Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản

Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản

Tiết 1 - Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ thế giới.

- So sánh được kích thước, địa hình của châu Á với các châu lục khác đã học.

- Trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.

2. Kĩ năng:

- Phân tích lược đồ “Vị trí địa lí của châu Á” trên địa cầu để thấy được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Á.

- Phân tích lược đồ “Địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á” để thấy được đặc điểm địa hình, sự phân bố khoáng sản trên lãnh thổ châu Á.

3. Thái độ:

- Có thái độ hưởng ứng, hăng hái và khám phá môn học.

- Đánh giá được tầm quan trọng của tự nhiên đối với phát triển KT-XH.

- Khoáng sản châu Á giàu có nhưng cần khai thác hợp lí và tiết kiệm.

 

docx 3 trang Phương Dung 5790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết 1 - Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN.
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ thế giới.
- So sánh được kích thước, địa hình của châu Á với các châu lục khác đã học.
- Trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.
2. Kĩ năng:
- Phân tích lược đồ “Vị trí địa lí của châu Á” trên địa cầu để thấy được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Á.
- Phân tích lược đồ “Địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á” để thấy được đặc điểm địa hình, sự phân bố khoáng sản trên lãnh thổ châu Á. 
3. Thái độ:
- Có thái độ hưởng ứng, hăng hái và khám phá môn học.
- Đánh giá được tầm quan trọng của tự nhiên đối với phát triển KT-XH.
- Khoáng sản châu Á giàu có nhưng cần khai thác hợp lí và tiết kiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
1. Học sinh: SGK và vở ghi. 
2. Giáo viên : powerpoint, bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ thế giới các châu lục, tranh ảnh về các vùng núi, cao nguyên của khu vực châu Á. 
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Phương pháp : Giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở.
- Kĩ thuật: đặt vấn đề, động não, KWL...
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 
3. Bài mới
* Hoạt động khởi động (3 phút)
- GV phát phiếu KWL, Hướng dẫn HS điền thông tin hiểu biết về châu Á trong cột K; Mong muốn tìm hiểu châu Á trong cột W. Cột L bỏ trống, điền sau khi học xong về châu Á. 
- HS làm việc trong 2 phút
- GV gọi nhanh các HS nêu thông tin, yêu cầu không lặp lại
- GV ghi nhanh thông tin lên bảng và vào bài mới.
* Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và kích thước của châu lục (10 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ H1.1 SGK-T4 và trả lời câu hỏi:
? Xác định vị trí địa lí của châu Á?
? Điểm cực Bắc và điểm cực Nam nằm trên vĩ độ nào?
+ Điểm cực Bắc: 77°44’B, điểm cực Nam: 1°16’B. 
? Giới hạn và tiếp giáp lãnh thổ của châu Á?
? Vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan và châu lục?
- HS xác định trên lược đồ, HS khác nhận xét.
- GV thao tác trên lược đồ để chuẩn kiến thức.
(Cực B: băng tuyết bao phủ quanh năm, cực N: trời nóng như đổ lửa).
- Dành cho HS khá, giỏi: 
?. Theo em, vì sao châu Á lại được gọi là châu lục có “nóc nhà của thế giới”?
Trả lời: 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm địa hình và khoáng sản. (20 phút)
- GV chia lớp thành 5 nhóm, hoàn thiện sơ đồ tư duy theo hướng dẫn của giáo viên. Yêu cầu các nhóm dựa vào lược đồ H1.2 – SGK, liệt kê rõ sự phân bố các dạng địa hình, tên các mỏ khoáng sản. Từ đó chỉ ra đặc điểm khái quát về địa hình, khoáng sản châu Á.
- HS thảo luận nhóm, thời gian 10 phút.
- GV bốc thăm ngẫu nhiên 2 nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
“Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi vì vậy chúng ta cần có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường”.
1. Vị trí địa lí và kích thước châu lục.
- Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu.
- Diện tích: 41,5 triệu km2 – là châu lục lớn nhất thế giới.
-Châu Á giáp với 3 đại dương ( Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương) và 2 châu lục ( châu Âu, châu Phi).
- Có chiều dài đông – tây là 9200km và chiều dài bắc – nam là 8500km.
=> Do lãnh thổ trải dài từ cực bắc đến xích đạo nên châu á có đầy đủ các đới khí hậu trên TĐ
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản.
a. Địa hình:
- Châu Á có hệ thống núi, sơn nguyên, cao nguyên đồ sộ, nhiều đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: 
+ Đông – Tây, hoặc gần đông – tây, 
+ Bắc – Nam hoặc gần Bắc – Nam. 
- Địa hình bị chia cắt phức tạp.
- Phân bố: các dãy núi sơn nguyên, cao nguyên tập trung ở trung tâm châu lục, các đồng bằng tập trung ở ven biển.
b. Khoáng sản:
- Có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng với trữ lượng lớn. Một số khoáng sản quan trọng : Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom 
- Phân bố : không đồng đều.
4. Củng cố (5 phút) 
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút) 
- Học sinh về nhà và làm bài tập. 
- Chuẩn bị bài 2: Khí hậu châu Á 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_lop_8_tiet_1_bai_1_vi_tri_dia_li_dia_hinh.docx