Giáo án môn Hóa học Khối 8 - Tiết 60-65: Dung dịch
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực:
- Năng lực đặc thù:
+ Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, chất tan và dung dịch. Phân biệt được dung môi, chất tan và dung dịch.
+ Thực hiện được thí nghiệm để biết dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa.
+ Trình bày được các biện pháp để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.
+ Tiến hành được thí nghiệm để phân biệt được chất tan và chất không tan (hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất).
+ Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước.
+ Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan trong nước của chất rắn và chất khí.
+ Nêu được định nghĩa nồng độ phần trăm, nồng độ mol của dung dịch. Viết được biểu thức tính.
+ Xác định được dung dịch, chất tan, dung môi trong các trường hợp cụ thể.
+ Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm.
+ Tính được nồng độ nồng độ phần trăm, nồng độ mol theo công thức.
+ Giải bài toán tính theo PTHH có sử dụng C%, CM.
+ Tính toán được lượng chất cần lấy để pha chế một dung dịch cụ thể có nồng độ cho trước.
+ Thực hiện được thí nghiệm pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước.
+ Vận dụng kiến thức dung dịch bão hòa và chưa bão hòa để giải thích hiện tượng trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
TIẾT 60, 61, 62, 63, 64, 65: CHỦ ĐỀ: DUNG DỊCH (6 tiết) NỘI DUNG KIẾN THỨC: I. Dung dịch. 1. Dung môi. Chất tan. Dung dịch. 2. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa. 3. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn xảy ra nhanh hơn. II. Độ tan của một chất trong nước 1. Chất tan và chất không tan. 2. Độ tan của một chất trong nước. III. Nồng độ dung dịch. 1. Nồng độ phần trăm. 2, Nồng độ mol. IV. Pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước. I. MỤC TIÊU 1. Năng lực: - Năng lực đặc thù: + Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, chất tan và dung dịch. Phân biệt được dung môi, chất tan và dung dịch. + Thực hiện được thí nghiệm để biết dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa. + Trình bày được các biện pháp để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn. + Tiến hành được thí nghiệm để phân biệt được chất tan và chất không tan (hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất). + Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước. + Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan trong nước của chất rắn và chất khí. + Nêu được định nghĩa nồng độ phần trăm, nồng độ mol của dung dịch. Viết được biểu thức tính. + Xác định được dung dịch, chất tan, dung môi trong các trường hợp cụ thể. + Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm. + Tính được nồng độ nồng độ phần trăm, nồng độ mol theo công thức. + Giải bài toán tính theo PTHH có sử dụng C%, CM. + Tính toán được lượng chất cần lấy để pha chế một dung dịch cụ thể có nồng độ cho trước. + Thực hiện được thí nghiệm pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước. + Vận dụng kiến thức dung dịch bão hòa và chưa bão hòa để giải thích hiện tượng trong thực tế cuộc sống. - Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU *Giáo viên: - Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt (8 chiếc); Kiềng sắt có lưới amiang (4 chiếc); Đèn cồn (4 chiếc); Đũa thuỷ tinh (4 chiếc); ống đong (4 cái). - Hoá chất: Nước, đường, dầu hoả, dầu ăn, CuSO4, NaCl. - PHT. - Máy tính, máy chiếu. * Học sinh: Diêm, nước sạch. