Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 14, Tiết 58+59: Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 14, Tiết 58+59: Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

Bài 14 - Tiết 58 + 59

 LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG

I. Mục tiêu

- Biết cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng, của những vật dụng gần gũi với bản thân; cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.

- Rèn kĩ năng tạo lập một văn bản thuyết minh; sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.

- Giáo dục học sinh sự tự tin khi nói trước tập thể: biết nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu hấp dẫn.

II. Chuẩn bị

- GV: Thiết kế bài học, máy chiếu

- HS: chuẩn bị bài theo yêu cầu

III. Tổ chức giờ học

1. Ổn định lớp : 1p

2. Kiểm tra đầu giờ : kết hợp trong giờ

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động

* HĐ khởi động: 1p

Những vật dụng trong gia đình, trong lớp học, nơi công cộng. Nếu chúng ta biết dùng và bảo quản thì vật dụng đó bền. Muốn được như thế ta phải biết cấu tạo, lợi ích của nó đem lại lợi ích gì để bảo quản cho tốt thì hôm nay chúng ta sẽ thực hành giới thiệu về một vật dụng hết sức gần gũi với mỗi gia đình chúng ta qua một tiết luyện nói.

 

doc 18 trang Phương Dung 30/05/2022 4130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 14, Tiết 58+59: Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/11/2018
Ngày giảng: 29,30/11/2018
 03/12.2018 Bài 14
 - Tiết 58 + 59
 LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
I. Mục tiêu 
- Biết cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng, của những vật dụng gần gũi với bản thân; cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
- Rèn kĩ năng tạo lập một văn bản thuyết minh; sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.
- Giáo dục học sinh sự tự tin khi nói trước tập thể: biết nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu hấp dẫn.
II. Chuẩn bị
- GV: Thiết kế bài học, máy chiếu
- HS: chuẩn bị bài theo yêu cầu
III. Tổ chức giờ học 
1. Ổn định lớp : 1p
2. Kiểm tra đầu giờ : kết hợp trong giờ
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* HĐ khởi động: 1p
Những vật dụng trong gia đình, trong lớp học, nơi công cộng. Nếu chúng ta biết dùng và bảo quản thì vật dụng đó bền. Muốn được như thế ta phải biết cấu tạo, lợi ích của nó đem lại lợi ích gì để bảo quản cho tốt thì hôm nay chúng ta sẽ thực hành giới thiệu về một vật dụng hết sức gần gũi với mỗi gia đình chúng ta qua một tiết luyện nói.
* Hoạt động hình thành kiến thức
Họat động của thầy và trò
TG
Nội dung chính
* Mục tiêu: học sinh hệ thống lại kiến thức về văn thuyết minh.
- Văn thuyết minh là gì?
- Các phương pháp thuyết minh?
- Bố cục của bài văn thuyết minh?
- Yêu cầu trước khi làm bài văn thuyết minh?
* Mục tiêu: Biết cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng, của những vật dụng gần gũi với bản thân; cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
GV yêu cầu HS tìm hiểu đề
H: Hãy xác định thể loại, nội dung, phạm vi kiến thức của đề bài ?
GV hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu và lập dàn ý cho đề văn thuyết minh.
HĐCCL, trình bày, chia sẻ.
Gv nhận xét, bổ sung.
H: Theo em, văn bản này chủ yếu dùng PP nào?
* Mục tiêu: HS biết thuyết minh một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.
Với sự chuẩn bị ở nhà theo tổ nhóm. GV cho học sinh luyện nói trong tổ.
Học sinh nhận xét, góp ý cho bạn trong nhóm. GV quan sát, uốn nắn.
HS luyện nói trước lớp.
GV yêu cầu khi nói:
- Tác phong nghiêm túc, tự tin. Nói thành câu trọn vẹn, đúng từ ngữ, ý chính xác, diễn đạt mạch lạc. Phát âm rõ ràng, âm lượng đủ cho cả lớp nghe.
- Khi nói mắt hướng về đối tượng giao tiếp.
- Biết nghe và nhận xét được phần trình bày của bạn cả về nội dung và hình thức.
* GV lưu ý : đối với đối tượng HS yếu, có thể cho các em luyện nói từng phần, nói nối tiếp.
HS khá luyện nói toàn bài.
