Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Dòng hồi tưởng về kí ức tuổi thơ trong “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ” tích hợp tính thống nhất chủ đề và bố cục của văn bản

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Dòng hồi tưởng về kí ức tuổi thơ trong “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ” tích hợp tính thống nhất chủ đề và bố cục của văn bản

 1.1 Về kiến thức: Giúp học sinh

+ Hiểu được những kỉ niệm trong thời thơ ấu là dòng kí ức s âu sắc, đáng nhớ trong đời

+ Hiểu được những cảm xúc trong sáng hồn nhiên, tình cảm chân thành, xúc động của trẻ nhỏ

+ Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, các chi tiết tiêu biểu trong một văn bản tự sự đặc trưng như truyện ngắn và hồi kí

+ Hiểu được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật nhất là tâm lý của trẻ thơ trong tác phẩm tự sự trữ tình

+ Hiểu được chủ đề và xác định được bố cục của một văn bản

 1.2 Về kĩ năng: Giúp học sinh:

+ Biết cách đọc hiểu một văn bản tự sự theo đặc trưng thể loại

+ Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự với cốt truyện, nhân vật chính

+ Biết cách sử dụng hợp lí yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một bài văn tự sự

+ Biết cách thức xây dựng một văn bản đảm bảo thống nhất về chủ đề và có bố cục hợp lí

 1.3 Thái độ: Giúp học sinh

- Biết trân trọng những kỉ niệm trong quá khứ, trung thực, chân thành với những cảm xúc của bản thân

 