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề * Mục tiêu - Hoạt động này nhằm huy động được một số kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có của bản thân về hiện tượng có trong thực tiễn để kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. * Nội dung hoạt động: Dựa vào hiện tượng có trong thực tiễn, HS trả lời các câu hỏi có trong PHT số 1. * Sản phẩm học tập: PHT số1, HS trình bày. * Tổ chức hoạt động: - GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu cá nhân học sinh liên hệ kiến thức thực tế, trả lời câu hỏi trong PHT số 1 trong thời gian 3 phút. PHIẾU HỌC TẠP SỐ 1 1. Trong muối ăn có lẫn cát, làm thế nào để tách cát ra khỏi muối ăn? 2. Từ nước muối, làm thế nào để lấy được muối? 3. Cho các chất: Đá vôi (CaCO3), cát trắng (SiO2), muối ăn (NaCl), đường ăn (C12H22O11), rượu (C2H5OH). Hỏi: Chất nào tan trong nước, chất nào không tan trong nước. 4. Quan sát các hình ảnh sau đây: Trên nhãn các thùng có ghi: Dung dịch HCl 32%, dung dịch H2SO4 98%. Những con số đó có ý nghĩa gì? - HS thực hiện NV: Cá nhân HS trả lời câu hỏi vào PHT số 1. GV theo dõi, giúp đỡ học sinh liên hệ kiến thức đã biết để trả lời câu hỏi. HS báo cáo và thảo luận: 1-2 HS báo cáo, HS khác nhận xét và bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá và KL: 1. Cho hỗn hợp vào nước khuấy đều, muối tan,cát không tan. Lọc lấy cát riêng. 2. Cô cạn dung dịch thu được muối. 3. Tan trong nước: Muối ăn, đường ăn, rượu. Không tan trong nước: Đá vôi, cát trắng. 4. Nồng độ dung dịch HCl là 32%; nồng độ dung dịch H2SO4 là 98%. Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt để HS tìm hiểu vào HĐ tiếp theo. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới HĐ2.1. Tìm hiểu về dung dịch (35 phút) * Mục tiêu: + Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, chất tan và dung dịch. Phân biệt được dung môi, chất tan và dung dịch. + Thực hiện được thí nghiệm để biết dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa. + Trình bày được các biện pháp để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn. + Tiến hành được thí nghiệm để phân biệt được chất tan và chất không tan (hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất). * Nội dung hoạt động: - HS tiến hành được các TN theo nhóm để rút ra được thế nào là dung bão hòa và dung dịch chưa bão hòa. - Sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn, PP động não không công khai và HS tiến hành được các TN theo nhóm để rút ra được kết luận: Làm thế nào để quá trìnhhòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn? * Sản phẩm học tập: PHT số2; giấy ghi nhớ; bảng nhóm; HS trình bày. * Tổ chức hoạt động: - GV chuyển giao NV: Yêu cầu HS thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ trong PHT số 2 theo yêu cầu của GV: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhiệm vụ Yêu cầu Kết quả 1. Dung môi, chất tan, dung dịch (15 phút) * HS thực hiện TN theo nhóm 7-8 người: Tiến hành TN, ghi lại hiện tượng vào PHT cá nhân: - TN1: Cho một thìa đường vào cốc 1 đựng nước, khuấy nhẹ. Nhận xét hiện tượng? - TN2: Cho một thìa dầu ăn vào cốc 2 đựng xăng, khuấy đều. Nhận xét hiện tượng? - TN3: Cho một thìa dầu ăn vào cốc 3 đựng nước, khuấy đều. Nhận xét hiện tượng? * HS thực hiện cá nhân: - Hãy chỉ ra dung môi, chất tan, dung dịch trong TN1 và 3? - Thế nào là dung môi, chất tan, dung dịch? - Lấy các VD trong thực tiễn? 2. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa (10 phút) * HS thực hiện TN theo nhóm 7-8 người: Tiến hành TN, ghi lại hiện tượng vào PHT cá nhân: - Cho 1 thìa đường vào cốc 1 chứa dd nước đường (trong TN1), khuấy nhẹ. Nhận xét hiện tượng? - Cho tiếp 2,3... thìa đường nữa vào cốc 1 ở trên, khuấy nhẹ. Nhận xét hiện tượng? * HS thực hiện cá nhân: - Thế nào là dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa? - Lấy các VD trong thực tiễn? * HS thực hiện nhóm đôi: Muốn chuyển đổi dung dịch chưa bão hòa thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ phòng ta làm thế nào? (và ngược lại) 3. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn?(10 phút) * Sử dụng KT khăn phủ bàn; động não không công khai: Vậy muốn quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn ta thực hiện những biện pháp nào? Giải thích từng cách làm đó? * HS thực hiện TN theo nhóm 7-8 người: Cho vào mỗi cốc (20 ml nước) một lượng muối ăn như nhau (tiến hành cùng 1 lúc) +Cốc I: Để yên. +Cốc II: Khuấy đều. +Cốc III: Đun nóng +Cốc IV: Nghiền nhỏ. So sánh thời gian hoà tan muối ăn trong nước ở 4 cốc? * HS thực hiện cá nhân: Nêu các biện pháp để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn? HS thực hiện NV: Cá nhân và các nhóm thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. HS báo cáo và thảo luận: Đại diện 1 nhóm hoặc 1-2 HS báo cáo, các nhóm khác hoặc HS khác nhận xét và bổ sung. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét và kết luận: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhiệm vụ Yêu cầu Kết quả 1. Dung môi, chất tan, dung dịch (15 phút) * HS thực hiện TN theo nhóm 7-8 người: Tiến hành TN, ghi lại hiện tượng vào PHT cá nhân: - TN1: Cho một thìa đường vào cốc 1 đựng nước, khuấy nhẹ. Nhận xét hiện tượng? - TN2: Cho một thìa dầu ăn vào cốc 2 đựng xăng, khuấy đều. Nhận xét hiện tượng? - TN3: Cho một thìa dầu ăn vào cốc 3 đựng nước, khuấy đều. Nhận xét hiện tượng? - TN1: Đường tan trong nước tạo thành nước đường. - TN2: Xăng hoà tan được dầu ăn tạo thành hỗn hợp đồng nhất. - TN3: Nước không hoà tan được dầu ăn (dầu ăn nổi trên mặt nước). * HS thực hiện cá nhân: - Hãy chỉ ra dung môi, chất tan, dung dịch trong TN1 và 2? - Thế nào là dung môi, chất tan, dung dịch? - Lấy các VD trong thực tiễn? - TN1: Dung môi: Nước; Chất tan: Đường; Dung dịch: Nước đường. - TN2: Dung môi: Xăng;Chất tan: Dầu ăn; Dung dịch: xăng dầu. * KL: - Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch (nước, rượu, xăng...) - Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi (rắn, lỏng, khí) - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan (rắn+lỏng, lỏng + lỏng, khí + lỏng) * VD: * Chú ý: Như vậy khi pha chế dd thì có 2 trường hợp xảy ra: + Sự pha chế dd không xảy ra phản ứng (HT vật lý) + Sự pha chế dd có xảy ra pư (HT hóa học), cho nên chúng ta phải lưu ý để làm BT sau này. 2. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa (10 phút) * HS thực hiện TN theo nhóm 7-8 người: Tiến hành TN, ghi lại hiện tượng vào PHT cá nhân: - Cho 1 thìa đường vào cốc 1 chứa dd nước đường (trong TN1), khuấy nhẹ. Nhận xét hiện tượng? - Cho tiếp 2,3... thìa đường nữa vào cốc 1 ở trên, khuấy nhẹ. Nhận xét hiện tượng? - Đường tan hết. -> Gọi là dd đường chưa bão hòa. - Đường không tan hết. -> Gọi là dd đường bão hòa. * HS thực hiện cá nhân: - Thế nào là dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa? - Lấy các VD trong thực tiễn? * KL: Ở một nhiệt độ xác định: + Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan +Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan * HS thực hiện nhóm đôi: Muốn chuyển đổi dung dịch chưa bão hòa thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ phòng ta làm thế nào? (và ngược lại) + Cho thêm chất tan vào dung dịch chưa bão hòa, khuấy nhẹ cho tới khi chất tan không thể tan thêm nữa. + Cho thêm dung môi vào dung dịch bão hòa, khuấy nhẹ. 3. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn?(10 phút) * Sử dụng KT khăn phủ bàn; động não không công khai: Vậy muốn quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn ta thực hiện những biện pháp nào? Giải thích từng cách làm đó? HS trả lời theo hiểu biết * HS thực hiện TN theo nhóm 7-8 người: Cho vào mỗi cốc (20 ml nước) một lượng muối ăn như nhau (tiến hành cùng 1 lúc) +Cốc I: Để yên. +Cốc II: Khuấy đều. +Cốc III: Đun nóng +Cốc IV: Nghiền nhỏ. So sánh thời gian hoà tan muối ăn trong nước ở 4 cốc? + Cốc I: Muối tan rất chậm. + Cốc II, III, IV: Tan nhanh hơn cốc I. * HS thực hiện cá nhân: Nêu các biện pháp để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn? Kết luận: Muốn quá trình hòa tan chất rắn xảy ra nhanh hơn, ta thực hiện 1,2 hoặc cả 3 biện pháp sau: 1) Khuấy dung dịch. 2) Đun nóng dung dịch. 3) Nghiền nhỏ chất rắn. HĐ2.2. Tìm hiểu về độ tan của một chất trong nước (35 phút) * Mục tiêu: + Tiến hành được thí nghiệm để phân biệt được chất tan và chất không tan (hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất). + Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước. + Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan trong nước của chất rắn và chất khí. * Nội dung hoạt động: - HS tiến hành được các TN theo nhóm để rút ra được thế nào là chất tan và chất không tan - HS tiến hành được các TN theo nhóm để rút ra được kết luận: độ tan của một chất trong nước. * Sản phẩm học tập: + PHT số 3, bảng nhóm, HS trình bày. * Tổ chức hoạt động: - GV chuyển giao NV: Yêu cầu HS thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ trong PHT số 3 theo yêu cầu của GV: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Nhiệm vụ Yêu cầu Kết quả 1. Chất tan và chất không tan (20 phút) HS thực hiện theo nhóm: + Thí nghiệm 1: - Cho bột CaCO3 vào nước cất lắc mạnh. - Lọc lấy nước nhỏ vài giọt lên tấm kinh hơ nóng trên ngọn lửa để nước bay hơi hết -> Quan sát. +Thí nghiệm2 : - Thay CaCO3 bằng NaCl và làm như thí nghiệm 1. HS Nghiên cứu sgk thảo luận nhóm ? Em có nhận xét gì về độ tan của axit và bazơ. ? Muối của những kim loại, gốc axit nào đều tan trong nước. ? Những muối nào phần lớn không tan trong nước. 2. Độ tan của một chất trong nước (15phút) HS thực hiện cá nhân: a) Định nghĩa: Đọc sgk, trả lời câu hỏi: Độ tan là gì? HS thực hiện thảo luận nhóm: HS quan sát hình 6.5; 6.6 SGK thảo luận. b) Độ tan của một chất phụ thuộc vào yếu tố nào? HS thực hiện NV: Cá nhân và các nhóm thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. HS báo cáo và thảo luận: Đại diện 1 nhóm hoặc 1-2 HS báo cáo, các nhóm khác hoặc HS khác nhận xét và bổ sung. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét và kết luận: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Nhiệm vụ Yêu cầu Kết quả 1. Chất tan và chất không tan (20 phút) HS thực hiện theo nhóm: + Thí nghiệm 1: - Cho bột CaCO3 vào nước cất lắc mạnh. - Lọc lấy nước nhỏ vài giọt lên tấm kinh hơ nóng trên ngọn lửa để nước bay hơi hết -> Quan sát. +Thí nghiệm2 : - Thay CaCO3 bằng NaCl và làm như thí nghiệm 1. Nghiên cứu sgk thảo luận nhóm ? Em có nhận xét gì về độ tan của axit và bazơ. ? Muối của những kim loại, gốc axit nào đều tan trong nước. ? Những muối nào phần lớn không tan trong nước. -Thí nghiệm 1: Không có hiện tượng gì - Thí nghiệm 2: Có vết mờ ở trên tấm kính. CaCO3 không tan, NaCl tan trong nước. - Muối của kim loại Na, K đều tan. - Muối nitrat - Hầu hết các axit đều tan, trừ axit silixic (H2SiO3) - Phần lớn các bazơ không tan trong nước trừ KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2. đều tan. - Hầu hết muối nitrat tan. - Phần lớn các muối cacbonat, photphat đều không tan trừ muối của Na, K 2. Độ tan của một chất trong nước (15phút) HS thực hiện cá nhân: a) Định nghĩa: Đọc sgk, trả lời câu hỏi: Độ tan là gì? * Độ tan (S) của một chất trong nước là số g chất đó có thể tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở nhiệt độ xác định. HS thực hiện thảo luận nhóm: HS quan sát hình 6.5; 6.6 SGK thảo luận. b) Độ tan của một chất phụ thuộc vào yếu tố nào? * Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. - Đa