Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1 đến 8 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1 đến 8 - Năm học 2020-2021

1. Giáo viên:

- Phương pháp dạy học: Bình giảng, phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm.

- Phương tiện dạy học: Giáo án, SGK, bảng phụ, sách tham khảo, đồ dùng dạy học

2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài, vở ghi, vở soạn, vở bài tập, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh: (3’)

(Kiểm tra vở soạn, đồ dùng học tập.)

3. Bài mới: (36’)

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1’)

Các em thân mến! Hồi đầu năm học lớp 7, học bài “cổng trường mở ra”, hẳn mỗi chúng ta không quên tấm lòng người mẹ biết bao bồi hồi xao xuyến trong ngày đầu dẫn con đi học. Người mẹ ấy bồi hồi xao xuyến vì đang được sống lại những kỉ niệm ngày đầu tiên cắp sách đến trường: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rơi nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.”. Câu văn đầy ắp những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng ấy đã ngân nga, trầm bổng trong lòng người mẹ và vương vấn khôn nguôi trong tâm trí học sinh chúng ta. Nhiều bạn thắc mắc: đó là văn của ai? Ở tác phẩm nào? Giờ đây , vào ngay trang đầu của sách Ngữ văn lớp 8, chúng ta tìm được xuất xứ và tác giả của câu văn ấy. Thật là thú vị phải không các em và chúng ta sẽ còn thấy thú vị hơn nữa là, qua truyện ngắn đậm chất hồi kí “Tôi đi học” của nhà văn Thanh tịnh, chúng ta được sống lại những kỉ niệm tuổi thơ mơn man, trong sáng ở buổi tựu trường đầu tiên.

Sau đây cô và các em sẽ cùng khám phá điều thú vị đó nhé!

 

docx 42 trang thuongle 12930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1 đến 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/2020
Ngày dạy:
 /9/2020
Lớp
Tiết
TUẦN 1 – BÀI 1
Tiết 1:
Văn bản: TÔI ĐI HỌC
 (Thanh Tịnh)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhở ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.
- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật trong ngày đầu đi học
- Xác định giá trị bản thân: trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
- Có thái độ học tập nghiêm túc.
4. Năng lực	
a. Năng lực chung:
+ Năng lực tự học
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực tư duy sáng tạo
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực tự quản bản thân
+ Năng lực giao tiếp ngôn ngữ
b. Năng lực riêng:
+ Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
+ Năng lực sáng tạo
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Giáo viên: 
- Phương pháp dạy học: Bình giảng, phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm...
- Phương tiện dạy học: Giáo án, SGK, bảng phụ, sách tham khảo, đồ dùng dạy học 
2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài, vở ghi, vở soạn, vở bài tập, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’) 
2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh: (3’)
(Kiểm tra vở soạn, đồ dùng học tập...) 
3. Bài mới: (36’)
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1’)
Các em thân mến! Hồi đầu năm học lớp 7, học bài “cổng trường mở ra”, hẳn mỗi chúng ta không quên tấm lòng người mẹ biết bao bồi hồi xao xuyến trong ngày đầu dẫn con đi học. Người mẹ ấy bồi hồi xao xuyến vì đang được sống lại những kỉ niệm ngày đầu tiên cắp sách đến trường: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rơi nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường...”. Câu văn đầy ắp những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng ấy đã ngân nga, trầm bổng trong lòng người mẹ và vương vấn khôn nguôi trong tâm trí học sinh chúng ta. Nhiều bạn thắc mắc: đó là văn của ai? Ở tác phẩm nào? Giờ đây , vào ngay trang đầu của sách Ngữ văn lớp 8, chúng ta tìm được xuất xứ và tác giả của câu văn ấy. Thật là thú vị phải không các em và chúng ta sẽ còn thấy thú vị hơn nữa là, qua truyện ngắn đậm chất hồi kí “Tôi đi học” của nhà văn Thanh tịnh, chúng ta được sống lại những kỉ niệm tuổi thơ mơn man, trong sáng ở buổi tựu trường đầu tiên.
Sau đây cô và các em sẽ cùng khám phá điều thú vị đó nhé!
 (Mời các em mở sách giáo khoa trang 5)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chung. (20’)
GV: Gọi h/s đọc chú thích (*) sách giáo khoa.
