Giáo án môn Địa lý Lớp 8 - Chương trình cả năm (Theo công văn 5512)
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN CHÂU Á
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau bài học, HS biết được:
- Vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ.
- Đặc điểm về kích thước lãnh thổ của Châu Á.
- Đặc điểm địa hình và khoáng
sản của Châu Á.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng xác định vị trí, giới hạn châu Á.
- Củng cố phát triển kỹ năng, phân tích, so sánh các yếu tố địa lí trên bản đồ.
- Phát triển tư duy địa lý, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên.
3. Thái độ, hành vi:
- Có ý thức trách nhiệm và tham gia tích cực các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường sông và cảnh quan ở nước ta.
- Hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật và hiện tượng địa lí.
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế của khu vực.
- Tự hào độc lập dân tộc, yêu hòa bình.
- Tinh thần ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật và hiện tượng địa lí.
- Có thái độ ứng xử thích hợp với tự nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế - văn hóa của nhân loại.
Tuần 1 Tiết 1 BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN CHÂU Á I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học, HS biết được: - Vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ. - Đặc điểm về kích thước lãnh thổ của Châu Á. - Đặc điểm địa hình và khoáng sản của Châu Á. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng xác định vị trí, giới hạn châu Á. - Củng cố phát triển kỹ năng, phân tích, so sánh các yếu tố địa lí trên bản đồ. - Phát triển tư duy địa lý, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên. 3. Thái độ, hành vi: - Có ý thức trách nhiệm và tham gia tích cực các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường sông và cảnh quan ở nước ta. - Hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật và hiện tượng địa lí. - Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế của khu vực. - Tự hào độc lập dân tộc, yêu hòa bình. - Tinh thần ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật và hiện tượng địa lí. - Có thái độ ứng xử thích hợp với tự nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế - văn hóa của nhân loại. a. Năng lực chung : - Xác định vị trí, giới hạn của các yếu tố địa lý trên bản đồ tự nhiên châu Á. - Xác định được trên bản đồ các đối tượng địa lí và các kiểu khí hậu. Phân tích, so sánh các yếu tố trên bản đồ. - Xác định được các hệ thống sông và các cảnh quan trên bản đồ, giải thích được nguyên nhân phân bố của các cảnh quan. - Biết phân tích, so sánh, giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên. b. Năng lực chuyên biệt: - Biết quan sát tranh ảnh và bản đồ. - Nắm được mối quan hệ giữa vị trí địa lí, địa hình và khí hậu trong khu vực. - Biết quan sát tranh ảnh, xây dựng mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ tự nhiên thế giới. - Bản đồ tự nhiên châu Á. - Tranh ảnh về địa hình Châu Á. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Vào bài mới: GV giới thiệu bài mới: Chúng ta đã cùng tìm hiểu thiên nhiên, kinh tế - xã hội châu Phi, châu Mĩ, châu Nam Cực, châu Đại Dương qua chương trình địa lí lớp 7. Sang phần I Địa lí lớp 8, chúng ta sẽ được tìm hiểu thiên nhiên và con người ở châu Á – châu lục rộng lớn nhất, có lịch sử phát triển lâu đời nhất và cũng là "quê hương" của chúng ta. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về "vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á". Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HĐ1: Cá nhân Hướng dẫn HS quan sát bản đồ 1.1 CH: Châu Á thuộc bộ phận của lục địa nào? CH: Diện tích của Châu Á là bao nhiêu? So sánh với diện tích của các châu lục khác? CH: Xác định điểm cực Bắc, cực Nam trên bản đồ kể cả phần đảo? CH: Phần đất liền châu Á nằm trên vĩ độ địa lí nào? 1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục. - Ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á – Âu. - Diện tích 44,4 tr km2 ( kể cả đảo), là châu lục có diện tích lớn nhất thế giới. - Trải rộng từ vùng xích đạo đến vùng cực Bắc. Là châu lục rộng lớn nhất thế giới. - Điểm cực Bắc: Mũi Sê liu Xkin 77o 44’ B - Điểm cực Đông: Mũi Điêgiônép 169o 40’(giáp eo Bêring) - Điểm cực Tây: Mũi Bala: 26010’Đ (Tây bán đảo Tiểu Á) - Điểm cực Nam: Mũi Piai 1o16’ B (Nam bán đảo Ma lắc ca) CH: Quan sát hình 1.1 cho biết châu Á tiếp giáp với châu lục nào? Đại Dương nào? CH: Châu Á nằm ở bán cầu nào? Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, từ Tây sang Đông bao nhiêu km? - Nơi rộng nhất theo chiều từ Tây sang Đông 9200 km và từ Bắc xuống Nam 8500 km. - Diện tích chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên Trái Đất. - GV giới thiệu thêm điểm xa nhất ở phía nam kể cả đảo là mũi Pa ma na trên đảo thuộc In đônê xia. CH: Đường xích đạo, chí tuyến và vòng cực nằm ở vị trí nào của châu lục? CH: Bờ biển châu Á có đặc điểm gì, so sánh với châu Phi, châu Âu Chuyển ý: Với vị trí địa lí kích thước lãnh thổ châu Á có ý nghĩa rất sâu sắc làm phân hoá cảnh quan HĐ 2: Nhóm HS quan sát lược đồ 1.2 - Nhóm 1, 2, 5: + Tìm đọc tên các dãy núi chính, sơn nguyên, đồng bằng lớn? Phân bố + Cho biết các sông chính chảy trên những đồng bằng lớn. (Sông dài nhất là Trường Giang 6300km) - Nhóm 3, 4, 6: + Xác định hướng chính của núi? Nhận xét sự phân bố các núi, sơn nguyên, đồng bằng trên bề mặt lãnh thổ? + Nhận xét chung về đặc điểm địa hình châu Á? Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Chuẩn xác kiến thức trên bản đồ treo tường. CH: Dãy núi nào cao nhất châu Á? Phân bố? - GV giải thích từ sơn nguyên, cao nguyên HĐ 3: Cá nhân CH: Quan sát hình 1.2 cho biết CH: Các lọai khoáng sản chính của Châu Á? Phân bố ở đâu? CH: Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở những khu vực nào? CH: Việt Nam có các loại khoáng sản nào? 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản a) Địa hình: - Có nhiều dãy núi chạy theo 2 hướng chính đông – tây và bắc – nam, sơn nguyên cao, đồ sộ, tập trung ở trung tâm lục địa - Nhiều đồng bằng rộng phân bố ở rìa lục địa. - Nhìn chung, địa hình chia cắt phức tạp. b) Khoáng sản: Có nhiều khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, các kim loại màu, 4. Củng cố: a. Phiếu học tập b. Hãy đánh dấu (X) vào các ý sau: Đặc điểm chính của địa hình Châu Á - Châu Á có nhiều núi, sơn nguyên cao, đồ sộ, đồng bằng rộng lớn nhất thế giới. - Các dãy núi Châu Á chạy theo hướng chính Đ – T hoặc B -N - Núi và sơn nguyên tập trung ở vùng trung tâm, trên núi có băng hà vĩnh viễn. - Trên các dãy núi cao có băng hà bao phủ quanh năm. 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập bản đồ, xem trước bài 2. 6. Rút kinh nghiệm: Tuần 2 Tiết 2 BÀI 2: KHÍ HẬU CHÂU Á I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học, HS biết được: - Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á. - Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á. 2. Kỹ năng: - Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu với vị trí địa lí và địa hình của châu Á. - Xác định trên bản đồ các đới và các kiểu khí hậu của châu Á. - Củng cố phát triển kỹ năng, phân tích, so sánh các yếu tố trên bản đồ. - Phát triển tư duy địa lý, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên. 3. Thái độ, hành vi: Biết ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất và sinh hoạt của châu lục và khu vực nơi mình sinh sống. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ tự nhiên châu Á. - Lược đồ các đới khí hậu châu Á. - Các biểu đồ phóng to. - Tranh ảnh minh họa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định: 2. KTBC: - Xác định vị trí địa lý châu Á trên bản đồ ? - Địa hình châu Á có đặc điểm gì nổi bật ? 