số chất rắn: Khi nhiệt độ tăng thì độ tan tăng (NaNO3, KBr, KNO3 ) - Một số chất rắn nhiệt độ tăng nhưng độ tan lại giảm ( Na2SO4) - Đối với chất khí nhiệt độ tăng độ tan lại giảm. * Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan tăng khi hạ nhiệt độ (hoặc tăng áp suất). HĐ2.3. Tìm hiểu về nồng độ dung dịch (70 phút) * Mục tiêu: + Nêu được định nghĩa nồng độ phần trăm, nồng độ mol của dung dịch. Viết được biểu thức tính. + Tính được nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch. * Nội dung hoạt động: - HS đọc tài liệu SGK để biết khái niệm nồng độ phần trăm và nồng độ dung dịch. - Trao đổi nhóm trong bàn để rút ra công thức tính C% và CM từ ví dụ cụ thể. - Áp dụng CT tính C%,CM để làm BT cụ thể. * Sản phẩm học tập: PHT số 4; HS viết trên bảng. * Tổ chức hoạt động: - GV chuyển giao NV: Yêu cầu HS thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ trong PHT số 4 theo yêu cầu của GV: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Nhiệm vụ Yêu cầu Kết quả 1. Nồng độ phần trăm của dung dịch (35 phút) HS thực hiện cá nhân: a) Định nghĩa: Đọc TT mục 1 (SGK/143 phần chữ in nghiêng), trả lời câu hỏi: Nồng độ phần trăm của dung dịch là gì? HS thực hiện nhóm đôi: b) Công thức tính: Theo dõi VD trên màn máy chiếu và GV hướng dẫn. Hãy viết CT tính nồng độ phần trăm của dung dịch? c) Ví dụ: * HS thực hiện nhóm đôi: - VD1: Hoà tan 10 gam đường vào 40 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được? * HS thực hiện nhóm đôi: - VD2: Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dung dịch NaOH 15% * HS thực hiện 3-4 người: - VD3: Hoà tan 20 gam muối vào nước được dung dịch có nồng độ 10% a. Tính khối lượng nước muối thu được. b. Tính khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế. 2. Nồng độ mol của dung dịch (35phút) HS thực hiện cá nhân: a) Định nghĩa: Đọc TT mục 2 (SGK/144 phần chữ in nghiêng), trả lời câu hỏi: Nồng độ mol của dung dịch là gì? HS thực hiện nhóm đôi: b) Công thức tính: Theo dõi VD trên màn máy chiếu và GV hướng dẫn. Hãy viết CT tính nồng độ mol của dung dịch? c) Ví dụ: * HS thực hiện nhóm đôi: - VD1: Trong 200 ml dung dịch hoà tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch. * HS thực hiện nhóm đôi: - VD2: Tính khối lượng H2SO4 có trong 50ml dung dịch H2SO4 2M. * HS thực hiện 3-4 người: - VD3: Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn. HS thực hiện NV: Cá nhân và các nhóm thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. HS báo cáo và thảo luận: Đại diện 1 nhóm hoặc 1-2 HS báo cáo, các nhóm khác hoặc HS khác nhận xét và bổ sung. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét và kết luận: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Nhiệm vụ Yêu cầu Kết quả 1. Nồng độ phần trăm của dung dịch (35 phút) HS thực hiện cá nhân: a) Định nghĩa: Đọc TT mục 1 (SGK/143 phần chữ in nghiêng), trả lời câu hỏi: Nồng độ phần trăm của dung dịch là gì? a) Định nghĩa: Nồng độ phần trăm ( kí hiệu C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch . HS thực hiện nhóm đôi: b) Công thức tính: Theo dõi VD trên màn máy chiếu và GV hướng dẫn. Hãy viết CT tính nồng độ phần trăm của dung dịch? b) Công thức tính: Công thức: Trong đó: mct: là khối lượng chất tan. mdd: là khối lượng dd. c) Ví dụ: * HS thực hiện nhóm đôi: - VD1: Hoà tan 10 gam đường vào 40 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được? * HS thực hiện nhóm đôi: - VD2: Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dung dịch NaOH 15% * HS thực hiện 3-4 người: - VD3: Hoà tan 20 gam muối vào nước được dung dịch có nồng độ 10% a. Tính khối lượng nước muối thu được. b. Tính khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế. c) Ví dụ: - VD1: Khối lượng