Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 5: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 5: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Năm học 2018-2019

Bài 5 - Tiết 17 + 18

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

I. Mục tiêu

 - HS hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.

 - HS có kĩ năng nhận biết, hiểu nghĩa và phân biệt được một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.

 - HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

 - GV: Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng

 - HS: Bảng phụ thảo luận nhóm.

III. Tổ chức giờ học

1. Ổn định lớp: 1p

2. Kiểm tra bài cũ: 4p

 H. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh ? Tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh và tượng hình trong văn bản ?

 (Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

 Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái. của tự nhiên và con người.

 Văn bản sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình để gợi tả hình ảnh, mô phỏng âm thanh cụ thể, tăng sức gợi cảm.

HS đặt câu với các từ tượng thanh, tượng hình sau: lắc rắc, lã chã, khúc khuỷu.)

doc 11 trang Phương Dung 30/05/2022 4320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 5: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/9/2018
Ngày giảng: 20/9/2018
Bài 5 - Tiết 17 + 18
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I. Mục tiêu 
	- HS hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
	- HS có kĩ năng nhận biết, hiểu nghĩa và phân biệt được một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.
	- HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
	- GV: Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng
	- HS: Bảng phụ thảo luận nhóm.
III. Tổ chức giờ học
1. Ổn định lớp: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 4p
	H. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh ? Tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh và tượng hình trong văn bản ?
	(Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
	Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái... của tự nhiên và con người.
	Văn bản sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình để gợi tả hình ảnh, mô phỏng âm thanh cụ thể, tăng sức gợi cảm.
HS đặt câu với các từ tượng thanh, tượng hình sau: lắc rắc, lã chã, khúc khuỷu.)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
* Hoạt động khởi động :4p
- HS: HĐN 2’ theo TL/51 -> Báo cáo, chia sẻ.
- GV: Dẫn vào bài mới. Vậy những từ ngữ đó thuộc lớp từ nào trong TV?
 *Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung chính
 * Mục tiêu:
HS hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ, tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp.
- HS: HĐCN 1’ câu hỏi 1.a, b TL/51,52 
-> Báo cáo, chia sẻ -> GV KL: 
- Từ bắp : miền Nam 
- Từ bẹ: miền núi trung du Bắc Bộ -> từ ngữ địa phương.
- Từ ngô sử dụng rộng rãi trong trong cả nước -> từ toàn dân.
+ Trong tiếng Việt có một số từ chỉ sử dụng ở một số địa phương nhất định.
H. Em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân?
HS HĐCN (30S) – chia sẻ
(Khác với từ toàn dân, từ ngữ địa phương là những từ chỉ được sử dụng ở một (một số) địa phương nhất định.)
- GV chốt KT cần nhớ
- GV lưu ý HS: Từ toàn dân là lớp từ ngữ văn hóa, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi (trong tác phẩm văn học, trong giấy tờ hành chính, trên các bản tin, ...) 