3. Bài mới: Vào bài: Với vị trí địa lí, kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp đã ảnh hưởng đến sự phân hoá và tính chất lục địa của khí hậu châu Á. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề trên. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HĐ1: Cá nhân Quan sát H2.1 cho biết: CH: Dọc theo kinh tuyến 800Đ từ vùng cực đến xích đạo có những đới khí hậu gì? - Mỗi đới nằm ở khoảng vĩ độ bao nhiêu? - Tại sao khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau? (- Đới khí hậu cực và cận cực nằm trong khoảng từ vòng cực B đến cực B. - Đới khí hậu ôn đới nằm trong khoảng từ 40o B đến VCB. - Đới khí hậu cận nhiệt đới nằm trong khoảng từ CTB đến 40oB. 1. Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng: - Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau. - Đới khí hậu nhiệt đới nằm trong khoảng từ CTB đến 5oN.) CH: Quan sát H2.1 em hãy xác định các đới có nhiều kiểu khí hậu. Đọc tên các kiểu khí hậu thuộc những đới đó. - HS lên bảng xác định trên bản đồ khí hậu châu Á các đới có nhiều kiểu khí hậu. CH: Tại sao khí hậu châu Á có sự phân hoá thành nhiều đới và nhiều kiểu? CH: Xác định các kiểu khí hậu thay đổi từ vùng duyên hải vào nội địa? (Ven biển có kiểu khí hậu hải dương, vùng nội địa có khí hậu lục địa khô hạn) - HS thấy được ảnh hưởng của lục địa và đại dương đến sự thay đổi khí hậu. - GV bổ sung thông tin về các đới khí hậu: ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới. - HS vẽ sơ đồ hệ thống lại các đới và các kiểu khí hậu châu Á. HĐ2: Nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm và tiến hành cho các nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút. CH: Quan sát hình 2.1, kết hợp 3 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa SGK trang 9 và những kiến thức đã học hãy: - Xác định những địa điểm trên nằm trong các kiểu khí hậu nào ? - Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa. - Giải thích nguyên nhân. - VN nằm trong đới khí hậu nào ? Kiểu khí hậu nào ? Địa điểm Kiểu khí hậu Nhiệt độ LM Đặc điểm KH Ng. nhân Y-an-gun E-ri-at U-lan Ba-to - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cosÐ. - GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. - Nguyên nhân: Do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa... 2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa: a. Các kiểu khí hậu gió mùa: - Đặc điểm: Một năm có 2 mùa: + Mùa đông khô, lạnh, ít mưa. + Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều. - Phân bố: + Gió mùa nhiệt đới: Nam Á và Đông Nam Á. + Gió mùa cận nhiệt và ôn đới ở Đông Á. b. Các kiểu khí hậu lục địa: - Đặc điểm: + Mùa đông khô và lạnh. + Mùa hạ khô, nóng. - Phân bố: chủ yếu ở vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. 4. Củng cố: Câu 1: Yếu tố nào tạo nên sự đa dạng của khí hậu châu Á ? a. Do Châu Á có diện tích rộng lớn. b. Địa hình Châu Á cao, đồ sộ. c. Vị trí Châu Á trải dài qua nhiều vĩ độ. d. Châu Á nằm giữa 3 đại dương lớn. Câu 2: Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy? Câu 3: Hoàn thành phiếu học tập sau: Các kiểu khí hậu Mùa đông Mùa hè Phân bố Các kiểu KH gió mùa Các kiểu KH lục địa 5. Dặn dò: - Làm bài tập 1, SGK trang 9. - Xem trước bài 3. 6. Rút kinh nghiệm: Tuần 3 Tiết 3 BÀI 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học, HS biết được: - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. - Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn. - Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan. - Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội. 2. Kỹ năng: - Biết sử dụng bản đồ để tìm đặc điểm sông ngòi và cảnh quan châu Á. - Rèn kỹ năng chỉ bản đồ, phân tích, so sánh các yếu tố trên bản đồ. - Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu, địa hình với sông ngòi và các yếu tố tự nhiên khác với kinh tế. - Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh, xây dựng mối liên hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên trong khu vực. 3. Thái độ, hành vi: Biết ảnh hưởng của tự nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của châu lục và khu vực nơi mình sinh sống. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ tự nhiên châu Á. - Hình 3.1 phóng to. - Tranh ảnh minh họa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. KTBC: - Châu Á có các đới khí hậu nào? Giải thích sự phân hóa khí hậu từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây của châu Á? - Nêu đặc điểm kiểu khí hậu gió mùa, khí hậu lục địa và khu vực phân bố của chúng. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HĐ1: Nhóm - cá nhân CH: Quan sát bản đồ tự nhiên Châu Á (hình 1.2) cho biết: - Em có nhận xét gì về mạng lưới sông ngòi ở Châu Á. (Châu Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc, có nhiều sông lớn) - Các sông lớn Bắc Á, Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và Đại Dương nào ? (Bắt nguồn từ vùng núi phía Nam, chảy theo hướng Nam - Bắc và đổ vào Bắc Băng Dương) - Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào? Chảy qua những nước nào? (Bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, chảy qua lãnh thổ của Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và đổ ra biển Đông ở Việt Nam) - GV yêu cầu HS xác định trên bản đồ tự nhiên châu Á một số hệ thống sông lớn. - GV cho HS hoạt động theo nhóm trong thời gian 3 phút. Nhóm 1, 2: Nhận xét về sông ngòi ở Bắc Á : - Quan sát hình 1.2 và 2.1 hãy cho biết sông Ô-bi chảy theo hướng nào và qua các đới khí hậu nào? Tại sao về mùa xuân vùng trung lưu và hạ lưu sông ô bi lại có lũ băng lớn? - Đặc điểm này giống với những sông ở châu lục nào? ( Bắc Âu) Nhóm 3, 4: Nhận xét về sông ngòi ở khu vực châu Á gió mùa (Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á). Nhóm 5, 6: Nhận xét về sông ngòi ở Tây Nam Á & Trung Á, Tại sao lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm ? (Do không nhận thêm nước, lượng bốc hơi lớn và ngấm thành sông chết) - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các HS còn lại theo dõi và nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. 1. Đặc điểm sông ngòi: - Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà,Trường Giang, Mê Công, Ấn, ) nhưng phân bố không đều. - Chế độ nước khá phức tạp. Có 3 hệ thống sông lớn: + Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. + Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa. + Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan. CH: Theo em chế độ nước của sông phụ thuộc vào những yếu tố nào? (- Mưa: mưa nhiều sông đầy nước. - Nhiệt: Vùng khí hậu lạnh mưa ít nhưng sông đầy nước vì lượng bốc hơi kém, mùa đông nước đóng băng.) - GV yêu cầu HS xác định trên bản đồ một số hồ lớn: Hồ nước mặn, nước lợ hồ Bai Can, hồ chết (Biển Chết)... CH: Hãy cho biết giá trị sông hồ của châu Á. - GV Giới thiệu cho HS một số nhà máy thuỷ điện lớn của Bắc Á và liên hệ với hệ thống sông ngòi ở Việt Nam. HĐ2: Cá nhân CH: Quan sát H3.1 Châu Á có các đới cảnh quan tự nhiên nào? - GV yêu cầu HS xác định trên lược đồ các đới cảnh quan ở châu Á. CH: Dọc theo kinh tuyến 800Đ từ Bắc xuống Nam có các đới cảnh quan nào? CH: Dọc theo vĩ tuyến 400B từ Tây sang có các đới cảnh quan nào? CH: Kể tên các đới cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn. CH: Kể tên các đới cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới. CH: Cảnh quan nào chiếm diện tích lớn nhất? Phân bố ở đâu? CH: Giải thích các nguyên nhân hình thành nên các đới cảnh quan đó? CH: Các đới cảnh quan đó hiện nay như thế nào? ( Nhiều đới cảnh quan bị khai phá