HS: Đọc chú thích
? Em hãy tự giới thiệu vài nét về tác giả?
HS: Giới thiệu về tác giả
GV: (Giới thiệu ảnh chân dung của nhà văn và bổ sung thêm một số thông tin về tác giả)
- Là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là:Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
- Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.
Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.
Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, để chuyên sáng tác.
Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.
Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.
? em hãy nêu xuất xứ của truyện ngắn “Tôi đi học”?
HS: Trả lời.
GV chốt: Truyện ngắn không thuộc loại chứa đựng nhiều vấn đề xã hội, nhiều sự kiện, nhân vật. Toàn bộ tác phẩm là những kỉ niệm mơn man về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi” những kỉ niệm ấy được diễn tả theo dòng hồi tưởng của nhân vật.
? Ngoài truyện ngắn này ra, em còn biết thêm những tác phẩm nào khác của ông?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung
Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).
Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.
Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ("Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng") được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).
GV: (hướng dẫn h/s cách đọc văn bản) 
Giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu, chú ý những câu nói của nhân vật tôi và ông đốc cần đọc với giọng phù hợp.
- Chú ý lắng nghe.
	+ Khi thì háo hức, khi thì hồi hộp, lúc lại lo âu của nhân vật tôi cũng như của các bạn nhỏ.
	+ Những câu đối thoại của ông đốc cần đọc chậm rãi, khoan thai, thể hiện sự ân cần, niềm nở của những người lớn khi đón các em vào trường.
GV đọc mẫu: đọc từ đầu đến “lướt ngang trên ngọn núi”.
HS: nối nhau đọc 
đến hết.
+ “Trước sân trường theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp”.
+ “Ông đốc lại được nghỉ cả ngày nữa”.
+ Phần còn lại.
GV: nhận xét cách đọc của HS.
? Kể tên những nhân vật được nói đến trong văn bản này. Nhân vật chính là ai ? Vì sao ?
- Kể tên các nhân vật.
- Nhận xét, bổ sung.
? Tóm tắt văn bản.
HS: Tóm tắt ngắn gọn
GV: tóm tắt. 
GV: Gọi h/s đọc chú thích, lưu ý 2, 6, 7 .
? Xác định thể loại của văn bản?
HS: xác định thể loại.
GV: Nhận xét, chốt.
? Phương thức biểu đạt của văn bản?
HS: Trả lời
GV: Giảng giải: đây là văn bản văn xuôi trữ tình, ngôn ngữ đậm chất thơ, có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
? Những cảm nhận của nhân vật tôi được diễn tả ở những thời điểm nào ? Tương ứng với những đoạn văn bản nào ?
? Chia bố cục văn bản? 
HS: chia bố cục và trình bày
+ Đ1. Từ đầu - “lướt ngang trên ngọn núi” : Cảm nhận của nhân vật tôi trên đường đến trường.
+ Đ2. “Trước sân trường nghỉ cả ngày nữa”: Cảm nhận của nhân vật tôi lúc ở sân trường.
+ Đ3. Phần còn lại : Cảm nhận của nhân vật tôi trong lớp học.
GV nêu : 
Truyện ngắn Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi, diễn tả cảm giác mới mẻ, hồi hộp, tâm trạng náo nức, bỡ ngỡ của nhân tôi theo trình tự thời gian của một buổi tựu trường. Vì thế tìm hiểu văn bản cũng chính là tìm hiểu tâm trạng của nhân vật theo trình tự thời gian.
- Những kỷ niệm của ngày tựu trường được nhà văn diễn tả theo trình tự từ hiện tại nhớ về quá khứ : từ biến chuyển của đất trời cuối thu đến những hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên gợi cho nhân vật tôi nhớ lại mình ngày ấy cùng với những kỷ niệm trong sáng.
 (Dẫn dắt chuyển ý)
Hoạt đông 3: Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chi tiết. (15’)
GV: Cho HS đọc 4 câu đầu
HS: đọc
 ? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào?
 HS: Phát hiện, trả lời.
 ? Điều ấy đã khơi gợi cảm giác như thế nào trong lòng nhân vật tôi?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào để đặc tả tình cảm ấy?
? Hình ảnh nào đã gợi lên trong lòng nhân vật“ tôi” về buổi tựu trường đầu tiên của mình?
