Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020

I/ Mức độ cần đạt:

 1. Kiến thức:

- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, đồng thời phân biệt được câu nghi vấn với các câu khác.

-Nắm vững chức năng của câu nghi vấn.

2. Kỹ năng:

Rèn luyện kĩ năng dùng câu và dấu câu.

*Các KNS cơ bản được giáo dục:

 -Giáo tiếp: Trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu nghi vấn.

 -Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu nghi vấn theo mục đích giao tiếp cụ thể.

 - Thể hiện sự tự tin: hiểu cấu trúc và sử dụng thành thạo các kiểu câu trong giao tiếp.

 3. Thái độ: Ý thức khi đặt câu hỏi.

 4. Định hướng phát triển năng lực:

 Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II/Phương pháp- kĩ thuật dạy học tích cực:

 Phân tích mấu,vấn đáp,quy nạp,thực hành có hướng dẫn,thảo luận;

III/ Chuẩn bị của thầy và trò :

1- Thầy : PT: Bảng phụ, phiếu học tập

 2-Trò :Chuẩn bị bài học theo hướng dẫn của giáo viên

 

doc 293 trang thucuc 7700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/1/2020
Ngày dạy: 6/1/2020
 Tuần 20 
 Tiết: 73-74 NHỚ RỪNG
 - Thế Lữ-
I/ Mức độ cần đạt: 
 1. Kiến thức:
 -Nắm bắt những nét cơ bản về tác giả Thế Lữ, về phong trào thơ mới.
 -Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt , nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng , tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ “ nhớ rừng” qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú
 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ
 2. Kỹ năng: 
 Đọc diễn cảm văn bản thơ.
 Định hướng cho học sinh cách thức để tìm hiểu và phân tích cái hay của bài thơ 
“Nhớ rừng.
*Các KNS cơ bản được giáo dục:
 -Giao tiếp: trình bày ý tưởng về nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng, niềm khao khát cuộc sống tự do của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
 - Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về giá trị nghệ thuật thể hiện của bài thơ.
 - Tự nhận thức: quý trọng cuộc sống, sống có ý nghĩa.
* Tích hợp liên môn: Kết nối kiến thức môn Lịch sử.
3. Thái độ:
 Lòng yêu quê hương ,yêu nước mảnh liệt.
 Giáo dục học sinh tình yêu nước, yêu tự do và trân trọng những gì tốt đẹp của lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Đọc sáng tạo, nêu và giái quyết vấn đề.
 - Đàm thoại, bình giảng
 - Hoạt động nhóm: Thảo luận, trao đổi, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 - Động não: Suy nghĩ về tâm sự của nhân vật trữ tình trong văn bản.
III/ Chuẩn bị của thầy và trò :
Thầy : PT:Tranh ảnh, bảng phụ và một số tư liệu có liên quan
Trò: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.
IV/Chuỗi các hoạt động dạy và học:
A. Hoạt động khởi động: (5p)
1.- Mục tiêu: HS hiểu thế nào là phong trào Thơ mới: Những nhà thơ mới tên tuổi.
2. CTTH: cá nhân
GV: đặt câu hỏi: Thế nào là thơ mới, xuất hiện từ bao giờ, liệt kê những nhà thơ tiêu biểu.
SP: Ở Việt Nam khoảng những năm 30 của thế kỉ XX đã xuất hiện phong trào Thơ mới rất sôi động, được coi là “một cuộc cách mạng trong thơ ca, một thời đại trong thi ca”( Hoài Thanh ). Đó là một phong trào thơ có tình chất lãng mạn tiểu tư sản ( 1932-1945 ) gắn liền với những tên tuổi như : Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính. Thế Lữ không phải là người viết bài thơ mới đầu tiên nhưng là nhà thơ có công đầu tiên đem lại chiến thắng cho Thơ mới lúc mới ra quân. “Nhớ rừng”là bài thơ nổi tiếng của Thế Lữ .
B. Hoạt động hình thành kiến thức: (60p)
1.- Mục tiêu: HS hiểu được tác giả, nội dung tác phẩm.
2.- CTTH: Cá nhân, nhóm
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
GV: Giai đoạn 30-45 là giai đoạn đánh dấu bước phát triển rực rỡ nhất của phong trào thơ mới , với sự góp mặt của một thế hệ nhà thơ trẻ đầy phong cách. Nổi lên trong số đó là nhà thơ Thế Lữ. Hôm nay ta tiếp xúc với Thế Lữ qua bài “ Nhớ rừng”
