Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 34, Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam - Nguyễn Thị Bích Ngọc

Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 34, Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam - Nguyễn Thị Bích Ngọc

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Mô tả được đặc điểm khí hậu nước ta và giải thích nguyên nhân hình thành tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và tính chất đa dạng thất thường.

- Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích các bảng số liệu về khí hậu Việt Nam.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ, Atlat để trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần khí hậu

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích những hiện tượng thời tiết thường gặp trong cuộc sống.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Phát huy được thế mạnh tự nhiên vùng miền qua thành phần khí hậu nhằm khai thác tốt thế mạnh của loại tài nguyên đặc biệt này.

- Chăm chỉ: Phân tích được các đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam.

- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những khu vực chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của khí hậu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Lược đồ khí hậu Việt Nam

- Atlát Địa lí Việt Nam

 

docx 5 trang thucuc 6750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 34, Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam - Nguyễn Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:THCS Ba Trại
Tổ: Khoa học Xã hội
Ngày dạy: ........................
Họ và tên giáo viên
Nguyễn Thị Bích Ngọc.
TÊN BÀI DẠY:Tiết 34 – Bài 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Mô tả được đặc điểm khí hậu nước ta và giải thích nguyên nhân hình thành tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và tính chất đa dạng thất thường. 
- Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích các bảng số liệu về khí hậu Việt Nam. 
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ, Atlat để trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần khí hậu
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích những hiện tượng thời tiết thường gặp trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Phát huy được thế mạnh tự nhiên vùng miền qua thành phần khí hậu nhằm khai thác tốt thế mạnh của loại tài nguyên đặc biệt này.
- Chăm chỉ: Phân tích được các đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam.
- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những khu vực chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của khí hậu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Lược đồ khí hậu Việt Nam
- Atlát Địa lí Việt Nam
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS đọc 2 câu cao dao tục ngữ về thời tiết khí hậu nước ta
c) Sản phẩm:
HS phân tích được 2 câu ca dao tục ngữ theo cách hiểu của mình.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp 2 câu ca dao và tục ngữ: Yêu cầu HS cho biết qua câu thành ngữ và câu thơ sau đây phản ánh hiện tượng thời tiết gì ở nước ta?
“ Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.
Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật”
	“ Mồng chín tháng chín có mưa,
	Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.
	Mồng chín tháng chín không mưa,
	Thì con bán cả cày bừa đi buôn.”
Bước 2: HS trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.
Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án
Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm ( 17 phút)
a) Mục đích:
Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu VN .
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ khí hậu VN để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
I. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
- Nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Số giờ nắng trong năm cao ( 1400- 3000 giờ/ năm). Nhiệt năng lớn: 1 triệu Kilôcalo/m3 
- Nhiệt độ trung bình năm > 210C.
- Hướng gió : Mùa đông lạnh khô với gió mùa ĐB, mùa hạ nóng ẩm với gió mùa TN.
- Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500mm đến 2000mm /năm.
- Độ ẩm không khí trên 80%
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung thảo luận nhóm
* Nhóm 1, 4: 