HS: Trả lời
? Những hình ảnh ấy đã khiến cho nhân vật “ tôi” có những cảm giác như thế nào và tâm trạng ra sao?
HS: Trả lời
? Từ hình ảnh của những em nhỏ đã làm cho tác giả nhớ về điều gì?
HS: Trả lời
GV: Bình
Ngay mấy dòng đầu của văn bản nhà văn đã so sánh một cách ấn tượng “tôi quên thế nào được Quang đãng”.
Câu văn như cánh cửa dịu dàng mở ra, dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự việc, những con người, những cung bậc tâm tư, tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, rất đáng nhớ, đáng chia sẻ và mến thương. Trung tâm của thế giới ấy là cậu học trò nhỏ ngày đầu tiên đến trường, trong lòng nảy nở biết bao ý nghĩ, tình cảm xao xuyến, mới lạ, suốt đời không thể quên.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả ở đoạn văn này?
HS: Trả lời
GV Bình: Bằng cảm nhận và miêu tả tinh tế, tác giả đã thể hiện cảm xúc trong sáng, êm dịu của mình trong giọng văn ngọt ngào,tình cảm.
?Cách miêu tả và cảm xúc của tác giả trong đoạn văn vừa tìm hiểu gợi cho em tình cảm, cảm xúc gì?
HS: tự bộc lộ
GV: chốt. 
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
 1. Tác giả - tác phẩm
a. Tác giả
ThanhTịnh (12/12/1911- 17/7/1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh).
- Quê ở thành phố Huế.
- Các tác phẩm của ông đậm chất trữ tình.
b. Tác phẩm:
 In trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
2. Đọc – tóm tắt văn bản – tìm hiểu từ khó.
3. Thể loại và phương thức
a. Thể loại:
 Truyện ngắn.
b. Phương thức biểu đạt: 
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
4. Bố cục của văn bản
- P1: Từ đầu – “ trên ngọn núi”: 
Cảm nhận của “tôi” trên đường tới trường.
- P3: tiếp – “Chút nào”: Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trương..
- P4: còn lại: Tâm trạng của “tôi” khi ngồi trong lớp học.
II. ĐỌC - TÌM HIỂU CHI TIẾT 
1. Khơi nguồn kỉ niệm
- Cuối thu, lá rụng nhiều.
- Có những đám mây bàng bạc.
- Cảm giác trong sáng... như mấy cảnh hoa tươi mỉm cười giữ bầu trời quang đãng.
-> Nghệ thuật so sánh
- Những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu đến trường 
-> Tâm trạng tưng bừng, rộn rã. 
Nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của mình.
=> Cảm xúc trong sáng, êm dịu, giọng văn ngọt ngào, tình cảm.
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
- Năng truyền tạo lập văn bản.
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề 
	4. Củng cố: 3’
Khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức của tiết học
	5. Hướng dẫn bài tập về nhà: 2’
- Học thuộc một đoạn văn trong văn bản “tôi đi học” mà em thích
- Nắm vững nội dung đã học
- chuẩn bị những nội dung còn lại của bài.
* RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
 ..
Ngày soạn: 9/2020
Ngày dạy:
 /9/2020
Lớp
Tiết
TUẦN 1 – BÀI 1
Tiết 2
Văn bản: TÔI ĐI HỌC
 (Thanh Tịnh)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
 Cho học sinh thấy được diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học được diễn biến theo trình tự thời gian và mỗi chặng ứng với một trạng thái tâm lí khác nhau:
Trên đường đến trường.
Khi đứng ở sân trường.
Khi vào lớp học
Những hình ảnh nghệ thuật so sánh đặc sắc được tác giả sử dụng trong văn bản và một số biện pháp điệp từ, cách dung từ láy.v.v 
* Tích hợp:
- phần Tiếng Việt ở bài: Các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
- Phần tập làm văn ở bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Phần văn: Cổng trường mở ra (Ngữ văn 7 tập I)
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu, nhận biết cảm nhận của nhân vật truyện
- Kể chuyện theo dòng hồi ức
3. Thái độ:
- Trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ, rèn luyện tình yêu thương bè bạn lòng kính trọng và biết ơn thầy cô và mái trường.