HS điều khiển, chia sẻ. GV nhận xét. Trình chiếu bài văn TM mẫu để HS tham khảo.
5p
10p
70’
I. Củng cố kiến thức.
II. Luyện tập: 
* Đề bài: “ Thuyết minh về chiếc bút bi”
1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Thuyết minh. 
- Nội dung: Đặc điểm công dụng của chiếc bút bi
 - Phạm vi kiến thức: Quan sát trong thực tế hàng ngày. 
2. Dàn ý 
a.Mở bài: giới thiệu chung về chiếc bút bi.
b.Thân bài: Giới thiệu, thuyết minh cụ thể, chi tiết về nguồn gốc, cấu tạo, phân loại, tác dụng (tiện ích) của chiếc bút bi.
c. Kết bài: Vai trò của bút bi trong đ/s con người.
VD: Bút bi mãi là vật dùng tiện dụng, cần thiết, gắn bó và không thể thiếu trong cuộc sống của con người. 
3. Luyện nói
a. Luyện nói trước tổ
b. Luyện nói trước lớp
4. Củng cố: 2p
H. Qua giờ luyện nói và cách nói của bạn bè, em rút ra bài học gì cho bản thân? 
- GV nhấn mạnh mục đích bài học. Nhận xét, đánh giá kết quả tiết học.
5. Hướng dẫn học bài: 1p
* Bài cũ: Tiếp tục rèn luyện được kĩ năng nói trước đông người. Lập dàn ý cho các đề văn TM về các đồ dùng ( theo SGK) , ôn tập để chuẩn bịvăn TM cho bài viết văn TM về một thứ đồ dùng.
* Bài mới: Chuẩn bị bài: “ Đập đá ở Côn Lôn”. Yêu cầu: đọc kĩ nội dung bài học, Xem và trả lời các câu hỏi.
1. Bài tập 1 ( TL/ 134)
 Lập dàn ý cho đề văn: “ Thuyết minh về cây hoa đào”.
a.Mở bài:
 Nêu định nghĩa: Cây hoa đào là biểu tượng cho mùa xuân bất diệt của miền Bắc VN
b. Thân bài: 
* Xuất xứ của cây hoa đào: Có nguồn gốc xa xôi ở xứ Ba Tư.
* Hình dáng, đặc điểm của cây hoa đào.
- Cấu tạo:
+ Cây đào thuộc họ hoa hồng, thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ năm đến mười mét.
+ Lá có hình mũi mác.
+ Hoa mọc đơn độc, thường có màu hồng hoặc màu trắng, năm cánh mềm mại, mịn màng như nhung.
+ Hoa ngắn, hầu như không có cuống, đài có ống hình chuông, thùy hình trứng, có nhiều nhị.
- Phân loại: đào phai, đào bích, đào bạch nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là đào bích, được nhiều người ưa thích nhất.
* Cách thức trồng và chăm sóc cây hoa đào.
- Đào ưa đất thịt, phân bón vừa phải, cần nhiều ánh sáng, thoáng và thông gió.
- Đào được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ hay ghép cành 
- Muốn có đào chơi vào ngày Tết thì tháng mười một âm lịch người ta thường ngắt hết lá để nhựa cây tích tụ lên thân làm nụ. Rồi tùy theo thời tiết nóng hay rét nhiều mà người trồng đào phải thúc hay hãm hoa
- Ở miền Bắc Việt Nam, người ta trồng đào để lấy hoa chơi Tết, sau ngày Tết, người ta tiếp tục trồng đào trở lại.
* Giá trị, ý nghĩa của cây hoa đào:
+ Giá trị kinh tế
+ Đặc biệt là: hoa đào mang giá trị thẩm mĩ, mang nét đẹp văn hóa 
( màu hồng mang lại sự may mắn và phúc lộc đầu năm) và còn là một dược phẩm, mĩ phẩm độc đáo.
c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây hoa đào.
MB:
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ai đã từng cắp sách đến trường thì đều sử dụng đến bút. Trong đó có bút bi – một phương tiện, một dụng cụ gần gũi, gắn bó và vô cùng cần thiết. Bút bi không chỉ là vật dụng không thể thiếu của người đi học mà còn với cả những công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ.
TB:
1/ Nguồn gốc:
Không ai có thể xác định được rõ ràng, chính xác thời điểm bút viết ra đời để góp mặt vào cuộc sống của con người. Chỉ biết rằng từ khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút cũng ra đời.
Thời xa xưa, người ta dùng chiếc bút lông vũ để viết hay vẽ. Bút có thể dùng bằng lông chim, lông gà nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa bút nên bút máy ra đời.
Phải đến tận năm 1938, một phóng viên người Hunggary tên là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình đã phát minh ra cây bút bi đầu tiên trên thế giới.
2/ Cấu tạo:
Bút bi được cấu tạo bởi các bộ phận sau:
– Vỏ bút: được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc tuỳ theo bản vẽ thiết kế mẫu và dụng ý của nhà sản xuất. Bộ phận này dùng để chứa các bộ phận bên trong: ruột bút, lò xo.