- Nhiệt độ trung bình tại các địa điểm tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam.
=> Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới: 
+ Quanh năm nhận lượng nhiệt dồi dào.
+ Số giờ nắng trong năm cao từ 1400 -3000giờ.
+ Số Kcalo/m² : 1 triệu.
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 21 0C.
* Nhóm 2, 5: 
- Nước ta có 2 mùa gió. HS xác định hướng gió trên lược đồ: Gió mùa Đông Bắc và Tây Nam.
- Hai loại gió này có tính chất ngược nhau: Gió mùa đông bắc từ cao áp Xibia là gió từ lục địa tới nên lạnh và khô; Gió mùa TN từ biển thổi vào nên ẩm và mưa lớn
=> Nước ta có khí hậu gió mùa: Gió mùa mang lại lượng mưa lớn, độ ẩm cao vào mùa hè (gió mùa Tây Nam). vào mùa đông thời tiết lạnh khô (gió mùa Đông Bắc).
* Nhóm 3, 6:
- Lượng mưa trên toàn lãnh thổ nước ta: mưa nhiều và mưa theo mùa.
- Một số địa điểm có lượng mưa lớn: Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Huế, Hòn Ba. Những địa điểm này thường có mưa nhiều do nằm trên địa hình chắn gió.
=> Tính ẩm của khí hậu nước ta: Lượng mưa lớn 1500 -> 2000 mm/năm, độ ẩm không khí cao 80%. Các địa điểm nằm trên địa hình đón gió ẩm có lượng mưa cao.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ khí hậu VN, phân tích bảng số liệu và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:
* Nhóm 1, 4: 
- Nêu nhận xét về nhiệt độ trung bình tại các địa điểm từ Bắc vào Nam.
- Nhận xét sự thay đổi của biên độ nhiệt từ Bắc vào Nam.
=> Chứng minh khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới.
* Nhóm 2, 5: 
- Nước ta có mấy mùa gió? Xác định hướng gió.
- Vì sao hai loại gió này có tính chất ngược nhau.
=> Chứng minh nước ta có khí hậu gió mùa.
* Nhóm 3, 6:
- Nhận xét về lượng mưa trên toàn lãnh thổ nước ta.
- Kể tên một số địa điểm có lượng mưa lớn. Giải thích vì sao những địa điểm đó thường có mưa nhiều
=> Chứng minh tính ẩm của khí hậu nước ta.
Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất đa dạng và thất thường (13 phút)
a) Mục đích:
- Nhận biết được tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta.
- Biết thời tiết khí hậu của VN trong những năm gần đây có những diễn biến phức tạp và nguyên nhân của nó.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
II. Tính chất đa dạng và thất thường
- Phân hóa đa dạng: Theo không gian ( các miền, vùng, kiểu khí hậu). Theo thời gian (các mùa ).
- Biến đổi thất thường ( có năm rét sớm, có năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão )
c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi
- Sự phân hoá khí hậu theo không gian và thời gian: Theo không gian ( các miền, vùng, kiểu khí hậu). Theo thời gian (các mùa ).
- Hình thành các miền và vùng khí hậu có đặc điểm khí hậu khác nhau ở các mùa.
- Thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường do: vị trí địa lí và lãnh thổ, địa hình, gió mùa.
- Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc. Do tác động của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi:
- Sự phân hoá khí hậu theo không gian và thời gian?
- Hình thành các miền và vùng khí hậu có đặc điểm gì?
- Nhân tố nào làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường? 
- Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.
Miền khí hậu
Vị trí
Tính chất của khí hậu
Phía Bắc
Từ Hoành Sơn (180B) trở ra
Có mùa đông lạnh, ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt. Mùa hè nóng, mưa nhiều.
Đông Trường Sơn 
Từ Hoành Sơn (180B) ->Mũi Dinh (110B) 
Có mùa hè nóng, khô. 
Mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
Phía Nam
Nam Bộ và Tây Nguyên
Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa khô và một mùa mưa tương phản sâu sắc.
Biển Đông
Vùng Biển Đông
Mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập
Miền khí hậu
Vị trí
Tính chất của khí hậu
Phía Bắc
Từ Hoành Sơn (180B) trở ra
Đông Trường Sơn 
Từ Hoành Sơn (180B) -> Mũi Dinh (110B) 
Phía Nam
Nam Bộ và Tây Nguyên
Biển Đông
Vùng Biển Đông
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về đặc điểm khí hậu Việt Nam.
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Tìm kiếm sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm khoảng 5 câu tục ngữ, ca dao nói về khí hậu - thời tiết ở nước ta hoặc ở địa phương em. 
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_lop_8_tiet_34_bai_31_dac_diem_khi_hau_vie.docx