Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 39: Văn bản "Thông tin về ngày trái đất năm 2000" - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 39: Văn bản "Thông tin về ngày trái đất năm 2000" - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

 - Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng túi ni lông.

 - Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.

 - Việc sử dụng từ ngữ dể hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lí đã tạo nên sức thuyết phục của văn bản.

 2. Kĩ năng:

 - Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh.

 - Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục cho học sinh có ý thức giữ gìn môi trường trong sạch đẹp.

 4. Nội dung tích hợp:

 - Kĩ năng sống: + Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, phản hồi / lắng nghe tích cực về việc sử dụng bao bì ni lông.

 + Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận tính thuyết phục trong văn thuyết minh, tính hợp lí trong kiến nghị của văn bản.

 + Tự quản bản thân: Kiến định hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện; có suy nghĩ tích cực trước những vấn đề tương tự để bảo vệ môi trường.

 - Tích hợp liên môn, phân môn:

+ Môn Địa lý: Dẫn nhập vào nội dung trái đất bằng cách cho học sinh quan sát quả địa cầu.

+ Vị trí của nước Mỹ trên quả địa cầu.

+ Môn Hóa học: Kiến thức về các chất độc hóa học khi đốt túi ni lông.

+ Môn Sinh học: quá trình quang hợp của cây, sự phát triển của muỗi, hệ tiêu hóa của động vật.

+ Kiến thức về Y học: Các bệnh tật do muỗi gây ra cho con người.

+ Môn Giáo dục công dân: Bảo vệ môi trường sống.

+ Môn Âm nhạc: Các bài hát về chủ để môi trường.

 5. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:

- Năng lực tự chủ & tự học: tự đề xuất, lên kế hoạch, chủ động tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp: trao đổi, đưa ra ý kiến với bạn bè, thầy cô.

- Năng lực hợp tác: phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ được giao để cùng đạt được mục tiêu của bài học (làm việc nhóm).

- Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và lý giải những vấn đề trong thực tiễn đời sống.

- Năng lực sáng tạo: phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống, đề xuất các giải pháp một cách thiết thực, áp dụng vào tình huống mới.

- Năng lực ngôn ngữ: sử dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong quá trình học tập.

 - Năng lực văn học/ thẩm mĩ: biết thưởng thức và đánh giá cái đẹp trong văn học, trong thiết kế sản phẩm học tập, biết hành động hướng theo cái thiện và cái đẹp.

 

