Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội ở các nước châu Á

Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội ở các nước châu Á

MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một sồ đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á hiện nay.

- Biết được sự chênh lệch về kinh tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về chỉ tiêu kinh tế của một số nước ở châu Á.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng lược đồ kinh tế Châu Á để xác định các điều kiện kinh tế - xã hội của Châu Á

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Liên hệ với tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức học tập tốt để xây dựng đất nước

- Chăm chỉ: Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước ở châu Á

 

docx 8 trang thucuc 4510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội ở các nước châu Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 
Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
Nội dung kiến thức: 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một sồ đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á hiện nay.
- Biết được sự chênh lệch về kinh tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về chỉ tiêu kinh tế của một số nước ở châu Á.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng lược đồ kinh tế Châu Á để xác định các điều kiện kinh tế - xã hội của Châu Á
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Liên hệ với tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức học tập tốt để xây dựng đất nước
- Chăm chỉ: Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước ở châu Á
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
Bản đồ kinh tế châu Á, bảng số liệu
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh gợi nhớ và lại liên hệ kiến thức lịch sử về hoàn cảnh kinh tế xã hội một số nước châu Á từ thế kỉ XVI- > TK XIX 
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
Quan sát một số tranh ảnh, nội dung về cuộc cải cách Minh Trị Thiên Hoàng, bộ mặt kinh tế xã hội trước và sau chiến tranh để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi
+ Hậu quả của chiến tranh gây ra: kinh tế bị tàn phá, nạn đói xảy ra làm nhiều người chết.
+ Công cuộc phát triển kinh tế một số nước Châu Á sau chiến tranh: làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, có nhiều thành tựu nổi bật trên thế giới.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về Kinh tế Nhật Bản, Thiên Hoàng, hậu quả chiến tranh và yêu cầu học sinh gợi nhớ và nhận biết:
+ Kiến thức lịch sử về về hậu quả của chiến tranh gây ra
+ Công cuộc phát triển kinh tế một số nước Châu Á sau chiến tranh
Hình 1:TP Hiroshima –Nhật Bản	 Hình 2: Nạn đói ở Việt Nam
Hình 3:Tòa thị chính TOKYO	Hình 4: Thiên Hoàng Minh Trị
Hình 5 :Sản xuất lúa tại việt Nam Hình 6 : Góc TP Sing-ga-po
Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). 
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và lãnh thổ Châu Á hiện nay ( 30 phút)
a) Mục đích:
- Nắm được tình trạng phát triển kinh tế còn chậm do trước kia bị đế quốc chiếm đóng.
- Hiểu và chứng minh được sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước ở châu Á có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song trình độ phát triển kinh tế giữa các nước và vùng lãnh thổ không đồng đều.
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
II. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và lãnh thổ Châu Á hiện nay
- Tình trạng phát triển kinh tế còn chậm do trước kia bị đế quốc chiếm đóng.
- Hiên nay số lượng các quốc gia có mức thu nhập thấp và dưới trung bình còn chiếm tỉ lệ cao.
- Trình độ phát triển kinh tế xã hội không đều:
+ Nhật Bản có nền kinh tế phát triển toàn diện nhất Châu Á
+ Việt Nam ,Lào,..là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp
+ Cô- oét , Ả- rập-xê –út,..là những nước giàu nhưng kinh tế phát triển chưa cao
+ Ma- lai- xi-a ,Trung Quốc,.. là những nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng.
+ Hàn Quốc, Sing-ga-po, là những nước công nghiệp mới.
c) Sản phẩm:
a. Tìm hiểu mức thu nhập của các nước Châu Á
+ Có 4 nhóm nước phân theo mức thu nhập trên thế giới.
Nhóm nước theo mức thu nhập
Tên các nước và vùng lãnh thổ
Nhóm các nước thu nhập thấp
Ấn Độ, Pakixtan, Ápganixtan, Tátgikixtan, Udơbêkixtan, Cưrơgixtan, Nêpan, Butan, Bănglađét, Mông cổ, Mianma, Lào, Việt Nam, Campuchia, Inđônêxia, Yêmen, Triều Tiên, 
Nhóm các nước thu nhập trung bình dưới
 Trung Quốc, LB Nga (phần lãnh thố châu Á), Philippin, Xrilanca, Iran, Xiri, Irắc,..
Nhóm các nước thu nhập trung bình trên
 Arập Xêút, Ô Man, Thổ Nhĩ Kì, Ácmênia, Malaixia ,Hàn Quốc,..
Nhóm các nước thu nhập cao
Nhật Bản, Đài Loan, Cata, Côoét, Ixraen, Brunây,..