4. Năng lực	
a Năng lực chung:
+ Năng lực tự học
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực tư duy sáng tạo
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực tự quản bản thân
+ Năng lực giao tiếp ngôn ngữ
b. Năng lực riêng:
+ Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
+ Năng lực sáng tạo
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. giáo viên:
a. Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, bình giảng, phân tích và thảo luận nhóm
b. Đồ dùng dạy học:
	Giáo án, SGK, thiết bị trợ giảng
2.Học sinh:
 	Đọc bài và soạn bài trước ở nhà theo hệ thống câu hỏi SGK 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Tóm tắt nội dung chính của truyện ngắn ”Tôi đi học ”
Câu 2: Nỗi nhớ về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tác giả được khơi nguồn từ đâu? Những kỉ niệm đó được diễn tả theo trình tự nào?
Đáp án
Câu 1: Câu chuyeenjnlaf dòng hồi tưởng của nhân vật ”tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, cảnh vật, trường học, bạn bè, thầy giáo.
Câu 2: 
- Những điều gợi về buổi tựu trường đầu tiên: cuối thu lá rụng, mây bàng bạc, mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.
- Những kỉ niệm diễn tả theo trình tự thời gian (hiện tại -> quá khứ), không gian (trên đường đến trường -> sân trường Mĩ Lí -> trong lớp học ) và trình tự diễn biến tâm trạng nhân vật.
3. Bài mới: (35’)
Hoạt động 1: giới thiệu vào bài (1’)
 Không gian, thời gian của những ngày đầu thu đã khơi gợi trong lòng tác giả cái cảm giác mơn man của buổi tựu trường đầu tiên. Đan xen trong cái cảm giác quen mà lạ của buổi đầu tiên trên đường đến trường ta đã phần nào thấy được nét đáng yêu,trong trẻo của nhân vật tôi trong cái ngày đầu tiên đi học ấy. Vẻ đẹp đó còn được thể hiệ với những cung bậc cảm xúc ra sao? Trong tiết học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PT NL
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc – tìm hiểu chi tiết. (30’)
 ? Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm của tác giả được diễn tả theo trình tự như thế nào?
 HS: Theo trình tự không gian và thời gian
GV: Chuyển ý: Vậy những kỉ niệm ấy được diễn tả theo trình tự không gian và thời gian như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
 ? Trên con đường cùng mẹ tới trường, nhân vật “tôi” – cậu bé lớp 5, lớp đầu cấptiểu học ấy- đã nhìn cảnh vật xung quanh và cảm thấy tâm trạng mình như thế nào?
HS: Tìm kiếm,trả lời.
? Vì sao cậu bé lại cảm thấy như chính lòng mình cũng đang có sự thay đổi lớn đó?
HS: Trả lời
GV: Phân tích.
Vì: “Hôm nay tôi đi học”. Đối với một cậu bé mới chỉ biết chơi đùa, qua sông thả diều, ra đồng chạy nhảy với bạn đi học quả là một sự kiện lớn, một đổi thay thay quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của tuổi thơ.
? Tìm những chi tiết thể hiện được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “ tôi” trong đoạn văn trên.
HS: Trình bày
? Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng những hình ảnh nghệ thuật nào? Tìm những hình ảnh nghệ thuật được sử dụng và cho biết tác dụng của nó
HS: Trả lời
GV: Phân tích.
Tác giả sử dụng 2 hình ảnh so sánh nghệ thuật.
+ “Những cảm giác trong sang ấy nảy nở trong long tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. 
+ “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.”
 -> so sánh thú vị, biểu hiện nét dịu dàng, trong sáng và khát vọng vươn tới của một tâm hồn trẻ thơ.
GV: Chuyển ý: 
Đi hết con đường làng, cậu học trò nhỏ đến sân trường 
? Ở đây cậu đã nhận thấy ngôi trường trường trong ngày tựu trường như thế nào?
HS: Trả lời
? Em có nhận xét gì về không khí của ngày tựu trường?
HS: Trả lời
? Em hãy tìm những hình ảnh, những chi tiết cụ thể được tác giả dùng để biểu hiện những cung bậc, tâm trang của cậu bé khi đứng trước cảnh ấy?
HS: Trả lời.
GV: Gợi dẫn
Nhà văn đã dùng nhiều hình ảnh, nhiều chi tiết cụ thể biểu hiện những cung bậc tâm trạng của cậu bé.