doc 9 trang thucuc 4130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 39: Văn bản "Thông tin về ngày trái đất năm 2000" - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10	 	Ngày soạn: 27/ 10/ 2019
TIẾT 39 	Ngày dạy: 30/ 10/ 2019
	 Văn bản:
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 	1. Kiến thức: 
 	 - Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng túi ni lông.
 	 - Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
 	 - Việc sử dụng từ ngữ dể hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lí đã tạo nên sức thuyết phục của văn bản.
 	2. Kĩ năng: 
 	 - Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh.
 	- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
 	 3. Thái độ: 
 	- Giáo dục cho học sinh có ý thức giữ gìn môi trường trong sạch đẹp.
	4. Nội dung tích hợp:
 - Kĩ năng sống: + Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, phản hồi / lắng nghe tích cực về việc sử dụng bao bì ni lông.
 + Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận tính thuyết phục trong văn thuyết minh, tính hợp lí trong kiến nghị của văn bản.
 + Tự quản bản thân: Kiến định hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện; có suy nghĩ tích cực trước những vấn đề tương tự để bảo vệ môi trường.
	- Tích hợp liên môn, phân môn: 
+ Môn Địa lý: Dẫn nhập vào nội dung trái đất bằng cách cho học sinh quan sát quả địa cầu.
+ Vị trí của nước Mỹ trên quả địa cầu.
+ Môn Hóa học: Kiến thức về các chất độc hóa học khi đốt túi ni lông.
+ Môn Sinh học: quá trình quang hợp của cây, sự phát triển của muỗi, hệ tiêu hóa của động vật.
+ Kiến thức về Y học: Các bệnh tật do muỗi gây ra cho con người.
+ Môn Giáo dục công dân: Bảo vệ môi trường sống.
+ Môn Âm nhạc: Các bài hát về chủ để môi trường.
	5. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự chủ & tự học: tự đề xuất, lên kế hoạch, chủ động tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp: trao đổi, đưa ra ý kiến với bạn bè, thầy cô.
- Năng lực hợp tác: phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ được giao để cùng đạt được mục tiêu của bài học (làm việc nhóm).
- Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và lý giải những vấn đề trong thực tiễn đời sống. 
- Năng lực sáng tạo: phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống, đề xuất các giải pháp một cách thiết thực, áp dụng vào tình huống mới.
- Năng lực ngôn ngữ: sử dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong quá trình học tập.
 - Năng lực văn học/ thẩm mĩ: biết thưởng thức và đánh giá cái đẹp trong văn học, trong thiết kế sản phẩm học tập, biết hành động hướng theo cái thiện và cái đẹp. 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
	 Tài liệu và các thông tin về bảo vệ môi trường.
 	2. Học sinh: Soạn bài kĩ trước khi đến lớp
	 	3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Thuyết trình, phân tích, gợi mở, giảng bình, hỏi và trả lời,...
 - Kĩ thuật: Động não, phân tích, trả lời một phút, thảo luận nhóm,...
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
	3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động
G cho H xem ảnh.
GV: 3 hình ảnh trên nói về vấn đề gì?
HS: Trả lời
GV dẫn vào bài: Vấn đề rất nan giải hiện nay đó chính là ô nhiễm môi trường, ÔN nguồn nước, ô nhiễm không khí... đặc biệt mỗi năm đến ngày khai giảng, hàng triệu học sinh trên cả nước- lẽ ra đây sẽ là những sứ giả bảo vệ môi trường lại góp phần làm ô nhiễm môi trường thêm bằng cách thả hàng trăm ngàn quả bóng bay lên bầu trời. Đương nhiên, khi bóng bay bay cao, sẽ tượng trưng cho ước mơ của các em bay cao, bay xa nhưng nó đã giết chết ước mơ của biết bao chú chim và rùa biển. Đó cũng là thông điệp mà bạn học sinh Nhật Linh đã gửi gắm đến chúng ta trong ngày khai giảng. Vậy làm thế nào để có thể giảm thiểu ôi nhiễm môi trường, chúng ta cùng tìm hiểu bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