- Gọi học sinh đọc chú thích *
- Qua phần giới thiệu, em biết gì về Thế Lữ?
GV nêu nhận xét của Hoài Thanh “ Thế Lữ không nói về thơ mới , không bút chiến, không diễn thuyết. TL điềm nhiên nhưng bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ.”
-GV: Trình bày vị trí của tác phẩm trong phong trào thơ mới?
GV nhận xét, bổ sung .
Hướng dẫn đọc: giọng hùng tráng, chú ý thể hiện lời của con hổ trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.
- Gọi HS đọc bài. Nhận xét. GV đọc bài.
- GV: Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 khổ thơ. Hãy cho biết nội dung từng khổ?
GV: cho HS thảo luận nhóm và trình bày trên bảng phụ .
Nhận xét và ghi bảng.
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nếu những nét mới của bài thơ về vần, nhịp, điệu của bài thơ với các thể thơ Đường Luật ?
HS đọc bài 
 HS trình bày những nét cơ bản về tác giả Thế Lữ
Nhận xét và bổ sung
+ Tác phẩm này là bài thơ tiêu biểu của Thế Lữ, góp phần khẳng định sự thắng thế của thơ mới trên thi đàn văn học.
HS đọc bài , nhận xét.
+ Bài thơ được chia thành 5 khổ , với nội dung : tâm trạng con hổ trong cảnh tù hãm, con hổ giữa cảnh sơn lâm hùng vĩ, cảnh vườn bách thú và lời nhắn gởi của con hổ. 
+ Bài thơ sáng tác theo thể thơ tám chữ, số câu không hạn định, ngắt nhịp tự do, vần không cố định, giọng thơ phóng túng, hào hùng 
I / Tìm hiểu chung:
Tác giả:
- Tên thật Nguyễn Thứ Lễ
(1907-1989)
Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới
Sáng tác nhiều thể loại như truyện trinh thám, truyện kinh dị, viết kịch. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật(2000)
2/ Tác phẩm :
- Là tác phẩm góp phần đem lại sự thắng lợi của phong trào thơ mới .
3-Đọc và chú thích từ:
4 - Bố cục :
+Khổ 1: Tâm trạng con hổ trong cảnh tù hãm
+Khổ 2+3 : hình ảnh con hổ giữa núi rừng hùng vĩ
+ Khổ 4: cảnh vườn bách thú
+ Khổ 5: lời nhắn gởi của con hổ
 *Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
G: “Thơ mới”lúc đầu dùng để gọi tên một thể thơ: thơ tự do. Khoảng sau năm 1930 một loạt thi sĩ trẻ xuất thân “Tây học”lên án “thơ cũ”( chủ yếu là thơ Đường Luật ) là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do, số câu số chữ trong bài không có hạn định gọi đó là “Thơ mới”. Nhưng rồi “Thơ mới”không chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ có túnh chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát năm 1932 và kết thúc vào năm 1945 gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, LTL, HC .Phong trào Thơ mới ra đời và phát triển mạnh mẽ rồi đi vào bế tắc trong vòng 15 năm. Trong Thơ mới số thơ tự do không nhiều mà chủ yếu là thơ bảy chữ, lục bát, tám chữ không còn bị ràng buộc bởi những quy tắc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển.
GV: Gọi HS đọc lại khổ thơ đầu.
- Con hổ trong bài thơ bị rơi vào tình cảnh như thế nào ?Chi tiết nào thể hiện điều đó?
?GV: Tâm trạng trong hổ trước sự thay đổi đó được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết nào ?
?GV: Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ diễn tả cảm xúc của con hổ 
? Với những từ ngữ đó, giúp em hình dùng gì về tâm trạng con hổ trước sự thay đổi hoàn cảnh sống ?
?GV: vì sao con hổ lại có tâm trạng ấy khi ở trong vướn bách thú ? 
Gọi HS đọc khổ 4.
 GV:Cảnh vườn bách thú
 hiện ra qua những chi ti
 tiết nào ? 
?GV: Để miêu tả cảnh vườn bách thú, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? Tác dụng ra sao ?
( Gợi ý : về biện pháp tu từ, về ngắt nhịp )
?GV: Con hổ cảm nhận như thế nào về cảnh ấy?
?GV: Liên hệ hoàn cảnh đất nước ta những năm đầu thế kỉ XX, em hiểu gì thêm về ý nghĩa sâu sắc của tâm trạng con hổ trong bài thơ?
 HS đock khổ thơ 2,3
? Chúa sơn lâm gởi khát vọng của mình cho ai? Cách nói của con hổ có gì đặc sắc?
? Trong lời nhắn gởi của sơn lâm , chúa sơn lâm ao ước điều gì ?