?Em nhận thấy trong đoạn văn tác giả đã dùngng những biện pháp nghệ thuật nào. Hãy cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
HS: Trả lời
GV: Phân tích
Hình ảnh so sánh thật tinh tế, nó vừa tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc liên tưởng về một thời tuổi nhỏ đứng giữa mái trường thân yêu.
- Dùng nhiều động từ đặc tả tâm trạng của nhân vật: ngập ngừng, e sợ, rụt rè, lúng túng, dềnh dàng, run run, 
- Từ láy “lúng túng” điệp tới 4 lần. Đây là một từ có nghĩa khái quát, đã được nhà văn sử dụng chính xác, diễn tả nhiều tâm trạng, miêu tả chân thực cử chỉ, ánh mắt, ý nghĩ, cảm giác hồn nhiên, trong sáng của cậu học trò trong buổi tựu trường đầu tiên. 
Đỉnh cao của sự lúng túng là khi các cậu học trò nhỏ rời bàn tay, buông chéo áo của người than để đứng vào hàng chuẩn bị vào lớp. ở đây tác giả đã miêu tả cụ thể 3 dạng khóc: “ôm mặt khóc”, “nức nở khóc”, “thút thít”, thêm một lần nữa, cây bút văn xuôi của thanh Tịnh truyền cảm biết bao, trữ tình biết bao, thấu tỏ lòng người biết bao! Thực ra đây đâu phải ông viết văn, mà ông đang sống lại những kỉ niệm của chính mình. Những kỉ niệm ấy trong sáng và chân thực vô cùng.
HS: đọc lại đoạn văn: {“Mùi hương ” -> đến hết
? Nhân vật “ tôi” có cảm giác gì khi bước vào lớp?
- HS: Trao đổi, trình bày
GV: Bình chốt: Hình ảnh “ một con chim...trong trí tôi” cũng như cậu học trò nhỏ luôn trân trọng, yêu mến những kỉ niệm tuổi thơ và có những ước mơ bay cao dang rộng đôi cánh giữa bầu trời trí thức. Phải chăng đây là phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa, nghịch ngợm để bức vào thế giới học trò nghiêm chỉnh đầy khó khan mà biết bao hấp dẫn.
GV: Chuyển ý: 
? Ngoài nhân vật “tôi” thì văn bản còn nhắc tới những ai nữa?
HS: Trả lời.
GV: Dẫn dắt, đón chào các em vào cái thế gưới ấy là những người mẹ, những phụ huynh, các thầy, cô giáo.
? Sự quan tâm của cha mẹ đối với các con mình như thế nào?
HS: Trình bày
GV: Nhấn mạnh
Mẹ “tôi” nắm tay “tôi” đưa từ nhà đến trường. Các phụ huynh khác đều chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho con em, đều trân trọng tham dự buổi lễ khai mạc. Trái tim mỗi người như cũng bồi hồi, xao xuyến theo từng nhịp đập trái tim của con trẻ.
? Những cử chỉ, lời nói của ông Đốc, thầy giáo trẻ cho em thấy họ là người như thế nào? 
HS: Trả lời
GV: bình 
Các thầy cô giáo từ “ông đốc” – thầy hiệu trưởng – đến những nguwoif thầy giáo trẻ phụ trách lớp 5 và các thầy, cô giáo khác, ai cũng dịu dàng, từ tốn, bao dung đón chào và động viên các em nhập trường, vào học theo từng lớp.
? Qua đó, em hiểu gì về vai trò của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ?
GV: Nếu ví các bạn nhỏ ngày đầu đi nhọc là những cánh chim đang chập chững rời tổ để bay vào bầu trời bao la nhiều nắng gió thì cha mẹ, các thầy cô chính là những bàn tay nâng đỡ, những làn gió đưa những tia nắng soi đường để cánh chim được cất lên mạnh dạn, khoáng đạt trên bầu trời. Nhờ những bàn tay vững vàng, những làn gió mát những tia nắng chan chữa tình thương và trách nhiệm ấy, cậu học trò trong câu chuyện đã nhanh chóng hòa nhập vào cái thế giới kì diệu của mái trường. Và các bạn đọc chúng ta, khi đọc lại tác phẩm, cũng thích thú biết bao khi được sống lại những kỉ niệm trẻ thơ mơn man trong buổi tựu trường đầu tiên.