- Các nước có thu nhập cao tập trung ở khu vực Đông Á và khu vực Tây Nam Á.
- Các nước có mức thu nhập thấp tập trung nhiều ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á
- Số lượng các quốc gia có mức thu nhập thấp và dưới trung bình còn chiếm tỉ lệ cao => đời sống nhân dân các nước Châu Á còn nghèo khổ
b. Phân tích đặc điểm kinh tế các nước Châu Á
- Nước có thu nhập cao nhất ( Nhật Bản) có mức chênh lệch gấp 19 lần so với nước có mức thu nhập thấp nhất (Lào ) gấp Việt Nam 15,8 lần.
- Các quốc qia có mức thu nhập thấp nhưng lại có tỉ lệ tăng trưởng GDP cao => Dấu hiệu cho thấy nền kinh tế các nước châu Á nói chung và các nước TQ, VN, Lào, đang có những bước phát triển vượt bậc, rút ngắn khoảng chênh lệch giàu và cách nghèo.
- Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên, kinh tế và chính sách phát triển khác nhau=> trình độ phát triển KT-XH không đều.
- Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu của các nước thu nhập cao chiểm tỉ lệ thấp còn các nước có thu nhập thấp nông nghiệp lại chiếm tỉ lệ cao.
- Những nước có tỉ trọng giá trị công nghiệp cao nhất: Kuwait, Trung Quốc
d) Cách thực hiện:
a. Tìm hiểu mức thu nhập của các nước Châu Á
Bước 1: GV yêu cầu nhóm dựa vào hình 7 SGK/ 24 cho biết:
+ Có mấy nhóm nước phân theo mức thu nhập
- GV cung cấp thêm thông tin về căn cứ để phân chia mức thu nhập trên thế giới
- Mức thu nhập dưới 735 USD/ người/năm : thu nhập thấp.
- Từ 735 đến 2934 USD/ người/năm : thu nhập trung bình dưới .
- Từ 2935 đến 9075 USD/ người/năm : thu nhập trung bình trên .
- Trên 9075 USD/ người/năm : thu nhập cao.
+ Hãy thống kê tên các nước vào các nhóm có thu nhập như nhau theo bảng thống kê sau đây
Nhóm nước theo mức thu nhập
Tên các nước và vùng lãnh thổ
+ Cho biết số nước có thu nhập cao, thu nhập thấp tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?
+ Nhận xét mức thu nhập của phần lớn các nước châu Á như thế nào?
Bước 2: Học sinh các nhóm thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức và lưu ý thêm cho HS các nước gạch chân
b. Phân tích đặc điểm kinh tế các nước Châu Á
Bước 1: Yêu cầu HS quan sát bảng
Bảng 7.2. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội ở một số nước châu Á năm 2015
Quốc gia
Cơ cấu GDP (%)
Tốc độ tăng GDP (%)
GDP/người
(USD)
Mức thu nhập
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Nhật Bản
1,1
25,5
73,4
1,4
34524
Kuwait
2,0
50,7
47,3
0,6
29301
Hàn Quốc
2,3
38,0
59,7
2,8
27222
Malaysia
8,5
36,4
55,1
5,0
9768
Trung Quốc
8,9
40,9
50,2
6,9
8028
Lào
27,4
30,9
41,7
7,3
1818
Việt Nam
27,0
33,3
39,7
6,7
2190
Để thảo luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ sau :
- Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất? Thấp nhất? Mức thu nhập giữa hai nước chênh nhau khoảng bao nhiêu lần? Nếu so với Việt Nam thì có mức chênh lệch bao nhiêu? 
- Nhận xét gì về mức thu nhập giữa các nước và vùng lãnh thổ Châu Á?
- Nguyên nhân?
- Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu của các nước thu nhập cao khác các nước có thu nhập thấp ở chỗ nào?
- Những nước nào có tỉ trọng giá trị công nghiệp cao nhất?
Bước 2: Học sinh các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu
Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Liên hệ: Hiện nay nề KT Việt Nam có sự thay đổi ra sao? 
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức và lưu ý thêm cho HS 
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án theo sơ đồ
Trình độ phát triển KT –XH các nước Châu Á
Phát triển toàn diện nhất
Nước công nghiệp mới
Nước đang phát triển có tốc độ đô thị hóa nhanh
Thu nhập cao nhờ khai thác ,xk dầu khí
kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp
Nhật Bản
Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, 
Bru-nây; Cô-oét; Ả-rập-xê-út, 
Lào, Việt Nam, Cam puchia, 
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Điền thông tin vào các ô trống trong sơ đồ sau cho phù hợp nhất.
Bước 2: HS thảo luận trong 2 phút và đưa ra đáp án.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
Trình độ phát triển KT –XH các nước Châu Á
Phát triển toàn diện nhất
 .
 .
Thu nhập cao nhờ khai thác ,xk dầu khí
 .
 .
Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan
 .
Lan, 
 .
Lào, Việt Nam, Cam puchia, 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về kinh tế Châu Á 
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Viết 1 đoạn văn ngắn.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và viết 1 đoạn văn ngắn chứng minh Tại sao Nhật Bản là một nước cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh nhưng mức thu nhập của Nhật Bản cao nhất cũng là nước nước phát triển toàn diện và sớm nhất của châu Á.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_lop_8_bai_7_dac_diem_phat_trien_kinh_te_x.docx