GV : đó cũng chỉ là ao ước, khát vọng củ con hổ rơi vào bi kịch .Đó là bi kịchcủa người dân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX
HS đọc bài.
+ Bị sa cơ , giam hãm trong vườn bách thú , trở thành trò giải trí cho con người.
+ Gậm khối căm hờn
+ Nằm dài trông ngày tháng 
+ Khinh lũ người ngạo mạn
à Tác giả dùng một lớp động từ mạnh, giàu cảm xúc, gợi hình ảnh.
à Con hổ căm uất , ngao ngán trước cảnh sống ấy, thế những nó không có cách gì để thoát ra môi trường tù túng, ngột ngạt ấy, nên đành buông xuôi , bất lực.
à- Cảnh giả tạo, tù túng, nhỏ bé, ngột ngạt
- Cảnh tù túng của con hổ cũng là hoàn cảnh mắt tự do của đất nước dưới gót giày đô hộ của Pháp. Tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng của giới tri thức trong những năm đầu thế kỉ XX. 
à- Hoa chăm cỏ xén
Dải nước giả suối
Dăm vừng lá hiền lành học bắt chước vẻ hoang vu
àDùng nghệ thuật liệt kê, kết hợp ngắt nhịp ngắn, dồn dập làm cho cảnh vườn bách thú hiện ra rõ nét , nó như góp phần thể hiện tâm trạng của con hổ
-Tâm trạng uất hận, nỗi đau mất nước của người dân Việt Nam trước Cách mạng.
+ Hs trình bày lại kiến thức đã phân tích .
+ Tác giả dùng nghệ thuật liệt kê và điệp ngữ “với”, miêu tả những hình ảnh nổi bật của cảnh núi rừng : hùng vĩ, lớn lao, đầy huyền bí 
à Cảnh núi rừng đại ngàn đối lập với cảnh vườn bách thú . Sự đối lập ấy càng khắc hoạ rõ nét hơn niềm bất hoà sâu sắc với thực tại và nỗi khao khát tự do cháy bỏng 
+ Nói với cảnh nước non hùng vĩ ngày xưa và gọi là “ Ngươi”, cách nói của chúa sơn lâm với thần dân của mình. 
+ Ao ước đựơc sống giữa đại ngàn bao la hùng vĩ như ngày nào . 
II/ Tìm hiểu văn bản :
 1- Tâm trạng con hổ trong cảnh tù hãm:(khổ thơ 1)
® Cảnh ngộ tù hãm giữa vườn bách thú.
Gậm khối căm hờn
Nằm dài , khinh, ghét
® Tâm trạng uất hận, ngao ngán, bất lực của con hổ trong cảnh tù hãm.
2- Cảnh vườn bách thú: (khổ thơ 4).
NT : liệt kê, ngắt nhịp ngắn
® Cảnh vườn bách thú hiện lên thật giả dối, nhàm chán, tầm thường và tù túng..
3- Nỗi nhớ thời oanh liệt: (khổ thơ 2,3)
- Nhớ rừng núi : bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi.
® Cảnh âm u, hùng vĩ, hoang vu, đầy huyền bí. 
®Nỗi nhớ da diết , sâu sắc về những ngày tháng huy hoàng đã qua. 
4-Khát vọng của con hổ :
(khổ thơ 5)
- Giấc mộng mãnh liệt to lớn nhưng đau xót, bất lực.
-Được sống tự do giữa giang sơn hùng vĩ. 
*Hoạt động 3 :Hướng dẫn tổng kết
? GV: Cả bài thơ hấp dẫn người đọc bằng những hình thức nghệ thuật đặc sắc nào ?
GV tổng kết
? GV: Qua tâm sự của con hổ, tác giả muốn gởi gắm điều gì ?
HS trình bày những nét nghệ thuật nổi bật của bài thơ.
à Tâm trạng của con hổ cũng chính là tam tạng của tác giả . 
III/ Tổng kết :
 1- Nghệ thuật :
Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, đầy nhạc tính, giàu chất tạo hình, giọng thơ đa dạng linh hoạt.
2- Nội dung:
 Tác giả mượn lời con hổ để gơi gắm tâm trạng của mình , của những người Việt Nam yêu nước. 
*Ghi nhớ: SGK
C. Hoạt động luyện tập(10p)
1. Mục tiêu: Cảm nhận được nội dung của tác phẩm
2. CTTH: Cá nhân, nhóm 
 ? Theo em tại sao tác giả không nói thẳng tâm trạng, cảm xúc của mình mà lại mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú?
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ
-Gọi hs đọc diễn cảm bài thơ
H. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về bài “ Nhớ rừng ”: “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”.
Em hiểu sức mạnh phi thường ở đây là gì?
-Đó là sức mạnh của cảm xúc. Trong thơ lãng mạn, cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu, từ đó kéo theo sự phù hợp của hình thức câu thơ.
Ở đây cảm xúc phi thường kéo theo những chữ bị xô đẩy
D. Hoạt động vận dụng (10p)
1. Mục tiêu:Rèn kĩ năng viết đoạn
2. CTTH: Cá nhân
Viết một đoạn văn (5-7 câu) thể hiện tâm trạng của mình trong một lần buồn chán nhất?
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (5p)Về nhà
 -Tìm những tác phẩm mà tác giả mượn hình ảnh của con vật để nói lên tâm trạng của mình và phê phán XH hiện thực.