(Định hướng phát triển NL ngôn ngữ, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề, )
GV: Đối chiếu với khái niệm văn bản nhật dụng, theo em văn bản này có phải là văn bản nhật dụng không? Vì sao?
HS: Là văn bản nhật dụng. Vì nội dung đề cập đến vấn đề môi trường, vấn đề bức thiết của cuộc sống đang được cả thế giới quan tâm.
=> Vấn đề mang tính cập nhật, thời sự, cần giải quyết...
GV: Nêu xuất xứ của văn bản?
HS: Văn bản được soạn thảo nhân ngày 22/4/2000, lần đầu tiên VN tham gia Ngày Trái Đất.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó SGK.
GV: Yêu cầu HS đọc to, rõ ràng, làm nổi bật tính chất nguy hiểm của bao bì ni lông đối với môi trường và sức khỏe con người; nhấn mạnh những việc cần làm ngay thể hiện rõ lời kêu gọi 
GV: Đọc mẫu => gọi học sinh đọc tiếp. 
GV: Văn bản này thuộc kiểu loại văn bản nào?
HS: Văn bản nhật dụng.
GV: Nếu văn bản thuyết minh nhằm trình bày tri thức về các hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên, xã hội thì văn bản trên có thuộc kiểu thuyết minh không? Vì sao?
HS: Có, vì cung cấp cho mọi người những căn cứ rõ ràng về tác hại của việc dùng bao bì ni lông...
GV: Hãy cho biết bố cục của văn bản gồm mấy phần? Ý của từng phần?
HS: Chia làm 3 phần: 
- Đ1: Từ đầu -> “Bao bì ni lông”: Giới thiệu về “Ngày trái đất” và chủ đề ngày trái đất năm 2000.
- Đ2: Tiếp -> “Môi trường” Phân tích tác hại của bao bì ni lông và nêu ra một số giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
- Đ3: Còn lại: Lời kêu gọi quan tâm đến ngày trái đất bằng hành động cụ thể thiết thực.
GV: Em có nhận xét gì về bố cục của bài văn thuyết minh này ?
HS: Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, hợp lí theo 3 phần: nêu vấn đề; Phân tích, thuyết minh làm cho vấn đề sáng tỏ; kêu gọi mọi người làm theo vấn đề đã nêu (Trong phần TB: nêu tác hại trước rồi mới đề xuất giải pháp là hợp lí và khoa học). 
G: Văn bản này chính là một bức thông điệp về môi trường. Vậy nội dung bức thông điệp là gì? Chúng ta sẽ chuyển sang phần II.
(Định hướng phát triển NL ngôn ngữ, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề, NL văn học, NL sáng tạo)
GV: Theo dõi phần mở bài và cho biết: những sự kiện nào được thông báo?
HS:
+ Ngày 22 - 4 hàng năm là ngày Trái Đất. Tổ chức bảo vệ môi trường ở Mỹ khởi xướng năm 1970.
+ Có 141 nước tham gia.
+ Năm 2000 Việt Nam tham gia với chủ đề: Một ngày không sử dụng bao bì ni lông.
GV: Ngày Trái Đất được tổ chức hàng năm để bàn về vấn đề gì?
HS: Bàn về những chủ đề có liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước và từng khu vực => mục đích cùng bảo vệ môi trường sống.
GV: Thông tin 141 nước tham gia cho em thấy điều gì?
HS: Nhiều quốc gia trên thế giới cùng quan tâm về vấn đề môi trường - vấn đề nóng của nhân loại.
GV: Văn bản này chủ yếu thuyết minh cho sự kiện nào?
HS: Việt Nam tham gia năm 2000 lần đầu tiên với chủ đề: Một ngày không dùng bao bì ni lông. 
GV:Tại sao lần đầu tiên tham gia Ngày Trái Đất, Việt Nam lại lấy chủ đề đó?
HS: Là chủ đề thiết thực phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, gần gũi với mọi người mà có ý nghĩa to lớn: “Một ngày không sử dụng...” 
=> Đó là nguyên nhân ra đời của bản thông điệp này.
GV: Em có nhận xét gì về cách giới thiệu vấn đề của văn bản?
HS: Giới thiệu vấn đề ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
GV: Qua lời giới thiệu ta thấy rằng cả thế giới đang rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trái đất. Và VN cùng hành động “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” để tỏ rõ sự quan tâm này.
GV đưa ra túi ni lông cho học sinh trực quan.