- GV chiếu bài tập nhanh: Tìm các từ ngữ địa 
phương trong các ví dụ sau và thay thế bằng từ toàn dân tương ứng ?
1. Mẹ mua cho con trái thơm này
2. Bầm ơi có rét không Bầm
Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn	 (Bầm ơi - Tố Hữu)
H. Tìm 1 số từ địa phương mà em biết?
- HS HĐCN (30S) – chia sẻ
 (- Nam Bộ: Vô - vào, chén - bát, heo - lợn
- Nghệ Tĩnh: bọ - cha, mô - đâu, hòm - quan tài).
- HS: HĐNB 2’ câu hỏi 2.a, b, c TL/52,53
-> Đại diện nhóm trình bày 
HS điều hành - chia sẻ
HS, GV kết luận.
+ Dùng mẹ: Miêu tả những suy nghĩ của nhân vật.
+ Dùng mợ: Xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
 Từ " mợ" dùng trong tầng lớp trung lưu, thượng lưu ở nước ta trước CMT8/1945.
+ Ngỗng: điểm 2
+ Trúng tủ: đúng phần mình đã học.
Tầng lớp HS, SV thường dùng.
=> Biệt ngữ XH
H: Vậy em hiểu thế nào là biệt ngữ XH? Lấy VD về BNXH? 
- Trong giới HSSV: ghi đông (điểm 3), gậy (điểm 1)
 - Trong giới vua chúa: trẫm (vua), khanh...
- Trong giới xã hội đen: "cớm" (công an); đạn (tiền)...
- HS: HĐN 3’ câu hỏi 2.e,g TL/53
-> Báo cáo, chia sẻ -> GV KL 
- Chỉ s/d từ ngữ đp với người cùng đp
- S/d biệt ngữ xh với người cùng tầng lớp xh
-> Không nên lạm dụng vì nó sẽ gây khó hiểu trong giao tiếp.
- T/g dùng để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội.
H: Vậy khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH ta cần chú ý điều gì? Muốn ko lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH, ta làm ntn?
- Tìm từ ngữ toàn dân có nghĩa tương đương.
* Mục tiêu: Tìm được một số từ ngữ địa phương và từ toàn dân tương ứng. Tìm và giải thích được nghĩa của một số từ ngữ của tầng lớp HS hay tầng lớp XH khác. Xđ trường hợp nên và không nên sử dụng từ ngữ địa phương.
HS đọc và nêu yêu cầu bài tập a, b
GV tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức (4 đội, 2 đội 1 bài tập)
Thời gian: 3p
Các đội thi đua tìm từ địa phương và từ toàn dân tương ứng, tìm biệt ngữ Xh và giải nghĩa. Đội nào tìm được nhiều - chiến thắng.
HS nhận xét, bổ sung
GV kết luận, cho điểm
HS hoạt động cá nhân, 1p, làm bài tập c - chia sẻ
GV kết luận, cho điểm
Sưu tầm 1 số câu thơ, ca dao, bài thơ có sử dụng từ địa phương.
GV: bây chừ = bây giờ
 chi = gì, sao, rứa = thế, thế ấy 
Các từ thuộc địa phương miền Trung 
I. Từ ngữ địa phương
1. Bài tập (TL/ Tr51)
2. Kết luận
- Từ ngữ toàn dân: là những từ ngữ được s/d phổ biến trong toàn dân.
- Từ ngữ địa phương: là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (một số) địa phương nhất định 
II. Biệt ngữ xã hội
1. Bài tập: (SGK Tr52,53)
2. Kết luận
- Biệt ngữ XH: là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 
III. Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội
1. Bài tập (TL/53)
2. Kết luận 
- Sử dụng TNĐP và BNXH phù hợp với tình huống g/t.
- Trong thơ văn t/g T/g dùng để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội. tính cách nhân vật.
- Cần tìm từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để s/d khi cần thiết.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 (TL/54,55)
a. 
Từ địa phương
Từ toàn dân
- mi 
- mô 
- o 
- biểu 
- ...
- mày
- đâu
- cô
- bảo
- ...
b.
Tầng lớp học sinh: 
- phao (tài liệu để quay cóp khi kiểm tra, thi cử), ngỗng - điểm 2, ghi đông - điểm 3; Trứng gà: điểm không.
Học gạo: học thuộc lòng một cách máy móc.