dung dịch mdd = mdung môi+ mchất tan = 40 + 10 = 50 (g) ® C% = = - VD2: Ta có biểu thức: C% = ®mNaOH= - VD3: a. Khối lượng dung dịch nước muối pha chế được là: mdd = = 200(g) b. Khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế: 200 - 20 = 180 (g) 2. Nồng độ mol của dung dịch (35phút) HS thực hiện cá nhân: a) Khái niệm: Đọc TT mục 2 (SGK/144 phần chữ in nghiêng), trả lời câu hỏi: Nồng độ mol của dung dịch là gì? a. Định nghĩa: Nồng độ mol của một chất (CM) cho ta biết số mol của chất tan có trong 1 lít dung dịch . HS thực hiện nhóm đôi: b) Công thức tính: Theo dõi VD trên màn máy chiếu và GV hướng dẫn. Hãy viết CT tính nồng độ mol của dung dịch? b. Công thức: Trong đó: CM: là nồng độ mol.( mol/l hay M) n: số mol chất tan (mol) V: Thể tích dung dịch (l) c) Ví dụ: * HS thực hiện nhóm đôi: - VD1: Trong 200 ml dung dịch hoà tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch. * HS thực hiện nhóm đôi: - VD2: Tính khối lượng H2SO4 có trong 50ml dung dịch H2SO4 2M. * HS thực hiện 3-4 người: - VD3: Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn. c) Ví dụ: - VD1: Đổi 200 ml = 0,2 lit nNaOH = (MNaOH = 23 +16 + 1 = 40g) CM == - VD2: 50ml = 0,05 lít naxit = CM ´ V = 2 ´ 0,05 = 0,1 mol (Maxit sunfuric = 1.2 + 32 + 16.4 = 98 g) ® maxit = 0,1.98 = 9,8g - VD3: Số mol đường có trong dung dịch 1: n1 = CM V1 = 0,5 2 = 1 (mol) Số mol đường có trong dung dịch 2: n2 = CM2 V2 = 1 3 = 3 (mol) Thể tích dung dịch sau khi trộn: Vdd 3 = 2 + 3 = 5 (lit) Số mol dung dịch sau khi trộn: n3 = 1 + 3 = 4 (mol) Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn: CM = HĐ2.4. Tìm hiểu về sự pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước (35 phút) * Mục tiêu: + Tính toán được lượng chất cần lấy để pha chế một dung dịch cụ thể có nồng độ cho trước. + Thực hiện được thí nghiệm pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước. * Nội dung hoạt động: + HS tính toán được các chất để pha chế dung dịch: Lượng số mol chất tan, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, khối lượng dung môi, thể tích dung môi. + Biết cách pha chế dung dịch theo số liệu đã tính. * Sản phẩm học tập: + PHT số 5, bảng nhóm, HS trình bày. * Tổ chức hoạt động: - GV chuyển giao NV: Yêu cầu HS thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ trong PHT số 5 theo yêu cầu của GV: Phiếu học tập số 5 Nhiệm vụ Cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước Yêu cầu Kết quả HS thực hiện cá nhận: Từ muối CuSO4 , nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và pha chế 50 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 10% HS thực hiện nhóm đôi: Từ muối CuSO4 , nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và pha chế 50 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 1M HS thực hiện nhóm từ 3-4 người: Bài tập: Từ muối ăn, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế: a-100 gam dung dịch NaCl 20% b- 50 ml dd NaCl 2M Cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước HS thực hiện cá nhân: Có nước cất và những dụng cụ cần thiết hãy tính toán và giới thiệu các cách pha chế 100 ml dung dịch MgSO4 0,4M từ dung dịch MgSO4 2M Có nước cất và những dụng cụ cần thiết hãy tính toán và giới thiệu các cách pha chế 150 gam dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10% HS thực hiện NV: Cá nhân và các nhóm thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. HS báo cáo và thảo luận: Đại diện 1 nhóm hoặc 1-2 HS báo cáo, các nhóm khác hoặc HS khác nhận xét và bổ sung. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét và kết luận: Phiếu học tập số 5 Nhiệm vụ Cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước Yêu cầu Kết quả HS thực hiện cá nhận: Từ muối CuSO4 , nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và pha chế 50 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 10% - Khối lượng CuSO4 = 5 gam - Khối lượng H2O = 50-5= 45 gam * Cách pha chế: - Cân 5 gam CuSO4 khan cho vào cốc 100ml - Đong 45 ml H2O rồi cho từ từ vào cốc chứa CuSO4 , khuấy nhẹ HS thực hiện nhóm đôi: Từ muối CuSO4 , nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và pha chế 50 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 1M * Kết quả tính toán phần b: - Số mol chất tan = 0,05 mol - Khối lượng chất tan = 8 gam * Cách pha chế - Cân 8 gam CuSO4 cho vào cốc 100 ml - Đổ từ từ H2O , khuấy nhẹ , thêm H2O đến đúng vạch 50 ml thì dừng lại HS thực hiện nhóm từ 3-4 người: Bài tập: Từ muối ăn, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế: a-100 gam dung dịch NaCl 20% b- 50 ml dd NaCl 2M * Kết quả tính toán phần a: m NaCl= 20.100/100= 20 g * Kết quả tính toán phần b: n NaCl= 0,05.2= 0,1 mol m NaCl= 0,1. 58,5= 5,85 g * Cách pha chế a- Cân 20 gam NaCl vào cốc thuỷ tinh - Đong 80 ml H2O rót vào cốc, khuấy đều cho tan hết b- Cân 5,85 gam NaCl cho vào cốc - Đổ dần dần nước vào cốc đến đúng vạch 50 ml dừng lại Cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước HS thực hiện cá nhân: Có nước cất và những dụng cụ cần thiết hãy tính toán và giới thiệu các cách pha chế 100 ml dung dịch MgSO4 0,4M từ dung dịch MgSO4 2M * Kết quả tính toán phần a: - Số mol MgSO4 = 0,04 mol - Thể tích dung dịch MgSO4 trong đó có chứa 0,04 mol MgSO4 là 20 ml * Cách pha loãng - Đong 20 ml dd MgSO4 cho vào cốc chia độ dung tích 200 ml. - Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100 ml, khuấy đều HS thực hiện nhóm đôi: Có nước cất và những dụng cụ cần thiết hãy tính toán và giới thiệu các cách pha chế 150 gam dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10% * Kết quả tính toán phần b: - Khối lượng NaCl trong 150 gam NaCl 2,5% = 3,75 gam - Khối lượng dd NaCl ban đầu chứa 3,75 gam NaCl = 37,5 gam - Khối lượng H2O cần dùng để pha chế = 150- 37,5 = 112,5 gam * Cách pha loãng: - Cân 37,5 gam dd NaCl 10% ban đầu, cho vào cốc 200ml - Cân 112,5 gam nước, đổ vào cốc đựng dd NaCl trên. - Khuấy đều ta được dd cần pha 3. Hoạt động 3: Luyện tập (35 phút) * Mục tiêu: + Xác định được dung dịch, chất tan, dung môi trong các trường hợp cụ thể. + Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm. + Giải bài toán tính theo PTHH có sử dụng C%, CM. + Tính toán được lượng chất cần lấy để pha chế một dung dịch cụ thể có nồng độ cho trước. * Nội dung hoạt động: HS làm các bài tập sau vào PHT cá nhân: Bài tập 1: Hãy chỉ ra đâu là dung dịch trong các hỗn hợp sau: Cát và nước. Đường và cát. Khí oxi và khí nitơ. Dung dịch nước muối. Bài tập 2: Trộn 1ml rượu etylic (cồn) với 10ml nước cất: Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc dung môi. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi. Bài tập 3: Cho biết độ tan của Na2CO3 trong nước ở 180C, biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53g NaCO3 trong 250g nước thì được dd bão hòa. Bài tập 4: Cho 6,5 gam kẽm tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch muối kẽm clorua và khí hiđro. a) Tính a? b) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc? Bài tập 5: Cho kim loại sắt tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch HCl 10%, sau phản ứng thu được muối sắt (II) clorua và khí hiđro. a) Tính khối lượng kim loại sắt đã tham gia phản ứng? b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được? Bài 6: Hãy tính toán và pha chế 200g dung dịch MgCl2 20%. * Sản phẩm học tập: HS làm các BT trên PHT cá nhân: Bài tập 1: D Bài tập 2: A Bài tập 3: Ở 180C, cứ 250g nước hòa tan được hết 53g NaCO3. Vậy trong 100g nước hòa tan x(g) Na2CO3 Vậy độ tan của