GV : Hàng ngày em có sử dụng bao bì ni lông trong sinh hoạt của mình không ? 
HS : Trình bày
GV : Sử dụng nó có những mặt lợi nào ?
HS : Nó rất tiện lợi : rất nhẹ, dai, giá thành rẻ, đựng được cả đồ nước , lại trong suốt khi mua hàng người mua chỉ cần quan sát bên ngồi mà không cần mở ra .
GV : Dùng bao bì ni lông có những mặt lợi như đã nêu trên . Nhưng cái hại thì rất nhiều.
GV: Nguyên nhân cơ bản khiến bao bì nilong có thể gây nguy hại cho môi trường gì?
Hs: Tính không phân hủy của plastic. 
GV: Em hiểu phân hủy là hiện tượng như thế nào?
HS: Hiện tượng một chất phân thành nhiều chất khác nhau, không còn tính chất ban đầu.
GV: Em hiểu plastic là gì?
HS: Chất dẻo, gọi chung là nhựa.
GV: Túi ni lông được sản xuất từ hạt nhựa và nhựa tái chế. Chúng không thể bị các côn trùng hoặc mầm sống khác phân hủy như các chất thải khác: cuống rau, vỏ quả, giấy, 
GV: Em hãy làm một bài toán nhanh: 1 ngày, 1 gia đình ở VN chỉ sử dụng một bao ni lông thì cả nước sẽ có bao nhiêu túi ni lông vứt vào môi trường trong một ngày? 1 năm? 
(Theo số liệu của cục Thống kê thì có khoảng 25 triệu hộ gia đình ở Việt Nam).
HS: 25 triệu/ 1 ngày; 9,125 tỉ / 1 năm
 GV: Nếu như không bị tiêu hủy (như đốt), bao ni lông có thể tồn tại 20 => 5000 năm.
GV: Chúng ta cùng tìm hiểu khi bao bì ni lông biến thành rác thải gây hại gì cho môi trường.
GV: Chúng gây ảnh hưởng gì cho thực vật?
HS: Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật.
 Cản trở sự phát triển của cỏ => xói mòn.
GV: Dựa vào kiến thức Sinh học, em hãy phân tích cụ thể những tác hại của túi nilông đối với thực vật? (vì sao nói nó cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật, cản trở sự phát triển của cỏ?)
Máy chiếu: Sơ đồ quang hợp của cây xanh. 
HS: Túi ni lông ngăn cản quá trình quang hợp của cây, cỏ. Lá cây không tiếp xúc được với ánh sáng mặt trời, không thực hiện được quá trình quang hợp nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng.
GV: Túi nilong còn gây hại gì cho môi trường nữa?
HS: Làm tắc đường thoát nước, tăng khả năng ngập lụt. Slide 8,9
- Trôi ra biển, sinh vật chết vì nuốt phải. 
Yêu cầu hs đọc đoạn 4 SGK.
GV: Việc hàng triệu túi ni lông vứt bừa bãi khắp nơi như thế còn ảnh hưởng thế nào với môi trường?
HS: Mất mỹ quan môi trường.
Chuyển ý: Không chỉ gây tác hại cho môi trường mà túi ni lông còn trực tiếp gây ảnh hưởng đến con người.
GV: Bao bì nilong gây nguy hại như thế nào đối với sức khỏe con người?
HS: Tác hại tới sức khỏe con người:
+ Cống bị tắc nghẽn ® muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh.
Kiến thức về Y học:
GV: Muỗi khiến 40% dân số thế giới có nguy cơ bị sốt xuất huyết. Muỗi truyền các bệnh tử vong cho trẻ em (đặc biệt là căn bệnh viêm não Nhật Bản.) Vì thế, muỗi là một trong những loài nguy hiểm nhất trên Trái đất.
+ Nếu đựng thực phẩm vào bao ni lông màu ® làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và gây ung thư phổi (vì khi sản xuất người ta đưa vào một số phụ gia rất độc hại).
Tích hợp kiến thức Hóa học:
GV: Mở rộng: Rác đựng trong các túi ni long buộc kín sẽ khó phân hủy và sinh ra các chất NH3, CH4, H2S là những chất độc hại. 
NH3: Amoniac, là chất khí độc, có mùi khai.
CH4: Khí Metan, có nhiểu trong các hầm lò.
H2S: Hidro Sunfua, có mùi trứng thối độc.
GV: Bao bì nilong khi bị đốt thải ra các chất gì?
HS: Thải ra khí rất độc, đặc biệt là chất đi-ô-xin.
GV: Em hiểu gì về chất đi-ô-xin?
HS: chất rắn, không màu, rất độc, chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ nguy hiểm. 
GV: Đi-ô-xin gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc biệt nguy hiểm. 
GV: Những chất độc sinh ra khi đốt túi ni lông ảnh hưởng đến sức khỏe con người ra sao?
HS: Gây ngộ độc, ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng, gây dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