 Tầng lớp thương nhân: 
- dân phe (dân buôn bán)
- Trúng mánh , thắng quả: buôn bán được lãi nhiều.
- Xã hội đen: Mổ: lấy cắp; Chuồn: trốn nhanh; Cớm: công an
- Câu cửa miệng của một số người: 
- phắn, biến (đi ra khỏi nơi này)
- Nồi cơm điện : mũ bảo hiểm
- Đồ chùa : đồ không ai quản lý, ai - 
c. 
- Trường hợp a nên sử dụng từ địa phương, các trường hợp khác không nên sử dụng.
 4. Củng cố: 3p
	H. Thế nào là từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải chú ý điều gì?
5. Hướng dẫn học bài: 1p
- Học kỹ ghi nhớ, xem lại các bài tập đã làm. Tiếp tục sưu tầm câu văn, thơ có từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH.
- Chuẩn bị bài: Tóm tắt văn bản tự sự
+ Đọc kĩ nội dung bài, trả lời các câu hỏi vào vở soạn bài
RÚT KINH NGIHỆM, ĐÁNH GIÁ HS SAU TIẾT DẠY
Ngày soạn: 06/10/2020
Ngày giảng:09/10/2020 Bài 5 - Tiết 19
 TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu 
* Yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng
- Biết thế nào là tóm tắt VB tự sự, các bước TT VB TS.
- Biết tóm tắt văn bản tự sự.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi 
- Hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữu tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt văn bản tự sự theo đúng mục đích, cách thức.
II. Chuẩn bị
- GV: Xem lại VB TS (lớp 6),
- HS : Đọc, chuẩn bị bài theo yêu cầu. Xem lại VB TS (lớp 6).
III. Tổ chức giờ học
1. Ổn định lớp: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 5p 
H. Thế nào là liên kết đoạn văn trong văn bản? Thường sử dụng những phương tiện liên kết nào ? 
- HS HĐCN (30S) – chia sẻ
- TL: Khi chuyển đoạn cần liên kết đoạn văn. Cách liên kết:
+ Bằng từ ngữ: Chỉ từ, đại từ, quan hệ từ, các cụm từ liên kết: cụm từ chỉ ý khái quát, so sánh, đối chiếu, liệt kê....
+ Bằng câu nối.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 *Khởi động:(4’)
H: Trong chương trình Ngữ văn 8 từ đầu năm các em đã học những văn bản tự sự nào? Để tìm hiểu 1VB tự sự ta phải làm như thế nào?
HS HĐCN (30S) – chia sẻ
(Đọc; nắm được các nhân vật; các sự việc; tóm tắt văn bản sau đó đi phân tích )
 	GV: Trong các bước trên, tóm tắt VB là một kỹ năng rất cần thiết trong việc tìm hiểu một văn bản tự sự. Vậy tóm tắt VB tự sự là gì? Yêu cầu của một văn bản tóm tắt ntn và cách tóm tắt VB tự sự ra sao ? 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
*HĐ 2: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự (15’)
- HS: HĐCN 1’ bài tập a -> Báo cáo-> GV KL 
- HS: HĐCN 1’ bài tập b, ý 1 -> Báo cáo-> GV KL 
- HS: HĐNB 2’ bài tập b, ý 2 -> Báo cáo-> GV KL 
+ Nội dung chính được trình bày ngắn gọn
Văn bản tóm tắt phải:
- Dùng lời văn của mình. 
- Tóm tắt ngắn gọn chính xác. 
- Đảm bảo ND chính. 
- Lựa chọn SV, nhân vật tiêu biểu.
H: Thế nào là tóm tắt VB tự sự? Nêu yêu cầu với VB tóm tắt? 
- GV lưu ý thêm về y/c với VB tóm tắt: 
+ Đáp ứng mục đích yêu cầu cần tóm tắt: Giúp người đọc, người nghe hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm.
+ Đảm bảo tính khách quan: trung thành với VB được tóm tắt, không thêm bớt chi tiết, sự việc, không chen vào văn bản tóm tắt những ý kiến bình luận, khen chê của cá nhân người tóm tắt.
+ Đảm bảo tính hoàn chỉnh: Dù ở các mức độ khác nhau, nhưng bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung toàn bộ câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc).