docx 12 trang thuongle 27204
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Dòng hồi tưởng về kí ức tuổi thơ trong “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ” tích hợp tính thống nhất chủ đề và bố cục của văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 – 2 - 3 – 4 – 5 – 6:
Chủ đề:	 	DÒNG HỒI TƯỞNG VỀ KÍ ỨC TUỔI THƠ
	 TRONG “TÔI ĐI HỌC” VÀ “TRONG LÒNG MẸ” 
 TÍCH HỢP TÍNH THỐNG NHẤT CHỦ ĐỀ VÀ BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức - Kĩ năng - Thái độ
 1.1 Về kiến thức: Giúp học sinh 
+ Hiểu được những kỉ niệm trong thời thơ ấu là dòng kí ức s âu sắc, đáng nhớ trong đời
+ Hiểu được những cảm xúc trong sáng hồn nhiên, tình cảm chân thành, xúc động của trẻ nhỏ
+ Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, các chi tiết tiêu biểu trong một văn bản tự sự đặc trưng như truyện ngắn và hồi kí 
+ Hiểu được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật nhất là tâm lý của trẻ thơ trong tác phẩm tự sự trữ tình
+ Hiểu được chủ đề và xác định được bố cục của một văn bản
 1.2 Về kĩ năng: Giúp học sinh:
+ Biết cách đọc hiểu một văn bản tự sự theo đặc trưng thể loại
+ Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự với cốt truyện, nhân vật chính
+ Biết cách sử dụng hợp lí yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một bài văn tự sự 
+ Biết cách thức xây dựng một văn bản đảm bảo thống nhất về chủ đề và có bố cục hợp lí
 1.3 Thái độ: Giúp học sinh
- Biết trân trọng những kỉ niệm trong quá khứ, trung thực, chân thành với những cảm xúc của bản thân
- Biết yêu mến mái trường, thầy cô, bạn bè, có ý thức với việc học tập
- Biết trân trọng tình cảm gia đình nhất là tình mẫu tử
- Biết cảm thông, chia sẻ với những hoàn cảnh kém may mắn
Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Kể câu chuyện thể hiện sự quan tâm của Bác với việc học tập và hoàn cảnh trẻ em
 2. Phát triển phẩm chất, năng lực
 2.1 Năng lực 
- Năng lực chung: 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, phát triển khả năng làm việc nhóm, khả năng phản biện 
+ Năng lực giải quyết vấn đề ,tư duy sáng tạo: Nhìn nhận, đánh giá vấn đề, nảy ý tưởng sáng tạo
- Năng lực đặc thù: 
+ Năng lực đọc hiểu văn bản:
+ Năng lực tạo lập văn bản:
+ Năng lực thẩm mỹ
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
- Nắm khái niệm Hồi kí, chủ đề văn bản, bố cục văn bản.
- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật chính của hai văn bản
- Nắm được nội dung, nghệ thuật cơ bản của hai văn bản
- Tóm tắt văn bản tư sự
- Hiểu được tính thống nhất về chủ đề của các văn bản
- Nắm được bố cục của mỗi văn bản
- Hiểu được ý nghĩa một số chi tiết tiêu biểu, tình huống truyện trong văn bản
- Hiểu được dòng cảm xúc tâm trạng trong sáng, chân thành, xúc động của các nhân vật trong văn bản
- Hiểu được giá trị tình cảm gia đình đặc biệt là tình mẫu tử
- Hiểu được sự quan tâm của gia đình, nhà trường, xã hội với trẻ em
- Hiểu được biểu hiện của sự thống nhất về chủ đề của văn bản bất kì
- Hiểu được nội dung từng phần trong bố cục của văn bản bất kì
- Kể lại một văn bản tự sự 
- Có khả năng đọc hiểu một văn bản cùng chủ đề
- Rút ra bài học, liên hệ thực tế của bản thân mình: bày tỏ tình cảm bản thân với người thân trong gia đình
- Sắp xếp các đoạn văn cho trước theo trình tự bố cục phù hợp
 - 
- Viết đoạn văn đánh giá ý nghĩa chi tiết truyện, chi tiết nghệ thuật độc đáo trong văn bản. 
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật truyện
- Vẽ tranh, sáng tác thơ, viết truyện về nội dung chủ đề
- Tạo lập tác phẩm tự sự có nội dung về kỉ niệm tuổi thơ của chính mình trong đó định hướng và triển khai đúng chủ đề, có bố cục chặt chẽ, trình tự hợp lí
III. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
- Nghiên cứu Sách giáo khoa, Sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo
- Chuẩn bị kế hoạch dạy học, phương tiện dạy học (Máy chiếu, phiếu học tập) và dự kiến nhóm học tập cho học sinh
- Chuẩn bị tranh ảnh, videos liên quan đến chủ đề 
 2. Học sinh
- Đọc trước văn bản trong SGK và tác phẩm khác của Thanh Tịnh, Nguyên Hồng
- Soạn bài 
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, dạy học theo tình huống, nêu và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não, trình bày một phút, khăn trải bàn