GV: Tác giả đã dùng phương pháp nào sau đây để nêu tác hại của bao bì ni lông?
HS - Liệt kê . Phân tích.
GV: Liệt kê + phân tích => kết hợp liệt kê các tác hại của việc dùng bao bì nilông; phân tích cơ sở thực tế và khoa học của những tác hại đó.
GV: Tác dụng của các thuyết minh đó?
HS: Vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn, sáng rõ, ngắn gọn nên dễ hiểu, dễ nhớ.
GV: Sau khi tìm hiểu những thông tin này, em đánh giá chung gì về hiểm họa của việc dùng bao bì ni lông?
HS: Dùng bao bì ni lông bừa bãi sẽ gây ra những tác hại trực tiếp cho cuộc sống của động vật, thực vật, gây ra ô nhiễm môi trường phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo có thể làm chết người. 
* GV bình: Việc phát minh ra chất dẻo hoá học trên là một thành tựu lớn của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng chính con người lại sử dụng 1 cách tuỳ tiện khiến bao bì ni lông trở thành mối nguy hại cho môi trường và sức khoẻ của chính con người, theo kiểu “gậy ông lại đập lưng ông”. 
=> Chuyển sang phần giải pháp cho việc sử dụng bao ni lông.
GV: Theo em, có những cách nào để xử lí bao bì ni lông? Đánh giá gì về từng phương pháp đó?
HS: Có 3 cách sau:
 - Chôn lấp 
 - Đốt 
 - Tái chế.
 - Chôn lấp .
VD : Khu vực xử lí rác thải Nam Sơn , Sóc Sơn hàng ngày tiếp nhận 1000 tấn rác thải trong đó có khoảng 10-15 tấn là nhựa , ni lông . Việc chôn lấp gặp nhiều khó khăn và gây bất tiện như đã nói trên .
- Đốt : phương pháp này chưa được dùng phổ biến ở VN . Tuy nhiên việc đốt rác thải nhựa , ni lông thải ra lượng khí độc chứa thành phần Các bon có thể làm thủng tầng ô-zôn , khói có thể gây ngất , khó thở , nôn ra máu , gây rối loạn chức năng và ung thư .
 - Tái chế : gặp rất nhiều khó khăn .
+ Những người dọn rác không hào hứng thu gom vì chúng qúa nhẹ ( khoảng 1000 bao mới được 1kg)
+ Giá thành tái chế qúa đắt gấp 20 lần giá thành sản xuất một bao bì mới .
GV: Như vậy, việc xử lí vấn đề bao bì ni lông hiện nay vẫn đang là một vần đề phức tạp và chưa triệt để . So sánh tồn diện thì dùng ni lông lợi ít hại nhiều . Vậy trong khi chưa loại bỏ được hồn tồn bao ni lông chỉ có thể đề ra những biện pháp hạn chế việc dùng loại bao bì này .
GV : Bài viết đã đề xuất những giải pháp nào để giảm những tác hại trên?
HS :
- Giảm tối đa việc dùng bao ni lông: Thay đổi thói quen sử dụng, giảm thiểu chất thải bằng cách giặt phơi khô dùng lại; Không dùng khi không cần thiết.
+ Sử dụng túi giấy, lá để đựng.
- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của việc dùng bao bì ni lông. 
GV : Các biện pháp đó có thể thực hiện được không ?
HS : Có khả năng thực hiện được vì nó chủ yếu tác động vào ý thức người sử dụng, dựa trên nguyên tắc phòng tránh, giảm thiểu việc sử dụng bao bì ni lông bằng nhiều cách.
GV : Muốn thực hiện được cần có thêm những điều kiện gì ?
HS: Bản thân mỗi người phải tự giác , có ý thức .
GV:Theo em, từ “vì vậy” ở phần này có tác dụng gì?
HS: Để liên kết 2 phần (2 ý): Tác hại và giải pháp.
=> làm cho lập luận chặt chẽ, hợp lí, dễ hiểu.
GV: Trong khi loài người chưa loại bỏ được hoàn toàn bao bì ni lông, tức chưa có giải pháp thay thế, thì chỉ có thể đề ra các biện pháp hạn chế việc dùng bao bì ni lông. Và các biện pháp hạn chế mà văn bản đã đề xuất rất hợp tình, hợp lí và có tình khả thi.
Cho nên: Giải pháp hạn chế tối đa dùng bao ni lông là hữu hiệu nhất hiện nay. Dù vậy, Các biện pháp này vẫn chưa giải quyết tận gốc, vì chưa loại bỏ được hoàn toàn bao bì ni lông. 
GV chuyển ý: Văn bản kết thúc bằng lời kêu gọi mọi người. Chúng ta cùng tìm hiểu lời kêu gọi đó.
GV: Văn bản này đã nêu lên những nhiệm vụ gì ? Nhiệm vụ ấy được cụ thể hóa bằng hành động gì ?
- Nhiệm vụ :
+ Hãy cùng nhau quan tâm đến Trái Đất 