GV: Chuyển ý:
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết (5’)
? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản ?
HS trình bày ý kiến.
? Sức hấp dẫn của tác phẩm được tạo nên từ đâu?
GV chốt:Các h/ảnh SS trên xất hiện ở những thời điểm khác nhau để thể hiện tâm trạng cảm xúc khác nhau của n/vật tôi. Đây là những h/ảnh SS giàu h/ảnh,giàu sức gợi cảm được gắn với những cảnh sắc TN tươi sáng,trữ tình.
GD: Cần kết hợp, sử dụng sáng tạo các hình ảnh so sánh khi viết văn.
- GV giúp học sinh tổng kết bài học bằng ghi nhớ ( sgk)
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC - TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Khơi nguồn kỉ niệm
2. Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi”.
a. Trên con đường cùng mẹ đến trường.
- Cảnh vật thay đổi
- Cảm thấy chính long mình cũng đang có sự thay đổi lớn.
- Thấy mình trang trọng, đứng đắn
- Cẩn thân nâng niu, lúng túng khi cầm sách vở.
- Nghệ thuật so sánh:
 -> biểu hiện tình cảm đẹp đẽ, trong sang, dịu dàng và khát vọng vươn tới của một tâm hồn trẻ thơ.
 b. Khi đến trường học:
- Sân trường dày đặc người, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi, sáng sủa
-> náo nức,vui vẻ.
 - Ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm khác thường -> Thấy mình nhỏ bé -> lo sợ vẫn vơ.
 - Nghe gọi tên mình -> hồi hộp, giật mình, lúng túng.
 - Rời tay mẹ vào lớp -> sợ, nức nở khóc.
- Nghệ thuật: 
+So sánh
-> Gợi liên tưởng về một thuở học trò đứng giữ mái trường than yêu.
+ Sử dụng những động từ đặc tả tâm trạng nhân vật: Ngập ngừng, e sợ, rụt rè, lung túng, dềnh dàng, run run 
+ Điệp từ: diễn tả nhiều tâm trạng, miêu tả chân thực cử chỉ, ánh mắt ý nghĩ, cảm giác hồn nhiên, trong sáng.
 c. Lúc bước vào lớp học:
- Vừa xa lạ vừa gần gũi với tất cả
- Ngỡ ngàng, tự tin, nghiêm trang
- > bước vào giờ học đầu tiên.
 3. Ấn tượng của nhân vật tôi về thầy giáo và những người xung quanh.
- Phụ huynh: chuẩn bị chu đáo, trân trọng dự buổi lễ.
- Ông đốc: từ tốn, bao dung.
- Thầy giáo trẻ: vui tính, giàu tình thương yêu.
-> Một môi trường giáo dục ấm áp,là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
 III. TỔNG KẾT 
 1. Nghệ thuật.
 - Bố cục theo dòng hồi tưởng, theo trình tự không gian và thời gian của buổi tựu trường.
 - Kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm
 -> bộc lộ cảm xúc, tâm trạng.
 - Sử dụng hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm
-> Chất trữ tình trong trẻo, thiết tha, êm dịu.
2. Nội dung 
* Ghi nhớ( Sgk)
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ 
- Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề,
4. Củng cố: (3’) Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố bài.
GV: Củng cố bài, yêu cầu học sinh đọc bảng phụ khoanh tròn vào câu đúng. Viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của bản thân ngày đầu đến trường.
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào câu đúng.
- Câu1: Hình ảnh thân thương, in đậm nhất đối với em bé trong buổi tựu trường đầu tiên là?
 A. Mẹ hiền B. Ngôi trường C. Con đường D.Con chim non
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
*Bài cũ:
- Nắm kĩ nội dung bài học.
- Đọc lại các văn bản viết về chủ đề gia đình và nhà trường đã học
- Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất.
*Bài mới: Soạn bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Hiểu rõ các cấp độ khái quát của nghĩa từ .
* RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
 ..