thành nơi trồng trọt, hình thành các cảnh quan nông nghiệp ) CH: Việt Nam ở cảnh quan khí hậu nào? (Rừng nhiệt đới ẩm) HĐ 3 : Nhóm /cặp CH: Những thuận lợi của tự nhiên đối với đời sống và sản xuất? (Nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú: tài nguyên đất, khí hậu, thực vật, rừng, nước , khoáng sản trữ lượng lớn ) CH: Những khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và sản xuất? (Động đất, núi lửa, cháy rừng, bão, lũ quét..) - GV giúp HS liên hệ ở Việt Nam. - Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 2. Các đới cảnh quan tự nhiên: - Cảnh quan phân hoá rất đa dạng với nhiều loại: + Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia). + Rừng cận nhiệt ở Đông Á + Rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. + Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao. - Nguyên nhân của sự phân bố một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu 3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á: a. Thuận lợi: - Nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, trữ lượng lớn (than, dầu khí, sắt ). - Thiên nhiên đa dạng. b. Khó khăn: - Địa hình núi cao hiểm trở. Khí hậu khắc nghiệt. - Thiên tai bất thường: Núi lửa động đất, bão lụt 4. Củng cố: - Trình bày đặc điểm của sông ngòi châu Á. - Phân tích mối quan hệ giữa tự nhiên và khí hậu châu Á? 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài 4. 6. Rút kinh nghiệm: Tuần 4 Tiết 4 BÀI 4: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa ở châu Á. - Tìm hiểu nội dung của các loại bản đồ mới, bản đồ phân bố khí áp và hướng gió. 2. Kỹ năng: Nắm được kĩ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên lược đồ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Hình 4.1 và 4.2 phóng to. - Bảng phụ. - Phiếu học tập. - Tranh ảnh minh họa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. KTBC: - Khí hậu Châu Á phổ biến là kiểu khí hậu gì? Nêu đặc điểm và địa bàn phân bố các kiểu khí hậu đó? - Khí hậu và địa hình Châu Á ảnh hưởng đến sông ngòi như thế nào? 3. Bài mới: HĐ1: Cá nhân - Qua bản đồ khí hậu Châu Á giới thiệu các khối khí trên bề mặt Trái Đất, cho học sinh xác định lại vị trí các khu vực địa hình (3 khu vực quan trọng: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á). - Để biểu hiện khí áp trên bản đồ người ta thể hiện bằng cách nào? Đường đẳng áp là gì? (Đường nối các điểm có cùng trị số khí áp) - Trị số của đường đẳng áp trung bình? (1030 mb). (Trị số đường đẳng áp thấp dần từ ngoài vào trong là khu vực áp thấp, trị số đường đẳng áp cao dần từ ngoài vào trong là khu vực áp cao) HĐ 2: Cá nhân - Quan sát lược đồ hình 4.1, xác định các trung tâm khí áp cao và thấp trên bản đồ? - Đọc tên các trung tâm khí áp đó. - Quan sát lược đồ hình 4.2, xác định các trung tâm khí áp cao và thấp trên bản đồ? - Đọc tên các trung tâm khí áp đó. HĐ 3: Nhóm - GV chia lớp ra thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 - 5 HS), tiến hành thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP Mùa Khu vực Hướng gió chính Từ áp cao .. đến áp thấp Mùa đông Đông Á . . . . Đông Nam Á . . . . Nam Á . . . . Mùa hạ Đông Á . . . . Đông Nam Á . . . . Nam Á . . . CH: Sự khác nhau cơ bản của 2 loại gió về nguồn gốc dẫn đến tính chất khác nhau của 2 loại gió này như thế nào? - Ảnh hưởng của 2 loại gió này đến đời sống sản xuất và sinh họat của người dân Việt Nam? - Giáo viên cho học sinh báo cáo theo nhóm và tổng kết, chuẩn kiến thức. Mùa Khu vực Hướng gió chính Thổi từ cao áp đến áp thấp Đông (T1 ) Đông Á Tây Bắc Cao áp Xibia đến áp thấp Aleut Đông Nam Á Đông Bắc hoặc Bắc Cao áp Xibia đến ápthấp xích đạo Nam Á Đông Bắc Cao áp Xibia đến áp thấp xích đạo Hạ ( T7 ) Đông Á Đông Nam Cao áp Haoai đến áp thấp lục địa Đông Nam Á Tây Nam hoặc Nam Cao áp Nam xích đạo đến áp thấp lục địa Nam Á Tây Nam Cao áp Nam