 - Học bài, nắm vững những giá trị đặc sắc về nôị dung và nghệ thuật nổi bật của bài thơ nhớ rừng.
 -Chuẩn bị bài mới: Quê hương
Ngày soạn: 5/1/2020
Ngày dạy: 7/1/2020
 Tuần 20
 Tiết: 75
CÂU NGHI VẤN
I/ Mức độ cần đạt: 
 1. Kiến thức:
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, đồng thời phân biệt được câu nghi vấn với các câu khác.
-Nắm vững chức năng của câu nghi vấn.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng dùng câu và dấu câu.
*Các KNS cơ bản được giáo dục:
 -Giáo tiếp: Trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu nghi vấn.
 -Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu nghi vấn theo mục đích giao tiếp cụ thể.
 - Thể hiện sự tự tin: hiểu cấu trúc và sử dụng thành thạo các kiểu câu trong giao tiếp.
 3. Thái độ: Ý thức khi đặt câu hỏi.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
 Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II/Phương pháp- kĩ thuật dạy học tích cực:
 Phân tích mấu,vấn đáp,quy nạp,thực hành có hướng dẫn,thảo luận;
III/ Chuẩn bị của thầy và trò :
Thầy : PT: Bảng phụ, phiếu học tập
 2-Trò :Chuẩn bị bài học theo hướng dẫn của giáo viên 
IV/Chuổi các hoạt động dạy và học:
A. Hoạt động khởi động: (5p)
1- Mục tiêu: HS hiểu được tổng thể các kiểu câu chia theo mục đích nói
2. CTTH: Cá nhân
GV: đặt câu hỏi: Trong giao tiếp hằng ngày các e thường sử dung các dạng câu nào.?
 Trong Tiếng Việt, mỗi kiểu câu có một số đặc điểm, hình thức nhất định, nhưng đặc điểm này thường gắn với một chức năng chính. Vậy chức năng của câu nghi vấn là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: (20p)
1. Mục tiêu: HS hiểu thế nào là câu nghi vấn, đặc điểm hình thức và chức năng.
2.CTTH: Cá nhân
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính:
 GV: Đ ưa ra tình huống để hỏi học sinh:
? Lớp hôm nay sĩ số như thế nào? (Dẫn vào bài mới)
Chia theo mục đích nói, câu chia thành mấy loại ? ( 4 loại )
 Hôm nay, chúng ta tìm hiểu chức năng của câu nghi vấn
GV treo bảng phụ ví dụ 1 /11
- GV: Trong các câu trên, câu nào là câu nghi vấn? GV: Đặc điểm hình thức nào giúp em nhận biết được nó ?
-GV: Câu nghi vấn dùng để làm gì ?
-GV: Qua phân tích, hãy trình bày những hiểu biết của em về đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn ?
- Hãy kể thêm một số từ nghi vấn thường gặp?
GV bổ sung: các từ nghi vấn đó dùng để hỏi về số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm 
-Lấy ví dụ về câu nghi vấn?
+ Sáng nay, không ?
 Thế làm sao .?
 Hay là .?
 à Câu nghi vấn thường được kết thúc bằng dấu chấm hỏi , và thường có từ dùng để hỏi : có không, hay, hay là 
à Câu nghi vấn dùng để hỏi 
=> HS trình bày. 
Nhận xét
Từ nghi vấn: ai, gì, sao, nào, hả, tại sao, bao nhiêu, mấy, 
+ HS lấy ví dụ.
+ Xác định câu nghi vấn và hình thức của nó
HS lên bảng hoàn thành các
bài tập trong câu 1
I/ Đặc điểm hình thức và chức năng chính:
- Là câu thường có từ nghi vấn hoặc có từ “hay”
- Chức năng: dùng để hỏi
- câu nghi vấn thường kết thức bằng dấu chấm hỏi
C. Hoạt động luyện tập: (13p)
1. Mục tiêu:. Vận dụng kiến thức làm được bài tập SGK
2.CTTH: Cá nhân
- Gọi HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu đề.
GV làm mẫu câu a, sau đó, yêu cầu HS hoàn thành bài tập . 
- Goị HS đọc bài tập 2
- GV: Vì sao ta xác định các câu này là câu nghi vấn?
GV: Ta có thể thay thế từ “hay” bằng từ “hoặc” không? Vì sao?
- Bài tập 3 yêu cầu gì ?
- GV: Các câu trên có dấu hiệu gì của câu nghi vấn ?
-GV: Vậy ta có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu không? Vì sao?
-Gọi HS đọc bài tập 4
- GV yêu cầu HS xác định sự khác nhau về hình thức của các cặp câu nghi vấn ?
-GV: Về mặt ý nghĩa, cặp câu này có gì khác ?
GV nhận xét, bổ sung
HS đọc bài tập.
à Vì nó có từ “hay”chỉ quan hê lựa chọn
àTa không thể thay thế bởi vì câu sẽ biến thành câu trần thuật . 
HS đọc bài.