Na2CO3 ở 180C là 21,1g. Bài tập 4: - nZn = 6,5: 65 = 0,1 mol. - PTHH: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 a) Theo PTHH: nHCl = 2nZn = 0,1.2 = 0,2 mol Vậy: CM (HCl) = 0,2: 0,1 = 2M b) Theo PT: nH2 = nZn = 0,1 mol. Vậy: VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 (l). Bài tập 5: -mHCl = 200.10: 100 = 20 (g) => nHCl = 20 : 36,5 = 0,55 mol. - PTHH: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 a) Theo PT: nFe = 1/2nHCl = 0,55/2 = 0,275 mol. - Vậy: mFe = 0,275 .56 = 15,4 (g). b) Theo PTHH: nZnCl2 = nH2 = nFe = 0,275 mol. Vậy: mZnCl2 = 0,275. 136 = 37,4 (g). mH2 = 0,275 .2 = 0,55 (g). - AD ĐLBTKL ta có: mdd ZnCl2 = mFe + mdd HCl - mH2 = 15,4 + 200 - 0,55 = 214,85 (g) Vậy: C%ddZnCl2 = (37,4:214,85).100 = 17,41%. Bài tập 6: a) Tính toán: mMgCl2 = (200. 20): 100 = 40 gam mH2O = 200 - 40 = 160 gam. b) Pha chế: + Cân 20 gam MgCl2 cho vào cốc 250 ml. + Cân 160 gam nước (hoặc đong 160ml) cho vào cốc trên. + Khuấy đều ta được 200 gam dung dịch NaCl 20%. * Tổ chức hoạt động: - GV giao nhiệm vụ: HS làm BT theo yêu cầu của của GV vào PHT cá nhân: + BT 1,2,6: HS làm việc cá nhân. + BT 3,4: HS trao đổi nhóm đôi. + BT 5: HS trao đổi nhóm trong bàn. - HS thực hiện NV: Cá nhân, nhóm HS làm các BT vào PHT (GV hỗ trợ HS gặp khókhăn). - Báo cáo kết quả và thảo luận: Đại diện HS hoặc nhóm trình bày trên bảng, HS hoặc nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét, đánh giá và chốt đáp án đúng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực đặc thù: + Vận dụng kiến thức dung dịch bão hòa và chưa bão hòa để giải thích hiện tượng trong thực tế cuộc sống. + Tính toán được lượng chất cần lấy để pha chế một dung dịch cụ thể có nồng độ cho trước. + Thực hiện được thí nghiệm pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. * Nội dung hoạt động: Học sinh vận dụng kiến thức về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa, về nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l để làm các bài tập sau: Bài tập 1: Trong quá trình ngâm rượu thuốc bắc, để tận dụng hết các chất bổ có trong thuốc người ta thường làm như sau: Đổ rượu trắng ngập thuốc bắc, sau khoảng 1 tháng thì lọc lấy rượu thuốc rồi lại đổ tiếp rượu trắng vào ngâm tiếp. Quá trình này được lặp lại nhiều lần. Bằng kiến thức về dung dịch, em hãy giải thích tác dụng của việc làm trên? Bài tập 2: Nước muối sinh lí (là dung dịch NaCl có nồng độ 0,9%) có tác dụng sát khuẩn tốt. Hãy tính toán và pha chế 100g dung dịch nước muối sinh lí? * Sản phẩm học tập: Bài tập 1: Trong quá trình ngâm rượu thuốc bắc, để tận dụng hết các chất bổ có trong thuốc người ta thường làm như sau: Đổ rượu trắng ngập thuốc bắc, sau khoảng 1 tháng thì lọc lấy rượu thuốc rồi lại đổ tiếp rượu trắng vào ngâm tiếp. Quá trình này được lặp lại nhiều lần vì: Trong quá trình ngâm rượu trắng với thuốc bắc, các chất tan có trong thuốc sẽ được dung môi là rượu hòa tan tạo thành dung dịch bão hòa nên cần ngâm nhiều lần để các chất tan trong thuốc được hòa tan tối đa trong rượu. Bài tập 2: - Tính toán: mNaCl = (0,9. 100): 100 = 0,9 gam mH2O = 100 - 0,9 = 90,1 gam. - Cách pha chế: + Cân 0,9 gam NaCl cho vào cốc 150 ml. + Cân 90,1 gam nước (hoặc đong 90,1ml) cho vào cốc trên. + Khuấy đều ta được 100 gam dung dịch NaCl 0,9%. * Tổ chức hoạt động: - GV giao NV: Yêu cầu HS hoàn thiện 2 bài tập vào PHT cá nhân và báo cáo vào tiết thực hành. - HS thực hiện NV: Cá nhân HS vận dụng kiến về dung dịch, nồng độ dung dịch để hoàn thiện 2 bài tập theo yêu cầu. - Báo cáo kết quả thực hiện NV: HS nộp lại PHT cá nhân cho GV vào tiết thực hành, sau đó 1 vài HS trình bày trước lớp. HS khác nhận xét và bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_hoa_hoc_khoi_8_tiet_60_65_dung_dich.doc