Ngày soạn: 9/2020
Ngày dạy:
 /9/2020
Lớp
Tiết
TUẦN 1 – BÀI 1
Tiết 3
Tiếng Việt: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng bài học: Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
- Kĩ năng sống: Biết vận dụng các từ ngữ theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp,
3. Thái độ:
 - GD ý thức tìm hiểu , sử dụng từ ngữ cho đúng
4. Năng lực	
a Năng lực chung:
	+ Năng lực tự học
	+ Năng lực giải quyết vấn đề
	+ Năng lực tư duy sáng tạo
	+ Năng lực hợp tác
	+ Năng lực tự quản bản thân
	+ Năng lực giao tiếp ngôn ngữ
b. Năng lực riêng:
	+ Năng lực cảm thụ
	+ Năng lực sáng tạo
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. giáo viên:
a. Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích và thảo luận nhóm
b. Đồ dùng dạy học:
	Giáo án, SGK, thiết bị trợ giảng
2.Học sinh:
 	Đọc bài và soạn bài trước ở nhà theo hệ thống câu hỏi SGK 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
Ổn định tổ chức: ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
Câu 1: Nhắc lại khái niệm về nghĩa của từ, Một từ thường có mấy nghĩa. Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?
Câu 2: Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa cua từ?
Đáp án:
Câu 1: - Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, quan hệ, trạng thái ) mà từ biểu thị. 
- Một từ thường có ít nhất 1 nghĩa. Có 2 cahs giải thích nghĩa của từ:
+ trình bày khái niệm mà từ biểu thị
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Câu 2: Từ nhiều nghĩa là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa.
Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa:
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Thông thường trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
3. Bài mới: 36’
 Hoạt động 1: Giới thiệu vào bài (1’)
Ở lớp 7 chúng ta đã học về mối quan hệ về nghĩa của từ: quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa. Ơ lớp 8 bài học này nói về một mối quan hệ khác về nghĩa của từ ngữ ->quan hệ bao trùm -> phạm vi khái quát của nghĩa của từ .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
 Hoạt động 2: HD tìm hiểu từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp. (15’)
- GV: treo bảng phụ.
 Yêu cầu HS quan sát sơ đồ ở bảng phụ.
 Động vật
 Thú chim cá
 Voi, hươu tu hú, sáo cá rô, cá thu 
 .. . 
 - HS: Quan sát 
? Trong các từ trên, từ nào có nghĩa rộng hơn từ nào? Từ nào có nghĩa hẹp hơn từ nào? Vì sao?
- HS: Trả lời 
- GV: Nhận xét, bổ sung 
 thú: voi, hươu 
 Động vật chim: tu hú, sáo
 cá: cá rô, cá thu 
Vì: - Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm phạm vi nghĩa của các từ: thú, chim, cá
- Phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm phạm vi nghĩa của các từ: voi, hươu.
- Phạm vi nghĩa của từ chim bao hàm phạm vi nghĩa của các từ: tu hú, sáo.
 - phạm vi nghĩa của từ cá bao hàm phạm vi nghĩa của các từ: cá rô, cá thu.
? Từ đó, em có nhận xét gì về nghĩa của một từ ngữ ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, chốt.
Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
? Vậy từ việc tìm hiểu ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ ngữ nghĩa rộng?
HS: Trả lời
GV: chốt ghi bảng.
? Em hãy lấy ví dụ về từ ngữ nghĩa rộng?
HS:Lấy ví dụ.
GV: Nhận xét, bổ sung.
? Thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp?
HS: Trả lời
GV: chốt ghi bảng.
? Em hãy lấy ví dụ về từ ngữ nghĩa hẹp? 
HS:Lấy ví dụ.
GV: Nhận xét, bổ sung.
? Từ việc tìm hiểu ví dụ em rút ra được điều gì đáng lưu ý về nghĩa của một từ ngữ? 
HS: Trả lời
GV: Kết luận
Các từ ngữ trong ngôn ngữ không tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau. Giữa chúng có những quan hệ nhất định. Một trong những mối quan hệ giữa các từ ngữ là quan hệ khái quát và cụ thể hay còn gọi là quan hệ rộng – hẹp giữa các từ ngữ.
Cần lưu ý: chỉ có thể nói quan hệ rộng – hẹp giữa các từ khi chúng có sự đồng nhất về ý nghĩa.
VD: có thể so sánh tính rộng – hẹp về nghĩa của 2 từ xe, xe đạp vì chúng đồng nhất với nhau về ý nghĩa chỉ phương tiện di chuyển. Không thể so sánh tính rộng hẹp với 2 từ cá chép và xe đạp vì chúng không có sự đồng nhất về ý nghĩa.
 cho HS đọc ghi nhớ (SGK/10)
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (20’)
BT1 - Hs xác định yêu cầu của bài tập.