à Các câu a, b có từ nghi vấn “tại sao”
 Các câu c, d có từ nghi vấn “ai”
à Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu vì các từ nghi vấn này đều là từ phiếm định hoặc là bổ ngữ mang ý khẳng định.
HS đọc bài
+ Hình thức : có cặp từ nghi vấn : đã chưa, có không
+Ở câu b, phải có một giả định từ trước ( người được hỏi phải có vấn đề về sức khoẻ), nếu không có giả định đó thì câu hỏi trở thành vô nghĩa
II/ Luyện tập 
Bài tập 1:
a- Chị khất tiền sưu phải không ?
b- Tại sao . Như thế?
c- Văn là gì?
d- Chú mình không?
 Đùa trò gì?
 Cái gì thế ?
Tất cả đều có từ nghi vấn và dấu chấm hỏi cuối câu.
Bài tập 2:
 Ta xác định các câu trên là câu nghi vấn bởi vì có ùng từ “hay" chỉ quan hệ lựa chọn.
Không thể thay bằng từ hoặc đựơc, vì như thế nó sẽ biến thành câu trần thuật
 Bài tập 3:
Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu vì từ nghi vấn trong cau chỉ là đại từ phiếm chỉ, hoặc là bổ ngữ mang tính khẳng định.
Bài tập 4:
-Về hình thức : có cặp từ nghi vấn : đã chưa, có không?
-Về ý nghĩa : câu a không có giả định, câu b có một giả định đặt ra từ trước.
D. Hoạt động vận dụng:(5p)
1. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết đoạn văn
2.CTTH:Cá nhân
 Viết một đoạn văn(5-7 câu) chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng câu nghi vấn với mục đích để hỏi?
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (2p) về nhà
 Câu nghi vấn ngoài mục đích để hỏi còn có những mục đích nào khác? Đặt 5 câu với các mục đích vừa tìm được.
 *Về nhà :
 + Học bài nắm vững kiến thức lí thuyết.
 + Hoàn thành tất cả các bài tập
 + Tập đặt câu nghi vấn
Chuẩn bị bài mới : Câu nghi vấn (tt)
 Ngày soạn: 5/1/2020
 Ngày dạy: 9/1/2020
Tuần 20
 Tiết 76: VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I/ Mức độ cần đạt: 
 1. Kiến thức:
-Biết cách sắp xếp các ý trong đoạn văn thuyết minh sao cho hợp lí, rõ ràng
 2. Kỹ năng:
-Rèn luyện tính cẩn thận khi viết văn, biết cách lựa chọn và tìm ý khi xây dựng đoạn văn trong văn bản
-Nâng cao kĩ năng viết văn thuyết minh.
 3. Thái độ: Ý thức khi viết đoạn văn thuyết minh.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
 Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Phương pháp: 
 Phân tích mấu,vấn đáp,nêu và giải quyết vấn đề,thực hành có hướng dẫn,viết sang tạo.
III/ Chuẩn bị của thầy và trò :
 1. Thầy : PT:Bảng phụ và một số tư liệu có liên quan
 2. Trò : Chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV
 IV/ Chuỗi các hoạt động dạy học:
Hoạt động khởi động: (3p)
 1- Mục tiêu: HS hiểu thế nào là đoạn văn, câu chủ đề, từ ngữ chủ đề.
 2- Phương pháp, phương tiện: Vấn đáp, trình bày, thảo luận.
GV: phát phiếu học tập: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
+ Chọn đáp án đúng về khái niệm đoạn văn?
+ Thế nào là câu chủ đề, từ ngữ chủ đề?
 Đoạn văn là một phần của văn bản gồm một số câu có cùng đề tài liên kết với nhau theo một thứ tự nhất định. Trong văn bản thuyết minh, đoạn văn đóng vai trò rất quan trọng. Vậy trong đoạn văn cần sử dụng những từ ngữ ntn để bảo đảm tính liên kết, cách diễn đạt ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: (20)
1- Mục tiêu: HS nhận diện được đoạn văn thuyết minh.
2.- CTTH: Cá nhân
GV: đặt câu hỏi: Khi viết bài văn thuyết minh, chúng ta phải viết đoạn văn như thế nào?
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiến thức
 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn văn trong văn bản thuyết minh :
GV treo bảng phụ
 GV:Chỉ ra câu chủ đề của đoạn 
(Câu nào bao quát toàn bộ nội dung của đoạn? )
Các câu còn lại trình bày sự việc gì?
GV nhận xét
- Tìm mối liên hệ giữa các câu trong đoạn ?
GV: đây là một đoạn văn hoàn chỉnh.
Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành bài tập 1 –b
- Treo bảng phụ bài tập 2-a.
- GV: Đoạn văn trên có gì không phù hợp? (việc sắp xếp các ý đã phù hợp chưa ? Rõ ràng chưa?)