– Bộ phận điều chỉnh bút: gồm một đầu bấm ở cuối thân bút. Bộ phận này kết hợp với lò xo (được làm bằng kim loại theo hình xoắn ốc) để điều chỉnh ngòi bút: Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm cho ngòi bút thụt vào.
Nếu là bút bi dùng nắp đậy thì sẽ không có bộ phận điều chỉnh bút này. Chiếc nắp bút trong trường hợp này chỉ có tác dụng bảo vệ ngòi bút. Khi
muốn dùng người ta chỉ cần mở nắp, không dùng nữa thì đậy lại. Nhược điểm của bút bi có nắp là dễ làm mất nắp.
– Ruột bút: được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, thường dài khoảng 10cm và lớn hơn que tăm một chút dùng để chứa mực nên được gọi là ống mực. Gắn với ống mực là ngòi bút được làm bằng kim loại không rỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu lỗ có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,38 đến 0,7mm. Viên bi nhỏ xíu xinh xắn ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều.
3/ Công dụng:
Bút bi rất tiện dụng và giá cả cũng phù hợp với nhiều người nên số lượng bút bi được tiêu thụ rất lớn.
Suốt mấy mươi năm qua, cấu tạo của bút bi vẫn không thay đổi song màu mực và kiểu dáng ngày càng đa dạng. Mực có nhiều loại như mực dầu, mực nước, mực nhũ, đến mực dạ quang với đủ các màu sắc như đỏ, xanh, đen, Ngày càng có nhiều kiểu dáng đẹp lạ. Rồi có những loại bút dùng trong điều kiện bình thường và cả những loại dùng trong môi trường khí áp, khí quyển thay đổi. Thậm chí có loại bút dùng trong điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím, 
Dù màu sắc và kiểu dáng khá phong phú nhưng bút bi cũng chỉ có hai loại: loại dùng một lần rồi bỏ (loại này giá thành rẻ nên dùng hết mực thì bỏ) và loại dùng nhiều lần (loại này chất lượng cao, giá thanh đắt gấp nhiều lần so với loại kia nên khi hết mực ta chỉ cần thay ruột bút rồi dùng tiếp).
Bút bi là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập, bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính toán sổ sách. Bút còn là món quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.
Bút bi tiện dụng hơn bút máy vì không phải bơm mực, không gây lấm lem quần áo sách vở. Tuy nhiên, bút bi cũng có nhược điểm của nó là khi ta còn nhở, nét chữ chưa cứng nên viết bút bi sẽ dễ hỏng chữ vì đầu bi nhỏ và trơn dễ gây chữ xấu. Do vậy khi chữ viết đã đẹp và nhanh ta mới nên dùng bút bi.
Nên chọn bút có mực ra đều. Để chọn được cây bút như vậy, khi thử bút ta sẽ viết số 8.
4/ Bảo quản:
Ngòi bút rất quan trọng và dễ bị bể bi nên khi dùng xong ta nên bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi. Tránh để rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút, tránh để nơi có nhiệt độ cao.
KB:
Bút bi mãi là vật dùng tiện dụng, cần thiết, gắn bó và không thể thiếu trong cuộc sống của con người
Như một vòng tuần hoàn của cuộc sống, đông qua, xuân đến. Chúa xuân mang đến cho vạn vật những tia nắng ấm áp sau một mùa giá lạnh, thổi vào cuộc sống hương vị ngọt ngào của mùa xuân. Nếu như hoa mai tượng trưng cho một cái Tết sung túc ở phương Nam thì hoa đào là biểu tượng cho một mùa xuân bất diệt ở miền Bắc.
Tuy có nguồn gốc xa xôi ở xứ Ba Tư, thế nhưng ngày nay hoa đào có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam đặc biệt là ở miền Bắc và mỗi khi Tết đến Xuân về.
Cây đào thuộc họ hoa hồng, thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ năm đến mười mét, lá có hình mũi mác. Hoa mọc đơn độc, có màu hồng hoặc màu trắng, năm cánh mềm mại, mịn màng như nhung. Khi cây ra hoa ngắn, hầu như không có cuống, đài có ống hình chuông, thùy hình trứng, có nhiều nhị. Dòng họ của hoa đào rất da dạng và phong phú. Nếu xếp theo số cánh thì có thể chia đào thành hai loại là đào đơn và đào kép. Còn xếp theo màu sắc thỉ có thể chia đào thành đào phai, đào bích, đào bạch, đào thất thốn. Nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là đào bích. Đào bích cánh hoa màu hồng thắm, tán tròn nhiều cành cân đối. Đào phai màu nhạt, hồng tươi, trang nhã mà hấp dẫn như đôi má ửng hồng của người thiếu nữ khi thẹn thùng. Đào bạch ít hoa tương đối khó trồng. Đào thất thốn dáng nhỏ, hoa nhỏ, có màu đỏ thẫm.