Lên bảng thực hiện bài tập.
Nhận xét, bổ sung.
GV : Nhận xét, cho điểm
BT 2 - Hs xác định yêu cầu của bài tập.
Thực hiện bài tập vào bảng cá nhân.
Nhận xét, bổ sung
GV : Nhận xét, cho điểm
BT 3 - Hs xác định yêu cầu của bài tập.
Thực hiện bài tập vào bảng cá nhân.
GV : Nhận xét, cho điểm
BT 5 - Hs xác định yêu cầu của bài tập.
 Thảo luận nhóm và trình bày.
I. TỪ NGHĨA RỘNG, TỪ NGHĨA HẸP.
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
3. Kết luận
- Từ ngữ nghĩa rộng.
 Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
VD: Truyện dân gian
 Truyện Truyện Truyện cổ cười ngụ ngôn tích 
- Từ ngữ nghĩa hẹp :
 Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
 VD: Cây: có nghĩa hẹp so với từ: thực vật
 *. Lưu ý: Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
* Ghi nhớ: (SGK/10)
II. Luyện tập.
BT1 Lập sơ đồ
a y phục
 quần áo 
 quần đùi, quần dài áo dài, sơ mi 
BT2 Tìm những từ ngữ có nghĩa rộng:
a. Chất đốt - d. nhìn
b. nghệ thuật - e. đánh
c. thức ăn 
BT3 Tìm các từ ngữ nghĩa hep:
xe cộ: xe đạp, xe máy, xe ô tô 
kim loại: đồng, sắt, chì
hoa quả: xoài, mít, lê
họ hàng: chú, dì, cô, bác
mang: xách, khiêng, gánh
BT5* Từ ngữ nghĩa rộng: khóc
 Từ ngữ nghĩa hẹp: nức nở, sụt sùi
Năng lực giao tiếp TV, giải quyết vấn đề.
Năng lực giao tiếp TV, giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
4. Củng cố: (3’) 
 GV: Khái quát nội dung bài học
1. Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng?
2. Thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp?.
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Học bài - Làm bài tập 4/ sgk
Chuẩn bị bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
* RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Ngày soạn: 9/2020
Ngày dạy:
 /9/2020
Lớp
Tiết
TUẦN 1 – BÀI 1
Tiết 4
Tập làm văn: TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức:
	- Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
2. Kĩ năng:
 - Kĩ năng bài dạy: Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
 - Kĩ năng sống: Trong giao tiếp, khi trình bày biết tư duy để trình bày 1 vấn đề có tính thống nhất về chủ đề .
3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức xây dựng văn bản đảm bảo tính thống nhất.
4. Năng lực	
	a. Năng lực chung:
	+ Năng lực tự học
	+ Năng lực giải quyết vấn đề
	+ Năng lực tư duy sáng tạo
	+ Năng lực hợp tác
	+ Năng lực tự quản bản thân
	+ Năng lực giao tiếp ngôn ngữ
	b. Năng lực riêng:
	+ Năng lực cảm thụ
	+ Năng lực sáng tạo
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. giáo viên:
a. Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích và thảo luận nhóm
b. Đồ dùng dạy học:
	Giáo án, SGK, thiết bị trợ giảng
2.Học sinh:
 	Đọc bài và soạn bài trước ở nhà theo hệ thống câu hỏi SGK 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
? Thế nào là mạch lạc trong văn bản?
Đáp án:
Mạch lạc trong văn bản là sự biểu hiện một chủ đề xuyên suốt giữa các phần, các đoạn, các câu trong văn bản. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).
3. Bài mới: 36’ 
	Hoạt động 1: Giới thiệu vào bài (1’)
Ở lớp 7 chúng ta đã học về tính liên kết và mạch lạc trong văn bản. Một văn bản nếu không có tính mạch lạc và tính liên kết thì không đảm bảo được tính chủ đề của văn bản. Vậy thế nào là chủ đề của văn bản? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đê này. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
Hoạt động 2: HD tìm hiểu về chủ đề của văn bản (10’)
- G

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_1_den_8_nam_hoc_2020_2021.docx