+ Đảm bảo tính cân đối: số dòng tóm tắt dành cho các sự việc chính, các chi tiết tiêu biểu và các chương, mục, phần, 1 cách phù hợp.
GV: Vậy yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt và cách tóm tắt VB tự sự ntn? (Chuyển ý).
HĐ2: Cách tóm tắt văn bản tự sự (10’)
H: Muốn tóm tắt VB TS theo em phải làm ntn? Nêu các bước tóm tắt một VB TS? 
- HS: HĐCN 1’ bài tập c, ý 2 -> Báo cáo-> GV KL 
H. Vậy muốn tóm tắt được 1 VB cần phải thực hiện những thao tác nào? Theo trình tự nào? 
- Có 4 bước thực hiện VB tóm tắt
+ Đọc kỹ VB.
+ Xác định chủ đề của văn bản.
+ Xác định ND chính ( XĐ SV tiêu biểu, nhân vật quan trọng.)
+ Sắp xếp theo trình tự hợp lý bằng lời văn của mình.
*HSK-G: Theo em chất lượng của 1VB tóm tắt TP’ TS thường thể hiện ở những tiêu chuẩn nào?
- Đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu tóm tắt.
- Đảm bảo tính khách quan: Trung thành với VB được tóm tắt. Không xen các ý kiến bình luận, khen chê.
HĐ 3: Luyện tập (10’)
* HĐ cá nhân (3p)
- GV giao nhiệm vụ: thực hiện yêu cầu
H: Sắp xếp các sự kiện cho hợp lí?
- HS: báo cáo, chia sẻ.
- GV KL. 
- Sắp xếp như sau: 2-1-5-4-6-3-8-7-9
* HĐ chung cả lớp (7p)
- GV giao nhiệm vụ: 
H:Tóm tắt truyện ngắn "Lão Hạc" bằng văn bản ngắn gọn (khoảng 10 12 dòng)
- HS: báo cáo, chia sẻ 
- GV KL (Bảng phụ)
- HS viết thành bài tóm tắt
- Tóm tắt:
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão vì không có tiền cưới vợ nên phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu vàng”. Sau trận ốm nặng, vì muốn giữ mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo giúp. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
1. Bài tập (TL/40)
a. Chọn ý 2 (Ghi lại một cách ngắn gọn, đầy đủ ND chính của VB).
b. Văn bản tóm tắt truyện "Sơn Tinh Thuỷ Tinh", VB đã nêu được nội dung chính của VB cần tóm tắt. 
- So sánh VB tóm tắt với VB gốc:
+ Nội dung chính: không thay đổi
+ Độ dài: ngắn gọn hơn 
+ Lời văn: là lời của người tóm tắt
+ Số lượng nhân vật, sự việc: ít hơn 
2. Kết luận 
- Tóm tắt VB là dùng lời văn của mình.
Trình bày 1 cách ngắn gọn trung thành nội dung chính của văn bản.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự
1. Bài tập: sgk tr.41
2. Kết luận (Gồm 4 bước)
- B1: Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề VB.
- B2: Xác định nội dung chính cần tóm tắt (lựa chọn các n/vật quan trọng, những sự việc tiêu biểu).
- B3: Sắp xếp các nội dung chính theo trình tự hợp lí.
- B4: Viết VB tóm tắt bằng lời văn của mình.
III. Luyện tập: 
Bài tập 2 (tr.42): 
a.
- Bản liệt kê trên đã nêu tương đối đầy đủ các sự kiện và nhân vật chính nhưng khá lộn xộn, thiếu mạch lạc Cần sắp xếp lại theo thứ tự hợp lí.
- Sắp xếp theo thứ tự : 2, 1, 4, 3, 6, 5, 8, 7,.
- Nên điều chỉnh ý 2, 5. 
b. Sắp xếp lại 
- L·o H¹c cã mét ng­êi con trai, mét mảnh vườn và một con chó.
- Con trai lão đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại (cậu Vàng).
- Vì muốn giư lại mảnh vườn cho con lão đành phải bán con chó.
-Lão mang tiền dành dụm được gửi ông Giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn 
- Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy.
- Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.
- Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
-Lão bỗng nhiên chết- cái chết dữ dội.
-Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
c. Tóm tắt:
 4. Củng cố: (3’) H. Em hãy rút ra bài học để tóm tắt được tốt một văn bản tự sự ?