Hoa đào chỉ trồng được ở miền Bắc và nở đúng vào mùa xuân. Nhưng muốn hoa nở đúng thời vụ thì đòi hỏi nhiều kinh nghiệm ở người trồng hoa. Và thi sĩ Xuân Sách đã dùng những lời thơ để nêu ra cách làm cho hoa nở đúng ngày Tết:
"Vặt trụi lá, bè trơ cành
Đê cây tức giận nở thành trăm hoa "
Vì vậy, muốn có đào chơi vào ngày Tết thì tháng mười một âm lịch người ta thường ngắt hết lá để nhựa cây tích tụ lên thân làm nụ. Rồi tùy theo thời tiết nóng hay rét nhiều mà người trồng đào phải thúc hay hãm hoa.
Nếu ở miền Nam, xuân về phải có mai vàng, một biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý, hạnh phúc và sum vầy thì ở miền Bắc có hoa đào mới có mùa xuân. Người miền Bắc ưa chuộng chơi đào vào ngày Tết có lẽ vì màu hồng mang lại sự may mắn và phúc lộc đầu năm. Các cụ ngày xưa thường bảo, cắm một cành đào trong nhà là cản được gió độc và đuổi được tà khí. Và sân nhà ai có trồng đào thì đó là sân nhà phú quý. Những nhà có điều kiện thường sắm cả một cây đào ghép ba tầng, những nhà nghèo hơn cũng có mua một vài nhánh đào chưng trong nhà. Đón xuân mà không có hoa đào cũng tẻ nhạt như thiếu bánh chưng xanh, câu đối đó, tràng pháo hồng. Vì vậy, Tết đến, dù bận việc đến mấy thì người dân miền Bẳc cũng phải mua cho gia đình mình một vài nhánh đào.
Hoa đào không chỉ mang giá trị thẩm mĩ mà còn mang nét đẹp văn hóa đồng thời còn là một dược phẩm, mĩ phẩm độc đáo. Từ xưa, hình ảnh của hoa đào đã được đưa vào thơ ca làm xúc động lòng người. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có nhắc đến hình ảnh cùa hoa đào trong sự luyến tiếc khi cảnh cũ còn mà người xưa không thấy: “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Và vẻ đẹp mơn mởn của hoa đào trong ngày Tết còn thể hiện qua câu thơ:
 “Một đóa đào hoa khoe tốt tươi,
 Tướng xuân mơn mởn thấy xuân cười”.
Mùa xuân năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh, đã mang một cành đào từ Thăng Long về Phú Xuân để tặng cho công chúa Ngọc Hân- người vợ yêu quý của người – để báo tin thắng trận. Trong lịch sử y học Á Đông, danh y Tuệ Tĩnh đã ghi lại nhiều phương pháp chăm sóc da mặt cho phụ nữ bằng hoa đào.
Cây đào không dễ trồng như cây mai. Nó là một loại cây ưa đất thịt, phân bón vừa phải, cần nhiều ánh sáng, thoáng và thông gió. Ở miền Bắc Việt Nam, người ta trồng đào để lấy hoa chơi Tết, sau ngày Tết, người ta tiếp tục trồng đào trở lại.
Xuân về mang đến bao nhiêu điều kì diệu. Đúng là muôn hồng, nghìn tía, cái đẹp đi đến từng người, từng nhà và hoa đào là một món quà mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho con người. Xuân đến rồi xuân đi, hoa đào nở rồi lại tàn, thế nhưng hình ảnh của hoa đào vẫn Còn sống mãi với thời gian như lời thơ của Chế Lan Viên:
 “Một cành đào ứa nhựa
 Nặng bàn tay anh cầm,
 Nghe hương thầm lan tỏa
 Qua màn sương thời gian ”
Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn.
Cây bút bi là một vật dụng rất phổ biến đối với học sinh. Nó có nguồn gốc từ phương Tây Năm 1938, một biên tập viên người Hungary là László Bíró, do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực (tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn...) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Bút bi thật sự xuất hiện từ đó.Sau một thời gian dài, nó đã du nhập vào nước ta khoảng từ những năm 70,80 của Thế kỉ XX.
Bút bi có nhiều bộ phận tạo thành. đầu tiên là vỏ bút chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn). nó được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, ngoài ra còn làm đẹp và làm sang trọng hơn nữa cho cây bút. Thứ hai là khoảng chân không có chức năng phân cách phần vỏ bút với phần bên trong và chứa không khí. tiếp theo là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,...)có tác dụng giữ mựcđể đẩy mực ra ngoài. Trong ru6ột bút ở phần đầu có một viên bi nhỏ để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ở phần vỏ có một lớp đệm làm bằng cao su mềm và daigiúp người cầm bút có một cảm giác dễ chịu, êm ái . Lò so hoặc ren để gắn kệt các bộ phận. Nhìn chung, bút bi có hình dạng trụ tròn, dài. Chiều dài có kích thước khoảng 13 đến 15cm, đường kính khoảng 1cm. Màu sắc bút có rất nhiều như trắng, xanh, đen.