-GV: Làm thế nào để sửa chữa nhược điểm đó của đoạn ?
 GV cho học sinh thảo luận nhóm 
( có thể tách mỗi ý viết thành một đoạn văn )
- Tương tự cho học sinh phát hiện và sửa chữa sai ở câu b 
- Từ phân tích , cho biết muốn viết 1 bài văn thuyết minh hoàn chỉnh ta cần lưu ý điều gì ?
- Khi viết đoạn văn cần chú ý điều gì trong việc sắp xếp thứ tự các ý ?
HS đọc bài.
+ Câu chủ đề là 
câu 1: nguy cơ thiếu nước trên thế giới.
+ Câu 2 : lượng nước ngọt ít ỏi
 +Câu 3 : nước lại bị ô nhiễm 
+Câu 4 : thiếu nước ở các nước thứ ba
 +Câu 5: nêu dự báo 2/3 dân thiếu nước .
+ Các câu sau tập trung xoay quanh làm rõ cho câu chủ đề 
HS đọc bài tập.
à Đoạn văn trên các ý còn lộn xộn, không rõ ràng , ý viết nghèo nàn , sơ sài . 
à Giới thiệu từng phần của cây bút bi, sau đó viết đoạn văn giới thiệu chúng 
à Xác định các ý lớn và mỗi ý viết thành một đoạn văn .
+ HS đọc ghi nhớ SGK
I.Đoạn văn trong văn bản thuyết minh :
 1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh:
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:
- Khi viết bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
- Khi viết đoạn văn cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, trách lẫn ý của đoạn văn khác.
- Các ý trong đoạn cần theo một trình tự nhất định : cấu tạo, nhận thức , thời gian, phụ chính 
*Ghi nhớ : SGK
C.Hoạt động luyện tập: (10p)
1- Mục tiêu: HS làm được bài tập 2 và bài tập bổ sung
2- CTTH: Cá nhân
- Gọi học sinh đọc bài tập 1, 2.
-GV: muốn viết đúng cần xác định rõ các ý cần trình bày trong đoạn văn và cần trình bày theo trình tự nào .
HS đọc bài.
 II/ Luyện tập :
 Bài tập 1+2: viết đoạn
D. Hoạt động vận dụng: (10p)
1- Mục tiêu: HS vận dụng cách viết đoạn văn vào vấn đề thực tế trong đời sống 
2- CTTH: Cá nhân
GV: Viết doạn văn ngắn về thú chơi tranh chữ, câu đối tết của người Việt Nam xưa và nay.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (2p)
GV: Yêu cầu các em thực hiện viết đoạn thuyết minh ở nhà.
*Về nhà :
 + Học bài nắm vững những yêu cầu của việc viết một đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
 + Hoàn thành tất cả các bài tập 
 +Chuẩn bị bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
 **********************************
Ngày soạn: 12/01/2020
Ngày dạy : 13/1/2020 
Tuần 21 
 Tiết: 77
 QUÊ HƯƠNG 
 - Tế Hanh –
 I/ Mức độ cần đạt: 
 1.Kiến thức:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng chài quen biển qua lôí miêu tả tỉ mỉ , cụ thể của tác giả , thấy được tình quê hương tha thiết, đằm thắm của nhà thơ trong tác phẩm .
-Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
 2. Kỹ năng:-Rèn kĩ năng phân tích một bài thơ trữ tình hiện đại.
*Các KNS cơ bản được giáo dục:
 -Giao tiếp: trao đổi trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.
 -Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ.
 - Xác định giá trị bản thân: biết tôn trọng bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước
 3. Thái độ: Giáo dục các em lòng yêu quê hương, yêu đất nước.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
 Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
 II/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Đọc hiểu văn bản, nêu và giái quyết vấn đề.
 - Đàm thoại, bình giảng
 - Hoạt động nhóm: Thảo luận, trao đổi, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 - Động não: Suy nghĩ về tâm sự của nhân vật trữ tình trong văn bản.
 - Liên tưởng, tưởng tượng từ vẻ đẹp hình ảnh thơ.
III/ Chuẩn bị của thầy và trò :
Thầy : PT: Tranh ảnh, bảng phụ và một số tư liệu có liên quan
 2-Trò : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên
IV/Chuỗi các hoạt động dạy và học:
A. Hoạt động khởi động: (5p)
 1. Mục tiêu: kiểm tra baifcux và giúp HS cảm nhận được nhiều bài thơ về quê hương.
 2.CTTH: Cá nhân
Câu hỏi : Đọc thuộc lòng bài thơ “nhớ rừng” của Thế Lữ và trình bày cam nhận của em về bài thơ?
 Gợi ý : HS đọc thuộc lòng bài thơ