xích đạo đến áp thấp IRan 4. Củng cố: 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài 5 6. Rút kinh nghiệm: Tuần 5 Tiết 5 BÀI 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – XÃ HỘI CHÂU Á I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học, HS biết được: - Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á. - Đặc điểm tình hình phân bố dân cư và các thành phố lớn ở Châu Á. - Hiểu được ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến sự phân bố dân cư và đô thị ở Châu Á. 2. Kỹ năng: - Phân tích, so sánh các số liệu về dân số giữa các châu lục để thấy rõ sự gia tăng dân số. - Quan sát tranh ảnh và phân tích lược đồ để hiểu được địa bàn sinh sống các chủng tộc và sự phân bố các tôn giáo lớn. - Kỹ năng, phân tích bản đồ phân bố dân cư và các đô thị châu Á. Mối quan hệ đặc điểm phân bố dân cư và tự nhiên. - Rèn kỹ năng xác định, nhận biết vị trí các quốc gia, các thành phố lớn ở châu Á. - Rèn kỹ năng, phân tích bảng số liệu, bản đồ kinh tế xã hội. - Kỹ năng vẽ biểu đồ kinh tế, thu thập thông tin. 3. Thái độ, hành vi: - Giáo dục sự bình đẳng của các dân tộc trên thế giới. - Biết được sự khó khăn của nước ta trong tình hình hiện nay. - Tôn trọng các thành quả kinh tế - văn hóa của nhân loại. - Hiểu được mối quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực. - Hiểu được sự tác động tích cực và tiêu cực của dân số đến sự phát triển kinh tế của khu vực. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Biết phân tích, so sánh các số liệu về dân số giữa các châu lục và các quốc gia trên thế giới. Xác định được sự phân bố dân cư và các tôn giáo lớn trên bản đồ. - Phân tích bản đồ phân bố dân cư và các đô thị trên thế giới. Giải thích được nguyên nhân phân bố dân cư trên thế giới. - Phân tích các yếu tố tự nhiên trên bản đồ, phân tích bảng thống kê về dân số, kinh tế, củng cố kỹ năng phân tích, đọc bản đồ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ các nước Châu Á. - Bảng số liệu. - Tranh ảnh minh họa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Cá nhân CH: Đọc bảng 5.1 và nêu nhận xét: - Số dân châu Á so với châu lục khác? - Số dân châu Á chiếm bao nhiêu %số dân thế giới? - Diện tích châu Á chiếm bao nhiêu% diện tích thế giới ? (23,4%) CH: Cho biết nguyên nhân của sự tập trung dân cư đông ở châu Á? (Châu Á có nhiều điều kiện thuận lợi: - Nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên cần nhiều nhân lực - Kinh tế phát triển, lịch sử phát triển từ lâu đời.) Hoạt động 2: Cặp đôi CH: Dựa vào số liệu bảng 5.1: - Tính mức gia tăng tương đối dân số các châu lục và thế giới trong 50 năm (từ 1950 (100%) đến 2000). - GV: Hướng dẫn cách tính cụ thể. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả tính vào bảng sau: (làm tròn) Châu Mức tăng dân số 1950-2000 (%) Á 262,6 ÂU 133,0 Đại Dương 233,8 Mĩ 244,5 Phi 354,7 Toàn thế giới 240,1 CH: Nhận xét mức độ tăng dân số của châu Á so với các châu lục khác và thế giới. (Mức độ gia tăng dân số của châu Á đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau châu Phi và cao hơn so với mức tăng của thế giới) CH: Dựa vào bảng 5.1, cho biết tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu khác và thế giới? (Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á đã giảm, ngang mức trung bình của thế giới là 1,3% ) CH: Do nguyên nhân nào từ một châu lục đông dân nhất mà hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể? (Do thực hiện chặt chẽ chính sách dân số, do quá trình phát triển công nghiệp hoá và đô thị hoá ở các nước đông dân của châu Á như: TQ, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan . nên tỉ lệ gia tăng dân số giảm đáng kể.) - Liên hệ với chính sách dân số ở Việt Nam. (Ở Việt Nam, nhà nước ta khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con, “Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ”) Hoạt