- Sách giáo khoa, giáo án, máy tính, máy chiếu, bút điện tử
Ngày soạn: 28/08/2020	
Ngày dạy: 07/09/2020
TIẾT 1: 
	DÒNG HỒI TƯỞNG VỀ KÍ ỨC TUỔI THƠ TRONG “TÔI ĐI HỌC” (Tiết 2)
	(Thanh Tịnh)
A. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học”.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
 2. Kĩ năng
- Biết đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Biết trình bày suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
 3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
 4. Thái độ
- Biết yêu thương, quý trọng thầy cô và gắn bó với bạn bè, trường lớp
- Biết trân trọng, có ý thức với việc học tập
Tích hợp giáo dục đạo đức: trách nhiệm, yêu thương, tôn trọng
Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Kể một số câu chuyện thể hiện sự quan tâm của Bác đối với giáo dục và trẻ em.
Tích hợp môn Âm nhạc: Bài hát Ngày đầu tiên đi học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
 + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu)
 + Tranh ảnh, clip về ngày tựu trường, tác phẩm và chân dung Thanh Tịnh
- Học sinh:
 + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan
 + Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu SGK
 + Đọc tác phẩm của Thanh Tịnh, tìm hiểu tác phẩm văn học hoặc thể loại khác có liên quan đến chủ đề tựu trường
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
 - Giáo viên mở bài hát “Ngày xưa ơi” và trình chiếu một số hình ảnh về tuổi thơ hồn nhiên ngày xưa.
? Em có cảm nhận gì sau khi xem những hình ảnh và lắng nghe ca khúc trên?
-Học sinh lắng nghe, quan sát và trả lời
- Giáo viên lắng nghe, giới thiệu chủ đề:
 Nếu có một chuyến tàu trở về tuối thơ, có lẽ bất kì ai cũng muốn xin một vé để được trở về. Với tấm vé ấy, ta trở về để được gặp lại những lần rong chơi, quên cả bữa cơm chiều. Với tấm vé ấy, ta trở về để được gặp lại bãi mía, triền đê, những cánh đồng lộng gió, thơm mùi cỏ dại; để được gặp chính mình một thời hồn nhiên, non nớt trong sáng biết bao Nhưng tấm vé trở về không có thật nên tuổi thơ với mỗi chúng ta sẽ mãi chỉ là miền kí ức xa xăm ẩn trong một góc sâu kín nào đó của tâm hồn. Thanh Tịnh và Nguyên Hồng – hai nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Chỉ có điều hai văn sĩ tài hoa ấy đã không cất giấu miền kí ức ấy mà đã để nó hiện diện trên trang viết với những dòng cảm xúc rất đỗi tự nhiên, chân thành và đầy xúc động. Dòng hồi tưởng ấy đã được khơi lại ra sao, cô và các em hãy cùng khám phá chủ đề của tiết học hôm nay nhé!
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả qua trò chơi: “Tưởng tượng em là biên tập của chương trình “Trang văn học nghệ thuật” của VTV3, hãy giới thiệu về nhà văn Thanh Tịnh?”
- Học sinh đóng vai, giới thiệu về tác giả
- GV nhận xét, cung cấp thêm hình ảnh nhà văn
- Giáo viên chốt kiến thức, mở rộng thêm: Văn phong Thanh Tịnh có nét gần gũi với Thạch Lam nhưng tất nhiên nhà văn vẫn tìm được lối đi cho riêng mình. Từ thơ đến văn xuôi, tác phẩm Thanh Tịnh đều toát lên chất đằm thắm, dịu dàng rất riêng, dễ chạm đến trái tim của người đọc. “Tôi đi học” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy.
? Em hãy xác định xuất xứ, thể loại, và phương thức biểu đạt của văn bản?
- HS trả lời độc lập
Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Đọc văn bản với giọng nhẹ nhàng, cảm xúc
- GV đọc mẫu và gọi HS đọc
- Học sinh đọc theo hướng dẫn
? Bố cục của văn bản được xây dựng trên cơ sở nào? 
? Từ mạch hồi tưởng của nhân vật tôi, em hãy xác định bố cục của văn bản?
I. Tìm hiểu chung
 1.Tác giả
- Thanh Tịnh (1911-1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh, là nhà văn xứ Huế
- Là nhà giáo, nhà văn, nhà thơ
- Văn thơ Thanh Tịnh lãng mạn đậm chất trữ tình, nhẹ nhàng, ngọt ngào, trong trẻo
 2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích in trong tập truyện “Quê mẹ” (1941)
- Thể loại: Truyện ngắn 
- Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
 3. Đọc – giải thích từ khó
 4. Bố cục
- Phần 1: (Từ đầu .... rộn rã): Khơi nguồn kỉ niệm
- Phần 2: (Tiếp... ngọn núi) Cảm nhận của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường
- Phần 3: (Tiếp ... cả ngày nữa) Cảm nhận của nhân vật tôi khi ở sân trường
- Phần 4: (Còn lại): Cảm nhận của nhân vật tôi khi vào lớp học