Về chủng laọi gồm có hàng ngoại nhập và nội nhập. Có người cho rằng :"hàng ngoại nhập là tốt nhất" nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả, bút bi nội nhập có giá trung bình từ 1000 đồng đến 4000 đồng một chiếc còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một chiếc. Về chết lượng , bút bi nội nhập và bút bi ngoại nhập cũng có cùng dung tích mực, đeộ bền như nhau. Nhìn chung , bút bi nội nhập và ngoại nhập cũng tương tự v6è mọi mặt nhưng về giá cả thì có sự chênh lệch khá lớn nên bút nôi nhập được lứa tuổi học sinh sử dụng nhiều hơn. 
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ và rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết. Nấu ực nhạt , ta chỉ cầm phần cuối thân bút vẩy nhẹ vài cái để lưu thông mực. Khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tráh làm rớt bút. 
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà cả giới doanh nghiệp cũng cần đến bởi họ luôn phài kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công. Bởi lẽ thế nó luôn gắn bó với con người .
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. nó luôn có tác dụng và hiệu quả cao nên có rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng vì thế em rất yeu quý nó.
Ngày soạn: 8/11/2014
Ngày giảng: 11/11/2014
Tiết 50 - Bài 13
LUYỆN NÓI
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
I. MỤC TIÊU
* Mức độ cần đạt 
- Học sinh được củng cố, nâng cao kiến thức, kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng
- Biết trình bày thuyết minnh một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.
- HS có ý thức luyện nói trước tập thể lớp về kiểu bài thuyết minh.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức 
- HS biết cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng của những vật dụng gần gũi với bản thân. Biết cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
- HS hiểu cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng của những vật dụng gần gũi với bản thân. Hiểu cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
- HS vận dụng tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng của những vật dụng gần gũi với bản thân. Hiểu sâu cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
2. Kĩ năng 
- HS biết tạo lập văn bản thuyết minh. Biết sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước lớp.
- HS hiểu cách tạo lập văn bản thuyết min, cách sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước lớp.
- HS có kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh, sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước lớp.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 
Giao tiếp: Biết trình bày những suy nghĩ cá nhân trước tập thể lớp theo những nguyên tắc giao tiếp của tiếng Việt.
III. CHUẨN BỊ 
- GV: HD học sinh chuẩn bị TM về cái phích nước. 
- HS: Lập dàn ý và đề cương bài luyện nói về cái phích nước.
VI. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
	- Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trình bày, luyện nói 
- Thảo luận nhóm
V. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
H. Nêu cách làm một bài văn thuyết minh ?
- Bố cục 3 phần:
+ Mở bài : giới thiệu chung về đối tượng TM
+ Thân bài : giới thiệu, thuyết minh cụ thể, chi tiết về đối tượng và tác dụng của nó.
- Kết bài: vai trò, ý nghĩa của ĐT thuyết minh ..)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
H. Khi nói trước đông người, các em cần chuẩn bị những gì? 
HS trình bày. GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức
Mục tiêu: HS biết củng cố kiến thức cơ bản đã học về phương pháp thuyết minh.
H. Trình bày các phương pháp thuyết minh đã học?