+ Bảo vệ Trái Đất trước nguy cơ ô nhiễm môi trường
- Hành động :'' Mỗi ngày không dùng bao bì ni lông '' 
GV: Để nêu ra nững nhiệm vụ này, người viết dùng kiểu câu gì ? Việc dùng kiểu câu đó có tác dụng gì ?
HS: Sử dụng câu cầu khiến => khyên bảo , yêu cầu , đề nghị mọi người hạn chế dùng bao bì ni lông 
GV: Qua việc tìm hiểu văn bản '' Thông tin ... năm 2000 '' đem lại cho em nững hiểu biết mới mẻ nào về việc '' Một ngày .. ni lông '' ?
HS: Tác hại của việc dùng bao ni lông .
 Các biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa việc sử dụng bao bì ni lông .
GV: Em sẽ dự định gì để những thông tin này đi vào đời sống , biến thành những hành động cụ thể ? 
HS: Tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho mọi người cùng biết .
 Kêu gọi mọi người hãy tham gia bằng hành động cụ thể .
GV: Văn bản trên là văn bản thuyết minh . Vậy để thuyết minh vấn đề rõ ràng có sức thuyết phục cần phải đảm bảo yêu cầu gì ? 
HS:- Lượng thông tin đưa ra phải khách quan , chính xác, có ích .
 - Trình bày vấn đề rõ ràng , chặt chẽ .
(Định hướng phát triển NL ngôn ngữ, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề, NL tự học, tụ chủ )
1. Văn bản '' Thông tin về ngày Trái Đất .... '' chủ yêu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự .
B. Nghị luận .
C. Thuyết minh .
D. Biểu cảm .
2. Ý nào nói lên mục đích lớn nhất của tác giả khi viết văn bản '' Thông tin ngày ....2000'' 
A. Để mọi người không sử dụng bao bì ni lông nữa .
B. Để mọi người thấy Trái Đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng .
C. Để góp phàn vào việc tuyên truyền và bảo
vệ môi trường của Trái Đất .
D. Để góp phần vào việc thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của mọi người .
GV: Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật?
GV: Văn bản đã đề cập đến vấn đề gì?
GV: Giúp học sinh rút ra ghi nhớ. 
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Xuất xứ văn bản
2. Đọc, chú thích 
 3. Kết cấu - Bố cục 
- Thể loại: Văn bản nhật dụng
- PTBĐ: thuyết minh.
3. Bố cục: 3 phần
II. Tìm hiểu nội dung văn bản:
1. Lí do ra đời bản thông điệp
- Thông tin: 3 sự kiện.
+ Ngày 22- 4 hàng năm là ngày Trái Đất.
+ Có 141 nước tham gia.
+ Năm 2000 Việt Nam tham gia với chủ đề: Một ngày không sử dụng bao bì ni lông.
=> Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường Trái Đất, trong đó có VN.
2. Tác hại của việc dùng bao ni lông và biện pháp hạn chế sử dụng chúng 
a. Tác hại
- Ảnh hưởng nghiêm trọng tới thực vật, động vật, ô nhiễm, làm mất mĩ quan môi trường sống.
- Gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khoẻ con người.
=> Các tác hại được làm sáng tỏ bằng phương pháp thuyết minh, liệt kê, phân tích có cơ sở thực tế và khoa học
b. Những biện pháp hạn chế dùng bao bì ni lông
- Giảm tải tối đa việc dùng bao bì ni lông.
- Tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của bao ni lông.
- Bản thân mỗi người phải tự giác , có ý thức .
3. Lời kêu gọi mọi người 
- Nhiệm vụ :
+ Hãy cùng nhau quan tâm đến Trái Đất 
+ Bảo vệ Trái Đất trước nguy cơ ô nhiễm môi trường
- Hành động :'' Mỗi ngày không dùng bao bì ni lông '' 
=> Nhấn mạnh việc bảo vệ Trái Đất là nhiệm vụ hàng đầu , thường xuyên và lâu dài .
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 3. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
1. Củng cố: (Định hướng phát triển NL ngôn ngữ, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo)
? Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường trong nhà trường?
2. Dặn dò: ( Định hướng NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự chủ, tự học)
- Học bài và soạn bài mới: “ Nói giảm, nói tránh ”.
 HỌC LIỆU:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_39_van_ban_thong_tin_ve_ngay_trai.doc