Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 19: Luyện từ và câu Câu nghi vấn - Năm học 2020-2021 - Trần Linh Thảo

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 19: Luyện từ và câu Câu nghi vấn - Năm học 2020-2021 - Trần Linh Thảo

I. Lý thuyết:

Học thuộc và nắm vững khái niệm, chức năng của từng kiểu câu

II. Bài tạp vận dụng:

1. Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau:

a. Cậu nên đi học đi.

b. Đừng nói chuyện!

c. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

d. Cầm lấy tay tôi này!

e. Đừng khóc.

2. Hãy chỉ ra câu cầu khiến trong các đoạn sau, đặc điểm hình thức và chức năng của những câu cầu khiến đó.

a . Bà buồn lắm, toan vứt đi thì đứa con bảo:

- Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.

 (Sọ Dừa)

b . Vua rất thích thú vội ra lệnh:

- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá.

 

doc 2 trang thuongle 3560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 19: Luyện từ và câu Câu nghi vấn - Năm học 2020-2021 - Trần Linh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ÔN TẬP 
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
Thời gian tự học: bắt đầu từ 9h Thứ Sáu (15/8/2020) đến 21h thứ Bảy (16/8/2020).
Thời gian nộp bài kiểm tra: 21h thứ Bảy (16/8/2020).
Giáo viên: Trần Linh Thảo. Trường THCS Nguyễn Trãi.
NỘI DUNG TỰ HỌC
Đọc kĩ kiến thức các bài CÂU NGHI VẤN, CÂU CẦU KHIẾN, CÂU CẢM THÁN, CÂU TRẦN THUẬT (SGK NV8 tập 2) để tìm hiểu nội dung bài học và thực hành các bài tập sau đây:
KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ:
1. Khái niệm của từng kiểu câu.
2. Chức năng chính và các chức năng khác.
* NHẮC:
- Các em xem lại SGK Ngữ văn 8 tập 2.
- Nội dung bài học đã được học và ghi chép trong vở Ngữ văn.
NỘI DUNG CẦN GHI CHÉP VÀ NỘP GV KIỂM TRA
CÂU NGHI VẤN - CÂU CẦU KHIẾN
CÂU CẢM THÁN - CÂU TRẦN THUẬT
I. Lý thuyết:
Học thuộc và nắm vững khái niệm, chức năng của từng kiểu câu
II. Bài tạp vận dụng:
1. Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau:
a. Cậu nên đi học đi. 
b. Đừng nói chuyện! 
c. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. 
d. Cầm lấy tay tôi này!
e. Đừng khóc. 
2. Hãy chỉ ra câu cầu khiến trong các đoạn sau, đặc điểm hình thức và chức năng của những câu cầu khiến đó.
a . Bà buồn lắm, toan vứt đi thì đứa con bảo: 
- Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp. 
 (Sọ Dừa) 
b . Vua rất thích thú vội ra lệnh: 
- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá. 
c. Thấy thuyền còn đi quá chậm, vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn: 
- Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí! 
d. Vua cuống quýt kêu lên: 
- Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa! 
 (Cây bút thần)
3. Tìm đặc điểm hình thức của các câu cảm thán sau:
a. Than ôi cũng một kiếp người
Sống nhờ hàng xứ, thác vùi đường quan. 
 (Văn chiêu hồn, Nguyễn Du)
b. Thương thay thân phận con rùa
Lên đình cõng hạc, xuống chùa đội bia.
c. Tình yêu quê hương của Tế Hanh thật đằm thắm biết bao!
d. Hỡi ơi, súng giặc đất rền lòng dân trời tỏ.
 (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiều)
e. Thiêng liêng thay tiếng gọi của Bác Hồ! (Tố Hữu)
f. Ôi, quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích kì công!
g. Ôi, buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp! (Tố Hữu) 
h. Mệt ơi là mệt! 
Thương thay cũng một kiếp người. (Nguyễn Du) 
k. Con này gớm thật! (Nguyên Hồng) 
l. Thế thì tốt quá! (Nam Cao) 
m. Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết ... (Nam Cao) 
4. Viết 3 câu cảm thán cho 3 chủ đề sau: 
a. Khi em được chứng kiến một việc làm tốt đẹp của người khác.
b. Cảm xúc trước nội dung một bộ phim hay.
c. Nhìn thấy một cảnh tượng thương tâm.
5. Hãy đặt câu nghi vấn, với các từ nghi vấn sau: sao? gì? đâu? hả?nào?
*Yêu cầu:
⁃ Ghi chép cẩn thận nội dung cần ghi vào vở bài học.
- Khi trả lời các câu hỏi: Cần ghi rõ đề mục và trả lời đầy đủ nội dung. 
- Nếu có khó khăn hay thắc mắc gì về nội dung bài học, các em liên hệ với cô Trần Linh Thảo để được hướng dẫn.
- Gửi lên cho cô kiểm tra chậm nhất 21h thứ Bảy (16/8/2020).
CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT!

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_bai_19_luyen_tu_va_cau_cau_nghi_van_na.doc