H. Bố cục của bài văn thuyết minh?
H. Khi thuyết minh cần thực hiện các yêu cầu nào để bài viết có hiệu quả?
Hoạt động 3: Đề bài, dàn ý
Mục tiêu: Học sinh biết được nội dung, yêu cầu, dàn ý của đề bài
HS xác định yêu cầu của đề bài: đối tượng, thể loại...
H. Em dự định sẽ lựa xhọn những phương pháp thuyết minh nào?
HS tự lựa chọn
HS thảo luận nhóm xây dựng dàn bài đại cương.
Thời gian 5p
Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét
GV nhận xét, thống nhất DB chung.
Hoạt động 4. HS biết thuyết minh một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.
GV hướng dẫn HS trình bày trước tổ.
HS hoạt động theo nhóm, trình bày trước tổ
Thời gian 7p
Mỗi HS lần lượt t/bày trước tổ. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
Chọn hai bạn t/bày trước lớp.
Yêu cầu nói trước lớp:
- Nói thành câu trọn vẹn
- Dùng từ chính xác
- Âm lượng đủ cả lớp nghe
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
- Tác phong tự tin, đĩnh đạc
- Biết nghe và nhận xét được phần trình bày của bạn cả về nội dung và hình thức.
GV hướng dẫn học sinh trình bày từng phần: MB, TB, KB
GV nhận xét, uốn nắn
2p
5p
10p
20p
I. Củng cố kiến thức
- Khi làm bài văn TM cần quan sat, hiểu kĩ về đối tượng TM.
II. Đề bài: T/minh về cái phích nước.
III. Dàn bài
1. Mở bài
Phích nước là đồ dùng đựng nước nóng rất tiện ích trong mỗi gia đình.
2. Thân bài
* Đặc điểm cấu tạo
- Hình dáng: Hình trụ cao khoảng 35 - 40 cm.
- Cấu tạo gồm vỏ phích và ruột phích:
+ Vỏ phích: làm bằng nhựa hoặc nhôm, sắt để bảo quản ruột phích.
+ Ruột phích: là phần quan trọng nhất của phích nước, được làm bằng hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Lớp thuỷ tinh trong cùng được tráng bạc mỏng có tác dụng bắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt, miệng phích nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.
* Tác dụng: Giữ nước nóng, tiện lợi sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
* Cách bảo quản
- Để chỗ an toàn, tránh va đập dễ vỡ.
- Cách rửa ruột phích: cho dấm ăn súc sạch – tráng nước sạch.
3. Kết bài: Phích đựng nước nóng rất tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình.
III. Luyện nói
1. Luyện nói trong tổ 
2. Luyện nói trước lớp
4. Củng cố bài: 3’
H. Qua giờ luyện nói và cách nói của bạn bè, em rút ra bài học gì cho bản thân?
- GV nhấn mạnh mục đích bài học.
- Nhận xét giờ luyện nói, đánh giá kết quả tiết học.
5. HD học bài: 1’
- Tiếp tục rèn luyện được kĩ năng nói trước đông người.
- Chuẩn bị bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Yêu cầu: đọc kĩ nội dung bài học, chuẩn bị ví dụ về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. Xem, làm trước các bài tập.
=========================================
Ngày soạn: 8/11/2014
Ngày giảng: 11/11/2014
Tiết 50 - Bài 13
LUYỆN NÓI
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
I. MỤC TIÊU
* Mức độ cần đạt 
- Học sinh được củng cố, nâng cao kiến thức, kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng
- Biết trình bày thuyết minnh một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.
- HS có ý thức luyện nói trước tập thể lớp về kiểu bài thuyết minh.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức 
- HS biết cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng của những vật dụng gần gũi với bản thân. Biết cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
- HS hiểu cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng của những vật dụng gần gũi với bản thân. Hiểu cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
- HS vận dụng tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng của những vật dụng gần gũi với bản thân. Hiểu sâu cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
2. Kĩ năng 
- HS biết tạo lập văn bản thuyết minh. Biết sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước lớp.
- HS hiểu cách tạo lập văn bản thuyết min, cách sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước lớp.