HS HĐCN (30S) – chia sẻ
- Hiểu đúng, sâu sắc về tác phẩm, xác định được đúng mục đích và yêu cầu tóm tắt (nội dung, nhân vật nào, dung lượng như thế nào...), sắp xếp và trình bày văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
5. HD học bài: (2’)
- Nắm chắc kĩ năng tóm tắt VB tự sự, tìm đọc một số tác phẩm tự sự đã học trong từ điển văn học.
- Chuẩn bị bài luyện tập. Đọc kỹ BT 1, xem lại BT2. Viết VB tóm tắt bằng lời văn của mình khoảng 10 dòng: Tức nước vỡ bờ
Ngày soạn:12/10/2020
Ngày giảng: 14/10/2020 Bài 5 - Tiết 20 
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu:
* Yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng
- Biết thế nào là tóm tắt VB tự sự, các bước TT VB TS.
- Biết tóm tắt văn bản tự sự.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi 
- Hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữu tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt văn bản tự sự theo đúng mục đích, cách thức.
II. Chuẩn bị
	- GV: 
	- HS: Tóm tắt VB Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ
III. Tổ chức giờ học 
1. Ổn định lớp: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 4p
	H. Tóm tắt văn bản tự sự là gì? Nêu các bước tóm tắt VB tự sự?
HS HĐCN (30S) – chia sẻ
 	(- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn, 
	trung thành những nội dung chính của VB. 
	+ Các bước tóm tắt:
 	- Đọc kỹ, hiểu đúng chủ đề của VB
 	- Xác định nội dung chính cần tóm tắt
	- Sắp xếp theo trình tự hợp lý bằng lời văn của mình.
	- Viết văn bản tóm tắt)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
*HĐ1:Khởi động:1p
- GV vào bài: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là tóm tắt VB tự sự, yêu cầu văn bản tóm tắt, các bước tóm tắt VB. Tiết học này các em sẽ được rèn kỹ năng tóm tắt VB tự sự.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
* HĐ2: HD luyện tập
- HS đọc bài tập.
* HĐ cá nhân (3p)
- GV giao nhiệm vụ: thực hiện yêu cầu
H: Sắp xếp các sự kiện cho hợp lí?
- HS: báo cáo, chia sẻ.
- GV KL. 
- Sắp xếp như sau: 2-1-5-4-6-3-8-7-9
* HĐ chung cả lớp (10p)
- GV giao nhiệm vụ: 
H:Tóm tắt truyện ngắn "Lão Hạc" bằng văn bản ngắn gọn (khoảng 10 12 dòng)
- HS: báo cáo, chia sẻ 
- GV KL (Bảng phụ)
- HS viết thành bài tóm tắt
 - GV lưu ý ND và hình thức tóm tắt. Sau đó cho 3 HS trình bày. 
HĐ VẬN DỤNG (Thực hiện trên lớp) 
* HĐ cá nhân (3p)
- GV giao nhiệm vụ: thực hiện yêu cầu
- HSHĐ, chia sẻ.
- GVkl.
H: Hãy nêu những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng trong đoạn trích.
 GV trình chiếu bài tập bổ sung.
- HS chú ý VB “Tức nước vỡ bờ”.
?
- HS HĐCN, viết VB tóm tắt đoạn trích khoảng 10 dòng, trong thời gian 15’. 
- GV lưu ý ND hình thức của VB.
 - HS trình bày văn bản tóm tắt
- GV trình chiếu VB tóm tắt mẫu:
 “Anh Dậu đang ốm nặng, run rẩy, chưa kịp húp hớp cháo thì cai lệ và người nhà lý trưởng đã ập tới quát tháo om sòm, thúc đòi sưu. Anh Dậu hoảng sợ, lăn ra bất tỉnh. Người nhà lý trưởng cười khẩy mỉa mai. Chị Dậu nhẫn nhục van xin. Tên cai lệ không chút động lòng mà tiếp tục xỉ nhục thô bỉ. Chị Dậu biết mình thân phận thấp cổ bé họng nên vẫn cố gắng nín nhịn, dùng lời lẽ để tìm cách giảm bớt sự hung hãn của hai kẻ lòng lang dạ thú. Nhưng tới khi chúng cố tình hành hạ cả chồng chị và bản thân chị, thì chị đã vùng lên (đấu sức với chúng). Cuối cùng, người đàn bà lực điền ấy đã thắng hai tên tay sai hung dữ - đại diện cho cường quyền bạo lực của chế độ TD nửa phong kiến. 