 Trình bày những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, qua đó, nêu được ý nghĩ của lời tâm sự của con hổ trong vườn bách thú
GV cho Hs quan sát ảnh. Bức tranh gợi cho em liên tưởng về điều gì?
1. Đọc hoặc hát một đoạn trong bài thơ Quê hương( Giang nam) hoặc quê hương ( Đỗ Trung Quân) trước lời dẫn.
2. Cho Hs quan sát tranh ảnh về làng chài, đoàn thuyền đánh cá hoặc ảnh chân dung và tuyển tập thơ Tế Hanh cùng với lời dẫn.
 B.Hoạt động hình thành kiến thức:( 25p)
1. Mục tiêu: 
- Tình yêu quê hương đằm thắm.
- Hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết.
2.CTTH: Cá nhân, nhóm
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
*Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
- Gọi học sinh đọc chú thích *
-GV: Trình bày những điểm nổi bật về tác giả?
GV : nêu thêm một số bài thơ về quê hương của tác giả “nhớ con sông quê hương”
- GV: Xuất xứ của bài thơ?
GV hướng dẫn đọc : đọc nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương.
GV đọc bài thơ. Gọi HS đọc lại .
-GV: Bài thơ có chia mấy phần? Nội dung từng phần?
GV nhận xét , treo bảng phụ .
HS đọc bài .
à Trình bày những nét nổi bật về Tế Hanh
Nhận xét, bổ sung.
à Rút trong tập “nghẹn ngào”
+ HS đọc bài thơ.
HS tìm bố cục.
I/ Tìm hiểu chung :
Tác giả, tác phẩm : 
 -Tế Hanh ( 1921)
Quê Quảng Ngãi
Tình quê hương là cảm xúc chính trong các sáng tác của ông
 - Rút trong tập “nghẹn ngào”
2. Đọc và tìm hiểu chú thích:
3. Bố cục: 4 phần :
 + 2 câu đầu : giới thiệu chung về làng quê.
 + 6 câu tiếp : cảnh thuyền chài ra khơi.
 + 8 câu tiếp : cảnh thuyền chài trở về 
+ 4 câu cuối : nỗi nhớ làng.	
Gọi h/s đọc 2 câu đầu? Tác giả đã giới thiệu về làng chài quê mình ntn? Nhận xét về cách giới thiệu đó ?
? Đọc 6 câu tiếp theo? Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi được miêu tả vào thời điểm nào? Nhận xét gì về cảnh trời, cảnh biển khi đoàn thuyền ra khơi?
? Hình ảnh người lao động miêu tả qua hình ảnh thơ nào? Em hiểu “dân trai tráng”gợi hình ảnh người lao động ?
? Làng chài được miêu tả qua hình ảnh nổi bật nào ?
? Để làm nổi bật vẻ đẹp chiếc thuyền tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
-hs trả lời
- Nghề nghiệp truyền thống của làng đánh cá ( chài lưới ).
- Vị trí của làng : bao bọc bởi nước sông đi thuyền nửa ngày xuôi sông ra tới biển.
=> Cách giới thiệu tự nhiên, mộc mạc, giản dị.
Buổi sớm mai hồng.
Bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm ráng hồng bình minh: Thời tiết thuận lợi hứa hẹn buổi ra khơi tốt đẹp.
Hình ảnh “Dân trai tráng .”
-> Người lao động mang vẻ đẹp khoẻ khoắn, vạm vỡ.
Chiếc thuyền và cánh buồm.
- Nghệ thuật so sánh, sử dụng các động từ mạnh: hăng, phăng, vượt.
II. Tìm hiểu chung
1.Hình ảnh quê hương
a/ Cảnh dân chài ra khơi đánh cá.
-Thời tiết đẹp,thuận lợi
- Người lao động mang vẻ đẹp khoẻ khoắn, vạm vỡ.
? Em hiểu “con tuấn mã” ở đây ntn? Hình ảnh so sánh có tác dụng gì?
Con “tuấn mã”ngựa đẹp, khoẻ và phi thường. Hình ảnh so sánh kết hợp với các động từ mạnh diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi toát lên sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn.
-Hình ảnh so sánh, liệt kờ kết hợp với các động từ mạnh- Con thuyền mang khí thế dũng mãnh khi ra khơi => vẻ đẹp hùng tráng.
? Đọc hai câu thơ tiếp theo ? Tác giả dùng hình ảnh nào để đặc tả con thuyền? Nghệ thuật gì sử dụng ở đây?
-hs tìm và nêu
Cánh buồm giương .
NT so sánh, ẩn dụ -> con thuyền chính là linh hồn, sự sống của làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật -> mang vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng.
-NT so sánh, ẩn dụ, nhõn hóa, - hình ảnh đẹp, giàu ý nghĩa đ bút pháp lãng mạn. 
Hình ảnh cánh buồm trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Đó chính là biểu tượng của làng quờ, hồn người.
G: Hình ảnh cánh buồm mang vè đẹp lãng mạn, nó gợi những chuyến đi xa, những ước khoáng đạt, bay bổng của tuổi trẻ đầy hoài bão.