- HS có kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh, sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước lớp.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 
Giao tiếp: Biết trình bày những suy nghĩ cá nhân trước tập thể lớp theo những nguyên tắc giao tiếp của tiếng Việt.
III. CHUẨN BỊ 
- GV: HD học sinh chuẩn bị TM về cái phích nước. 
- HS: Lập dàn ý và đề cương bài luyện nói về cái phích nước.
VI. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
	- Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trình bày, luyện nói 
- Thảo luận nhóm
V. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
H. Nêu cách làm một bài văn thuyết minh ?
- Bố cục 3 phần:
+ Mở bài : giới thiệu chung về đối tượng TM
+ Thân bài : giới thiệu, thuyết minh cụ thể, chi tiết về đối tượng và tác dụng của nó.
- Kết bài: vai trò, ý nghĩa của ĐT thuyết minh ..)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
H. Khi nói trước đông người, các em cần chuẩn bị những gì? 
HS trình bày. GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức
Mục tiêu: HS biết củng cố kiến thức cơ bản đã học về phương pháp thuyết minh.
H. Trình bày các phương pháp thuyết minh đã học?
H. Bố cục của bài văn thuyết minh?
H. Khi thuyết minh cần thực hiện các yêu cầu nào để bài viết có hiệu quả?
Hoạt động 3: Đề bài, dàn ý
Mục tiêu: Học sinh biết được nội dung, yêu cầu, dàn ý của đề bài
HS xác định yêu cầu của đề bài: đối tượng, thể loại...
H. Em dự định sẽ lựa xhọn những phương pháp thuyết minh nào?
HS tự lựa chọn
HS thảo luận nhóm xây dựng dàn bài đại cương.
Thời gian 5p
Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét
GV nhận xét, thống nhất DB chung.
Hoạt động 4. HS biết thuyết minh một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.
GV hướng dẫn HS trình bày trước tổ.
HS hoạt động theo nhóm, trình bày trước tổ
Thời gian 7p
Mỗi HS lần lượt t/bày trước tổ. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
Chọn hai bạn t/bày trước lớp.
Yêu cầu nói trước lớp:
- Nói thành câu trọn vẹn
- Dùng từ chính xác
- Âm lượng đủ cả lớp nghe
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
- Tác phong tự tin, đĩnh đạc
- Biết nghe và nhận xét được phần trình bày của bạn cả về nội dung và hình thức.
GV hướng dẫn học sinh trình bày từng phần: MB, TB, KB
GV nhận xét, uốn nắn
2p
5p
10p
20p
I. Củng cố kiến thức
- Khi làm bài văn TM cần quan sat, hiểu kĩ về đối tượng TM.
II. Đề bài: T/minh về cái phích nước.
III. Dàn bài
1. Mở bài
Phích nước là đồ dùng đựng nước nóng rất tiện ích trong mỗi gia đình.
2. Thân bài
* Đặc điểm cấu tạo
- Hình dáng: Hình trụ cao khoảng 35 - 40 cm.
- Cấu tạo gồm vỏ phích và ruột phích:
+ Vỏ phích: làm bằng nhựa hoặc nhôm, sắt để bảo quản ruột phích.
+ Ruột phích: là phần quan trọng nhất của phích nước, được làm bằng hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Lớp thuỷ tinh trong cùng được tráng bạc mỏng có tác dụng bắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt, miệng phích nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.
* Tác dụng: Giữ nước nóng, tiện lợi sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
* Cách bảo quản
- Để chỗ an toàn, tránh va đập dễ vỡ.
- Cách rửa ruột phích: cho dấm ăn súc sạch – tráng nước sạch.
3. Kết bài: Phích đựng nước nóng rất tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình.
III. Luyện nói
1. Luyện nói trong tổ 
2. Luyện nói trước lớp
4. Củng cố bài: 3’
H. Qua giờ luyện nói và cách nói của bạn bè, em rút ra bài học gì cho bản thân?
- GV nhấn mạnh mục đích bài học.
- Nhận xét giờ luyện nói, đánh giá kết quả tiết học.
5. HD học bài: 1’
- Tiếp tục rèn luyện được kĩ năng nói trước đông người.
- Chuẩn bị bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Yêu cầu: đọc kĩ nội dung bài học, chuẩn bị ví dụ về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. Xem, làm trước các bài tập.
=========================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_bai_14_tiet_5859_luyen_noi_thuyet_minh.doc