- HS theo dõi Bài tập bổ sung 
*H: T¹i sao nãi v¨n b¶n “T«i ®i häc” vµ v¨n b¶n “Trong lßng mÑ” rÊt khã tãm t¾t, nÕu muèn tãm t¾t ta ph¶i lµm g×?
- H§ nhãm C2- 4'
- Đại diện nhóm tr×nh bµy
- NhËn xÐt, kl
III. Luyện tập 
Bài tập 2 (tr.42): 
a.
- Bản liệt kê trên đã nêu tương đối đầy đủ các sự kiện và nhân vật chính nhưng khá lộn xộn, thiếu mạch lạc Cần sắp xếp lại theo thứ tự hợp lí.
- Sắp xếp theo thứ tự : 2, 1, 4, 3, 6, 5, 8, 7,.
- Nên điều chỉnh ý 2, 5. 
b. Sắp xếp lại 
- L·o H¹c cã mét ng­êi con trai, mét mảnh vườn và một con chó.
- Con trai lão đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại (cậu Vàng).
- Vì muốn giư lại mảnh vườn cho con lão đành phải bán con chó.
-Lão mang tiền dành dụm được gửi ông Giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn 
- Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy.
- Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.
- Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
-Lão bỗng nhiên chết- cái chết dữ dội.
-Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
c. Tóm tắt:
- Tóm tắt văn bản “Lão Hạc”:
 Lão Hạc là một nông dân nghèo. Vợ lão chết sớm. Con trai bỏ đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo để lo hậu sự và nhờ trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để bẫy con chó hay vào vườn nhà lão và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi bỗng nhiên lão Hạc chết, cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo. Ông giáo xót xa nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời
Bài tập phần vận dụng: Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, sau đó viết một VB tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng)
*Sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ":
- Nhân vật chính: Chị Dậu.
- Sự việc:
+ Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm.
+ Chị Dậu đánh cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu.
* Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ”:
 Chị Dậu vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập xông vào đòi bắt trói. Chị Dậu tha thiết van xin nhưng chúng không động lòng mà còn chửi mắng thậm tệ. Chị nhẫn nhịn tiếp tục van xin. Khi tên cai lệ đánh chị và sấn đến trói anh Dậu, chị đã cự lại bằng lí lẽ. Cai lệ tiếp tục tát chị và cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Không chịu bị áp bức, chị Dậu đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng. 
Bài tập bổ sung
- Hai v¨n b¶n khã tãm t¾t v×: §ã lµ nh÷ng v¨n b¶n tr÷ t×nh chñ yÕu miªu t¶ nh÷ng diÔn biÕn trong ®êi sèng néi t©m cña nh©n vËt, Ýt c¸c sù viÖc kÓ l¹i.
- Muèn tãm t¾t ta ph¶i viÕt l¹i truyÖn. §©y lµ c«ng viÖc khã kh¨n cÇn ph¶i cã thêi gian vµ vèn sèng cÇn thiÕt.
4. Củng cố: 2p
H: Để tóm tắt được tốt một văn bản tự sự ta cần chú ý những gì?
TL: Cần hiểu đúng, sâu sắc về tác phẩm, xác định được đúng mục dích và yêu cầu tóm tắt (nội dung VB, nhân vật , sự kiện chính,...), sắp xếp và trình bày văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
5. HD học bài: 2p
- Nắm chắc kĩ năng tóm tắt VB tự sự, tìm một số tác phẩm tự sự đã học.
- Soạn bài: Cô bé bán diêm
+ Đọc, tóm tắt văn bản, tìm hiểu về tác giả và tác phẩm, tìm bố cục.
+ Trả lời câu hỏi phần Đọc - hiểu văn bản

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_bai_5_tu_ngu_dia_phuong_va_biet_ngu_xa.doc