	II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
? Điều gì đã khơi dậy kỉ niệm về ngày tựu trường trong lòng nhân vật tôi? 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý: Những chiếc lá vàng rải đầy trên phố, những đám mây bạc trên nền trời xanh đã khiến cho lòng người không khỏi bâng khuâng hoài nhớ.
- Nếu thiên nhiên cuối thu khiến nhà văn không khỏi “mơn man” thì “hình ảnh những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ” lại làm ngọn lửa hoài niệm như “tưng bừng, rộn rã” trong lòng văn sĩ. Những kí ức một thuở cắp sách đến trường với biết bao thơ ngây trong trẻo tưởng như đã ngủ vùi sau lớp bụi thời gian đã hiện về chân thật gần gũi biết nhường nào!
? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các từ các từ láy, nghệ thuật được sử dụng trong phần đầu?
HS trao đổi trả lời
GV nhấn mạnh:- Loạt từ láy: náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã” diễn tả những rung động thiết tha , vô cùng tươi trẻ và trạng thái êm ái, nhẹ nhàng trong tôi hồn 
- Cách so sánh và nhân hóa giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm được gắn với cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng vừa diễn tả cụ thể những cảm giác đẹp đẽ, trong sáng trong tôi hồn cậu học trò nhỏ, vừa tạo nên chất thơ tươi tắn, man mác
? Nhớ về ngày tựu trường nhân vật tôi ấn tượng nhất về điều gì? 
HS trả lời
? GV nêu vấn đề: “Có ý kiến cho rằng, kỉ niệm tựu trường là kí ức sâu đậm mà nhà văn rất mực lưu luyến. Em có đồng ý không? Hãy giải thích
-Học sinh thảo luận nhóm trả lời
GV chốt ý
II. PHÂN TÍCH
 1. Khơi nguồn kỉ niệm
- Bắt gặp hình ảnh thiên nhiên, con người quen thuộc vào dịp cuối thu
- Nghệ thuật dùng từ láy, phép so sánh nhân hóa
- Kỉ niệm tựu trường trong hồi tưởng là những rung động trong sáng, nhẹ nhàng, êm ái mà nhân vật tôi hết mực nâng niu.
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
CẦN TOÀN GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ THẦY CÔ LIÊN HỆ 0905.488.258
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
GV hướng dẫn học sinh viết một bức thư nhỏ theo chủ đề sau:
Em hãy viết một bức thư gửi chính mình của ngày đi học đầu tiên để bày tỏ cảm xúc về ngày hôm ấy.
HS viết thư
GV chọn 1 – 2 HS chiếu lên màn hình
Giáo viên nhận xét
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Thi tìm bài 1 bài hát về chủ đề “đi học” giữa 3 nhóm
- Cả lớp hát bài “Ngày đầu tiên đi học”
- Hướng dẫn HS tham gia trò chơi Nhanh mắt nhanh tay truy tìm dòng chữ
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG
Chiếu videos về ngày khai giảng ngày xưa
- HS trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc học và trách nhiệm trong việc học của bản thân
- Các nhóm cùng vẽ tranh minh họa cho một số chi tiết truyện: 
(1) Mẹ dắt tay nhân vật tôi đến trường
( 2) Những cô cậu học trò mới hồi hộp đứng trên sân trường
(3) Thầy giáo tươi cười đón học sinh vào lớp
(4) cậu học trò say mê nhìn lên bảng trong buổi học đầu tiên
Hướng dẫn về nhà
Nắm nội dung tiết học
Cảm nhận của em sau khi học văn bản “Tôi đi học”
Chuẩn bị bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
II. PHÂN TÍCH
Gv yêu cầu HS thảo luận
 nhóm: 5 nhóm tìm hiểu năm lượt lời của người cô
Sử dụng phiếu học tập
HS cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luậnGV nhận xét, tổng hợp
PHIẾU HỌC TẬP
NHÓM: NHÓM TRƯỞNG
STT
Lời nói
Điệu bộ
Mục đích
Tác động đến Hồng
N1
-Hồng! Mày có muốn vào không?
Cười rất kịch
Giễu cợt, khơi dậy nỗi đaucủa Hồng
Cúi đầu
N2
-Sao lại không . dạo trước đâu?
Giọng ngọt, nhìn chằm chặp
Không buông tha cho Hồng
Cười đáp
Lòng thắt lại, khóe mắt cay cay
 ..
 .. .. .. .. .. ..
ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
HS rút ra nhận xét đánh giá chung về chủ đề: “Dòng hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ trong “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ”
Đánh giá chung
- Đều là dòng hồi tưởng về những kí ức tuổi thơ đáng nhớ trong đời.
+ Kí ức tuổi thơ trong “Tôi đi học” là kỉ niệm mơn man buổi tựu trường đầu tiên của nhà văn mà người đọc tưởng như bắt gặp chính mình trong đó
 ..
 .. .. .. .. ..
CẦN TOÀN GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ THẦY CÔ LIÊN HỆ 0905.488.258

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_chu_de_dong_hoi_tuong_ve_ki_uc_tuoi_th.docx