. Những nơi thưa dân ở Châu Á là những khu vực nằm xa biển, có địa hình núi cao, giao thông khó khăn.
Bước 2: HS có 30s vừa nghe câu hỏi vừa trả lời.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Liên hệ thực tiễn Việt Nam 
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Kể tên được các thành phố lớn của Việt Nam
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin về các thành phố lớn của Việt Nam. Viết 1 đoạn ngắn khoảng 200 chữ giới thiệu về 1 địa điểm mà em thích.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu các địa điểm HS có thể tìm hiểu.
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_khoi_8_bai_6_thuc_hanh_doc_phan_tich_luoc.docx