? Đoạn thơ vẽ lên bức tranh thiên nhiên và lao động ntn?
-hs bình
Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, hùng vĩ, cuộc sống lao động của con người vui vẻ, hào hứng, rộn ràng. Một vẻ đẹp vừa thân quen, gần gũi, hoành tráng và thơ mộng biết bao.
*Thảo luận nhóm: 3’
? Không khí đón đoàn thuyền đánh cá trở về được tái hiện ntn?
G: Chắc hẳn phải là con em của làng chài tác giả mới lột tả hết niềm vui, phấn khởi khi đón ghe cá.
? Hình ảnh người dân chài được miêu tả ntn? Cảm nhận của em về hình ảnh người dân chài qua hai câu thơ đó?
-HS làm việc nhóm
- Bến ồn ào.
- Dân làng chài tấp nập đón ghe về những chiếc ghe đầy cá.
=> Tác giả không tả một ai cụ thể mà gợi không khí chung cả làng, âm thanh “ồn ào”, trang thái “tấp nập”một không khí vui vẻ, rộn ràng và mãn nguyện.
 “Nhờ ơn trời”như 1 tiếng reo vui, lời cảm tạ chân thành trời đất đã sóng yên “biển lặng”để người dân chài trở về an toàn.
- Làn da ngăm rám nắng.
- Thân hình nồng thở vị xa xăm.
b/Cảnh đoàn thuyền trở về bến.
- Cảnh đón thuyền về: ồn ào, tấp nập -> không khí vui vẻ, rộn ràng, mãn nguyện.
- Hình ảnh ngươì dân chài: khoẻ mạnh, rắn rỏi, Vẻ đẹp lãng mạn phi thường.
G: Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn và có tầm vóc phi thường. Người đi biển lâu ngày tắm nắng gió ở những vùng đại dương xa xôi khiến cơ thể khoẻ mạnh, rắn rỏi, họ như còn nóng hổi vị mặn mòi của biển lúc trở về -> Mang vẻ đẹp và sự sống nồng nhiệt của biển cả.
? Hình ảnh con thuyền được đặc tả ntn? Hãy so sánh với hình ảnh con thuyền ở khổ thơ 2?
GV:TG dùng từ ‘nghe”->AD chuyển đổi cảm giác
NT nhân hóa -> Hình ảnh con thuyền nằm im mệt mỏi, nghỉ ngơi và lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ của nó.
=> Con thuyền vô tri, vô giác trở nên hồn, một tâm hồn tinh tế. Cũng như người dân chài con thuyền ấy thấm đậm vị muối mặn của biển khơi.
NT nhân hóa , Hình ảnh con thuyền là một phần sự sống làng chài
G: Nếu không có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động làng chài quê hương thì không thể có những câu thơ xuất thần có hồn như vậy
Đọc những câu thơ cuối
? Tình cảm của nhà thơ với quê hương được thể hiện trong hoàn cảnh nào? Nỗi nhớ đó có điều gì đặc biệt?
? Tại sao nhớ về quê hương tác giả lại nhớ tới những hình ảnh đó? Qua đó cho thấy tác giả là người như thế nào?
Hoàn cảnh xa quê. tác giả nhớ tới hình ảnh làng chài với màu nước xanh ( biển )
Cá (cá bạc )
cánh buồm (chiếc buồm vôi )
Con thuyền
Mùi biển (cái muì nồng mặn quá )
Những hình ảnh đó chính là hương vị riêng của làng chài, nơi tác giả đã từng gắn bó cả tuổi ấu thơ của mình => Tác giả là người rất yêu quê gắn bó sâu nặng với quê hương.
2. Tình cảm của tác giả với quê hương.
=> Yêu thương gắn bó sâu nặng với quê hương.
? Nhắc lại những nét đặc sắc về NT của bài thơ?
? Qua đó giúp em cảm nhận được điều gì về sự sống và lòng người trong bài thơ ?
? Qua bài thơ giúp em hiểu thêm gì về nhà thơ Tế Hanh ?
Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK.
-hs trình bày
NT đặc sắc đó là sự sáng tạo hình ảnh thơ. Có những hình ảnh chân thực, không tô vẽ; nhưng lại có những hình ảnh bay bổng, lãng mạn và rất có hồn.
Có sự kết hợp hài hòa giữa phương thức miêu tả và biểu cảm. Qua miêu tả để bộc lộ cảm xúc của tác giả.
NT so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
HS tự rút 2 nội dung từ ghi nhớ.
- Bức tranh thiên nhiên .
- Tấm lòng .
Tinh tế trong cảm thụ cuộc sống quê.
Nồng hậu thuỷ chung với quê hương.
III. Tổng kết
Nghệ thuật :
Hình ảnh đẹp, bay bổng
Biện pháp tu từ hợp lí 
Biểu cảm, kết hợp với miêu tả 
Nội dung :
Tấm lòng yêu quê hương sâu nặng
*Ghi nhớ :SGK
C.Hoạt động luyện tập: (5p)
1. Mục tiêu: HS hiểu thế nào là quê hương.
2.CTTH: Cá nhân
 1. Học thuộc và tập đọc diễn cảm bài thơ?
 2.Sưu tầm, chép lại một số câu th

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_20.doc