động 3: Cặp đôi/ Cá nhân CH: Quan sát hình 5.1 và cho biết: - Châu Á có những chủng tộc nào sinh sống? - Xác định địa bàn phân bố chủ yếu của các chủng tộc đó? - Dân cư châu Á phần lớn thuộc chủng tộc nào? Nhắc lại đặc điểm ngoại hình của chủng tộc đó? (Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it và Môn-gô-lô-it) - So sánh các thành phần chủng tộc của châu Á và châu Âu? (Đa dạng và phức tạp hơn châu Âu) - GV mở rộng kiến thức: Người Môngôlôit chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng số dân cư châu Á, được chia thành 2 tiểu chủng khác nhau: + Một nhánh Môngôlôit phương bắc gồm người: Xibia (người Exkimô, Iacút), Mông cổ, Mãn châu, Nhật Bản , Trung Quốc, Triều Tiên. + Một nhánh Môngôlôit phương nam gồm người: ĐNÁ, Nam TQ, tiểu chủng này hỗn hợp với đại chủng Oxtralôit nên màu da vàng sẫm, môi dày, mũi rộng Hoạt động 4: nhóm - GV: Giới thiệu tóm tắt: + Nhu cầu đối với sự xuất hiện tôn giáo của con người trong quá trình phát triển xã hội loài người. + Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, châu Á là cái nôi của 4 tôn giáo có tín đồ đông nhất thế giới hiện nay. CH: Hãy kể tên các tôn giáo lớn được hình thành ở châu Á. (Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Ấn Độ giáo) - Giáo viên cho HS thảo luận nhóm trong thời gian ê phút. CH: Dựa vào hiểu biết, kết hợp quan sát các ảnh hình 2 trình bày: + Địa điểm ra đời 4 tôn giáo lớn ở châu Á? + Thời điểm ra đời các tôn giáo lớn ở châu Á? + Thần linh được tôn thờ của các tôn giáo ? + Khu vực phân bố chủ yếu ở châu Á ? - Mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu một tôn giáo lớn. - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, các HS còn lại theo dõi và bổ sung (nếu có). - GV chuẩn kiến thức. 1.Một châu lục đông dân nhất thế giới: - Dân số đông, tăng nhanh. - Mật độ dân cư cao, phân bố không đều. - Chiếm 61% số dân thế giới. - Hiện nay do thực hiện chặt chẽ chính sách dân số do sự phát triển công nghiệp hoá và đô thị hoá ở các nước đông dân, nên tỉ lệ gia tăng dân số châu Á giảm. 2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc: - Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it và số ít Ô-xtra-lô-it. - Các chủng tộc chung sống bình đẳng trong hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. 3. Nơi ra đời của các tôn giáo: - Văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo (các tôn giáo lớn như: Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo). - Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn. Tôn giáo Địa điểm ra đời Thời Gian ra đời Thần linh được tôn thờ Khu vực phân bố chính ở châu Á Ấn Độ giáo Ấn Độ 2500 Tr. CN Đấng tối cao Bà La Môn Ấn Độ Phật Giáo Ấn Độ TK VI Tr. CN Phật Thích Ca ĐNÁ, Đông Á Thiên Chúa Giáo Palextin (bet-lê hem) Đầu CN Chúa Giêsu Philippin Hồi Giáo Méc –ca (Arập Xê út) TK VII sau CN Thánh A-la Nam Á, Inđônêxia Malaixia CH: Vai trò tích cực của tôn giáo? (Các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác) CH: Mặt tiêu cực của tôn giáo? (Không thích sự sáng tạo, khuyên con người nên an phận, chấp nhận hoàn cảnh không có ý chí đấu tranh) 4. Củng cố: - Vì sao dân số châu Á đông? Năm 2002 dân số châu Á đứng hàng thứ mấy trong các châu lục? - Nguyên nhân nào làm mức độ gia tăng dân số ở châu Á đạt mức TB của thế giới? 5. Dặn dò: - Làm BT2: Nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo bảng số liệu SGK. - Xem trước bài 6. 6. Rút kinh nghiệm: Tuần 6 Tiết 6 BÀI 6: THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học, HS biết được: - Củng cố kiến thức về phân bố dân cư Châu Á. - Mối quan hệ giữa tự nhiên với phân bố dân cư. 2. Kỹ năng: - Xác định vị trí của các thành phố lớn đông dân của Châu Á. Những nơi tập trung đông dân, nơi thưa dân. - Phân tích bản đồ dân cư Châu Á, bản đồ tự nhiên Châu Á, tìm mối quan hệ địa lí giữa dân cư và tự nhiên, giải thích sự phân bố đó. 3. Thái độ, hành vi: Thích thú với những công trình lớn, các thành phố lớn của châu Á. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ, tranh vẽ. - Giáo dục KNS: Tư duy, giao tiếp. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ tự nhiên và dân cư Châu Á. - Các ảnh địa lí về các thành phố lớn đông dân ở Châu Á.. - Bảng số liệu thống kê. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định: 2. KTBC: - Cho biết nguyên nhân của sự tập trung đông dân ở Châu Á? - Hãy cho biết các yếu tố tự nhiên thường ảnh hưởng đến phân bố dân cư và đô thị ở Châu Á? 3. Bài mới: Vào bài: Là châu lục rộng lớn nhất so với các châu lục khác, châu Á có đặc điểm phân bố dân cư như thế nào sự đa dạng và phức tạp của thiên nhiên có ảnh hưởng gì tới dự phân bố dân cư và đô thị ? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề trên. Nhiệm vụ bài thực hành: - Phân tích lược đồ, bản đồ để nhận biết đặc điểm phân bố dân cư châu Á. - Phân tích lược đồ, bản đồ để nhận biết một số thành phố lớn châu Á. I. Phân bố dân cư châu Á: HĐ 1: Nhóm CH: Quan sát hình 6.1: Nhận biết các khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao? Giải thích sự phân bố? Mật độ dân số Phân bố Diện tích Đặc điểm tự nhiên Dưới 1 người /km2 Bắc LB Nga, Tây Trung Quốc, Arập xêut,Apgani Xtan, Pakixtan. Diện tích lớn nhất. - Khí hậu rất lạnh, khô. - Địa hình rất cao. Đồ sộ, hiểm trở. - Mạng lưới sông thưa. 1 – 50 người /km2 Nam LB Nga, phần lớn đảo Trung Ấn, khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, IRan. Diện tích tương đối. - Khí hậu ôn đới lục địa và nhiệt đới khô. - Địa hình đồi núi, cao nguyên cao. - Mạng lưới sông thưa. 51 – 100 người/km2 Ven Địa Trung hải, Trung tâm Ấn Độ. Một số đảo ở Indônêxia. Diện tích nhỏ. - Khí hậu ôn hoà, có mưa. - Địa hình đồi núi thấp. - Lưu vực các sông lớn. Trên 100 người/km2 Ven biển Nhật Bản, Đông Trung quốc , ven biển Việt Nam, Nam Thái Lan, ven biển Ấn Độ, một số đảo nhỏ ở In-đô-nê-xi-a Diện tích rất nhỏ. - Khí hậu ôn đới hải dương, nhiệt đới gió mùa. - Địa hình đồng bằng châu thổ ven biển rộng. - Mạng lưới sông dày, nhiều nước. - Khai thác lâu đời HĐ 2: Cá nhân CH: Quan sát hình 6.1: Kể tên các thành phố lớn của châu Á và xác định vị trí của các thành phố đó trên bản đồ. - GV cho 1 học sinh đọc tên và 1 học sinh điền vào bản đồ câm. CH: Cho biết các thành phố lớn ở Châu Á tập trung ở những khu vực nào? Vì sao lại có sự phân bố đó? (- Các thành phố lớn ở châu Á thường tập trung ở các đồng bằng, vùng ven biển và hạ lưu các sông lớn. - Nguyên nhân: Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển, lịch sử khai thác lâu đời ) 4. Củng cố: Cho học sinh xác định lại vị trí của các thành phố lớn ở châu Á trên bản đồ. 5. Dặn dò: Xem trước bài 7. 6. Rút kinh nghiệm: Tuần 7 Tiết 7 BÀI 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học, HS biết được: - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước Châu Á: Có sự biến đổi mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước và các vùng lãnh thổ châu Á. 2. Kỹ năng: Phân tích bảng số liệu, lược đồ các quốc gia và vùn lãnh thổ châu Á theo mức thu nhập.(2002), 3. Thái độ, hành vi: Ý thức phấn đấu phát triển, xây dựng kinh tế nước nhà ngày cáng phát triển (phấn đấu học tập..) 4. Định hướng phát triển năng lực: - Học tập thực tế, sử dụng bản đồ. - Giáo dục KNS: Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ kinh tế Châu Á. - Tranh ảnh một số trung tâm kinh tế lớn ở Châu Á. - Bảng số liệu thống kê một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các nước Châu Á. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. KTBC: ( không ) 3
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_dia_ly_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_theo_cong_van_5.doc